Cuối tuần vi vu về xứ Gò Công

Sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn, duyên nợ với Gò Công đã hơn 20 năm và cũng ngần ấy năm trời đi về, vậy mà xem chừng tôi vẫn chưa đi hết mọi ngóc ngách nơi đây.Xem thêm: Du lịch miền Tây

Cuối tuần vi vu về xứ Gò Công

Đình cổ Tân Đông

Đình cổ Tân Đông

Biết tôi hay đi về Sài Gòn – Gò Công (Tiền Giang) qua những tấm hình đăng trên trang cá nhân, bạn bè thường hỏi thăm và nhờ chỉ dùm ở đó có gì hấp dẫn, chỗ nào tham quan, chỗ nào ăn, chỗ nào chơi và nhất là có thể đi về trong ngày hay không.

Tôi xin kể ra vài nơi chốn ở vùng đất đặc biệt này, để bạn mình sắp xếp tham quan một chuyến cho biết nếu chưa từng đặt chân đến đây lần nào. Nếu có thời gian nhiều hơn, bạn vẫn có thể dành thời gian ở lại một vài hôm nữa, biết đâu sẽ khám phá thêm nhiều điều thú vị hơn mà chính tôi cũng không biết.Cổng vào lăng Hoàng gia

Cổng vào lăng Hoàng giahttps://www.ivivu.com/hothotel/?placeslug=can-tho&number=1&width=481

Nếu từ TP.HCM, bạn chạy xe máy theo quốc lộ 50 gần hai giờ đồng hồ sẽ đến thị xã, nếu may mắn không bị kẹt xe. Dọc đường, nếu đói có thể ghé chợ Trạm ngay dưới chân cầu chợ Trạm, làm tô cháo lòng vừa thổi vừa ăn với giá rẻ mà chất lượng.

Trước khi đến trung tâm thị xã, bạn có thể ghé thăm lăng Hoàng gia, khu thờ phượng và an nghỉ của Quốc công Phạm Đăng Hưng – cha của bà Từ Dụ, mẹ Vua Tự Đức ở Gò Sơn Qui, ngay gần cầu Sơn Qui.Lăng Hoàng gia

Lăng Hoàng gia

Về tới thị xã Gò Công, bạn hãy dạo một vòng thị xã, qua những con đường ngang dọc. Nhớ ghé qua thăm nhà Đốc phủ Hải, một trong những kiến trúc cổ có tiếng, sẵn tiện chạy quãng đường rất ngắn tới chợ Gò Công, có rất nhiều món ngon có thể mang về làm quà như bánh tét, mắm tôm chua, mắm còng và cả nước màu từ đường thốt nốt.

Nếu có đói bụng, cứ ghé bất kỳ quán hủ tiếu nào cũng được thưởng thức món hủ tiếu dai mềm với củ cải trắng ngâm dấm đường ớt, ngon khó cưỡng.Tổ chim dòng dọc

Tổ chim dòng dọc

Muốn tìm chỗ nghỉ mệt làm ly cafe cho tỉnh táo, bạn chạy qua cầu Trương Định, tới khu đô thị mới của Gò Công với bao la cà phê với giá bình dân.

Đến xã Tân Đông, huyện Gò Công Đông, nơi có ngôi đền cổ hơn trăm năm tuổi nằm đan xen với rễ cây bồ đề, nhớ cẩn thận khi đến thăm đền vì ngôi đền đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng và chờ sửa chữa.

Rời đình Tân Đông, bạn có thể chạy thẳng về biển Tân Thành, nơi nuôi nghêu có tiếng ở Tiền Giang, thưởng thức đủ thứ hải sản tươi ngon, cũng như hít thở, tận hưởng “vitamin sea”. Có điều hơi đáng tiếc một chút là vùng biển này không thích hợp để vùng vẫy như Vũng Tàu đâu nha.Hủ tiếu gà Bà Năm

Hủ tiếu gà Bà Năm

Giờ là lúc nắng tàn, lên xe trở về thị xã và trên đường về ghé ấp Giồng Lãnh 1, xã Tăng Hòa, huyện Gò Công Đông, thăm con đường siro đẹp mắt dọc hai bên đường, chụp hình với những cành siro trĩu trái đỏ mọng, căng tròn rồi ghé vô nhà dân thưởng thức ly siro đá ngọt lịm, thơm phức, mua thêm vài chai về làm quà cũng như để dành làm nước uống, hay làm rau câu nhờ màu đỏ tươi rất đẹp.

Con đường này thật ra không dài lắm, nên cũng không mất nhiều thời gian của bạn lắm đâu.

Chuyến về, nếu tới thị xã gần 17h, đừng quên qua cầu Long Chánh, ghé quán hủ tiếu gà bà Năm làm tô hủ tiếu đùi gà đất, bẹ gà với tô lòng gà trứng non chỉ vài chục ngàn đồng. Mà nhớ cho nhiều củ cải trắng ngâm dấm đường nữa mới đúng điệu sành ăn, cả chén muối ớt tươi chấm gà mới gọi là quá đã.Hải sản Tẻ bến đò

Hải sản Tẻ bến đò

Hành trình đi về đừng vội vàng gì, dành chút thời gian ghé vô quán Tẻ bến đò bên bờ sông Vàm cỏ, theo ngõ ấp Muôn Nghiệp hay Mỹ Xuân gì cũng được, trước khi qua cầu Mỹ Lợi trở lại Sài Gòn mới gọi là trọn vẹn cho một chuyến đi.

Quán không chỉ phục vụ các món đặc sản vùng sông nước, mà còn có thể nhờ mấy cô phục vụ rặt giọng Nam bộ ca cho nghe vài bài, hay vài câu vọng cổ thật mùi mẫn mà chẳng đòi hỏi tiền bạc gì hết.

Đừng bỏ qua món dộp nướng mỡ hành chấm nước mắm chua ngọt ngon hết biết mà nhiều quán ốc Sài Gòn vẫn không có trong menu đâu đó.

Một ngày ngắn ngủi dành cho Gò công coi như đã qua rồi đó, tôi chắc rằng bạn sẽ lưu luyến nơi này và trở lại thêm vài lần nữa vì vẫn còn chưa thể nào tận hưởng hết nhiều điều hấp dẫn trong vòng một ngày nhưng chắc chắn những gì của chuyến đi này rất ấn tượng và khó quên đó. Không gì bằng dành ngày cuối tuần và lên đường nhanh bạn nha, chúc bạn một chuyến đi vui vẻ và tận hưởng hết những gì mình vừa kể trên, biết đâu bạn còn phát hiện thêm nhiều điểm hấp dẫn khác và chia sẻ cho mọi người cùng biết thì hay biết mấy.

 CLICK XEM THÊM TOUR DU LỊCH MIỀN TÂY VỚI GIÁ ƯU ĐÃI CỰC TỐT TỪ IVIVU.COM

Theo Hồng Nguyễn/Tuổi Trẻ

0 Shares

Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác “tiểu Ấn Độ” giữa lòng Tiền Giang

Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác được mệnh danh là “Tiểu Ấn Độ” giữa lòng Tiền Giang. Đến đây, du khách có thể tận hưởng cảm giác thư thái, yên bình. Xem thêm: Du lịch miền Tây

Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác “tiểu Ấn Độ” giữa lòng Tiền Giang

Tọa lạc tại ấp 1 xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang, Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác được xây dựng năm 2012 theo mô hình truyền thống của hệ phái Trúc Lâm Yên Tử trực thuộc danh bộ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Ảnh:@nga__93

Ảnh:@nga__93

@tqv_0109

Ảnh:@tqv_0109

Thiền viện có tổng diện tích 50 hecta, khuôn viên rộng lớn với nhiều cây đại thụ, nhiều khối đá tảng khổng lồ. Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác có 2 khu vực biệt lập là nội viện và ngoại viện. Trong đó khu ngoại viện bao gồm nhiều hạng mục: Chánh điện, Tổ đường, Thiền đường, Giảng đường, Thư viện, Nhà Trưng bày, Lầu chuông,.. Trong đó, Chánh điện của Thiền Viện có sức chứa lên đến hơn 3.000 người.

Ảnh:@tqv_0109

Ảnh:@tqv_0109

Ảnh:@tqv_0109

Ảnh:@tqv_0109

Đặc biệt nhất ở Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác phải kể đến pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni được tạc bằng đá ngọc, dát vàng, cao 4,5m, nặng trên 30 tấn, do đích thân các nghệ nhân Myanmar chế tác.

Ảnh:@duytan_1209_

Ảnh:@duytan_1209_

Góc chụp hình được yêu thích nhất và khiến ngôi chùa được mệnh danh là “tiểu Ấn Độ” chính là tòa tháp chính của Thiền Viện. Tòa tháp này có màu sắc chủ đạo là màu trắng tinh khôi, nhìn từ xa đã đủ để thấy sự nổi bật của kiến trúc này. Lớp sơn trắng giúp tòa tháp toát lên vẻ uy nghi. Cùng với đó là những chi tiết, hoa văn được chạm khắc tinh xảo, tỉ mỉ ở bên ngoài khiến cho tòa tháp càng trở nên đẹp mắt, hùng vĩ.

Ảnh: Vũ Xuân

Ảnh: Vũ Xuân

Hướng dẫn đường đi Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác: Từ Ngã Ba Trung Lương đi thẳng về phía Long Định, Qua Cầu gặp ngã 3 Long Định thì rẽ phải vào DT867, từ chợ Long Định đi 25km qua Chợ Tân Phước, đi thẳng gặp Nhà Thờ Tân Phước, rẻ trái một đoạn là đến.

Theo iVIVU.com

1 Shares