10 điểm đến ở quê hương Messi

Argentina, quê hương của danh thủ Messi, có nhiều điểm đến thú vị, dành cho những du khách yêu thích trải nghiệm độc đáo, khác biệt.

    Buenos Aires: Với những câu lạc bộ tango, trận bóng nảy lửa, các khu nhà tuyệt đẹp và nghĩa trang lịch sử, bảo tàng đẳng cấp thế giới và cuộc sống về đêm sôi động, Buenos Aires có đủ mọi thứ du khách cần ở một thành phố lớn. Không chỉ thế, nơi này còn nổi tiếng với nền ẩm thực đặc sắc. Các quán thịt nướng ở đây nổi danh toàn cầu. Đồng thời, bạn có thể tìm thấy nhiều quán phục vụ ẩm thực quốc tế, từ đặc sản Mỹ đến Peru, cùng các hàng kem ngon tuyệt ở khắp nơi. Ảnh: Lonely Planet.

    Argentina anh 1
    Argentina anh 1
    Buenos Aires: Với những câu lạc bộ tango, trận bóng nảy lửa, các khu nhà tuyệt đẹp và nghĩa trang lịch sử, bảo tàng đẳng cấp thế giới và cuộc sống về đêm sôi động, Buenos Aires có đủ mọi thứ du khách cần ở một thành phố lớn. Không chỉ thế, nơi này còn nổi tiếng với nền ẩm thực đặc sắc. Các quán thịt nướng ở đây nổi danh toàn cầu. Đồng thời, bạn có thể tìm thấy nhiều quán phục vụ ẩm thực quốc tế, từ đặc sản Mỹ đến Peru, cùng các hàng kem ngon tuyệt ở khắp nơi. Ảnh: Lonely Planet.

    Pampas: Vùng đồng cỏ bằng phẳng, trù phú bao phủ phần lớn miền trung Argentina được gọi là Pampas, với ngành công nghiệp chăn nuôi gia súc và văn hóa cao bồi (gaucho) là trọng tâm. Bạn có thể đến thị trấn San Antonio de Areco, nơi có bảo tàng và lễ hội Dia de la Tradición thường niên, để tìm hiểu về văn hóa này. Ảnh: Got2globe.

    Argentina anh 2
    Argentina anh 2
    Pampas: Vùng đồng cỏ bằng phẳng, trù phú bao phủ phần lớn miền trung Argentina được gọi là Pampas, với ngành công nghiệp chăn nuôi gia súc và văn hóa cao bồi (gaucho) là trọng tâm. Bạn có thể đến thị trấn San Antonio de Areco, nơi có bảo tàng và lễ hội Dia de la Tradición thường niên, để tìm hiểu về văn hóa này. Ảnh: Got2globe.

    Tỉnh Buenos Aires: Argentina không nổi tiếng là có bãi biển đẹp, nhưng bờ biển Đại Tây Dương phía nam Buenos Aires có nhiều khu nghỉ dưỡng ven biển ấn tượng. Ngoài Mar del Plata, nơi thu hút đông đảo du khách, còn nhiều khu nhỏ và yên tĩnh hơn, với các dải cát đẹp. Một số cái tên đáng chú ý là Cariló, Mar de las Pampas và Mar Azul. Ảnh: CNN.

    Argentina anh 3
    Argentina anh 3
    Tỉnh Buenos Aires: Argentina không nổi tiếng là có bãi biển đẹp, nhưng bờ biển Đại Tây Dương phía nam Buenos Aires có nhiều khu nghỉ dưỡng ven biển ấn tượng. Ngoài Mar del Plata, nơi thu hút đông đảo du khách, còn nhiều khu nhỏ và yên tĩnh hơn, với các dải cát đẹp. Một số cái tên đáng chú ý là Cariló, Mar de las Pampas và Mar Azul. Ảnh: CNN.

    Thác Iguazú: Nằm giữa biên giới Argentina và Brazil, trải dài 3 km và hai bên là rừng mưa cận nhiệt đới, thác nước này được xem là một trong những kỳ quan thiên nhiên đẹp nhất thế giới. Một mạng lưới đường mòn, lối đi và cầu ở công viên quốc gia bao quanh thác cho phép du khách khám phá nơi này. Tâm điểm là Garganta del Diablo (nghĩa là “Họng Quỷ”), một luồng nước lớn đổ xuống tạo tiếng ồn điếc tai và bắn nước tung tóe. Ảnh: Enchanting Travels.

    Argentina anh 4
    Argentina anh 4
    Thác Iguazú: Nằm giữa biên giới Argentina và Brazil, trải dài 3 km và hai bên là rừng mưa cận nhiệt đới, thác nước này được xem là một trong những kỳ quan thiên nhiên đẹp nhất thế giới. Một mạng lưới đường mòn, lối đi và cầu ở công viên quốc gia bao quanh thác cho phép du khách khám phá nơi này. Tâm điểm là Garganta del Diablo (nghĩa là “Họng Quỷ”), một luồng nước lớn đổ xuống tạo tiếng ồn điếc tai và bắn nước tung tóe. Ảnh: Enchanting Travels.

    Parque Nacional Iberá: Vùng đầm lầy nóng ẩm ở phía đông bắc Argentina là nơi sinh sống của hơn 360 loại chim. Được mệnh danh là “Pantanal của Argentina”, khu bảo tồn đang trải qua quá trình phục hồi hệ sinh thái hoang dã, với sự giới thiệu trở lại các loài quý hiếm và bị đe dọa. Du khách có thể khám phá những con kênh, phá nước ở đây bằng thuyền, ngắm nhìn các loài động vật phong phú, từ cá sấu đến capybara. Ảnh: Matador Networks.

    Argentina anh 5
    Argentina anh 5
    Parque Nacional Iberá: Vùng đầm lầy nóng ẩm ở phía đông bắc Argentina là nơi sinh sống của hơn 360 loại chim. Được mệnh danh là “Pantanal của Argentina”, khu bảo tồn đang trải qua quá trình phục hồi hệ sinh thái hoang dã, với sự giới thiệu trở lại các loài quý hiếm và bị đe dọa. Du khách có thể khám phá những con kênh, phá nước ở đây bằng thuyền, ngắm nhìn các loài động vật phong phú, từ cá sấu đến capybara. Ảnh: Matador Networks.

    Salta: Nằm ở phía tây bắc Argentina, gần biên giới Chile và Bolivia, thành phố quyến rũ này có đầy các dinh thự, nhà thờ, các tòa nhà công và quảng trường cổ xưa, trong đó một số có lịch sử từ năm 1582. Nơi này cũng có bối cảnh văn hóa phong phú, được thể hiện qua các bảo tàng và phòng trưng bày ấn tượng. Ảnh: Intinari.

    Argentina anh 6
    Argentina anh 6
    Salta: Nằm ở phía tây bắc Argentina, gần biên giới Chile và Bolivia, thành phố quyến rũ này có đầy các dinh thự, nhà thờ, các tòa nhà công và quảng trường cổ xưa, trong đó một số có lịch sử từ năm 1582. Nơi này cũng có bối cảnh văn hóa phong phú, được thể hiện qua các bảo tàng và phòng trưng bày ấn tượng. Ảnh: Intinari.

    Tỉnh Mendoza: Argentina là quốc gia sản xuất rượu vang nhiều thứ năm thế giới, và trung tâm của ngành này là ở tỉnh Mendoza. Nằm ở miền Trung Tây, gần dãy Andes, tỉnh có vô vàn vườn nho và xưởng rượu vang. Trong đó, nhiều xưởng cung cấp các tour có hướng dẫn viên, cho du khách ngắm cảnh, nếm rượu, và đôi khi giúp thu hoạch nho. Ảnh: Winetourism.

    Argentina anh 7
    Argentina anh 7
    Tỉnh Mendoza: Argentina là quốc gia sản xuất rượu vang nhiều thứ năm thế giới, và trung tâm của ngành này là ở tỉnh Mendoza. Nằm ở miền Trung Tây, gần dãy Andes, tỉnh có vô vàn vườn nho và xưởng rượu vang. Trong đó, nhiều xưởng cung cấp các tour có hướng dẫn viên, cho du khách ngắm cảnh, nếm rượu, và đôi khi giúp thu hoạch nho. Ảnh: Winetourism.

    Lake District: Những hồ nước trong vắt, rừng thông xanh, núi hùng vĩ và núi lửa có đỉnh phủ tuyết khiến khu Lake District là điểm đến được du khách yêu thích. Để đến đây, du khách sẽ đi từ thành phố Bariloche nằm ven hồ. Bạn có nhiều hoạt động để lựa chọn, từ leo núi, đạp xe đến câu cá, chèo thuyền kayak và trượt tuyết. Ảnh: Landed Travel.

    Argentina anh 8
    Argentina anh 8
    Lake District: Những hồ nước trong vắt, rừng thông xanh, núi hùng vĩ và núi lửa có đỉnh phủ tuyết khiến khu Lake District là điểm đến được du khách yêu thích. Để đến đây, du khách sẽ đi từ thành phố Bariloche nằm ven hồ. Bạn có nhiều hoạt động để lựa chọn, từ leo núi, đạp xe đến câu cá, chèo thuyền kayak và trượt tuyết. Ảnh: Landed Travel.

    Península Valdés: Làn nước ngoài khơi Península Valdés tràn đầy sự sống. Đây là nơi sinh sản cho cá voi đầu bò phương nam, và là nhà của hải cẩu voi, sư tử biển, cá kình, cùng hơn 180 loài chim. Du khách có thể tham quan nơi này qua các tour xuất phát từ thị trấn Puerto Madryn, bằng nhiều phương tiện như tàu, thuyền kayak, lặn biển… hoặc ngắm từ bờ. Ảnh: SAAT.

    Argentina anh 9
    Argentina anh 9
    Península Valdés: Làn nước ngoài khơi Península Valdés tràn đầy sự sống. Đây là nơi sinh sản cho cá voi đầu bò phương nam, và là nhà của hải cẩu voi, sư tử biển, cá kình, cùng hơn 180 loài chim. Du khách có thể tham quan nơi này qua các tour xuất phát từ thị trấn Puerto Madryn, bằng nhiều phương tiện như tàu, thuyền kayak, lặn biển… hoặc ngắm từ bờ. Ảnh: SAAT.

    Parque Nacional Los Glaciares: Trải rộng gần 6.000 km2, với hồ băng, đỉnh núi Andes nhấp nhô và các sông băng khổng lồ, công viên quốc gia nằm ở phía nam Patagonia là một trong những điểm du lịch nổi bật của Argentina. Phần phía nam, nổi tiếng với sông băng Perito Moreno, có thể tiếp cận từ thị trấn El Calafate. Trong khi đó, khu vực phía bắc, thiên đường cho người leo núi, nên được tiếp cận từ làng El Chaltén. Ảnh: Lonely Planet.

    Argentina anh 10
    Argentina anh 10
    Parque Nacional Los Glaciares: Trải rộng gần 6.000 km2, với hồ băng, đỉnh núi Andes nhấp nhô và các sông băng khổng lồ, công viên quốc gia nằm ở phía nam Patagonia là một trong những điểm du lịch nổi bật của Argentina. Phần phía nam, nổi tiếng với sông băng Perito Moreno, có thể tiếp cận từ thị trấn El Calafate. Trong khi đó, khu vực phía bắc, thiên đường cho người leo núi, nên được tiếp cận từ làng El Chaltén. Ảnh: Lonely Planet.

    Theo An Ngọc (Theo Lonely Planet)

    Nguồn: https://zingnews.vn/10-diem-den-o-que-huong-messi-post1383696.html

    0 Shares

    6 kiểu bún riêu ở Sài Gòn nghĩ đến là thèm

    Ngoài bún riêu cua, thực khách còn có thể thưởng thức bún riêu bạch tuộc, tôm khô, thịt vịt… lạ miệng.

    Bún riêu tôm khô tóp mỡ có thành phần chính là tôm khô, cà chua, tóp mỡ. Thoạt nghe nguyên liệu rất đơn giản nhưng với công thức gia truyền hơn 50 năm, món bún mang đặc trưng riêng và được nhiều người Sài Gòn yêu thích
    Bún riêu tôm khô tóp mỡ gồm thành phần chính là tôm khô, cà chua, tóp mỡ, có thể thêm chả chiên, chả lụa, chả quế theo ý thích của thực khách. Thoạt nghe nguyên liệu rất đơn giản nhưng phải với công thức gia truyền hơn 50 năm, món bún mang đặc trưng riêng và được nhiều người Sài Gòn yêu thích. Nước dùng nấu từ tôm khô vo rửa sạch rồi đem nấu mềm, được nhận xét là thanh ngọt, thơm, không có mùi hăng. Tô bún ăn kèm với rau muống bào sợi, bắp chuối, giá cùng các loại rau thơm. Thực khách có thể thêm mắm tôm, chanh hoặc ớt tươi để vừa miệng hơn. Ảnh: @foodholicvn/Instagram
    Bún riêu không ốc, không gạch cua ở chợ Bến ThànhTô bún của bà Liên thoạt nhìn đơn giản gồm phần bún sợi nhỏ, vỏn vẹn miếng huyết, viên chả cua thịt, đậu hũ cắt góc và cà chua, thêm hành trụng bên trên. Từng thành phần của tô bún đều có kích cỡ lớn, phải cắn vài miếng mới hết chả cua thịt chắc nịch và phần huyết vịt dai mềm, đậu hủ nóng chấm cùng nước me sệt pha mắm ớt. Nước dùng trong, đậm đà, có sắc vàng tươi tự nhiên không phải màu đỏ của cà chua thường thấy trong bún riêu. Phần rau ăn kèm gồm rau muống, bắp chuối bào sợi, giá, ngò gai và húng cây.
    Bún riêu không ốc, không cua ở chợ Bến Thành hút khách với nước dùng trong, đậm đà, có sắc vàng tươi tự nhiên. Theo chủ quán, bún riêu tại đây không giò, không cua, không ốc, điểm nhấn là viên chả thịt chắc nịch được nêm nếm vừa miệng, miếng huyết vịt dai nềm, đậu hũ nóng chấm cùng nước me pha sệt mắm ớt. Món bún được thực khách đánh giá vừa miệng, mộc mạc không cần cho thêm nhiều gia vị khi thưởng thức. Ảnh: Huỳnh Nhi
    Bún riêu bạch tuộc
    Bún riêu bạch tuộc lạ miệng với phần thịt bạch tuộc hai da nấu chín, có độ giòn, dai vừa, kết hợp với các nguyên liệu khác như chả, huyết, riêu cua, giò, đậu hũ chiên hòa quyện trong nước dùng thơm ngọt. Khi thưởng thức bún riêu bạch tuộc, thực khách thường cho thêm mắm tôm, món ăn sẽ đậm đà và vừa miệng hơn. Món bún riêu cũng được bán cùng với canh bún, cũng với các nguyên liệu trên. Ảnh: @fyuichi/Instagram
    Bún riêu cua biển, ốc xào
    Bún riêu cua biển, ốc xào được chủ quán dùng cua biển để nấu thay vì cua đồng. Tô bún không huyết, không đậu hũ, chỉ có riêu cua biển, chả riêu cua, chả lụa, ốc và cà chua cắt miếng, thêm hành lá bên trên. Phần thịt cua biển béo ngậy kết hợp với ốc xào sa tế được coi là điểm nhấn của món ăn, ngoài ra miếng chả riêu cua được cắt vuông vức, thơm mùi tôm khô, có vị béo, giòn của nấm bên trong càng làm món ăn ngon miệng. Thực khách đánh giá cao phần nước dùng thơm ngọt hòa quyện trong vị cay của ốc xào sa tế càng ăn càng cuốn. Ảnh: @karla.foodblog/Instagram
    Bún riêu hột vịt lộn được thực khách nhận xét là chuẩn vị Bắc, phần vịt lộn
    Bún riêu trứng vịt lộn đầy ắp tóp mỡ, đậu hũ chiên giòn vàng ruộm, mọc, chả và nước dùng nêm nếm hợp khẩu vị, thơm dậy mùi hành lá và hành phi vàng. Trứng lộn luộc chín được lột vỏ cho vào tô ăn cùng, vị béo bùi của trứng khiến món ăn lạ miệng hơn, tuy nhiên món có thể khiến khách e dè nếu ngại ăn con non trong trứng. Rau sống ăn kèm có xà lách, bắp chuối cùng rau thơm, thực khách có thể thêm tắc, ớt tươi và mắm tôm tùy thích hoặc pha chén riêng để chấm topping. Ảnh: Vi Yến
    Bún riêu vịt trông đầy đặn với phần thịt vịt luộc vàng, huyết và rau thơm phủ đầy. Gọi bún riêu nhưng thành phần món ăn không có riêu cua, nước dùng nấu từ thịt vịt, ruốc khô, cà chua nêm nếm vừa miệng, mộc mạc. Thịt vịt được thực khách nhận xét nhiều nạc, luộc nềm, làm kỹ không có mùi hôi, chấm cùng nước mắm gừng càng thêm đậm đà. Tô bún có 2 loại huyết ăn kèm, riêng huyết nếp nóng hổi, giòn bên ngoài, dẻo bên trong ăn lạ miệng. Thực khách có thể gọi thêm chân vịt, đầu hoặc cánh tùy theo sở thích. Ảnh: PM FOOD TRAVEL/YouTube
    Bún riêu vịt trông đầy đặn với phần thịt vịt luộc vàng, huyết và rau thơm phủ đầy. Gọi bún riêu nhưng thành phần món ăn không có riêu cua, nước dùng nấu từ thịt vịt, ruốc khô, cà chua nêm nếm vừa miệng, mộc mạc. Thịt vịt được thực khách nhận xét nhiều nạc, luộc nềm, làm kỹ không có mùi hôi, chấm cùng nước mắm gừng càng thêm đậm đà. Tô bún có 2 loại huyết ăn kèm, riêng huyết nếp nóng hổi, giòn bên ngoài, dẻo bên trong ăn lạ miệng. Thực khách có thể gọi thêm chân vịt, đầu hoặc cánh tùy theo sở thích. Ảnh: PM FOOD TRAVEL/YouTube

    Huỳnh NhiVnexpress

    0 Shares

    Đủ món ngon ở quán quen Sài Gòn bán mang đi

    Thực khách có thể đặt hủ tiếu, cơm tấm thậm chí lẩu mắm để thưởng thức trong mùa dịch, được giảm giá, ưu đãi phí ship qua các app đặt hàng.

    Đủ món ngon ở quán quen Sài Gòn bán mang về
    Hủ tiếu Thành Đạt trên đường Nguyễn Hữu Cầu, quận 1 là địa chỉ gợi ý cho thực khách yêu thích món hủ tiếu, hủ tiếu mì. Trên app đặt hàng thức ăn, quán nhận được đánh giá 4,5/5 từ hơn 3.500 người dùng. Phần ăn đầy đủ tại quán có tôm, thịt nạc, gan, trứng cút, tim heo… khá đa dạng và nước dùng đậm đà thơm ngọt từ xương, ăn kèm các loại rau tươi ngon, giá dao động mỗi phần 49.000 – 79.000 đồng chưa tính phí ship. Phần ăn nhỏ không tôm giá 40.000 đồng. Ảnh: Nguyễn Thy
    Bún bò Gánh ở đường Lý Chính Thắng, quận 3 Ảnh: @shige076/Instagram
    Bún bò Gánh ở đường Lý Chính Thắng, quận 3 là quán bún bò có tiếng ở TP HCM trong nhiều năm qua. Ở đây bán món chính là bún bò với đủ thành phần ăn kèm như chả tôm, chả cua, gân, giò, nạm… với giá 58.000 – 68.000 đồng/phần chưa tính phí ship. Hương vị bún bò Huế ở quán thích hợp với người ăn nhạt, không quá dậy mùi mắm ruốc. Điều khác biệt dễ thấy là sợi bún to, trong khi người sành ẩm thực Huế thích sợi bún nhỏ của bản gốc hơn. Ảnh: @shige076/Instagram
    Tiệm lẩu cù lao có địa chỉ trên đường Nguyễn Xí ở quận Bình Thạnh chuyên bán các loại lẩu hấp dẫn ở miền Tây như lẩu mắm, lẩu Thái đồng giá 159.000 đồng cho phần ăn 2-3 người và 275.000 đồng cho 4-5 người dùng, chưa tính phí ship. Món ăn tại quán được thực khách đánh giá chất lượng, nêm nếm vừa miệng và phần thịt cá đa dạng, rau ăn lẩu phong phú. Ảnh: @rio.thefoodlist_/Instagram
    Tiệm lẩu cù lao có địa chỉ trên đường Nguyễn Xí ở quận Bình Thạnh chuyên bán các loại lẩu hấp dẫn ở miền Tây như lẩu mắm, lẩu Thái đồng giá 159.000 đồng cho phần ăn 2-3 người và 275.000 đồng cho 4-5 người dùng, chưa tính phí ship. Món ăn tại quán được thực khách đánh giá chất lượng, nêm nếm vừa miệng và phần thịt cá đa dạng, rau ăn lẩu phong phú. Ảnh: @samlacareview/Instagram
    Đủ món ngon ở quán quen Sài Gòn bán mang về - 3
    Cơm tấm 321 trên đường Lê Quang Định, quận Bình Thạnh có tuổi đời hơn 20 năm, được thực khách đánh giá cao với phần ăn chất lượng, sườn nướng ướp mật ong mềm và thơm ngon. Giá dao động từ 38.000 – 58.000 đồng cho các món như cơm sườn nường cốt lết, sườn chả, bì ốp la, sườn non chả… chưa tính phí ship. Ảnh: Huỳnh Tuấn Khương
    Đủ món ngon ở quán quen Sài Gòn bán mang về - 4
    Súp cua ở Xí Muội Quán trong hẻm nhỏ trên đường Bùi Đình Túy, quận Bình Thạnh bắt đầu mở bán lại từ ngày 18/9, trên các app đặt thức ăn, hơn 1.000 người dùng đánh giá 4,7/5 về chất lượng món ăn tại đây. Súp cua vừa miệng, nhiều nguyên liệu, có độ sệt vừa phải, phần ăn đóng gói mang về sạch sẽ. Giá mỗi phần chưa tính ship từ 25.000 đến 69.000 đồng cho các món súp cua thường, súp cua mực, súp cua óc heo, trứng bách thảo, hàu sữa, tôm, trứng gà non, bào ngư… Ảnh: Xí Muội Quán
    Đủ món ngon ở quán quen Sài Gòn bán mang về - 5
    Phở Hạnh (Phở Đức cũ) trên đường Huỳnh Mẫn Đạt, quận 5 là quán phở gia truyền hơn 30 năm được lòng nhiều thực khách tại TP HCM nhờ nước lèo ngon từ xương hầm 8-10 tiếng, nước béo thơm không ngấy, thịt bò tươi và nước chấm sa tế nhà làm. Hiện quán bán 3 món phở chính là phở tái, phở viên, và phở tái viên đồng giá 45.000 đồng/phần, thêm tiết hột gà giá 15.000 đồng, món chưa tính phí ship. Ảnh: Phở Hạnh
    Đủ món ngon ở quán quen Sài Gòn bán mang về - 6
    Bún đậu mắm tôm Tiến Hải trên đường Nguyễn Tri Phương, quận 10 là quán bún đậu đông khách và nhận được đánh giá tích cực từ thực khách Sài Gòn yêu thích món ăn này. Trên app đặt hàng thức ăn, quán nhận đánh giá 4,6/5 từ hơn 2.000 người dùng. Thực đơn tại đây đa dạng như bún đậu, bún đậu thịt, chả cốm, nem chiên, dồi sụn heo chiên giòn, phèo heo chiên… giá từ 22.000 đồng đến 58.000 đồng/phần chưa tính phí ship. Ảnh: @mysteriousaigon/Instagram

    Huỳnh NhiVnexpress

    0 Shares

    Lạ miệng với sầu riêng nướng ở Đăk Lăk

    Quả sầu riêng rụng để lên bếp than nướng khoảng 15 phút, vỏ tự động tách ra, lộ múi vàng ươm, nóng hổi và mùi thơm ngào ngạt.

    Từ giữa tháng 8, Đăk Lăk vào vụ thu hoạch sầu riêng, chủ yếu là sầu riêng Ri6 và Dona. Dịp này người dân dùng sầu riêng chế biến thành nhiều món ăn ngon, trong đó có cách biến tấu lạ là đem nướng cả quả trên bếp than.

    Nguyễn Hà My, 27 tuổi, chia sẻ trên hội nhóm Yêu Bếp về món ăn cô vừa thực hiện tại nhà sau khi được nhiều người giới thiệu. Theo đó, vườn nhà cô ở Đăk Lăk có đất đỏ bazan màu mỡ, trồng đủ loại cây như sầu riêng, măng cụt, mít, bơ, hồng xiêm. Đến vụ thu hoạch, My lấy những quả sầu riêng rụng dưới gốc đem đi nướng. “Sầu riêng già, tự rụng vốn đã rất ngọt, khi nướng thì độ ngọt lại càng tăng lên, có vị béo và mùi thơm giống khoai lang nướng, ăn rất lạ miệng”, cô chia sẻ.

    Lạ miệng với sầu riêng nướng ở Đăk Lăk
    Lần đầu Hà My làm món sầu riêng nướng và thành công. Ảnh: Hà My

    Sầu riêng nướng, món ăn có tên lạ nhưng nếu đã thử qua một lần thì sẽ ấn tượng mãi. Cách làm món này cũng đơn giản, dễ thực hiện, nếu bạn thích hòa mình với thiên nhiên, có thể chọn một góc nhỏ kín gió trong vườn rồi xếp mấy ống gạch làm bếp, tìm củi khô có sẵn từ nhánh cây mục làm củi rồi nhóm bếp đượm lửa.

    Lúc này đem quả sầu riêng già, mùi thơm nồng nàn, vỏ xanh đã hơi ngả vàng đặt lên trên bếp, ngọn lửa cháy rực dần ngấm qua lớp gai chi chít, tỏa sức nóng vào từng thớ thịt bên trong quả, lớp vỏ ngoài cũng dần chuyển sang màu đen ám khói. Khi nướng phải thật siêng canh lửa, xoay quả để phần thịt bên trong chín đều. Độ chừng 15-20 phút, quả sầu riêng cũng bắt đầu xuất hiện những đường nứt chạy dọc trên thân. Mùi thơm nồng đượm lan tỏa hòa lẫn với mùi khói, mùi than cháy báo hiệu món ăn đã gần hoàn tất.

    Lạ miệng với sầu riêng nướng ở Đăk Lăk - 1
    Khói ám bên ngoài vỏ sầu riêng đã nứt vỏ. Ảnh: Hà My

    Không đem nướng, muốn tách vỏ sầu riêng phải dùng đến dao và cũng khá khó khăn. Khi đã nướng chín, vỏ sầu riêng đã ít làm khó người ăn hơn. Người nướng chỉ cần dùng tay kéo nhẹ lớp vỏ, từng múi sầu riêng vàng ươm sẽ hiện ra kèm khói bốc lên nghi ngút, thơm không cầm lòng nổi.

    Trước khi thưởng thức từng múi sầu riêng ngọt ngào, cách tuyệt nhất là bạn nên cầm múi thịt vàng ươm đưa lên mũi hít một hơi sâu để cảm nhận cái chất thật sự của quả sầu riêng. Mùi sầu riêng lúc này không còn quá nồng nàn mà đã dịu lại, thơm một cách vừa phải và quyến rũ, còn thớ thịt thì béo ngậy, nóng hổi, mềm mại như sắp tan chảy. Món ăn nóng ngay trên bếp củi, mùi than, mùi khói quyện vào hương thơm của sầu riêng khiến ai ăn rồi sẽ nhớ mãi.

    Lạ miệng với sầu riêng nướng ở Đăk Lăk - 2
    Múi sầu riêng vàng ươm nóng hổi, béo ngậy, được nhận xét ăn có vị như khoai lang nướng. Ảnh: Hà My

    Sầu riêng đem nướng xong ngoài việc ăn trực tiếp còn có thể kết hợp làm món kem bơ cũng ngon không kém. Phần kem bơ lạnh, beo béo kết hợp với múi sầu riêng ngọt, nóng lạ và thêm chút cùi dừa nhuyễn bên trên, là món giải khát ngon miệng dễ thực hiện. Nếu không thích nướng cả quả, bạn có thể tách riêng từng múi sầu riêng rồi bọc giấy bạc, chỉ mất 6-10 phút là đã có múi sầu riêng thơm ngon nhâm nhi tại nhà.

    Huỳnh NhiVnexpress

    0 Shares

    Ý nghĩa của những chiếc bánh Trung thu

    Việc cầm cả chiếc bánh nướng để ăn bị coi là thô lỗ, bạn cần cắt thành từng miếng, và ăn cùng mọi người.

    Bánh Trung thu tượng trưng cho sự đoàn tụ gia đình và hạnh phúc. Tính biểu tượng này bắt nguồn từ việc các gia đình tụ họp cùng nhau để đón Tết Trung thu. Ngày nay, việc tặng bánh nướng trong tháng 8 Âm lịch là một truyền thống với nhiều người. Ngay cả trong đại dịch, thói quen này cũng không mai một. Tuy nhiên, thay vì ra quầy hàng mua bánh trực tiếp, người dân mua và tặng bánh cho nhau qua đặt hàng trực tuyến.

    Bánh trung thu ngày nay có nhiều màu sắc, hình dạng bắt mắt. Ảnh: Delishably
    Bánh trung thu ngày nay có nhiều màu sắc, hình dạng bắt mắt. Ảnh: Delishably

    Với người Trung Quốc, việc cầm cả một chiếc bánh Trung thu để ăn bị coi là kỳ quặc, thậm chí là thô lỗ. Thay vào đó, bạn cần cắt chúng ra thành các miếng nhỏ, và ăn cùng với bạn bè, người thân.

    Ngày nay, bánh có nhiều phiên bản theo từng khu vực. Loại phổ biến nhất được bày bán thường được gọi là kiểu Quảng Đông, có hình tròn, đường kính hơn 10 cm và dày khoảng 4 cm. Trên mặt bánh thường có những từ ngữ mang ý nghĩa tốt lành như “trường thọ”, “thuận hòa”… hoặc tên nhà sản xuất. Nhân bánh thường là hỗn hợp hạt sen, đậu đỏ, táo tàu, trứng muối, quả hạch, các loại hạt, một miếng trái cây cắt nhỏ hay thịt hun khói. Ngoài ra còn có các loại bánh trung thu khác như kiểu Bắc Kinh, Hong Kong, Vân Nam…

    Chiếc bánh này là biểu tượng của Tết Trung thu và gắn liền với Chang’e, nữ thần mặt trăng trong truyền thuyết dân gian (người Việt Nam vốn quen với tên gọi là chị Hằng hay Hằng Nga).

    Bánh trung thu hình con thỏ được bán rộng rãi tại Trung Quốc. Ảnh: Delishably
    Bánh trung thu hình con thỏ được bán rộng rãi tại Trung Quốc. Ảnh: Delishably

    Tương truyền, chồng của Hằng Nga là Hậu Nghệ vì có công bắn rụng 9 mặt trời cứu nhân loại khỏi thảm họa bị thiêu đốt, đã được thưởng thuốc trường sinh. Tuy nhiên, để ngăn chặn một kẻ trộm muốn lấy thuốc này, Hằng Nga đã uống nó và trở nên bất tử. Nhưng vì hiệu lực thuốc quá mạnh, nên nàng bay lên trời và cuối cùng sống tại cung trăng. Hậu Nghệ mỗi lần nhớ vợ, thường đặt các loại bánh trái mà nàng yêu thích trước trăng. Theo thời gian, tục cúng trăng này gắn liền với Tết Trung thu.

    Một loài vật gắn liền với Hằng Nga là những con thỏ. Vì vậy, người Trung Quốc thường trang trí hình con thỏ lên các hộp đựng bánh. Thậm chí, họ còn làm bánh Trung thu hình con vật này và rất được trẻ em yêu thích.

    Bánh Trung thu Trung Quốc lần đầu được nhắc đến là từ thời nhà Tống (960-1279), xuất hiện trong cuốn Biên niên sử Nam Tống của Wu Zhimu. Khi đó, nó được gọi là yue bing (bánh Trung thu). Trong nhiều thế kỷ trước, nó còn được gọi với các tên khác như xiao bing (bánh quy). Thời vua Hy Tông (862-888) nhà Đường, bánh Trung thu cũng được triều đình ban thưởng cho quần thần dịp Tết Trung thu. Hành động này được cho là có thể đã truyền cảm hứng cho sự liên kết giữa bánh ngọt và lễ hội mùa thu.

    Phong tục làm và ăn bánh Trung thu rộng rãi trong dịp rằm tháng tám chỉ bắt đầu vào thời nhà Minh (1368-1644). Còn giai đoạn giữa hai triều đại Đường và Minh, người ta đưa ra giả thuyết rằng món bánh này ban đầu xuất hiện như một thú vui, lễ nghĩa của giới quý tộc, rồi dần mở rộng ra toàn dân.

    Anh Minh (Theo Delishably)

    Vnexpress

    0 Shares

    Đặc sản “ăn tươi nuốt sống” gai góc xấu lạ, được ví như “thần dược quý ông”

    Tuy có vẻ ngoài xù xì với lớp vỏ đầy gai nhọn hoắt nhưng nhum biển lại là đặc sản “hút” khách sành ăn. Chúng có hương vị thơm ngon, đặc biệt rất bổ dưỡng cho sức khỏe nam giới.

    Đặc sản “ăn tươi nuốt sống” gai góc xấu lạ, được ví như “thần dược quý ông” (Nguồn: Travel Thirsty).

    Nhum biển (hay còn gọi là cầu gai, nhím biển) là đặc sản được tiêu thụ nhiều ở Nhật Bản, Hàn Quốc,… và cả Việt Nam. Chúng được ví như “nhân sâm biển” nhờ chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe.

    Ở Nhật, loại hải sản này được gọi tên là uni-don và nhanh chóng trở thành món ăn ưa thích của giới thượng lưu.

    Đặc sản ăn tươi nuốt sống gai góc xấu lạ, được ví như thần dược quý ông - 1
    Tuy vẻ ngoài xấu xí, kỳ dị nhưng nhum biển là đặc sản có giá trị dinh dưỡng cao được nhiều người yêu thích.

    Nhum biển có vẻ ngoài xấu xí, gai góc khá đáng sợ nhưng bên trong lại chứa phần trứng vàng ruộm thơm ngon. Người ta đem nhum biển đi sơ chế sạch, cắt bỏ gai và tách làm đôi, để lộ phần thịt béo ngậy, mềm mọng.

    Nhum biển có thể chế biến thành nhiều món ngon như cháo, nhum biển nướng mỡ hành,… hoặc “ăn tươi nuốt sống”. Ở Nhật, không chỉ người dân địa phương mà du khách cũng rất thích thưởng thức sashimi nhum biển.

    Loài hải sản này có vị ngọt mát lạ miệng, béo ngậy tự nhiên pha chút mặn mòi của biển nhưng không hề tanh hay ngấy. Cắn một miếng nhum biển tươi, thực khách cảm giác như miếng thịt mềm tan dần trong khoang miệng.

    Đặc sản ăn tươi nuốt sống gai góc xấu lạ, được ví như thần dược quý ông - 2
    Nhum biển được ví như “thần dược quý ông” vì có công dụng bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lực.

    Tuy có vẻ ngoài xấu xí nhưng đặc sản này được ví như “nhân sâm biển” hay “thần dược quý ông” vì chứa nhiều dinh dưỡng, có tác dụng bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lực phái mạnh không hề thua kém hàu hay bào ngư. 

    Tùy từng nơi mà nhum biển có màu sắc và kích thước khác nhau. Nhum biển ở vùng biển Nhật thường to hơn ở Việt Nam và có giá thành khá đắt đỏ, lên tới cả triệu bạc/kg.

    Ở Việt Nam, nhum xuất hiện ở nhiều vùng biển khác nhau, nhiều nhất là Cà Ná, Phú Quốc, Lý Sơn, Nam Du và vùng biển Tuy Hòa. Chúng thường quần tụ ở những nơi có nhiều rạn san hô, đá ngầm và hang hốc để ăn rong rêu và cỏ biển, đặc biệt là cỏ lá hẹ.

    Một trong những vùng du lịch biển nổi tiếng nhất với món ăn từ nhum là đảo Nam Du. Thời điểm thưởng thức nhum ngon nhất là tầm tháng 3 – 6 âm lịch. Những người dân ở đảo Nam Du đã quá quen với những hộc, gành – nơi cư trú của những chú nhum biển này nên dễ dàng có thể tìm bắt nhum biển tươi.

    Đặc sản ăn tươi nuốt sống gai góc xấu lạ, được ví như thần dược quý ông - 3
    Món nhum nướng mỡ hành độc đáo ở Việt Nam (Ảnh: @ntvvirus).

    Loài hải sản này được chế biến thành nhiều món ăn ngon như nhum biển nướng mỡ hành. Vị bùi bùi của thịt nhum kết hợp với vị béo ngậy của mỡ hành và vị thơm của lạc, tạo nên hương vị thơm ngon cho món ăn độc đáo vùng đảo Nam Du.

    Tới đây, du khách cũng có thể thưởng thức món cháo nhum đặc biệt. Để làm được món cháo ngon, người ta phải sử dụng nhum tươi mới bắt. Sau khi làm sạch, người đầu bếp nạo phần thịt nhum ra, ướp với các loại gia vị như tiêu, hành để tăng độ đậm đà. Sau đó, các nguyên liệu sẽ được đảo qua lửa cho dậy mùi thơm rồi đổ vào nồi cháo đang sôi sùng sục. 

    Thảo Trinh

    0 Shares

    Đặc sản “trời ban” xấu “hết phần thiên hạ”, có tiền cũng khó mua ở Cà Mau

    Dù có vẻ ngoài xấu xí, kỳ dị khiến thực khách dè chừng nhưng cá thòi lòi lại là đặc sản “hiếm có khó tìm” ở Cà Mau. Đến Đất mũi, không phải ai cũng may mắn được thưởng thức đặc sản “trời ban” này.

    Cá thòi lòi (hay cá leo cây) thuộc họ cá bống trắng, thường sống và đào hang trú ngụ trong rừng ngập mặn hay đất bồi ven biển, ven sông,… Ở Việt Nam, Cà Mau được ví như “thủ phủ” của cá thòi lòi.

    Loài cá này có vẻ ngoài xấu xí với kích thước nhỏ chỉ khoảng 1-2 đầu ngón tay. Cặp mắt của chúng khá to, phình hơn cả đầu nên hình dáng trông rất kỳ dị. Cá thòi lòi có thể sống được cả trên cạn và dưới nước. Thậm chí, chúng còn “biết bay” và leo cây thoăn thoắt nhờ hai chiếc vây trước khỏe mạnh, hoạt động như một đôi tay.

    Đặc sản trời ban xấu hết phần thiên hạ, có tiền cũng khó mua ở Cà Mau - 1
    Cá thòi lòi là một trong những sản vật được thiên nhiên ban tặng cho người dân Cà Mau nói riêng và các tỉnh miền Tây nói chung (Ảnh: Chí Thiên).

    Cá thòi lòi từng được Tổ chức Sinh vật thế giới liệt kê vào danh sách một trong 6 con vật “kỳ lạ nhất hành tinh” bởi những đặc điểm cấu tạo độc đáo trên cơ thể.

    Để bắt được loài cá này, người dân địa phương có nhiều cách như đặt bẫy, cắm câu vào ban ngày hay soi đèn vào ban đêm,… Khi bị soi đèn vào mắt, cá trở nên bất động và mất phương hướng nên người dân dễ dàng bắt hơn. Tuy nhiên, việc đặt bẫy vẫn được xem là phổ biến và hiệu quả nhất.

    Người ta thường tạo bẫy từ nhiều vật liệu như dùng sà vi (được làm bằng lá dừa nước, hình dáng như một chiếc lợp) hoặc tái chế chai lọ cũ làm bẫy đặt trước cửa hang của cá. Khi nước cạn, cá thòi lòi bắt đầu bò ra ngoài sẽ bị mắc vào bẫy mà không thể thoát ra. Người dân nhanh tay nhấc bẫy, gom cá mang về.

    Đặc sản trời ban xấu hết phần thiên hạ, có tiền cũng khó mua ở Cà Mau - 2
    Người Cà Mau thường đánh bắt cá thòi lòi bằng cách đặt bẫy trước cửa hang của chúng (Ảnh: Võ Thế Vũ).

    Tuy có vẻ ngoài xấu xí, kỳ dị nhưng cá thòi lòi lại là đặc sản “trời ban” được người bản địa cũng như du khách thập phương vô cùng yêu thích. Nhiều người còn kiếm thêm thu nhập nhờ việc săn bắt loài cá xấu “hết phần thiên hạ” này.

    Để chế biến cá thòi lòi, người ta phải đem cá đi làm sạch, loại bỏ hết nhớt trên da. Loài cá này sống trong môi trường tự nhiên nên thịt rất thơm ngon và săn chắc. Bởi vậy, nhiều nhà hàng, quán ăn ở thành phố hay cả những thực khách sành ăn sẵn sàng chi tiền để mua chúng với giá cao.

    Đặc sản trời ban xấu hết phần thiên hạ, có tiền cũng khó mua ở Cà Mau - 3
    Cá thòi lòi tuy có vẻ ngoài xấu xí nhưng lại là nguyên liệu chế biến nên nhiều món ăn ngon nức tiếng phương Nam (Ảnh: Cá Cà Mau).

    Cá thòi lòi là nguyên liệu làm nên nhiều món ăn như kho tiêu, nấu lẩu chua, chiên xù, nướng muối ớt,… Mỗi món có một cách chế biến và hương vị khác nhau nhưng đều để lại dấu ấn đậm nét trong lòng thực khách.

    Với món cá nướng muối ớt, người ta đem cá làm sạch rồi xiên vào các que tre dài. Cá được nướng trên bếp than để dậy mùi thơm. Nướng đến đâu, đầu bếp sẽ quệt liên tục hỗn hợp muối, ớt và dầu điều lên đến đó để cá ngấm đều các gia vị cũng như có màu sắc đẹp mắt. Khi một mặt cá chín thì lật mặt còn lại lên nướng tiếp.

    Món cá nướng có lớp da vàng, giòn rụm, thơm nức mũi. Thịt cá trắng, săn chắc và mềm. Khi thưởng thức, thực khách chỉ cần dùng đũa tách thịt cá ra khỏi xương rồi chấm với muối tiêu chanh hoặc nước mắm chua cay, ăn kèm rau thơm. Vị ngọt thơm của cá kết hợp với các gia vị đi kèm tạo thành món ngon lạ miệng “hút” khách.

    Đặc sản trời ban xấu hết phần thiên hạ, có tiền cũng khó mua ở Cà Mau - 4
    Canh chua cá thòi lòi (Ảnh: Khởi Hân).

    Người miền Tây thường có những món ăn kho tiêu rất “tốn cơm” nên cá thòi lòi cũng được chế biến theo cách này. Cá được làm sạch, tẩm ướp gia vị vừa ăn. Khi kho, người ta thường cho thêm tiêu, nước cốt dừa và mỡ lợn để cá có độ béo ngậy và dậy mùi thơm. Cá phải được kho trong nồi đất, để lửa liu riu đến khi cạn thì mới chín nhừ, đậm đà hương vị.

    Đặc sản trời ban xấu hết phần thiên hạ, có tiền cũng khó mua ở Cà Mau - 5
    Cá thòi lòi kho tiêu là một trong những món ăn được người Cà Mau vô cùng yêu thích (Ảnh: iPEC).

    Tới Cà Mau, du khách còn được thấy một đặc sản hấp dẫn khác là cá thòi lòi phơi khô. Món này thường được dân nhậu yêu thích vì giòn, thơm, ăn lai rai và có thể bảo quản, sử dụng lâu dài.

    Đặc sản trời ban xấu hết phần thiên hạ, có tiền cũng khó mua ở Cà Mau - 6
    Từ món ăn dân dã của người địa phương, cá thòi lòi giờ trở thành đặc sản nức tiếng gần xa (Ảnh: @meomuop91).

    Cá thòi lòi nay được bán ở nhiều tỉnh thành như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội,… nhưng chỉ khi tới vùng Đất mũi và thưởng thức trực tiếp những con cá thòi lòi vừa được đánh bắt còn tươi rói, khách sành ăn mới cảm nhận được trọn vẹn hương vị tinh túy của thứ đặc sản “trời ban”.

    Một điều đặc biệt là cá thòi lòi hiện chỉ sinh sống trong tự nhiên, chưa thể nuôi bằng trang trại nên thực khách muốn thưởng thức phải nhờ người dân đánh bắt thủ công. Chúng cũng được xem là đặc sản “hiếm có khó tìm”, có tiền cũng khó mua.

    Thảo TrinhDantri

    0 Shares

    Cá linh non đầu mùa nhúng giấm

    Những con cá linh non đầu mùa nước nổi tươi rói cùng với bông điên điển nhúng giấm mang đến hương vị đậm đà đặc trưng miền Tây.

    “Tháng 7 (Âm lịch) nước nhảy lên bờ” là cách gọi của người dân miền Tây khi mùa nước nổi từ thượng nguồn sông Mekong đổ về. Người miền Tây không giống dân vùng khác, họ sẽ cảm thấy buồn nếu đến mùa mà không thấy lũ về. Thực ra đây không phải là thiên tai mà là mùa làm ăn mới, mưu sinh nhờ con nước của bà con vùng nước nổi sau khi gặt lúa xong.

    An Giang, Đồng Tháp là những nơi đón lũ sớm nhất. Dòng nước mang theo phù sa và các sản vật cá tôm. Vợ chồng anh chị Cao Văn Tùng, Nguyễn Thị Kim Cương gắn bó với sông nước từ lâu và mỗi mùa nước lại đặt dớn bắt cá tại xã Cần Đăng, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang. Từ năm 2016, anh Tùng còn mở thêm kênh Youtube Thương lắm miền Tây để đăng các video giới thiệu món ăn dân dã, đời sống và du lịch miền sông nước theo mùa.

    Cá linh non đầu mùa tươi rói.
    Cá linh non đầu mùa tươi rói.

    Anh Tùng cho biết năm nay lũ về muộn nên đặc sản cá linh cũng có chậm hơn. Cuối tháng 7 Âm lịch, khi thấy cá linh non về, gia đình anh Tùng chèo xuồng dọc theo kênh Cần Đăng, một nhánh của sông Hậu để đặt dớn thu hoạch cá linh. Trên đoạn kênh Cần Đăng, anh đặt 12 dây dớn. Dớn có hai phần chính là đuôi và hai cánh, dễ lắp đặt, sử dụng đơn giản bắt các loại cá, tép. Ngoài cá linh non, trong dớn còn bắt được cua, cá rô phi, ếch, cá chạch và tép, đều có thể làm món ăn ngon.

    Đầu mùa nước nổi, cá linh non ít, đổ dớn chỉ được 2-4 kg/ngày nhưng bán được giá 150.000 đồng/kg. Tầm khoảng nửa tháng sau cá linh về nhiều, thu hoạch cũng nhiều hơn thì giá bán giảm còn khoảng 70.000-80.000 đồng/kg.

    Chèo xuồng thăm dớn, chị Cương còn ghé bờ hái bông điên điển về làm món cá linh non và bông điên điển nhúng giấm. Điên điển thuộc họ đậu, mọc tự nhiên nên dễ dàng thích nghi môi trường sống ven bờ. Cây trưởng thành mọc thành bụi cao trên dưới 5 m, ra hoa mọc thành chùm màu vàng, với mỗi chùm có 8-10 hoa.

    Chị Cương hướng dẫn làm cá linh non nhúng giấm ăn kèm bông điên điển.
    Chị Cương hướng dẫn làm cá linh non nhúng giấm ăn kèm bông điên điển.

    Cá linh ăn đúng điệu phải ngay mùa nước nổi, cá còn bé như cá cơm nên có thể nhai hết cả xương. Cá linh có thể chế biến được nhiều món ăn như nấu canh chua, chiên bột hay kho lạt nhưng muốn ăn kiểu nhúng giấm thì phải tới An Giang, Đồng Tháp mới có thể cảm nhận được độ ngon, tươi của món này.

    Chị Cương chia sẻ làm cá linh đơn giản bằng cách ngắt bụng, kéo bộ ruột ra rồi chà cá trong rổ và rửa sạch vảy. Kế đến là ướp cá với các loại gia vị như muối, ớt băm, ít nước mắm, hành lá, tiêu và đường. Còn phần nước giấm là giấm chua nhà tự làm, pha với nước, đường, tiêu, muối cho vị chua ngọt vừa miệng. Ngoài ra, nước mắm nhĩ, ớt hiểm tươi và các loại rau ăn kèm như bông điên điển, rau muống, chuối ghém cũng không thể thiếu khi thưởng thức món cá linh nhúng giấm. Để thêm phần hấp dẫn, có thể cho vào nước giấm một ít tỏi băm đã phi vàng và tỏi sống băm.

    Cá linh cho vào nồi nước giấm đang sôi, sau đó cho thêm rau. Cá vừa chín thì ăn kèm cơm trắng. Vị ngọt thơm của cá, bông điên điển cùng vị chua thanh của giấm hòa cùng vị cay nồng của nước mắm ớt làm tê đầu lưỡi. Ăn đến đâu thả cá và rau thưởng thức đến đó.

    “Cá linh nhúng giấm ngoài vị ngọt của cá, còn mang hương vị ấm áp của quê hương và cả ký ức tuổi thơ khi nhớ lại từng mùa lũ miền Tây mang theo sản vật trù phú tràn về”, anh Tùng chia sẻ.

    Bắt cá linh non về nhúng giấm ăn lẩu.


    Theo Vnexpress

    0 Shares

    Khu vườn toàn rau trái Việt trên đất Mỹ

    Đam mê trồng trọt nên ngay khi sang Mỹ 16 năm trước, chị Thanh Thảo đã cải tạo khu vườn 450 m2 quanh nhà thành “thiên đường” của đủ loại rau trái Việt.

    Nguyễn Thanh Thảo, 38 tuổi, sang Mỹ từ năm 2005. Người phụ nữ quê Thái Bình sống và làm việc tại thành phố San Diego, bang California cùng với gia đình bảy thành viên.

    Từ nhỏ, chị Thảo đã là người yêu thiên nhiên, cây cỏ. Khi mua nhà tại Mỹ, chị thích nhà phải có vườn, có cây để thỏa mãn đam mê trồng trọt. Thảo kể: “Lúc mới sang Mỹ, tôi rất nhớ nhà và thèm các món ăn Việt Nam. Vì vậy, để cải thiện bữa ăn và thỏa mãn sở thích, tôi đã làm nông tại nhà”.

    Ngoài diện tích nhà ở, mảnh vườn của gia đình chị Thảo rộng gần 450 m2, chia làm 4 phần: vườn trước nhà, vườn sau nhà và 2 mảnh vườn nhỏ bên hông nhà. Lúc mới mua, vườn trước là một thảm cỏ xanh mướt, nhưng chị quyết định lột bỏ để trồng cây.

    Vì mảnh vườn nằm sát đường đi bộ, nhiều người qua lại nên chị cắm hàng rào, trồng hoa hồng xung quanh vừa tạo cảnh quan đẹp mắt, vừa có thêm hàng rào bằng hoa che chắn cho rau và trái cây trong vườn.

    Miền nam Califonia là vùng núi nhiều sỏi đá, đất sét. Để trồng được những cây to, chị Thảo và gia đình phải cải tạo và thay rất nhiều đất mới, có khi phải đào hố, tưới nước vào hố để làm mềm đất trước khi cậy sỏi đá. Có những hố phải đào sâu cả mét để đổ đất mới và phân bón trước khi trồng cây xuống. Vì vợ chồng chị Thảo hàng ngày vẫn đi làm nên để đào được một hố sâu có khi mất cả mấy ngày mới hoàn thành.https://ee81ed93b4bc4732b91d113f96138b51.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-38/html/container.html

    Khu vườn trước nhà, chị Thảo chọn những giống cây lùn để cây không mọc quá cao, che khuất ngôi nhà như hoa dâm bụt, loa kèn, ngô, hồng táo… Ngoài ra chị còn trồng thêm đào, quất để mỗi khi Xuân về, từ ngoài nhìn vào ngôi nhà ngập tràn hương sắc Tết Việt.

    Khu vườn phía sau nhà có diện tích rộng hơn, xung quanh trồng các loại cây trái lâu năm. Giữa vườn, chị Thảo giữ lại khoảng sân rộng để làm chỗ vui chơi cho các con hoặc mở tiệc cuối tuần thiết đãi bạn bè. Tại mảnh vườn này, chị trồng rất nhiều các loại cây thuần Việt, phù hợp với khí hậu California như: nhót, cam, xoài, bưởi, táo tàu, thanh long, nhãn, đào, bơ, mận, na, roi… Những loại rau thuần Việt nhất như khoai lang, củ dong, hoa thiên lý cũng phát triển tốt tại đây.

    Hai bên hông nhà, bầu, bí, mướp, khổ qua được chị Thảo làm giàn, cho cây leo. Phần đất phía dưới, chị trồng một số loại rau ngắn ngày như rau ngót, mồng tơi, rau dền, cà pháo, rau muống, các loại rau thơm… Chị trồng rau trái theo mùa, vừa hạn chế sâu bệnh, vừa có thực phẩm sạch dùng quanh năm.https://ee81ed93b4bc4732b91d113f96138b51.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-38/html/container.html

    Hàng ngày, ngoài việc tưới nước, chị còn tranh thủ lúc sáng sớm hoặc chiều tối khi đi làm về để thụ phấn cho một số cây như bầu, bí, mãng cầu. Vườn nhà chị Thảo chủ yếu dùng các loại đất, phân bón, thuốc chữa bệnh… bằng chất hữu cơ nên chất lượng luôn đảm bảo, không sợ tồn dư những chất độc hại cho cơ thể.

    Để vườn cây phát triển xanh tốt ra hoa trái, chị Thảo sử dụng phân bò, gỗ mục, đất tốt số lượng bằng nhau trộn đều rồi bỏ xung quanh gốc cây cứ ba tháng một lần. Cuối đông để cho tốt rễ và cây ra nhiều hoa vào mùa xuân, chị bón thêm phân có chỉ số phốt pho cao. Khi hoa nở, tưới phân NPK liên tục trong vòng một tuần, giúp hoa đậu trái nhiều hơn. Với rau, để lá nhiều và xanh tốt, chị Thảo bón phân cao đạm từ 2-4 tuần một lần.

    Để có được những giống cây quý cũng như học hỏi cách trồng và chăm sóc cây, chị Thảo tham gia nhiều hội nhóm trồng cây của người Việt tại Mỹ. Cứ đi đâu hoặc tìm hiểu thấy có những giống cây hợp khí hậu mà thuần giống Việt là chị mua. Lâu dần trong vườn nhà có đủ loại trái cây, rau củ Việt Nam.

    Nhờ “mát tay”, vụ nào gia đình chị cũng thu hoạch nhiều rau củ đến nỗi ăn không hết, thường gửi tặng người thân và bạn bè.https://ee81ed93b4bc4732b91d113f96138b51.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-38/html/container.html

    Khu vườn không chỉ là nơi thoả mãn ước mơ trồng trọt từ thủa bé, mà còn giúp chị giải toả được những căng thẳng, bộn bề trong cuộc sống cũng như công việc. Đây cũng là không gian xanh để cả nhà quây quần, trò chuyện mỗi lúc rảnh rỗi.

    Do dịch Covid-19, hơn một năm nay các bé nhà chị Thảo không được đến trường nên ngoài giờ học online, ba cô bé đều thích ra vườn phụ mẹ nhổ cỏ, bắt sâu, hái rau trái. Các bé cũng thích ăn những món thuần Việt như rau đay mồng tơi ăn cùng cà pháo, rau ngót nấu thịt bằm, thậm chí cả gà tần ngải cứu hay canh cá, bún bung của người Thái Bình.

    “Từ nhỏ được làm quen và thưởng thức các loại rau củ mang đậm chất quê hương nên các bé cũng gần gũi bản sắc dân tộc Việt Nam hơn”, chị chia sẻ.

    Mười sáu năm sống xa Việt Nam, nhưng nhờ có mảnh vườn với đủ loại cây trái, rau cỏ, chị Thảo luôn có cảm giác quê hương ở đâu đó quanh mình. Bởi vậy ngoài giờ làm việc, mỗi khi trở về nhà, được làm nông dân mang lại cho chị niềm vui, hạnh phúc và tiếng cười.

    Hải HiềnVnexpress
    Ảnh: Nhân vật cung cấp

    0 Shares

    Hai món nướng đậm chất đồng quê ở miền Tây

    Du khách đến miền Tây có thể thưởng thức cá lóc nướng trui thơm mùi rơm khói hay chuột đồng nướng than có thịt ngọt mềm.

    Món nướng ở miền Tây đa dạng từ nguyên liệu cho đến cách chế biến. Người ta có thể nướng gà vườn, cá, cua, chuột, chim, ếch, rắn… và đủ cách nướng cho món ăn thêm ngon như nướng trui, bọc đất sét, nướng ống tre, úp nồi, nướng gáo dừa, nướng mọi… Mỗi kiểu có cái ngon riêng nhưng chung quy vẫn khiến thực khách xao xuyến mỗi khi thưởng thức.

    Trong hết thảy có món cá lóc nướng trui, hay còn gọi là cá lóc thui rơm dân dã, bình dị, có từ nhiều đời nay. Từ món ăn tạm, ăn chơi cho đỡ đói nay đã thành đặc sản ở nhiều tỉnh thành Nam Bộ.

    Hai món nướng đồng quê nghe tên đã thèm ở miền Tây
    Cá lóc nướng trui ăn kèm rau sống, bún tươi ở điểm du lịch cộng đồng Cồn Sơn, TP Cần Thơ. Ảnh: @copho.158/Instagram

    Con cá lóc đồng có thịt chắc, ngọt, được câu dưới sông, bắt ngoài đồng, mua ngoài chợ còn tươi roi rói, không cần đánh vảy hay mổ bụng làm sạch ruột mà chỉ cần rửa sơ với nước muối, tìm cây thật chắc xiên cá, kiếm khu đất trống cắm xuống đất, lấy rơm khô ngoài đồng vùi đốt cháy hừng hực.

    Khi rơm tàn thì cũng là lúc cá lóc chín, lấy miếng lá chuối tươi gỡ nhẹ cá cho khỏi nóng rồi cạo bỏ lớp vỏ đen cháy xém bên ngoài, phần da cá ngả màu nóng hổi và thơm lừng, còn tỏa mùi thơm của rơm khói. Nhanh tay lẹ chân làm thêm chén muối ớt hột thật cay, nặn miếng chanh chua và xé từng miếng thịt cá lóc chấm ăn liền, bạn sẽ cảm nhận vị tươi ngọt của con cá lóc đồng gần như được giữ nguyên vẹn.

    Hoặc cầu kỳ hơn là bày trí thật đẹp, cá nướng xong được xẻ làm đôi lót trên lá sen thơm, cho thêm đậu phộng rang vàng, mỡ hành béo lên cá, dọn ra cùng bún tươi, rau quả sống đủ loại như dưa leo, khóm, xà lách, diếp cá, cát lồi, húng quế, đọt cóc… Bánh tráng nhúng nước sơ, cho rau bún, thịt cá rồi cuốn thật chắc tay, chấm nước mắm chua ngọt.

    Chuột đồng làm sạch để nguyên con ướp gia vị nướng than. Ảnh: Ngoại Tý
    Chuột đồng làm sạch để nguyên con ướp gia vị nướng than. Ảnh: Ngoại Tý

    Còn một món nướng đồng quê khác ở miền Tây cũng khiến thực khách ấn tượng là chuột đồng nướng lu, nướng than. Món ăn này khá kén thực khách bởi bị ấn tượng không tốt về loài chuột. Nhưng khi đã ăn được thì bảo đảm ai cũng nghiền như chơi, có người còn khen thịt mềm, thơm ngọt hơn hẳn thịt gà.

    Chuột đồng ở miền Tây được bán nhiều ngoài chợ, nhất là khi tới vụ lúa, chuột ăn no lúa chín nên con nào cũng mập, thịt thơm và không bị hôi. Chuột đem bán thường đã được làm sạch nên lúc mua về chỉ rửa sạch, để nguyên con hoặc chặt khúc vừa ăn, tẩm ướp gia vị theo ý thích, có thể ướp muối sả, tỏi sả, muối ớt rồi thêm chút mật ong cho da chuột bóng bẩy, khi nướng thịt mềm và dậy mùi thơm.

    Món ăn đồng quê dọn chung với dưa leo, chuối chát hoặc khế chua, cà chua cắt lát, thêm chén muối tiêu chanh cùng vài cọng rau răm rồi từ từ nhâm nhi thưởng thức. Lúc này cảm giác e ngại chuột chắc đã không còn, mà chỉ biết mỗi việc thịt chuột ăn rất ngon.

    Huỳnh NhiVnexpress

    0 Shares