Về rừng ăn lẩu mắm U Minh

TTO – “Ác với nhau chi bằng trêu lẩu mắm, thương nhau lắm thì về xứ U Minh”, câu nói chơi nhưng mà thiệt. Sập mưa. Rau rừng rộ lên, dân rừng U Minh dễ hay “tạo nghiệp” khi “bẹo hàng” món lẩu mắm đầy bông.

Về rừng ăn lẩu mắm U Minh - Ảnh 1.

Rau – bông và món lẩu mắm ngon nhất thế gian – Ảnh: TIẾN TRÌNH

Phan, anh chàng từ tuốt dưới rừng U Minh (Cà Mau) lên Sài Gòn lập nghiệp, thỉnh thoảng lại làm mếch lòng bè bạn phương xa khi khoe những chuyến về quê. Có gì đâu, miền quê của anh chỉ là vùng rừng có những con kênh thẳng tắp từ bạt ngàn này đến mênh mông khác.

Mắc mùng ăn cơm

Dưới những bờ cỏ, có thể là cá lóc kình đang quặn câu, cá rô mề hổn hển, hay kéo từ ống trúm con lươn rừng sắp “hóa chồn”; chằng chịt là những dây rau muống dài như cổ tích; là đám choại non chồm lên từ rừng dương xỉ; bông súng, lục bình, so đũa, cù nèo, năng bộp, bồn bồn…

Trong khi trên nhà giở khạp da bò giải cứu cho đám sặc bướm bị chèn dưới mấy lớp mo cau nẹp bởi sóng lá dừa. Bao nhiêu đã đủ cho một nồi lẩu mắm U Minh – một trong 100 món ăn đặc trưng của Việt Nam.

Nói về món lẩu mắm U Minh, khoan hãy đi sâu vào chuyện bếp núc. Mà ai đã từng ăn lẩu mắm giữa rừng thì phải biết thương cho cái cảnh “mắc mùng ăn cơm”. Bởi U Minh còn một đặc sản dễ quạu, đó là muỗi. Mà muỗi thì nó ưa mùi mắm vô phương.

Khi ngồi bên nồi lẩu mắm ở xứ rừng, xin đừng hiểu lầm là vì sao đám muỗi nó lập hội kéo đến bủa vây. Trong mắt chúng, bạn không có giá gì so với mùi lẩu mắm kế bên. Nhiều người nghe muỗi réo điếc tai, muỗi bu như kiến, phải mắc mùng mới yên thân ăn nồi lẩu mắm.

Về rừng ăn lẩu mắm U Minh - Ảnh 2.

Rau – bông và món lẩu mắm ngon nhất thế gian – Ảnh: TIẾN TRÌNH

Đụng đâu ăn đó

Nói nghe chơi nhưng mà thiệt đó! Lẩu mắm U Minh thơm nức mũi, thơm đậm đà, thơm mắc nghiện, thơm chảnh. Họ sống giữa vùng nguyên liệu giàu có. Nếu là dân “đụng đâu ăn đó” thì luôn sẵn những món ăn liền như ăn nướng trui, ăn mắm sống, ăn tái…

Còn khi họ đã cất công nấu lẩu rồi thì ai cũng muốn trong vai siêu đầu bếp. Nói cho lắm, nhưng mười người tiết lộ bí quyết nấu lẩu mắm thì đã có đến mười một người bật mí: đó là nguyên liệu. Như món lẩu mắm U Minh. Coi họ nấu vầy làm sao không ngon cho được.

Trước tiên là nguyên liệu chính: mắm. Dân Cà Mau sành ăn mắm. Họ sành đến mức cực đoan về mắm, kiêu ngạo về mắm. Thử hỏi họ xem ở đây có bao nhiêu người khen mắm xứ khác? Nơi thì họ chê làm mắm gì mà bỏ đường ngọt muốn chết, ngọt như là “chè mắm”; nơi thì họ chê làm mắm gì mà hỗn tạp, thiếu tinh tế; nơi thì họ chê làm mắm thiếu thính, không thơm…

Nên, dân xứ khác ăn mắm thì khen ngon. Còn mấy anh, mấy chế xứ Cà Mau ăn mắm xứ khác chắc cũng chẳng mấy người khen, dù là khen cho chiếu lệ. Thậm chí họ không ăn được mắm xứ người ta. Đời phũ vậy đó!

Còn họ thì sao? Để có nồi lẩu mắm ngon, đầu bếp xứ U Minh sẽ nói ngay họ cần mắm sặc bướm. Ở đây có trăm thứ mắm, nhưng để làm nguyên liệu nấu nước lẩu thì phải là cá sặc bướm đúng điệu.

Bắt nồi nước sôi rồi cho mắm vào, chao nhẹ, từng thớ mắm tan nhanh theo nước. Lũ mắm cá sặc sau khi chuyển hóa trong nồi nước sôi sẽ lập tức dậy mùi, rồi sẽ báo cáo về khứu giác cái mùi nóng nực, nóng đến nức mũi.

Dân U Minh hay nói với nhau đi qua nhà nào nấu nồi lẩu mắm mà không nghe mùi bốc ra đường thì hãy ghé vào khuyên chủ nhà đổ bỏ nồi lẩu đi cho rồi. Nước mắm cá sau khi nấu rã thịt, lược bỏ xương, rồi nêm thêm gia vị, sả bằm nhuyễn… tùy kinh nghiệm, khéo tay mà mỗi đầu bếp có gia vị riêng.

Về rừng ăn lẩu mắm U Minh - Ảnh 3.

Rau – bông và món lẩu mắm ngon nhất thế gian – Ảnh: TIẾN TRÌNH

Ăn rồi bỏ đũa không đành

Xong phần quan trọng nhất là nước lẩu. Đến phần chuẩn bị nguyên liệu nhúng lẩu. Dân U Minh hay nhúng lẩu với lươn rừng, cá lóc rừng, cá rô rừng, ốc…, những sản vật từ cá rừng thì thịt dai, ngọt, thơm chẳng đâu có được.

Tất tần tật nãy giờ sẽ giảm ngon, thiếu màu sắc nếu không có dĩa (dân Cà Mau gọi đĩa là dĩa) bông, rau tươi rói mới lặt từ mé rừng.

Để nhúng lẩu, dân U Minh sẽ bẻ đọt choại, bông súng, rau muống, rau đắng, bông bí, so đũa, càng cua, đọt nhãn lồng, đậu bắp, cà phổi, ngò om… có chừng mười mấy loại bông, rau gì đó bày ra dĩa. Nó có cả vị chua, chát, đắng, bùi, thơm, trơn nhớt hay gai xù xì.

Nồi lẩu thơm bên cạnh dĩa rau đủ sắc màu. Sẽ có người thấy tiếc vì bông, rau đẹp quá, ăn không đành. Nhưng đã ăn rồi thì bỏ đũa không đành. Ăn lẩu mắm với rau rừng U Minh không cành hông thì đừng nói ăn lẩu mắm.

Mới hiểu, dù công việc ở Sài Gòn bộn bề cách mấy thì Phan cũng có động lực để vượt hàng trăm cây số về lại xứ rừng. Chắc hẳn quê hương với anh không chỉ là những cánh rừng kinh tế bạt ngàn.

Mà nơi đó còn có cá lóc kình đang quặn câu, cá rô mè hổn hển, lươn sắp hóa chồn, với đám xanh tắp mé rừng, với khạp mắm vừa giở… cho món lẩu mắm, rau rừng. Ăn kèm cùng tiềm thức, hẳn nhiên đó là món lẩu ngon nhất thế gian.

Về rừng ăn lẩu mắm U Minh - Ảnh 4.

Rau – bông và món lẩu mắm ngon nhất thế gian – Ảnh: TIẾN TRÌNH

TIẾN TRÌNH – TTO
0 Shares

Mắm đu đủ – món ăn dậy ký ức người miền Tây

Mắm thơm lừng, từng cọng đu đủ giòn, trong veo, thấm vị ngọt của đường mía, thêm chút cay của ớt và nồng nhẹ của tỏi.

Ngày nhỏ mỗi lần tới vụ lúa, tôi hay theo ngoại ra đồng bưng cơm xách nước cho mấy cô chú thợ gặt. Họ hay khen cơm nhà ngoại nấu ngon, ăn xong quên luôn mệt. Giữa trưa trải chiếu ngồi dưới bóng cây mát, gió thổi hiu hiu, dọn nồi cơm nóng, thêm tô canh củ hầm xương, đĩa thịt kho rệu, dưa hấu đỏ và không thể thiếu mắm đu đủ gắp chung với chuối chát cắt lát, nặn miếng chanh chua chua bên trên. Bữa cơm ngày mùa miền Tây có vậy nhưng ai cũng nhớ, cũng thèm.

Mắm đu đủ bắt cơm
Mắm đu đủ, hay còn gọi là mắm thái có thành phần chính là đu đủ trộn cùng mắm cá linh hoặc mắm cá lóc, thêm gia vị vừa miệng. Ảnh: Huỳnh Nhi

Ngoại tôi có nghề mắm, bà học từ một người hàng xóm làm mắm ngon ở xứ Vịnh Chèo (Hậu Giang). Gánh mắm của bà cộng với nghề nông của ông đủ sức nuôi 9 anh em trong nhà, có mẹ tôi là con gái út. Mẹ kể ngày nhỏ hay đi cắt lá lục bình, lá sen, lá môn về cho ngoại gói mắm bán, mỗi lần cắt chừng mấy cần xé (giỏ đan bằng tre) đầy mà không đủ gói, vì món mắm đắt hàng.

Tới lúc ngoại có tuổi, sức không còn làm được nhiều như xưa thì nhân mấy buổi chợ, ngoại xách theo chừng 3 kg mắm đu đủ bán lẻ. Hôm nào ngoại về, keo mắm cũng sạch trơn và tiền bán mắm ngoại lấy mua cho mấy đứa cháu chúng tôi quà bánh, mua thịt cá, rau củ nấu bữa cơm nhà.

Trong nhà tôi lúc nào cũng có keo mắm đu đủ, có bữa thì ăn mắm kẹp chung với thịt luộc, bữa thì kẹp với khóm, khế, chuối chát, dưa leo, rau sống đủ loại… Món mắm thơm lừng, cọng đu đủ giòn, trong veo, bóng bẩy, thấm vị ngọt của đường mía, con mắm cá mằn mặn, thêm chút hơi cay của ớt và nồng nhẹ của tỏi khiến tôi nhớ mãi.

Mắm đu đủ hay còn gọi là mắm thái được bán rất nhiều ở chợ Châu Đốc, An Giang, được bày biện hấp dẫn, chất cao trên các sạp hàng, ai ghé thăm cũng muốn mua ít mang về làm quà. Những tỉnh khác như Hậu Giang cũng có, nhưng khác biệt chút về cách làm và tùy kinh nghiệm của từng người. Món mắm ngoài đu đủ là thành phần chính còn có thêm các loại mắm khác trộn cùng như mắm cá sặc, cá linh hay cá lóc.

Đa dạng món mắm khác nhau tại chợ Châu Đốc, An Giang. Ảnh: Quỳnh Trần
Hơn 30 món mắm khác nhau tại chợ Châu Đốc, An Giang. Ảnh: Quỳnh Trần

Ngoại tôi hay dùng mắm cá linh để trộn làm mắm đu đủ vì ngoại bảo mắm cá lóc giá cao bán không lời, còn mắm cá sặc thì nhiều xương. Con mắm cá linh có dáng nhỏ bằng 2 ngón tay, ngoại không để nguyên mà dùng kéo cắt xéo, mỏng từng miếng. Mắm có vị mặn mòi và thơm nồng, phải nấu lỏng đường mía trộn cùng cho bớt cái mặn đi và thêm tỏi, ớt băm nhỏ dậy mùi thơm.

Riêng đu đủ, muốn mắm ngon phải chọn loại đu đủ mỏ vịt, trái chín hườm (chín tới), vỏ lốm đốm vàng vài chỗ, bên trong thì thịt màu hồng nhạt như mỏ vịt đồng, ăn giòn và có vị ngọt thanh. Đu đủ gọt bỏ vỏ, rửa sạch rồi bào sợi, đem trộn đều với muối bọt theo lượng cân đối sao cho sợi đu đủ ngấm đều vừa ăn rồi vắt ráo nước. Cách làm này giúp đu đủ sạch nhựa, cọng mềm dễ thấm gia vị hơn. Lúc này, lấy tỏi đem băm nhuyễn, còn ớt sừng trâu thì tách bỏ hạt, cắt thành sợi để riêng.

Mắm đu đủ ngoài vị mặn của mắm cá linh, cần thêm vị ngọt hài hòa của đường, mà ngon nhất là dùng đường mía, loại có màu vàng cát sậm. Chúng tôi háo hức khi thấy ngoại nấu đường trên bếp, đường mía thô ngoại mua từng cục theo ký rồi dầm nhỏ, bỏ nồi gang bắt lên bếp củi đượm lửa. Từng miếng đường tan chảy tỏa mùi thơm ngọt ngào khắp xóm khiến chúng tôi cứ hít hà mãi không thôi. Ngoại nhấc nồi đường xuống bếp, cho thêm nước sôi khuấy đều, nước đường sánh lại rồi để nguội.

Lúc này, đu đủ đã vắt ráo nước, mắm cá linh, tỏi, ớt được cho vào cùng thau lớn rồi trộn đều, trộn tới đâu ngoại múc đường mía chan đều tới đó cho nước thấm vào từng sợi đu đủ giòn, miếng mắm mặn và vị cay của ớt cùng mùi nồng của tỏi tươi hòa quyện vào nhau.

Mắm đu đủ để ngăn mát tủ lạnh bảo quản được lâu và mắm không bị chua. Ảnh: Huỳnh Nhi
Mắm đu đủ để ngăn mát tủ lạnh bảo quản được lâu và mắm không bị chua. Ảnh: Huỳnh Nhi

Mắm trộn xong được bỏ keo nhấn chặt, rồi mới cho vào nước trộn mắm đậm đà len lỏi qua các sợi đu đủ, để hôm sau cho thấm vị hoặc thêm vài hôm thì ăn mới ngon.

Mắm đu đủ dễ ăn, chỉ cần dọn với cơm trắng nóng hổi, thêm miếng thịt luộc mềm bóng mỡ là đã đưa cơm vô cùng. Hoặc chỉ cần trái dưa leo tươi giòn cắt mỏng, ít lát khế chua, vài miếng chuối chát, rau sống đủ loại như xà lách, diếp cá, rau thơm… kẹp với miếng mắm đu đủ giòn sật sật ngọt thanh đậm vị cay nồng, mắm cá linh mằn mặn cũng đã đủ ngon.

Huỳnh NhiVnexpress

0 Shares

Những món bún miền Trung làm say lòng thực khách

Ngoài bún bò Huế trứ danh, bún cá thu ở Đà Nẵng hay bún mắm nêm tại Quảng Nam cũng được thực khách ưa thích.

Ảnh: Di Vỹ
Bún bò từng được cố đầu bếp lừng danh Anthony Bourdain công nhận là một trong những món ăn ngon nhất thế giới. Người địa phương khác quen gọi là bún bò Huế để chỉ nơi xuất xứ của món ăn, trong khi ở Huế dân địa phương gọi là bún bò hoặc bún bò giò heo. Người Huế cho rằng, nồi bún bò theo chuẩn cần có “Nước dùng trong, mang vị ngọt của xương hầm và mùi thơm dịu của sả cùng một vị rất đặc trưng của mắm ruốc”. Trong tô bún bò ngoài phần thịt bò, giò lợn, tiết lợn còn có thêm chả cua, một số nơi thay bằng bò viên hoặc chả lụa theo ý thích của thực khách. Món ăn kèm với bắp chuối sống, giá và rau thơm. Ảnh: Di Vỹ
Ảnh: @cukhoaiiiiiiii/Instagram
Mắm nêm là loại gia vị phổ biến ở các tỉnh thành miền Trung. Tại Đà Nẵng, Quảng Nam, bún mắm nêm như một đặc sản hút khách có giá bình dân với nhiều hàng quán chất lượng. Tô bún có thành phần phong phú với bún tươi ăn cùng thịt heo luộc, chả, nem và rau sống. Ngoài ra, món ăn còn là sự kết hợp giữa thịt heo quay giòn rụm với mít non thái nhỏ dai ngọt, rau sống ngon mát, vị béo ngậy thơm của đậu phộng rang, tương ớt cay nồng và vị mặn mà của mắm nêm. Thực khách còn được phục vụ thêm đĩa đu đủ bào sợi chua ngọt cho món ăn thêm ngon. Ảnh: @cukhoaiiiiiiii/Instagram
7 món bún gợi nhớ miền Trung - 1
Với người Huế, bún nghệ xào lòng không chỉ là món ăn chữa bệnh mà còn là thức quà chiều phổ biến, món có vị cay nồng, thích hợp ăn vào các ngày se lạnh. Món ăn không nhiều nguyên liệu nhưng phải được làm kỹ. Lòng lợn chọn loại tươi ngon, làm sạch rồi thái nhỏ ướp gia vị đem xào chín, còn bún xào chung với nước nghệ giã cho có màu vàng óng. Món ăn đựng trong tô nhỏ có lòng lợn béo dai, sợi bún mềm, thơm của rau răm và vị cay của ớt, tiêu… Ảnh: Visit Hue
7 món bún gợi nhớ miền Trung - 3
Sứa có nhiều ở các vùng biển miền Trung như Khánh Hòa, Bình Định, Ninh Thuận và được chế biến thành nhiều món ăn ngon, trong đó có món bún sứa đậm đà vị biển. Sứa sau khi đánh bắt được làm sạch nhớt, sơ chế theo kỹ thuật và kinh nghiệm riêng, sứa dùng làm món ăn này thường nhỏ, màu trắng đục, mình dày. Tô bún sứa hấp dẫn với những miếng sứa giòn mát, có thêm chả cá biển dai, đậm đà, chan nước dùng nóng được nấu từ cá biển thanh ngọt. Ảnh: @phillipnguyen2811/Instagram
7 món bún gợi nhớ miền Trung - 4
Bún cá cũng là món ăn được lòng thực khách thập phương khi đến miền Trung, nhất là ở Đà Nẵng, Khánh Hòa, Ninh Thuận. Nguyên liệu chính của món ăn là cá thu, cá ngừ có thịt ngọt, nấu chín rồi xé thịt từng phần nhỏ hoặc cắt thành khoanh mỏng. Nước dùng bún nấu từ xương cá hoặc các loại cá nhỏ để có vị ngọt, một số nơi cho thêm dứa, cà chua để tăng hương vị. Bún có sợi nhỏ mềm, chan nước lèo, thêm thịt cá, chả cá và ăn cùng các loại rau thơm, rau sống. Ảnh: @Trungbuii/Instagram.
7 món bún miền Trung làm say lòng thực khách - 5
Tương tự bún cá, bún chả cá ở Quy Nhơn, Bình Định có nước dùng được nấu từ cá biển thanh ngọt, không béo. Điểm nhấn của món ăn chính là phần chả làm từ đủ loại cá biển như cá nhồng, cá rựa, cá mối, cá thu… Thịt cá được xay nhuyễn, tẩm ướp gia vị theo công thức riêng rồi đem hấp chín hoặc chiên vàng ươm, ăn đậm vị, mỗi tô bún có ba loại chả cá khác nhau. Bún chả cá thường được ăn kèm hành tím ngâm chua, ăn giòn và không có mùi hăng. Ngoài Quy Nhơn, thương hiệu bún chả cá cũng được biết đến ở Nha Trang, Đà Nẵng. Ảnh: Tâm Linh
7 món bún miền Trung làm say lòng thực khách - 6
Ở Phù Mỹ, Bình Định có món bún rạm hấp dẫn thực khách với vị rạm béo, nhiều thịt và thơm ngon. Rạm là loài thuộc họ cua, vỏ cứng, có thịt ngọt, người nấu xay nhuyễn, lọc thịt nấu thành từng váng dậy mùi thơm. Bún rạm có thêm rau sống, bánh tráng nướng để trong tô bún tươi, khi ăn, thực khách múc thịt rạm vào tô từng chút, nước rạm béo thơm hòa quyện trong từng sợi bún thơm ngon. Ảnh: @trangpinkyy/Instagram
7 món bún miền Trung làm say lòng thực khách - 7
Bún tôm Bình Định là khởi nguồn của món bún quậy nổi tiếng ở Phú Quốc, nguyên liệu tươi ngon là điểm nhấn cho món ăn độc đáo này. Bún không làm sẵn mà khi có khách gọi thì chủ mới lấy bột ép thành cọng chạy thẳng vào nồi nước sôi luộc chín. Tôm tươi bỏ cối giã nhuyễn với ít muối, ớt… sau đó cho vào tô, thêm gia vị như bột ngọt, nước mắm. Lúc này người bán chan nước luộc bún sôi vào tô cho thịt tôm tái đi rồi thêm bún, bỏ ngò, hành, tiêu cho thơm. Thực khách thích ăn trứng có thể thêm trứng gà vào tô đánh tái. Món dọn kèm với bánh tráng nướng giòn thơm. Ảnh: @bgz.pomade/Instagram

Huỳnh Nhi tổng hợp (Vnexpress)

0 Shares

23 Món Ngon Hà Nội + Vừa Nghe Tên Đã Thèm

Ẩm thực Hà Nội đã tồn tại qua nhiều thế kỷ, được lưu truyền từ đời này sang đời kia, tạo nên hương vị đặc trưng. Nếu có dịp du lịch đến thủ đô, đừng quên thưởng thức 23 món ngon Hà Nội được Klook tổng hợp trong bài viết dưới đây nhé!(*) Cuộc đời quá ngắn ngủi để ngó lơ những món ăn ngon. Dưới đây là những combo đặc sản địa phương đang được Klook Vietnam giới thiệu đến #teamKlook Hà Nội, đảm bảo mang đến cho bạn “chuyến du hành ẩm thực” rất gì và này nọ. Đó là còn chưa kể đến mức giá tốt cùng ưu đãi giao hàng hấp dẫn. Đừng bỏ lỡ nhé. Combo Đặc Sản Tây Bắc Việt Nam (Cá Hồi Sapa, Thịt Bê Chao và Thịt Lợn Bản Mộc Châu) – Miễn Phí Giao Hàng Tận Nơi ở Hà Nội Xác nhận tức thời

23 Món Ngon Hà Nội Vừa Nghe Tên Đã Thèm

Danh sách món ngon Hà Nội nhiều vô số kể. Dù bắt đầu hành trình khám phá ẩm thực Hà vào buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều hay… giữa đêm khuya, bạn vẫn sẽ có được trải nghiệm vẹn tròn “hương – vị – sắc”.

Các Món Ăn Sáng, Ăn Trưa Hà Nội Ngon – Bổ – Rẻ

1. Bún Ốc Hà Nội

bun-oc-ha-noi

Ảnh: UnsplashMón bún ốc Hà Nội trứ danh được làm từ nguyên liệu đơn giản và dân dã gồm: ốc văn hoặc ốc nhồi, bún, cà chua, rau thơm kèm gia vị là món ăn ngon Hà Nội được lòng du khách gần xa. Màu sắc món ăn bắt mắt, hương vị nước ốc đậm đà được người Hà Nội chọn làm bữa sáng hoặc bữa trưa cho gia đình.Địa chỉ ăn bún ốc ngon:

  • Bún ốc Giang – 36 Lương Ngọc Quyến, Q. Hoàn Kiếm
  • Bún ốc sườn – 57 Hai Bà Trưng, Q, Hoàn Kiếm
  • Bún ốc sườn Cô Sáu – Tầng trệt, 354 Bạch Mai, Q.Hai Bà Trưng

2. Phở Hà Nội

pho-ha-noi

Phở Hà Nội là món ăn truyền thống lâu đời, mang hương vị riêng của đất Bắc. Sự khác biệt dễ nhận thấy nhất giữa phở Hà Nội và phở trong Nam chính là bánh phở dẹp và to hơn, đồng thời, một số nơi sẽ ăn kèm phở với quẩy. Khách du lịch Hà Nội có thể chọn phở gà, phở bò hay phở ngan tùy theo sở thích ăn uống của mỗi người.Địa chỉ bán phở ngon ở Hà Nội:

  • Phở Gia Truyền: 49 Bát Đàn, Q.Hoàn Kiếm
  • Phở Thìn: 13 Lò Đúc, Q.Hai Bà Trưng
  • Phở Vui (chuyên bò): 25 Hàng Giấy, Q.Hoàn Kiếm.

3. Phở Cuốn Hà Nội

dac-san-ha-noi

Phở cuốn Hà Nội là món ngon Hà Nội quen thuộc của người dân thủ đô. Món ăn được làm từ bánh phở, gói bên trong là thịt, rau chả, hành, giá, v.v… Vị ngọt thanh vừa miệng từ thịt, rau và nước chấm khiến nó trở thành món ăn xế khoái khẩu thơm ngon lại không quá đầy bụng.Địa chỉ ăn phở cuốn ngon:

  • Phở cuốn Hương Mai: 25 Ngũ Xá, Q.Ba Đình
  • Phở cuốn Hưng Bền: 35 Nguyễn Khắc Hiếu, Q.Ba Đình
  • Phở cuốn Ngũ Xá: 233A Tô Hiệu, Q.Cầu Giấy

4. Bún Chả Hà Nội

bun-cha-ha-noi

Thoạt nhìn, bạn có thể nghĩ ngay đến món bún thịt nướng trong Nam, nhưng không nhé, hương vị nước chấm của bún chả Hà Nội hoàn toàn khác biệt. Một phần bún chả gồm: bún, nước chấm vị chua ngọt có kèm su hào và cà rốt ngâm giấm, thêm vài miếng chả thịt nướng thơm phức dậy mùi than lửa và hạt tiêu. Khi ăn, dùng kèm rau sống, mỗi thứ một chút hòa quyện cùng nhau tạo nên vị đậm đà, ngon khó cưỡng.Địa chỉ bán bún chả Hà Nội: 

  • Bún chả Cửa Đông: 41 Cửa Đông, Q.Hoàn Kiếm
  • Bún chả Đắc Kim: 1 Hàng Mành, Q.Hoàn Kiếm
  • Bún chả Sinh Từ: 57 Nguyễn Khuyến, Q.Đống Đa

5. Bún Mọc Dọc Mùng Hà Nội

mon-ngon-ha-noi-5
©vietnamnet.vn

Bún mọc dọc mùng là món bún rất đáng thử khi du lịch Hà Nội. Thành phần đơn giản với bún, khoanh thịt chân giò, viên mọc, kèm nước ninh từ xương. Viên mọc tròn thơm cùng với sợi mang giòn dai cùng với đó là vị cay của ớt, khiến thực khách không khỏi xuýt xoa khi thưởng thức. Thiếu đi món đặc sản Hà Nội này thì chuyến du lịch của bạn cũng kém phần đậm đà đấy!Tiệm bún mọc dọc mùng Hà Nội:

  • Bún mọc Hàng Lược: 57-59 Hàng Lược, Q.Hoàn Kiếm
  • Bún mọc sườn chua Xã Đàn: 181 Xã Đàn, Phương Liên, Q.Đống Đa
  • Bún mọc chân gà: 45A Mai Hắc Đế, Bùi Thị Xuân, Q.Hoàn Kiếm

6. Bún Riêu Cua Hà Nội

mon-ngon-ha-noi-7
©24h.com.vn

Nguyên liệu chính làm nên tô bún riêu cua Hà Nội đặc sắc đó là cua đồng tươi giã nhuyễn, lọc lấy nước đun nhỏ lửa để thịt cua đóng thành khối và nổi trên mặt nước lèo. Cho thêm cà chua đỏ, mắm tôm, hành xanh, đậu chiên vàng, miếng giò ăn kèm rau và bún là đủ vị!Quán bún riêu cua Hà Nội ngon:

  • Bún riêu phố Quang Trung: 2F Quang Trung, Hoàn Kiếm
  • Bún riêu phố Nguyễn Siêu: 32 Nguyễn Siêu, Hoàn Kiếm

7. Bánh Đa Cua Hà Nội

mon-ngon-ha-noi-8
©aFamily.vn

Bạn có thể tìm thấy bánh đa cua tại nhiều thành phố khác tại miền Bắc, nhưng hương vị bánh đa cua Hà Nội mộc mạc, giản dị là điều khiến người ta khó quên. Sợi bánh đa dai dai ăn cùng nước dùng đậm vị, thêm chút giấm chua thanh thanh và ớt cay nồng là đúng chuẩn.Chỗ ăn bánh đa cua ngon ở Hà Nội:

  • Bánh đa cua Hàng Đồng: 8 Hàng Đồng, Q.Hoàn Kiếm
  • Bánh đa cua Phố Trung Liệt: 143 Trung Liệt, Q.Đống Đa
  • Bánh đa cua và miến trộn Huỳnh Thúc Kháng: 16 Huỳnh Thúc Kháng, Q.Đống Đa

8. Xôi Khúc Hà Nội

mon-ngon-ha-noi-15
©baomoi.com

Xôi khúc hay bánh khúc là một trong những món ăn tạo nên nét đẹp ẩm thực cổ truyền Hà Nội. Bánh có dạng khối tròn, bên trong nhân đậu xanh nhuyễn cùng thịt heo cắt nhỏ, cùng gia vị. Mua bánh khúc làm quà đặc sản Hà Nội sẽ rất tuyệt nó chứa đựng đầy đủ hương đồng cỏ nội, mùi vị lúa nếp quê hương.Địa chỉ mua bánh khúc Hà Nội ngon:

  • Bánh khúc Cô Lan: 69B Nguyễn Công Trứ, Phố Huế, Q.Hai Bà Trưng
  • Bánh khúc Quân: 35 Cầu Gỗ, Hàng Bạc, Q.Hoàn Kiếm

9. Bánh Mì Sốt Vang Hà Nội

bo-xot-vang-ha-noi
Ảnh: Pixabay

Thời tiết lành lạnh tại Hà Nội là lúc tuyệt nhất để bạn thưởng thức món bánh mì sốt vang. Bánh mì nướng vàng giòn chấm cùng sốt vang đậm đà cùng thịt bò mềm. Món ăn sáng nhẹ nhàng, vừa đủ no để bạn bắt đầu một ngày mới là đây chứ đâu. Ăn bánh mì sốt vang ở đâu ngon?

  • Beefsteak Sauce Bread Shop: ngõ 35 Thái Thịnh, ngã Tư Sở, Đống Đa
  • Tiệm số 252 Hàng Bông, Cửa Nam, Hoàn Kiếm
  • Trâm – Bánh mì sốt vang Đình Ngang: 30 Đình Ngang, quận Hoàn Kiếm

10. Bánh Giò Đông Các Hà Nội

banh-gio-dong-cac-ha-noi
Ảnh: Pixabay

Bánh giò là món ăn dân dã của người dân Hà Nội, rất dễ tìm thấy ở cách hàng quán ăn vặt hay được rao bán trên các con phố. Bánh được gói cẩn thận trong lớp lá chuối dày và cầu kỳ. Phần nhân thịt mặn bên trong có vị vừa miệng và béo ngậy. Một chiếc bánh giò lúc đói sẽ giúp bạn giữ ấm và no lâu trong suốt nhiều tiếng đồng hồ.Quán bán bánh giò Đông Các ngon:

  • 33 Đông Các, quận Đống Đa, Hà Nội

Gợi Ý Ăn Tối Hà Nội “Vạn Người Mê”

11. Bánh Cuốn Thanh Trì

banh-cuon-ha-noi

Bánh cuốn Thanh Trì nổi tiếng với độ mỏng và dai của nó. Phần nhân được cuốn với hành phi và chút thịt bằm. Bánh được chấm cùng nước mắm vị nhạt, ăn kèm chả lụa thơm ngon, hương vị hấp dẫn đến nao lòng. Hãy thử trải nghiệm bánh cuốn Thanh Trì tại Hà Nội để tìm thấy sự khác biệt nhé!Đi ăn bánh cuốn Thanh Trì ngon ở:

  • Bánh cuốn Bà Hoành: 66 Tô Hiến Thành, Bùi Thị Xuân, quận Hoàn Kiếm
  • Bánh cuốn gia truyền Thanh Vân: 12-14 Hàng Gà, Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm
  • Bánh cuốn Bà Xuân: dốc Hòe Nhai, Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình

Ăn Bánh Cuốn Chuẩn Vị Với Tour Ẩm Thực Hà Nội

12. Bún Thang Hà Nội

mon-ngon-ha-noi-13
©baomoi.com

Bún thang Hà Nội có thể gọi là “đệ nhất cầu kỳ” vì phải dùng đến 20 nguyên liệu để làm nên tô bún thơm ngon. Thành phần chính bao gồm: trứng gà chiên mỏng xắt nhỏ, lườn gà xé, giò lụa xắt mỏng, tôm, mực, rau răm, v.v… tất cả tạo nên tô bún sắc màu đẹp mắt và ngon miệng. Quả xứng đáng là món ăn ngon Hà Nội nổi bật, đúng không nào? Địa chỉ bán bún thang Hà Nội:

  • Bún thang Cầu Gỗ: 48 Cầu Gỗ, Q.Hoàn Kiếm
  • Bún thang Hàng Hòm: số 2 ngõ Hàng Chỉ, Hàng Hòm, Q.Hoàn Kiếm
  • Bún thang Hàng Hành: 29 Hàng Hành, Hoàn Kiếm

13. Bún Đậu Mắm Tôm Hà Nội

bun-dau-mam-tom-ha-noi
Ảnh: Pixabay

Bún đậu mắm tôm là món ngon Hà Nội “gây sốt” một thời với nguyên liệu hết sức dân dã. Một ít bún, vài miếng đậu, ăn kèm mắm tôm, rau kinh giới, tía tô, mùi tàu bạn sẽ cảm nhận được vị béo của đậu, mặn ngọt của mắm tôm. Những ai ăn lần đầu sẽ cảm giác hơi “dội” với vị nồng, nhưng dần dà sẽ bị nghiện đó nhé!Ăn bún đậu mắm tôm Hà Nội ngon ở đâu?

  • Bún đậu mắm tôm Ngõ Trạm: 1B Ngõ Trạm, Q.Hoàn Kiếm
  • Bún đậu Trung Hương: 49 ngõ Phất Lộc, Hàng Bạc
  • Bún đậu Cây Bàng – Đại La: 129 Đại La, Q.Hai Bà Trưng

14. Nem Rán Hà Nội

mon-an-ngon-ha-noi

Nếu Thanh Hóa nổi tiếng với nem chua sống cuốn là chuối thì nem rán Hà Nội có vị ngọt từ nem chưa lên men. Thơm ngon, béo ngậy trong từng miếng nem vàng ruộm được bày biện đẹp mắt. Ăn nem rán, uống bia và tám chuyện vui cùng bạn bè là thú vui khá phổ biến của các bạn trẻ.Địa điểm mua nem rán ngon:

  • Nem nướng 10 Ấu Triệu, Hoàn Kiếm
  • Nem nướng 46 Yên Phụ, Yên Phụ, Q.Tây Hồ
  • Nem nướng 44 Yên Phụ Nhỏ, Tây Hồ

15. Chả Cá Lã Vọng Hà Nội

cha-ca-la-vong-ha-noi

Chả cá Lã Vọng là món ăn đặc sản Hà Nội được làm từ cá lăng, là loại cá nhiều chất dinh dưỡng, thịt ngọt, ít xương. Miếng chả được chiên giòn ăn kèm rau thơm, bún tươi hoặc cơm trong những bữa trưa hoặc cơm tối gia đình đều phù hợp. Đặc biệt, bạn phải ăn cùng mắm tôm mới đúng điệu nhé! Món ăn hứa hẹn đánh thức vị giác của bạn với hương vị khó quên.Chỗ mua chả cá Lã Vọng Hà Nội:

  • Chả Cá Vọng Ngư: 29 Nguyễn Chí Thanh, Ba Đình
  • Chả cá Thăng Long: Số 21 Đường Thành, Q.Hoàn Kiếm
  • Chả cá Lão Ngư: Số 171 Thái Hà, Q.Hoàn Kiếm

16. Lòng Rán Hà Nội

long-ran-ha-noi

Du lịch Hà Nội mà chưa thưởng thức đặc sản lòng rán thì quả thật là thiệt thòi lớn đối với thực thần chân chính. Miếng lòng sạch được rán chín cháy cạnh, ngoài giòn trong mềm, ăn cùng với rau thơm, bún tươi, chấm thêm mắm tôm chua cay thì phải nói là “bùng nổ hương vị”. #teamKlook có thể thử lòng xài, lòng hấp, gỏi lòng…; đều là “cực phẩm” đấy!Các quán lòng rán Hà Nội ngon: 

  • Lòng rán Nhất Quán: số 23, đường Nguyễn Siêu, Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Lòng rán số 16 Hàng Gà, Hà Nội
  • Lòng rán số 27, ngõ 16, Hoàng Cầu, Hà Nội

Đừng Bỏ Lỡ Món Vặt Hà Nội Trên Cả Tuyệt Vời

17. Bánh Cốm Hà Nội

banh-com-ha-noi
Ảnh: Báo Thanh Niên

Bàn về đặc sản Hà Nội “được lòng” du khách, không thể nào không nhắc đến bánh cốm. Đây là món ăn vặt Hà Nội nổi tiếng bởi vị ngọt thanh và hương thơm đặc trưng hấp dẫn. Vỏ bánh được làm từ nếp cái hoa vàng màu xanh lá bắt mắt, ngọt và dẻo, ôm lấy phần nhân làm từ sầu riêng hoặc đậu xanh. Bánh cốm Hà Nội tuyệt hảo nhất khi dùng cùng trà nóng; là món ngon ngày Tết được nhiều người yêu thích. Mua bánh cốm Hà Nội ngon ở đâu?

  • Bánh cốm Bảo Minh: số 12, Hàng Than, Ba Đình, Hà Nội 
  • Bánh cốm Tươi Xào Xưa Nay: số 60, Hàng Than, Ba Đình, Hà Nội 
  • Cốm Vòng Hà Nội: số 36, Ngõ 63 Đường Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

18. Bánh Mì Hà Nội

banh-mi-ha-noi

Bánh mì là “món ngon quốc dân” của Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung. Bánh mì Hà Nội “ghi điểm” với giới sành ăn bởi biến tấu sáng tạo, với nhân thịt nướng, nem khoai, nem chua rán… cực kỳ lạ miệng. Bánh mì Dân Tổ của Hà Thành còn từng “làm mưa làm gió” mạng xã hội với phần nhân trứng, chả, pate đầy đặn không-đối-thủ. Bánh mì Hà Nội có giá từ 20.000đ đến hơn 60.000đ tuỳ nhân, tuy nhỏ bé nhưng cung cấp đủ năng lượng để “nâng bước chân khám phá” #teamKlook. Chỉ điểm nơi bán bánh mì Hà Nội ngon: 

  • Bánh mì Dân Tổ: ngã ba Cao Thắng và Trần Nhật Duật – chỉ bán từ 3h00 đến 7h00
  • Bánh mì Lãn Ông: số 8, Chả Cá, Hà Nội 
  • Bánh mì nem khoai Đặng Văn Ngữ: số 7A, ngõ 4C, Đặng Văn Ngữ, phường Đống Đa, Hà Nội

19. Chả Rươi Hà Nội

cha-ruoi-ha-noi

Chả rươi là một trong những đặc sản Hà Nội nổi tiếng. Chả được làm từ rươi, thịt heo xay nhuyễn, trứng gà, hành, ớt ăn cùng nước mắm tinh tế đúng vị, khiến thực khách phải xuýt xoa khi thưởng thức. Miếng chả mềm béo, ấm nóng ăn trong tiết trời lạnh Hà Nội thì còn gì bằng?Nơi bán chả rươi ngon:

  • Chả rươi Hưng Thịnh: 1 Hàng Chiếu, Q.Hoàn Kiếm
  • Chả rươi Gia Ngư: 25 Gia Ngư, Q.Hoàn Kiếm
  • Chả rươi Hằng Béo: 244 Lò Đúc, Q.Hai Bà Trưng

20. Tào Phớ Hà Nội

mon-ngon-ha-noi-20
©baomoi

Tào phớ hay còn gọi là đậu hủ hoặc tàu hủ ở miền Nam. Món ăn khá quen thuộc nhưng khi ăn tại Hà Nội, người ta mới thấy cảm nhận được hết mùi vị đặc trưng và truyền thống của nó. Tào phớ Hà Nội được biến tấu ăn kem với bánh flan (caramen), sương sáo, trân châu dai và nước đường tạo nên hương vị thơm ngọt mát lành.Tiệm ăn tào phớ Hà Nội ngon:

  • Vua Tào Phớ: 50 Thái Hà, Đống Đa
  • Tào phớ Jelly Bean: 28 Quang Trung, Hoàn Kiếm
  • Tào phớ Caramen: 172 Đại Từ, Hoàng Mai.

21. Bánh Tôm Hà Nội

mon-ngon-ha-noi-17
©CNN.com

Bánh tôm được làm từ tôm nước ngọt bọc bột mì chiên lên, tạo thành những chiếc bánh thơm ngon, giòn tan. Vỏ bột bánh giòn, có vị bùi bùi ngọt ngọt của đậu xanh nhuyễn. Nhân tôm hơi bé nhưng được cái tươi, thịt ngọt và tẩm ướp rất vừa miệng. Dù chỉ là một món ăn vặt vỉa hè chiên rán, nhưng món bánh tôm này thu hút nhiều thực khách, đặc biệt là người thích khám phá món ngon Hà Nội. Gợi ý chỗ ăn bánh tôm Hà Nội ngon:

  • Bánh tôm Hàng Bồ: 55 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm
  • Bánh tôm Hồ Tây: số 1 Thanh Niên, Tây Hồ
  • Bánh tôm Cô Ầm: ngõ Đồng Xuân, Hàng Chiếu, Hoàn Kiếm

22. Kem Tràng Tiền Hà Nội

mon-ngon-ha-noi-11
©laodong.vn

Thương hiệu Kem Tràng Tiền đã có từ rất lâu đời, nằm ở vị trí ngay trung tâm thủ đô. Người ta tìm đến thưởng thức kem Tràng Tiền không chỉ vì vị ngon ngọt, mát lạnh của nó, mà còn để sống lại những ký ức tuổi thơ. Nếu bạn đang tìm kiếm những hương vị kem truyền thống như cốm, đậu xanh, sữa dừa, cacao… thì hãy ghé ngay đến kem Tràng Tiền.Địa chỉ bán Kem Tràng Tiền:

  • 35 Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

23. Nộm Bò Khô Hà Nội

dac-san-ha-noi

Tại Hà Nội, khi nhắc đến nộm, người ta sẽ nghĩ ngay đến món nộm bò khô Hà Nội thơm ngon với miếng bò khô cắt miếng tẩm vị tạo độ dai vừa phải, kết hợp đu đủ sợi xanh ăn cùng rau thơm, đậu phộng rang và nước sốt chua ngọt phải nói cực hấp dẫn.Gợi ý nơi bán nộm bò khô ngon:

  • Nộm Vân: 16B Đường Thành,  Q.Hoàn Kiếm
  • Nộm Ông Phúc: Ngõ 1 Nghĩa Tân, Q.Cầu Giấy
  • Nộm Huế: 21 Đặng Trần Côn, Q.Đống Đa

Check-in “Chanh Sả”, Thư Thả Ăn Ngon Ở Khách Sạn Sheraton Hà Nội

mon-ngon-ha-noi

Chẳng cần chi “tiền tấn”, bạn vẫn có thể thưởng thức hàng loạt món ngon Hà Nội tại không gian ăn uống tinh tế của Khách Sạn Sheraton. Đang yên đang lành tự nhiên… thèm đồ Tây? Chọn ngay gói ăn uống West Lake Set Menu của Nhà Hàng Hemispheres Steak & Seafood Grill với súp tôm hùm, cá hồi muối, vịt và gan ngỗng… Cần một chút thư thả cho cuối tuần? Mời bạn đặt ngay Tiệc Trà Chiều Hitea và chìm đắm vào không gian yên tĩnh, lãng mạn. Còn rất nhiều lựa chọn ăn uống tại Khách Sạn Sheraton Hà Nội đang có giá cực tốt đang chờ bạn khám phá đấy. 

Khám Phá Đặc Sản Hà Nội Cùng Klook Vietnam

Lên kế hoạch du lịch tự túc về Hà Nội có chiến lược cùng Klook Vietnam nào! Với danh sách món ăn ngon Hà Nội được tổng hợp từ Klook, bạn sẽ dễ dàng lựa chọn địa điểm ăn uống với mức giá hợp lý. Bên cạnh đó, Klook còn gợi ý những địa điểm tham quan ngắm cảnh đặc sắc khi du lịch Hà Nội giúp bạn tiết kiệm thời gian, tự thiết kế lịch trình du lịch hợp lý nhất có thể.Thưởng thức hết các món ăn ngon Hà Nội với voucher ẩm thực cực tốt ở Klook, tại sao không?

Theo Klook Vietnam

0 Shares

Muôn cách thưởng thức xôi ở Hà Nội và Sài Gòn

Người Hà Nội thường ăn xôi xéo với ruốc hay chả, xôi trắng với thịt kho, lạp xưởng… người Sài Gòn chọn ăn kèm xá xíu, gà quay, trứng cút…

Buổi sáng những ngày bình thường, lái xe vòng quanh các con phố Hà Nội, người ta thấy không thiếu những gánh và quán xôi vỉa hè. Lại gần ngồi trên những chiếc ghế nhựa thấp, thực khách có thể ngửi thấy mùi xôi nếp thoang thoảng, theo làn khói nghi ngút tỏa ra từ các chõ, hay thúng, được phủ một một lớp vải mỏng để giữ nóng.

Các gánh xôi thường đa dạng xôi nếp trắng, xôi gấc, xôi lạc, xôi đỗ xanh, xôi ngô bung… Đồ ăn kèm có ruốc, muối vừng hay chả quế, patê. Một vài gánh khác có bán xôi xéo, món xôi màu vàng óng, ăn kèm đậu xanh mềm mịn.

Xôi xéo ở gánh hàng chị Mây tại ngã tư Hàng Bài, Lý Thường Kiệt. Ảnh: Chubehanoi/Instagram.
Xôi xéo ở gánh hàng chị Mây tại ngã tư Hàng Bài, Lý Thường Kiệt. Ảnh: Chubehanoi/Instagram.

Loại gạo được chọn để đồ xôi xéo là nếp cái hoa vàng hay nếp ả, loại gạo nổi tiếng tại các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Gạo được ngâm với bột nghệ, đãi từ hôm trước rồi sáng đem đồ. Để xôi không nát, người nấu phải canh lửa không quá to, tránh hơi nước bốc nhanh. Khi xôi gần chín, trộn đều với mỡ gà rồi hấp đến khi chín hẳn, như vậy hạt vừa tròn, mềm, bóng và không dính hay nát.

Phần đậu xanh ăn kèm để dẻo, bùi cũng phải là loại đậu hạt nhỏ, chắc. Sau khi ngâm nước vài tiếng, đậu xanh cũng được đồ chín, rồi nghiền nhuyễn với chút muối và mỡ. Đậu xanh nhuyễn sau đó được vo tròn, bọc kín.

Khi ăn, xôi xéo thường được gói trong lá chuối, bên ngoài bọc một lớp báo. Sau khi đặt nắm xôi bằng lòng bàn tay lên lá, người bán nhanh tay thái những miếng đậu xanh mỏng lên trên, rồi chan một thìa mỡ gà vàng óng. Cuối cùng món ăn không thể thiếu hành khô được phi giòn và có thể ăn kèm ruốc hoặc chả. Mỗi gói xôi có giá từ 10.000 đến 20.000 đồng.

Lựa chọn khác cho bữa sáng là xôi ăn kèm thịt, trứng kho. Bát xôi nóng, dẻo được chan thìa nước thịt kho loang loáng mỡ. Thịt ba chỉ ăn kèm thường thái bản to, kho nhừ, có màu nâu của nước hàng và khi cắn sẽ mềm tan ngay trong miệng. Ngoài ra, bạn có thể gọi thêm giò lụa kho, trứng kho hoặc trứng ốp, ăn kèm dưa chuột bóp chua để không ngấy. Mỗi suất xôi có giá khoảng 30.000 – 40.000 đồng.

Trên đường phố, người Hà Nội thi thoảng nghe những tiếng rao “xôi lạc, bánh khúc đây”. Bánh khúc là một kiểu xôi nếp trắng nhưng hạt gạo đồ mềm hơn, bên trong có nhân bột nếp lá khúc, đậu xanh, thịt lợn ướp tiêu. Bánh khúc ngon nhất khi ăn nóng, để xôi còn dẻo, thơm hòa quyện cùng nhân bùi bùi và đậm đà vừa miệng. Bánh khúc nhỏ vừa bằng lòng bàn tay, thích hợp để ăn sáng và xế chiều.

Ngày nay, các quán xôi ở Hà Nội cũng biến tấu không ngừng để thực khách có nhiều lựa chọn với các loại nhân ăn kèm. Trong đó phải kể đến xôi gà luộc xé miếng, thịt gà rim cay, sườn rim cay, lạp xưởng… chan nước sốt. Thực khách cũng vì thế mà chọn món xôi cho bữa trưa, bữa tối hay ăn đêm.

Xôi thịt, giò kho mềm ở 57 Thợ Nhuộm. Ảnh: Lan Hương.
Xôi thịt, giò kho mềm ở 57 Thợ Nhuộm. Ảnh: Lan Hương.

Ở Sài Gòn, món xôi không chỉ là thức quà sáng khởi đầu ngày mới mà còn được bán nhiều khung giờ như trưa, chiều, tối hoặc đêm khuya, rạng sáng để thực khách lót dạ. Xôi cũng có nhiều phiên bản khác nhau nhưng chủ yếu được phân làm hai loại là xôi mặn và xôi ngọt.

Xôi ngọt như xôi đậu, sầu riêng, bắp, gấc. Món ăn đặc trưng bao giờ cũng có lớp xôi thơm mềm, nóng hổi được thêm chút cơm dừa nạo bào nhuyễn và lớp đường cát, đậu phộng rang lên trên, giá bán từ 5.000 đồng đến 10.000 đồng mỗi gói.

Xôi bắp là một trong những món xôi ngọt đặc trưng, được nấu từ bắp nếp dẻo hầm với nước dừa cho hạt bung nở mềm, màu trắng tươi. Xôi bắp hơi nhão, khi ăn cho thêm ít dừa nạo, đường, đậu phộng hoặc muối mè, vừa ngọt vừa béo nhưng không ngấy. Bên cạnh đó, Sài Gòn cũng có món xôi cadé, xôi được đơm vào lá chuối tươi, bên trên là lớp cadé mềm mịn làm từ nước cốt dừa, trứng gà, bột mì, đường. Người bán khéo léo gói lại đẹp mắt, món không quá phổ biến, thường bán tại các khu người Hoa sinh sống.

Xôi mặn ở Sài Gòn thường là nếp nấu dẻo ăn kèm với đủ món như thịt heo xá xíu đậm vị, tôm khô, lạp xưởng, chà bông, chả, trứng cút… thêm mỡ hành béo hoặc hành phi vàng ruộm, tuyệt nhiên không thể thiếu nước sốt đậm đà.

Một trong những phiên bản xôi mặn được yêu thích chính là xôi gà. Hộp xôi đầy ụ với nếp dẻo, đùi gà tẩm ướp thơm ngon vừa vị, thêm mỡ hành, cải chua và phần nước sốt được nấu sánh, dậy mùi. Thực khách có thể chọn thêm nhiều món ăn kèm như da gà chiên giòn, trứng non, gà xé, xíu mại, lòng mề gan luộc… Ở các khu người Hoa còn có các món xôi mặn khác như xôi khâu nhục ăn chung với thịt ba rọi nấu mềm, xôi bát bửu đa sắc màu nấu với thịt xá xíu, tôm khô, lạp xưởng, nấm đông cô, củ cải, hành phi, đậu phộng…

Món xôi gà kèm thịt xá xíu nổi tiếng ở chợ Bà Chiểu, quận Bình Thạnh. Ảnh: @lanwiththi/Instagram.
Món xôi gà kèm thịt xá xíu nổi tiếng ở chợ Bà Chiểu, quận Bình Thạnh. Ảnh: @lanwiththi/Instagram.

Xôi là món ăn ngon, tiện lợi, giúp no lâu. Xôi ngọt thường hay bán vào buổi sáng, nhưng với xôi mặn thì ăn ngon khi vào chiều. Một ngày trên đường đi làm về, bỗng ngửi thấy hương xôi nóng bốc lên từ hàng quán nào đó, mua lấy một hộp rồi nhâm nhi, hít hà hương nếp mới, mùi mỡ hành béo và miếng thịt gà mềm, muỗng xôi nóng hòa quyện trong nước sốt đậm đà làm no lòng thực khách.

Lan Hương – Huỳnh Nhi

0 Shares

9 món đặc sản Tiền Giang nghe tên là nhớ quê

Hủ tiếu Mỹ Tho, chả nướng chợ Gạo, mắm tôm Gò Công, vú sữa Lò Rèn… là những món ăn khiến người đi xa nhung nhớ.Xem thêm: Du lịch miền Tây

9 món đặc sản Tiền Giang nghe tên là nhớ quê

Hủ tiếu Mỹ Tho

9-mon-dac-san-tien-giang-nghe-ten-la-nho-que-ivivu-1

Có lẽ món ăn được nhắc đến đầu tiên khi nhớ về miền đất Tiền Giang chính là hủ tiếu Mỹ Tho – một trong ba thương hiệu hủ tiếu nức tiếng nhất, bên cạnh hủ tiếu Sa Đéc và Nam Vang. Bí quyết làm nên sợi hủ tiếu ngon ở Mỹ Tho là gạo Gò Cát thơm dẻo, làm ra sợi hủ tiếu nhỏ, khô và dai. Ở Tiền Giang, món hủ tiếu thường gồm có tôm, mực, gan heo, lòng, tim, gan, hoành thánh, sườn… Các loại rau cũng phong phú không kém như xà lách, hẹ, cần tây, cải cúc… Nước dùng ngon phải là loại đậm vị nước hầm xương, tôm khô và mực nướng, pha một chút vị của củ cải thanh thanh.

Chả nướng chợ Gạo

9-mon-dac-san-tien-giang-nghe-ten-la-nho-que-ivivu-2

Chả nướng chợ Gạo là một trong các đặc sản Tiền Giang mà người đi xa luôn nhung nhớ. Món ăn được làm vào dịp giỗ chạp hay lễ tết với các nguyên liệu như thịt nạc vai, hành tím, tỏi, trứng vịt, bánh tráng, lá chuối, các loại rau ăn kèm… Thịt luộc chín thái mỏng, xào với hành tỏi cho thơm rồi trộn chung với trứng vịt, tỏi, tiêu, nước mắm, hạt nêm. Người Tiền Giang nướng chả bằng nồi gang để mẻ chả chín đều và chín từ trong. Đặc biệt, người ta phải lót lá chuối dưới đáy nồi để lấy được miếng chả ra dễ dàng, không bị xát, hơn nữa lại dậy mùi thơm mát. Chả được nước bằng than là ngon nhất, miếng chả chín thái ra, cuộn cùng bánh tráng, rau thơm và chấm nước mắm chua ngọt.

Vú sữa Lò Rèn

9-mon-dac-san-tien-giang-nghe-ten-la-nho-que-ivivu-3

Miệt vườn miền Tây nổi tiếng với các loại hoa trái sum sê, quả ngọt, trái thơm. Một trong số đặc sản được nhớ tới nhiều nhất chính là vú sữa Lò Rèn (Tiền Giang). Cũng là trái vú sữa chín nhưng ruột bên trong trắng tinh, mọng nước, vị ngọt thanh và hương thơm mát nhẹ nhàng. Bên ngoài quả vú sữa căng bóng, quả to, tròn và nặng. Mùa vú sữa thường khoảng tháng 9 đến tháng 4 âm lịch năm sau. Ngày nay, vú sữa Lò Rèn được thương lái mang đi muôn nơi và được khách hàng yêu thích.

Chuối quết dừa

9-mon-dac-san-tien-giang-nghe-ten-la-nho-que-ivivu-4

Chuối quết dừa là món ăn vặt khá lạ miệng có xuất xứ từ Tiền Giang. Mùi vị giản dị, ngọt ngào, thơm bùi, dùng với nước chấm chua ngọt pha từ nước mắm chanh, tỏi, ớt hiểm, nước cốt dừa. Để làm món ăn này, người ta luộc chuối đến chín dẻo, vàng thơm, trộn với dừa nạo, dứa thái lát, giã trong cối cho tới khi nhuyễn rồi thêm muối đường cho hợp vị. Khi ra thành phẩm, món ăn vừa béo bùi vị dừa nạo, ăn kèm bánh tráng, các loại rau vườn và nước chấm tạo nên mùi vị là lạ, vừa mặn vừa ngọt vừa cay thơm.

Mắm tôm Gò Công

9-mon-dac-san-tien-giang-nghe-ten-la-nho-que-ivivu-5

Mắm tôm Gò Công trước đây từng là món tiến vua trong thời nhà Nguyễn, được làm từ 3 nguyên liệu chính là tôm đất tươi, tỏi và ớt. Riêng ở làng Gò Công có tới 20 lò sản xuất mắm tôm ngon với bí quyết gia truyền khác nhau. Đây là đặc sản đậm đà, mặn ngọt chua cay vừa đủ, dùng để chấm thịt luộc, cuốn bánh tráng và bún tươi là ngon nhất. Miếng thịt lợn luộc thơm ngon, cuốn trong lá bánh tráng, thêm chút rau xanh, bún tươi cuộn chặt rồi chấm với thứ mắm dậy mùi tôm thì không còn gì bằng.

Bún gỏi già

9-mon-dac-san-tien-giang-nghe-ten-la-nho-que-ivivu-6

Chỉ riêng cái tên món ăn này cũng đủ khiến bạn tò mò, bởi lẽ đã là món gỏi tươi nhưng lại còn “già”. Món ăn làm từ tôm, me chua, tương xay, bún, tôm tươi, sườn non, thịt ba chỉ thái sợi, chan nước lèo và ăn cùng nhiều loại rau sống phong phú như húng, bắp chuối, hẹ, giá, rau muống chẻ. Món bún này cũng tương tự món bún mắm vì có chung nguyên liệu là mắm cá. Bún gỏi già ngon phải nấu chung với me để cho ra nước lèo chua chua ngọt ngọt đặc trưng. Vị đậm đà của nước dùng, vị chua thanh của me hòa lẫn vị béo bùi của tôm, thịt khiến món ăn ngon không tả nổi.

Sam biển Gò Công

9-mon-dac-san-tien-giang-nghe-ten-la-nho-que-ivivu-7

Tháng 10 tới tháng 2 âm lịch năm sau là mùa sam biển ở Gò Công. Khi đó, con sam cái đang có nhiều trứng có thể chế biến thành nhiều món ngon. Trứng sam béo thơm, bổ dưỡng, màu vàng ươm, được nướng cho tới khi chín, mùi thơm ngào ngạt. Món ăn này được dùng cùng bưởi chua, củ cải chua, rau thơm, lạc rang, hành phi, chấm với mắm chanh tỏi ớt. Sam biển cũng có thể chế biến ra nhiều món khác ngon không kém như canh chua sam nấu với các loại rau.

Nhãn Nhị Quý

9-mon-dac-san-tien-giang-nghe-ten-la-nho-que-ivivu-8

Ngoài Bắc có nhãn Hưng Yên thì miền Nam có nhãn Nhị Quý – Tiền Giang, cùi nhãn trắng trong, vỏ nhãn màu vàng sẫm, tỏa mùi hương ngào ngạt. Vào mùa nhãn, xã Nhị Quý lại rợp màu vàng của những cành nhãn chín cây, chi chít quả. Nhãn nơi đây có chất lượng ngon hơn hẳn những nơi khác với quả to, vỏ mỏng, cơm nhãn dày, vị ngọt thanh.

Cá biển nấu mẳn

9-mon-dac-san-tien-giang-nghe-ten-la-nho-que-ivivu-9

Nấu mẳn là một cách chế biến khá thú vị của người miền Tây, là một món ăn lai giữa món canh và món kho. Cách chế biến đơn giản hơn khi cá không phải đánh vảy, chỉ cần rửa sạch, tẩm ướp gia vị muối ớt, hành, chanh giấm, sau đó nấu lên. Món ăn này còn thành công nhờ các loại rau ăn kèm như chuối non, bắp chuối, giá sống, húng, quế, dứa, cà chua…

CLICK XEM THÊM TOUR DU LỊCH MIỀN TÂY VỚI GIÁ ƯU ĐÃI CỰC TỐT TỪ IVIVU.COM

Theo SuZi Nguyễn/Ngôi sao

1 Shares

Cùng Vinpearl và Almaz đón ‘Mùa trăng kiên cường’

Với niềm tin về một cuộc sống ‘bình thường mới’ sẽ sớm quay trở lại, khách sạn Vinpearl Luxury Landmark 81 (TP.HCM) và Trung tâm ẩm thực – hội nghị Almaz (Hà Nội) ra mắt dòng bánh trung thu tươi ‘Mãnh long cát vượng’.

Cùng Vinpearl và Almaz đón Mùa trăng kiên cường - Ảnh 1.

Đại diện đơn vị này cho biết đây sẽ là món quà tinh thần để đón “Mùa trăng kiên cường”.

Thông điệp “Mãnh long cát vượng”

Giữa những ngày cả nước kiên cường chống dịch, tinh thần quật cường và hào khí dân tộc là nguồn cảm hứng lớn để các nghệ nhân của Vinpearl Luxury Landmark 81 và Almaz tạo nên những hộp bánh trung thu truyền thống ý nghĩa. Đó là khí chất uy dũng từ họa tiết trang trí vỏ hộp – hình tượng rồng thời Trần ngậm ngọc – toát lên chí khí từ một trong những triều đại phong kiến thịnh vượng bậc nhất. Theo đại diện đơn vị này, thân rồng dũng mãnh được cách điệu như đang uốn mình dọc theo dải đất hình chữ S, vươn mình từ núi cao đến đồng bằng, từ suối, sông ra biển cả… che chở cho sự thanh bình và phồn thịnh của đất nước.

“Hình tượng rồng vàng uy nghiêm tượng trưng cho thông điệp cổ vũ tinh thần người Việt hùng cường, uy phong vượt qua khó khăn, mạnh mẽ đương đầu và chiến thắng thử thách. Mỗi hộp bánh trung thu “Mãnh long cát vượng” không chỉ mang theo những lời chúc tốt đẹp được thiết kế tinh tế mà còn hội đủ những hương vị ẩm thực truyền thống được tinh chế hoàn hảo”, vị này cho biết.

Thăng hoa hương vị tết trông trăng

Theo đại diện đơn vị này, để giữ hồn tết trung thu quen thuộc trong bối cảnh khó quên này, bánh trung thu “Mãnh long cát vượng” của Almaz tiếp tục chiêu đãi những thực khách Hà thành bằng hương vị truyền thống được biến tấu mới mẻ với nhân sen táo trứng muối kết hợp thảo mộc bổ dưỡng, hay cốm dừa kết hợp vị xanh bùi, ngọt dịu, phảng phất mùi lá sen đẫm sương sớm của mùa thu… Đặc biệt nhất, đây là lần đầu tiên thương hiệu ẩm thực này mang đến bánh trung thu thủ công nhân thập cẩm gà nướng trứ danh “trong truyền thuyết” của vùng đất kinh kỳ.

Cùng Vinpearl và Almaz đón Mùa trăng kiên cường - Ảnh 2.

Giữa tầng tầng lớp lớp hương vị khác nhau đến từ mỡ muối, lạp xưởng, vừng, lạc, mứt bí, mứt sen… bánh thập cẩm Almaz ẩn giấu bí mật từ những sợi lá chanh tươi vừa hái mỗi sáng sớm đem xắt mỏng, tinh chế hoàn hảo để vừa giữ được hàm lượng vitamin C quý giá vừa tạo nên sự điểm xuyết khó quên trong mỗi miếng bánh.

Cùng Vinpearl và Almaz đón Mùa trăng kiên cường - Ảnh 3.

Món quà mùa tết trăng Almaz năm nay tiếp tục được làm mới với “đặc sản” bánh trung thu trứng chảy đến từ thương hiệu nhượng quyền từ Singapore. Với nguyên liệu trứng chảy là chủ đạo, kết hợp lớp bánh nướng thơm lừng và những vị bánh được yêu thích và tốt cho sức khỏe: sen, trà ôlong, tổ yến… nhà hàng nhượng quyền đầu tiên tại Đông Nam Á của Tunglok Heen thật sự chiêu đãi thực khách một “mâm cỗ trông trăng” đậm đà hiếm có.

Cùng Vinpearl và Almaz đón Mùa trăng kiên cường - Ảnh 4.

“Trong khi đó, Vinpearl Luxury Landmark 81 vẫn giữ vững “dấu ấn tinh hoa Việt” trong mỗi hộp bánh của mùa trăng đặc biệt bậc nhất này. Mỗi thành phần tạo nên chiếc bánh đều được chọn lọc kỹ lưỡng, kết hợp hài hòa để vừa tạo nên đẳng cấp hương vị bánh riêng biệt, vừa mang đến một món quà sức khỏe đầy bổ dưỡng”, đại diện đơn vị này thông tin thêm.

Phát huy những hương vị bánh độc đáo đã chinh phục thực khách như bánh trung thu phở chọc trời bò Waygu, bánh nướng đậu xanh hạt chia, mè đen, lá dứa hạt thông… khách sạn cao nhất Đông Nam Á tiếp tục thăng hoa sáng tạo những gương mặt mới cho ẩm thực rằm tháng 8. Gói trọn tâm huyết và tài năng của tổng bếp trưởng tên tuổi Lê Trung, những chiếc bánh trung thu nhân tôm hùm sốt XO, vi cá, yến sào; hay bào ngư Hàn Quốc, gan ngỗng Pháp, Grand Marnier; và gà quay đông trùng, kỷ tử… được các chuyên gia cho rằng xứng đáng là dấu ấn tinh hoa trên mâm cỗ đón trăng, vừa là món quà đầy ý nghĩa cho sức khỏe người thân.

Cùng Vinpearl và Almaz đón Mùa trăng kiên cường - Ảnh 5.

Almaz và Vinpearl Luxury Landmark 81 có dịch vụ tặng quà tận nhà với đơn hàng chỉ từ 1 hộp bánh. Từ ngày 4-8, Vinpearl Luxury Landmark 81 và Almaz chính thức nhận pre-order bánh trung thu trên toàn quốc và giao bánh đến tay khách hàng từ ngày 16-8 ngay khi các địa phương dừng giãn cách theo chỉ thị 16.

Cùng Vinpearl và Almaz đón Mùa trăng kiên cường - Ảnh 6.

100% nhân viên đều đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn 5K trong suốt quá trình sản xuất và giao hàng với lịch trình được kiểm soát chặt chẽ.

Bánh trung thu “Mãnh long cát vượng” bán tại Vinpearl Luxury Landmark 81 với 4 mẫu:
– An Nhiên, Phồn Hoa, Thịnh Vượng và Hoàng Kim với giá bán từ 900.000 đồng/hộp.
– Almaz ra mắt 3 hộp quà: Mãnh Long, Kim Long, Cát Vượng có chi phí từ 699.000 đồng/hộp.
– Bánh trung thu Tunglok Heen được bán từ 799.000 đồng/hộp cho 4 loại: Mãnh Long, Kim Long, Ngự Yến, Châu Sa.

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
– Trung tâm ẩm thực và hội nghị Almaz: http://almaz.vn
– Hotline: 094.9898.222

– Khách sạn Vinpearl Luxury Landmark 81: https://www.facebook.com/vpluxurylandmark81
– Hotline: +842839718888

Theo Tuổi Trẻ Online

0 Shares

6 kiểu bún riêu ở Sài Gòn nghĩ đến là thèm

Ngoài bún riêu cua, thực khách còn có thể thưởng thức bún riêu bạch tuộc, tôm khô, thịt vịt… lạ miệng.

Bún riêu tôm khô tóp mỡ có thành phần chính là tôm khô, cà chua, tóp mỡ. Thoạt nghe nguyên liệu rất đơn giản nhưng với công thức gia truyền hơn 50 năm, món bún mang đặc trưng riêng và được nhiều người Sài Gòn yêu thích
Bún riêu tôm khô tóp mỡ gồm thành phần chính là tôm khô, cà chua, tóp mỡ, có thể thêm chả chiên, chả lụa, chả quế theo ý thích của thực khách. Thoạt nghe nguyên liệu rất đơn giản nhưng phải với công thức gia truyền hơn 50 năm, món bún mang đặc trưng riêng và được nhiều người Sài Gòn yêu thích. Nước dùng nấu từ tôm khô vo rửa sạch rồi đem nấu mềm, được nhận xét là thanh ngọt, thơm, không có mùi hăng. Tô bún ăn kèm với rau muống bào sợi, bắp chuối, giá cùng các loại rau thơm. Thực khách có thể thêm mắm tôm, chanh hoặc ớt tươi để vừa miệng hơn. Ảnh: @foodholicvn/Instagram
Bún riêu không ốc, không gạch cua ở chợ Bến ThànhTô bún của bà Liên thoạt nhìn đơn giản gồm phần bún sợi nhỏ, vỏn vẹn miếng huyết, viên chả cua thịt, đậu hũ cắt góc và cà chua, thêm hành trụng bên trên. Từng thành phần của tô bún đều có kích cỡ lớn, phải cắn vài miếng mới hết chả cua thịt chắc nịch và phần huyết vịt dai mềm, đậu hủ nóng chấm cùng nước me sệt pha mắm ớt. Nước dùng trong, đậm đà, có sắc vàng tươi tự nhiên không phải màu đỏ của cà chua thường thấy trong bún riêu. Phần rau ăn kèm gồm rau muống, bắp chuối bào sợi, giá, ngò gai và húng cây.
Bún riêu không ốc, không cua ở chợ Bến Thành hút khách với nước dùng trong, đậm đà, có sắc vàng tươi tự nhiên. Theo chủ quán, bún riêu tại đây không giò, không cua, không ốc, điểm nhấn là viên chả thịt chắc nịch được nêm nếm vừa miệng, miếng huyết vịt dai nềm, đậu hũ nóng chấm cùng nước me pha sệt mắm ớt. Món bún được thực khách đánh giá vừa miệng, mộc mạc không cần cho thêm nhiều gia vị khi thưởng thức. Ảnh: Huỳnh Nhi
Bún riêu bạch tuộc
Bún riêu bạch tuộc lạ miệng với phần thịt bạch tuộc hai da nấu chín, có độ giòn, dai vừa, kết hợp với các nguyên liệu khác như chả, huyết, riêu cua, giò, đậu hũ chiên hòa quyện trong nước dùng thơm ngọt. Khi thưởng thức bún riêu bạch tuộc, thực khách thường cho thêm mắm tôm, món ăn sẽ đậm đà và vừa miệng hơn. Món bún riêu cũng được bán cùng với canh bún, cũng với các nguyên liệu trên. Ảnh: @fyuichi/Instagram
Bún riêu cua biển, ốc xào
Bún riêu cua biển, ốc xào được chủ quán dùng cua biển để nấu thay vì cua đồng. Tô bún không huyết, không đậu hũ, chỉ có riêu cua biển, chả riêu cua, chả lụa, ốc và cà chua cắt miếng, thêm hành lá bên trên. Phần thịt cua biển béo ngậy kết hợp với ốc xào sa tế được coi là điểm nhấn của món ăn, ngoài ra miếng chả riêu cua được cắt vuông vức, thơm mùi tôm khô, có vị béo, giòn của nấm bên trong càng làm món ăn ngon miệng. Thực khách đánh giá cao phần nước dùng thơm ngọt hòa quyện trong vị cay của ốc xào sa tế càng ăn càng cuốn. Ảnh: @karla.foodblog/Instagram
Bún riêu hột vịt lộn được thực khách nhận xét là chuẩn vị Bắc, phần vịt lộn
Bún riêu trứng vịt lộn đầy ắp tóp mỡ, đậu hũ chiên giòn vàng ruộm, mọc, chả và nước dùng nêm nếm hợp khẩu vị, thơm dậy mùi hành lá và hành phi vàng. Trứng lộn luộc chín được lột vỏ cho vào tô ăn cùng, vị béo bùi của trứng khiến món ăn lạ miệng hơn, tuy nhiên món có thể khiến khách e dè nếu ngại ăn con non trong trứng. Rau sống ăn kèm có xà lách, bắp chuối cùng rau thơm, thực khách có thể thêm tắc, ớt tươi và mắm tôm tùy thích hoặc pha chén riêng để chấm topping. Ảnh: Vi Yến
Bún riêu vịt trông đầy đặn với phần thịt vịt luộc vàng, huyết và rau thơm phủ đầy. Gọi bún riêu nhưng thành phần món ăn không có riêu cua, nước dùng nấu từ thịt vịt, ruốc khô, cà chua nêm nếm vừa miệng, mộc mạc. Thịt vịt được thực khách nhận xét nhiều nạc, luộc nềm, làm kỹ không có mùi hôi, chấm cùng nước mắm gừng càng thêm đậm đà. Tô bún có 2 loại huyết ăn kèm, riêng huyết nếp nóng hổi, giòn bên ngoài, dẻo bên trong ăn lạ miệng. Thực khách có thể gọi thêm chân vịt, đầu hoặc cánh tùy theo sở thích. Ảnh: PM FOOD TRAVEL/YouTube
Bún riêu vịt trông đầy đặn với phần thịt vịt luộc vàng, huyết và rau thơm phủ đầy. Gọi bún riêu nhưng thành phần món ăn không có riêu cua, nước dùng nấu từ thịt vịt, ruốc khô, cà chua nêm nếm vừa miệng, mộc mạc. Thịt vịt được thực khách nhận xét nhiều nạc, luộc nềm, làm kỹ không có mùi hôi, chấm cùng nước mắm gừng càng thêm đậm đà. Tô bún có 2 loại huyết ăn kèm, riêng huyết nếp nóng hổi, giòn bên ngoài, dẻo bên trong ăn lạ miệng. Thực khách có thể gọi thêm chân vịt, đầu hoặc cánh tùy theo sở thích. Ảnh: PM FOOD TRAVEL/YouTube

Huỳnh Nhi – Theo Vnexpress

0 Shares