NHÀ CỔ HUỲNH KỲ – NGÔI NHÀ CỔ ĐẸP NHẤT TRÀ VINH

Nhà cổ Cầu Kè hay còn gọi là nhà cổ Huỳnh Kỳ tọa lạc tại khóm 2, thị trấn Cầu Kè, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh nằm trong danh sách những ngôi dinh thự đẹp nhất Miền Tây Nam Bộ. Du lịch Trà Vinh, đến thăm nhà cổ Cầu Kè, bạn không chỉ nhìn ngắm những công trình điêu khắc, hội họa tuyệt mỹ mà còn được hiểu thêm về lịch sử của tỉnh Trà Vinh nói riêng và Nam Bộ nói chung vào thế kỉ 20.

Nhà Cổ Huỳnh Kỳ

Ngôi nhà của Đốc phủ sứ Hàm Huỳnh Kỳ được ông cho bắt đầu xây dựng từ năm 1924 theo bản thiết kế của các kiến trúc sư người Pháp. Mặc dù chịu sự tác động của văn hóa phương Tây nhưng với nề nếp của gia đình, với truyền thống văn hóa phương Đông, cho nên khi cất nhà Huỳnh Kỳ rất chú trọng đến việc chọn vị trí, chọn hướng. Ngôi nhà đủ điều kiện nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ và hướng mở cửa lấy được chính khí “Thuần Thanh”.

Cũng như nhiều ngôi nhà dân dụng khác, nhà Huỳnh Kỳ gồm ngôi nhà chính và một số công trình khác như: rào cổng, nhà sau, nhà kho…Mặt bằng tổng thể được phân bố như sau: Ngôi nhà chính nằm theo chiều dọc ở trung tâm, nhà sau nằm theo chiều ngang sau ngôi nhà chính và nối liền với ngôi nhà chính bằng một đường dẫn. Nhà kho nằm theo chiều dọc từ ngoài cổng nhìn vào ở phía bên trái ngôi nhà chính. Bao bọc khuôn viên ngôi nhà là hàng rào với các cổng ra vào.

Rào cổng được xây dựng bằng xi măng cốt thép theo kiểu thượng song hạ bảng. Trụ rào, trụ cổng làm bằng gạch, song rào, cửa cổng bằng thép. Cổng có hai cửa ra vào, một của chính một cửa phụ. Bước vào cổng là khoảng sân khá rộng sử dụng để bố trí trồng các bồn trồng hoa kiễng. 

Cổng vào

Qua khỏi khoảng sân đến ngôi nhà chính.

Ngôi nhà chính

Ngôi nhà chính được xây dựng hình chữ nhật, chiều dài 20m, chiều rộng 18m, có đường nét cổ kính, với nhiều loại hoa văn, gạch, phù điêu trang trí khác nhau bên trong và bên ngoài ngôi nhà, mang dấu ấn văn hóa riêng theo phong cách trang trí tiêu biểu của kiến trúc Pháp. Bắt mắt nhất vẫn là những viên gạch men chúng gần như bền màu với thời gian.

Ngay chính diện phía trên cùng là hình tượng song mã chầu hoa, hai bên là hai lục bình

Nội thất ngôi nhà gồm 05 gian chia làm hai phần trước và sau kiểu “ngoại khách nội hưu” bên ngoài là phòng khách bên trong là phòng nghỉ. Vách và trần nhà đều trang trí bằng những phù điêu và hoa văn với nhiều họa tiết tinh xảo. Tất cả các vật dụng như gạch lát hay các vật dụng trang trí khác đều được chuyển về từ Pháp Quốc, cho thấy rằng ngôi nhà là tiêu biểu cho lối điêu khắc và hội họa phát triển lúc bấy giờ.

Vách và trần nhà đều trang trí với nhiều họa tiết tinh xảo

Tuy nhiên các vật dụng trong nhà cổ được bố trí theo phong cách thuần Việt và có sự giao thoa rõ nét giữa hiện đại và truyền thống.

Các vật dụng trong nhà cổ được bố trí theo phong cách thuần Việt

Đặc biệt, trần của ngôi nhà không làm bằng bê tông cốt thép mà sử dụng gỗ làm khung sườn rồi dùng lưới kẽm mắc vào khung gỗ và đấp vào một hỗn hợp vôi vữa. Từ trần đến mái nhà là một khoảng không cách nhiệt có các lỗ thông gió, vì vậy luôn tạo cho ngôi nhà mát mẻ.

Ngoài giá trị về mặt kiến trúc, ngôi nhà còn là một công trình đặc sắc về điêu khắc, hội họa. Các tượng, phù điêu trên mái, trên các đầu cột, vòm cửa, cửa sổ; các bức họa trên vách, trên trần; cách sử dụng gạch men với nhiều loại hoa văn để trang trí phần sảnh, vách ngoài và sàn nhà đã tạo cho công trình nét độc đáo riêng.

Ngôi nhà còn là một công trình đặc sắc về điêu khắc, hội họa

Nhà cổ Cầu Kè là một minh chứng cho lịch sử phát triển kiến trúc Việt Nam, là thời kỳ chuyển tiếp giữa kiến trúc truyền thống sang kiến trúc hiện đại. Ngôi nhà cũng là một chứng tích cho một giai đoạn lịch sử của vùng đất Trà Vinh nói riêng và Nam Bộ nói chung trong những thập niên đầu thế kỷ XX. Năm 2011, ngôi nhà này đã được tỉnh Trà Vinh công nhận Di tích văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật cấp tỉnh.

Hiện nay ngoài Nhà cổ Cầu Kè, trên địa bàn huyện Cầu Kè còn có nhiều phong cảnh đẹp, di tích lịch sử, điểm đến tâm linh nổi tiếng hút khách thập phương như: Cù Lao Tân Quy, Di tích lịch sử cách mạng chùa Ô Mịch; Thánh Tịnh Thanh Long Tràng Võ; Khu Tưởng niệm nữ anh hùng liệt sĩ Nguyễn Thị Út (tức Út Tịch), Chùa Săm Pua của người Khmer, chùa Ông Bổn của người Hoa…

0 Shares

Ngôi nhà cổ duy nhất ở miền Tây được UNESCO công nhận di sản văn hóa

Ngôi nhà cổ độc đáo ở Tiền Giang được xây dựng vào khoảng năm 1838. Đây là ngôi nhà được UNESCO khu vực châu Á – Thái Bình Dương công nhận di sản văn hóa.Xem thêm: Du lịch miền Tây

Ngôi nhà cổ duy nhất được UNESCO công nhận di sản văn hóa ở Tiền Giang

Ngôi nhà cổ tọa lạc ở ấp Phú Hòa, xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Hiện Việt Nam có khoảng 4.000 ngôi nhà cổ. Đây là 1 trong 6 ngôi nhà cổ của cả nước vinh dự được UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương hỗ trợ trùng tu và công nhận di sản văn hóa vào năm 2004.

Ngôi nhà cổ tọa lạc ở ấp Phú Hòa, xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Hiện Việt Nam có khoảng 4.000 ngôi nhà cổ. Đây là 1 trong 6 ngôi nhà cổ của cả nước vinh dự được UNESCO khu vực châu Á – Thái Bình Dương hỗ trợ trùng tu và công nhận di sản văn hóa vào năm 2004.

Trong lời giới thiệu các công trình kiến trúc nhà cổ của Việt Nam, UNESCO châu Á - Thái Bình Dương viết: "Sáu ngôi nhà, trải dài trong không gian địa văn hóa rộng lớn của Việt Nam đã đại diện cho nền văn hóa truyền thống mỗi khu vực, thông qua kiến trúc truyền thống. Đó là một thứ tài liệu sống động minh chứng cho lối kiến trúc tinh diệu được thể hiện dưới những bàn tay tài hoa của những người thợ thủ công Việt Nam".

Trong lời giới thiệu các công trình kiến trúc nhà cổ của Việt Nam, UNESCO châu Á – Thái Bình Dương viết: “Sáu ngôi nhà, trải dài trong không gian địa văn hóa rộng lớn của Việt Nam đã đại diện cho nền văn hóa truyền thống mỗi khu vực, thông qua kiến trúc truyền thống. Đó là một thứ tài liệu sống động minh chứng cho lối kiến trúc tinh diệu được thể hiện dưới những bàn tay tài hoa của những người thợ thủ công Việt Nam”.

Nhà có kiến trúc kiểu chữ đinh với 3 gian, 2 chái, rộng gần 1.000 m2. Toàn bộ cột kèo và vật dụng được làm từ các loại gỗ quý như lim, cẩm lai, giáng hương, căm xe. Chủ nhân của ngôi nhà là bà Lê Thị Chính. Theo gia chủ, ngôi nhà do một nhóm thợ người Huế xây dựng, mất nhiều năm mới hoàn thành. Ngôi nhà mang đậm phong cách nhà cổ xưa của xứ Huế.

Nhà có kiến trúc kiểu chữ đinh với 3 gian, 2 chái, rộng gần 1.000 m2. Toàn bộ cột kèo và vật dụng được làm từ các loại gỗ quý như lim, cẩm lai, giáng hương, căm xe. Chủ nhân của ngôi nhà là bà Lê Thị Chính. Theo gia chủ, ngôi nhà do một nhóm thợ người Huế xây dựng, mất nhiều năm mới hoàn thành. Ngôi nhà mang đậm phong cách nhà cổ xưa của xứ Huế.

Năm 2002, tổ chức JICA Nhật Bản khảo sát ngôi nhà, lên kế hoạch trùng tu. Năm 2004, việc trùng tu hoàn thành, ngôi nhà có hiện trạng như ngày nay. Đây là một trong số ít những ngôi nhà cổ nhất miền Tây.

Năm 2002, tổ chức JICA Nhật Bản khảo sát ngôi nhà, lên kế hoạch trùng tu. Năm 2004, việc trùng tu hoàn thành, ngôi nhà có hiện trạng như ngày nay. Đây là một trong số ít những ngôi nhà cổ nhất miền Tây.

Trên các ô cửa, cột, kèo… có nhiều chi tiết được chạm khắc hình tượng cây tùng, cúc, trúc, mai và khung cảnh đời sống. Đây là nghệ thuật khảm của xứ Huế, vật liệu khảm là xà cừ (miền Nam hay gọi là cẩn xà cừ). Xà cừ là vật liệu cứng, nhưng sự tinh tế tạo hình đã không cho thấy sự khô cứng, nặng nề. Những bàn tay nghệ nhân tài hoa đã khảm thành những hoa văn sinh động mang phong cách Huế.

Trên các ô cửa, cột, kèo… có nhiều chi tiết được chạm khắc hình tượng cây tùng, cúc, trúc, mai và khung cảnh đời sống. Đây là nghệ thuật khảm của xứ Huế, vật liệu khảm là xà cừ (miền Nam hay gọi là cẩn xà cừ). Xà cừ là vật liệu cứng, nhưng sự tinh tế tạo hình đã không cho thấy sự khô cứng, nặng nề. Những bàn tay nghệ nhân tài hoa đã khảm thành những hoa văn sinh động mang phong cách Huế.

Đầu vi kèo được chạm trổ hình tượng đầu rồng kỳ công. Kèo cột của ngôi nhà được thiết kế kiểu chồng rường đặc trưng. Bởi chất liệu gỗ tốt nên qua hàng trăm năm, các chi tiết chạm khắc vẫn còn gần như nguyên vẹn, hoàn toàn không bị mối mọt hay thấm dột.

Đầu vi kèo được chạm trổ hình tượng đầu rồng kỳ công. Kèo cột của ngôi nhà được thiết kế kiểu chồng rường đặc trưng. Bởi chất liệu gỗ tốt nên qua hàng trăm năm, các chi tiết chạm khắc vẫn còn gần như nguyên vẹn, hoàn toàn không bị mối mọt hay thấm dột.

Đèn trong nhà là những chiếc đèn dầu quen thuộc của người Việt xưa, hiện được thắp sáng bằng bóng đèn điện gắn trong thân đèn.

Đèn trong nhà là những chiếc đèn dầu quen thuộc của người Việt xưa, hiện được thắp sáng bằng bóng đèn điện gắn trong thân đèn.

Vật dụng bằng sành sứ gần 200 năm tuổi được bảo quản cẩn thận tại nhà. Nhiều người thích sưu tầm đồ gốm sứ cổ ngỏ ý mua lại những vật dụng này với giá cao, nhưng gia chủ không bán.

Vật dụng bằng sành sứ gần 200 năm tuổi được bảo quản cẩn thận tại nhà. Nhiều người thích sưu tầm đồ gốm sứ cổ ngỏ ý mua lại những vật dụng này với giá cao, nhưng gia chủ không bán.

Mái nhà lợp ngói âm dương, một hàng sấp, một hàng ngửa xen kẽ cổ kính và độc đáo. Mái nhà hoàn toàn không thấm dột.

Mái nhà lợp ngói âm dương, một hàng sấp, một hàng ngửa xen kẽ cổ kính và độc đáo. Mái nhà hoàn toàn không thấm dột.

Bảng ghi nhớ và công nhận di sản văn hóa của UNESCO châu Á - Thái Bình Dương được bảo quản tại nhà. Theo gia chủ, đây là vinh dự lớn của cả dòng họ. Việc bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa của ngôi nhà được các thành viên trong gia đình, dòng họ rất chú trọng.

Bảng ghi nhớ và công nhận di sản văn hóa của UNESCO châu Á – Thái Bình Dương được bảo quản tại nhà. Theo gia chủ, đây là vinh dự lớn của cả dòng họ. Việc bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa của ngôi nhà được các thành viên trong gia đình, dòng họ rất chú trọng.

CLICK XEM THÊM TOUR DU LỊCH MIỀN TÂY VỚI GIÁ ƯU ĐÃI CỰC TỐT TỪ IVIVU.COM

Theo Phạm Ngôn/ Zing news

1 Shares