Nhảy thác, trượt nước, trekking ở Thái Nguyên

THÁI NGUYÊN – Băng rừng vào suối Cửa Tử, du khách lần lượt chinh phục 7 con thác, với các trải nghiệm bơi thuyền, trượt thác, nhảy từ trên cao…

Suối Cửa Tử nằm ở xã Hoàng Nông, huyện Đại Từ, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 45 km. Dòng suối nằm ở sườn đông của dãy Tam Đảo, bắt nguồn từ núi cao, chảy qua xã Hoàng Nông rồi đổ ra sông Công. Nằm lọt thỏm trong rừng, len lỏi qua những vách đá, dòng suối gồm 7 con thác, một số có hồ nước mát lạnh. Sở hữu vẻ đẹp hoang sơ, không khí mát mẻ, cùng cung đường trekking nhiều địa hình sườn núi, vách đá, khu vực này được nhiều du khách lựa chọn là điểm đến cho mùa hè.Video Player is loading.ReplayHiện tại 0:18/Thời lượng 0:18Đã tải: 0%Tiến trình: 0%Bỏ tắt tiếngToàn màn hình

Du khách trèo thuyền giữa dòng ở thác đầu tiên. Video: Nguyễn Văn Tùng.

Anh Nguyễn Văn Tùng (34 tuổi), một hướng dẫn viên địa phương và chủ homestay, cho biết ở đây có 7 thác, tuy nhiên có 4 ngọn thác đầu là đẹp và nhiều trò chơi nhất. Tổng quãng đường du khách phải đi và về khoảng 10 km, thích hợp cho những người yêu khám phá thiên nhiên, hoạt động thể thao. Những du khách có khả năng đi bộ ít hơn có thể lựa chọn cung đường đến thác đầu tiên.

Điểm bắt đầu chuyến trekking của du khách là thôn Đồng Khuân, xã Hoàng Nông. Khu vực suối không bán vé tham quan và nhiều đường mòn trong rừng, để tránh bị lạc, bạn có thể đặt dịch vụ ở Hoàng Nông Farm với giá 1,5 triệu đồng/người. Giá bao gồm một đêm nghỉ tại homestay bìa rừng, người địa phương hướng dẫn tham quan, bữa trưa trong rừng.

Đi bộ khoảng 1,5 km, du khách sẽ đến với dòng suối, nơi chảy dài khoảng 30 km giữa hai bên vách đá dựng đứng. Ở đây bạn có thể chèo thuyền xuôi dòng nước ngắm cảnh hoặc bơi lội. Ở cuối dòng là một hang đá có không khí mát lạnh của hơi nước, đi sâu vào trong là đến điểm thác 1.

Cách đó không xa là ngọn thác thứ 2, đổ từ trên cao xuống lòng hồ một dòng nước màu xanh ngọc bích. Vách đá ở đây cách mặt hồ khoảng 10 m, tạo thành điểm nhảy thác, dành cho những du khách ưa mạo hiểm. Khi tham gia trò chơi, du khách lưu ý mặc áo phao và tuân thủ theo hướng dẫn viên địa phương để đảm bảo an toàn.

Đi từ đây khoảng một km nữa du khách sẽ đến với thác 3. Ở đây có một máng trượt đá tự nhiên, do nước suối chảy xiết tạo nên. Bề mặt máng được mài mòn rất nhẵn, nối thẳng xuống hồ nước sâu phía dưới. Trò chơi này thích hợp cho cả du khách nữ vì độ mạo hiểm ít hơn. Tại thác 3, du khách sẽ dừng nghỉ để ăn trưa trên những tảng đá rộng, với món xôi nếp vải ăn cùng gà quay.

Nhảy thác, trượt mác nước ở Cửa Tử. Video: Vòng Vĩnh Đạt.

Nghỉ ngơi và đi bộ qua những vách đá, du khách đến với điểm cuối trong hành trình là thác số 4, nơi có hồ nước rộng lớn nhất, thích hợp để bơi lội. Ở đây, du khách cũng có thể lưu lại những bức ảnh kỷ niệm.

Cuối ngày, khi đã thấm niềm vui và cơn mệt của buổi dã ngoại, du khách trở về nghỉ tại những nhà giữa đồi chè. Ở đây bạn sẽ gặp những người địa phương làm trong hợp tác xã, họ đảm nhận các công việc nấu ăn, buồng phòng… mà theo lời nhiều du khách là những người hiền hòa, cởi mở. Bữa ăn cuối ngày có thịt ba chỉ rang tôm đồng, cá kho, măng rừng xào tỏi, rau bò khai… những món ăn dân dã của địa phương lại thỏa mãn bụng đói cồn cào của du khách hơn bao giờ hết. Ngoài ra, bạn có thể trải nghiệm pha chế đồ uống từ trái cây.

Chia sẻ về hành trình của mình ở suối Cửa Tử, anh Trịnh Thao (du khách từ Thái Nguyên) nhận xét rất đáng nhớ, dù cả nhóm phải leo bộ trên núi mất nửa ngày. Khu rừng và dòng suối đẹp hoang sơ, mà theo anh không kém trời Tây. Ở đây, cả nhóm đã tham gia đủ các trò chơi trượt máng, nhảy thác với cảm giác hồi hộp nhưng không kém sảng khoái.

Thời điểm đẹp nhất để đến suối Cửa Tử là vào tháng 5-10, tuy nhiên cần tránh những ngày mưa vì có lũ ở thác. Du khách lưu ý đến đây nên mặc trang phục gọn gàng, đi giày thể thao, có thể mang thêm đồ bơi và đồ khô để thay đổi sau khi tắm. Ngoài ra, du khách cũng nên bôi kem chống nắng, thuốc xịt côn trùng.

Lan Hương

0 Shares

Cảnh sắc Nhật Bản trong mắt chàng trai Việt

Hơn một năm ở Nhật, Thế Sĩ đã có cơ hội lang thang nhiều miền đất để săn ảnh, từ núi Tateyama, cố đô Kyoto, đến làng cổ Shirakawago.

Ong Thế Sĩ, 21 tuổi, hiện là thực tập sinh ngành xây dựng tại tỉnh Osaka, Nhật Bản. Thế Sĩ cho biết ngoài học tập còn có niềm đam mê nhiếp ảnh từ năm 17 tuổi. Sĩ tham gia các hội, nhóm nhiếp ảnh trên mạng xã hội để học hỏi, đặc biệt ở thể loại ảnh phong cảnh, đời thường và gần đây là chụp ảnh trên cao (drone).

Trước khi qua Nhật năm 2020, anh chàng có các chuyến trải nghiệm săn ảnh khắp Tây Bắc Việt Nam. Vốn là người mê xê dịch và nhiếp ảnh, khi có thời gian Sĩ lên đường chụp lại cảnh sắc thiên nhiên của đất nước mặt trời mọc. Trong ảnh anh chàng đứng chụp tại dãy núi Tateyama ở tỉnh Toyama.

Cảnh nhìn xuống bãi cắm trại dưới chân núi Tateyama, tỉnh Toyama khi mặt trời sắp lặn. Ước tính có khoảng 300 lều trại tại đây, bao quanh bởi các dãy núi cao và tuyết, những túp lều nhỏ hiện lên rực rỡ khi ánh hoàng hôn chiếu vào.

Khi đêm xuống, Thế Sĩ cùng đoàn bắt đầu xuất phát từ điểm cắm trại leo đến đỉnh Oyama có độ cao 3.003 m. Mất khoảng 4 tiếng để leo lên đến đỉnh Oyama để bắt được khoảnh khắc bình minh trên đỉnh Tateyama.

“Leo vào cuối tháng 7 tuy nhiên tuyết vẫn còn và đường leo khá nguy hiểm, buộc phải có đồ bảo hộ. Và dù được nhắc đến là một ngọn núi đơn lẻ, nhưng trên thực tế, Tateyama có ba đỉnh núi, trong đó nổi tiếng nhất là đỉnh Oyama. Ngoài núi Phú Sĩ, núi Tateyama ở tỉnh Toyama cùng với núi Hakusan tỉnh Gifu là ba “núi thánh” nhất định du khách phải leo khi đến Nhật Bản”, Thế Sĩ chia sẻ.

Ruộng bậc thang Maruyama Sendaima ở tỉnh Mie trong mùa nước đổ, uốn lượn mềm mại.

Maruyama Sendaima không chỉ đẹp với cảnh hoàng hôn rực rỡ sắc màu. Khi mặt trời bắt đầu xuống dần đến chân núi, cũng là lúc bóng đêm bao trùm khắp nơi, tiếng côn trùng và ếch nhái cũng vang lên. Khung cảnh làng quê Nhật hiện ra, từng chiếc xe bật đèn nối đuôi nhau chạy qua ruộng bậc thang tạo nên các vệt sáng mềm mại bên những thửa ruộng loang loáng nước.

Theo Thế Sĩ, có lẽ nổi tiếng nhất ở tỉnh Wakayama là thác Nachi nằm ở thị trấn Nachikatsuura. Với độ cao 133 m, rộng 8 m, thác Nachi là một trong những biểu tượng khi nhắc đến Nhật Bản. Toàn cảnh ngọn thác, làm phông nền phía sau tháp chùa Seigantoji tạo nên khung cảnh ấn tượng.

Tỉnh Hyogo nổi tiếng với cảng Kobe. Đây là một trong những trung tâm kinh tế và cảng biển quan trọng của Nhật. Nằm giữa bờ biển và dãy núi Rokko, thành phố cảng có hình dáng rất dài và hẹp. Khung cảnh về đêm ở cảng Kobe vốn nhộn nhịp và huyên náo với những tòa nhà cao tầng. Tháp cảng Kobe cao 108 m rực rỡ ánh đèn đêm là một trong những cảnh tượng ngoại mục nhất thành phố.https://562833093d58f3463bb897759b54478c.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-38/html/container.html

Nằm giáp với Kyoto, tỉnh Nara cũng có rất nhiều thắng cảnh du lịch, có hệ thống núi, đảo và sông ngòi dày đặc. Quang cảnh chụp trên cao tại Shimokitayama, quận Yoshino, Nara hướng xuống một hòn đảo hình gần như trái tim giữa hồ nước ngọt màu xanh ngọc bích.

Nhắc đến Nhật Bản, đầu tiên du khách nghĩ ngay đến những ngôi chùa với kiến trúc cổ kính, xúng xính các cô gái diện kimono bên hoa anh đào.

“Ảnh này chụp tại con dốc Sannenzaka hướng về chùa Kiyomizu, với phong cảnh hữu tình, đậm chất phố Kyoto. Hai bên sườn núi là những ngôi nhà mang kiến trúc Nhật cổ. Sannenzaka cũng thường được gọi là “Bình an dốc” vì rất nhiều sản phụ đi qua con đường này để đến chùa cầu sinh con bình an”, Thế Sĩ chia sẻ.

Ngoài vẻ đẹp của mùa hoa anh đào, cố đô Kyoto còn được tô điểm bởi loài hoa cẩm tú cầu nở rộ vào tháng 6-7 khi mùa mưa bắt đầu. Loài hoa này thường được trồng nhiều ở các khu vườn quanh đền, chùa của Nhật Bản. Bức ảnh trên được chụp tại chùa Gansenji vào một ngày mưa.

Thành phố Osaka nổi tiếng nhất với lâu đài Osaka cổ kính và tráng lệ. Lâu đài không chỉ là điểm du lịch nổi tiếng mà còn là một nơi ngắm hoa anh đào được nhiều người ưa thích. Hoa được trồng khắp nơi xung quanh tòa thành. Đến đây ngắm hoa, du khách còn có thể cảm nhận được bầu không khí truyền thống, đặc trưng của Nhật Bản.

Khi trời vào thu, khoảng tháng 11, khung cảnh Osaka lại mang một vẻ cuốn hút khác với những cây phong, rẻ quạt đổi sắc màu, điểm tô cho hồ Komyoike có dòng nước xanh thẳm.

Nhắc đến tỉnh Gifu có lẽ du khách nghĩ ngay đến làng cổ Shirakawago nổi tiếng với những mái nhà cổ phủ đầy tuyết. Shirakawago được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1995. Người Nhật đưa ngôi làng này vào danh mục di sản cần bảo vệ đặc biệt, hàng năm có khoảng gần 2 triệu du khách đến đây, nhưng với sự quản lý chặt chẽ của chính quyền địa phương, làng không bị khai thác theo hướng du lịch hóa, kiến trúc và nhịp sống nơi đây vẫn như xưa.

Chia sẻ sau những chuyến du lịch khám phá Nhật Bản, Thế Sĩ thấy Nhật có rất nhiều cảnh đẹp, mỗi nơi lại có một khung cảnh khác nhau. Ngoài ra, người Nhật tốt bụng và hiền lành, giữ được rất nhiều truyền thống lâu đời. Hiện nay, do ảnh hưởng của Covid-19, Nhật Bản đã ra các chỉ định về tình trạng khẩn cấp tại một số tỉnh, tuy nhiên, ngành du lịch đang dần dần mở cửa lại.

Huỳnh PhươngVnexpress
Ảnh: Thế Sĩ

0 Shares

Mùa mây trên núi Ngọc Linh

QUẢNG NAM – Mùa này, huyện miền núi Nam Trà My sáng sớm thường se lạnh và mây lơ lửng tạo nên khung cảnh mờ ảo.

Với đỉnh cao hơn 2.500 m, núi Ngọc Linh nằm trên dãy Trường Sơn, trải dài ở ba tỉnh Quảng Ngãi, Kon Tum và Quảng Nam. Khu vực thuộc Quảng Nam là huyện Nam Trà My, nơi người dân trồng sâm Ngọc Linh dưới những cánh rừng cổ thụ.

Huyện Nam Trà My nằm trên ngã ba ranh giới giữa ba tỉnh nói trên có quốc lộ 40B chạy qua. Nơi đây cách tỉnh lỵ Quảng Nam hơn 100 km và TP Đà Nẵng gần 160 km. Dân cư ở đây chủ yếu là dân tộc Xê Đăng, Ca Dong và Bh’Noong sinh sống ở 10 xã, họ thường làm nhà lưng chừng các ngọn núi ở.

Địa hình huyện Nam Trà My núi và sông suối xen kẽ nhau. Khí hậu có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau; mùa khô từ tháng 2 đến tháng 8. Nhiệt độ thấp nhất 7 độ C, cao nhất 32 độ và độ ẩm bình quân trong năm 88%, thời gian nắng trong năm khoảng 1.874 giờ.

Trên địa bàn mây có quanh năm vào buổi sáng nhưng chỉ có thể ngắm từ tháng 1 đến tháng 9; ba tháng còn lại mưa tầm tã, sương mù vây kín nên không thể quan sát. Từ tháng 8 đến tháng 10 là mùa mưa nên có mây nhiều nhất và dễ quan sát. Chúng hình thành ở những vùng thấp, nơi chia cắt giữa các ngọn núi.

Mùa này nhiều người dân địa phương tìm đến những ngọn núi có khoảng không rộng ngắm mây. Một nhóm người ghi lại khoảnh khắc mây bao phủ ở xã Trà Tập khi mặt trời lên.

Quanh các ngọn núi xe máy đến tận nơi và thuận lợi cho việc du lịch cắm trại qua đêm, sáng hôm sau thức dậy ngắm mây khi mặt trời chiếu rọi từ 5h. Đến 6h30 có nắng thì mây tan dần.

Ngoài Trà Tập, mây bao phủ hầu hết các xã ở huyện Nam Trà My, như trung tâm xã Trà Cang trong ảnh.

Làng Măng Lùng, xã Trà Linh mây mù bao phủ. Theo tiếng dân tộc Xê Đăng thì Măng Lùng có nghĩa sương mù, nó được ghép lại từ Măng là sương, Lùng là mù. Địa điểm này nằm ở độ cao 1.800 m nên quanh năm có mây mù, nhiệt độ mùa hè cao nhất 18 độ C.

Đường lên Vườn sâm Tắc Ngo ở xã Trà Linh. Huyện Nam Trà My đang xây dựng khu du lịch vườn sâm Ngọc Linh để phục vụ du khách thăm quan, khám phá cây sâm trong thời gian tới.

Một ngôi làng ở xã Trà Tập nằm gần đỉnh ngọn núi có mây bao phủ trắng xóa. Theo người dân, mây thường có buổi sáng, nếu chiều ngày trước có một trận mưa thì sáng hôm sau mây xuất hiện.

Vào chiều có mây mù phủ các mảng rừng, nhiệt độ xuống thấp nhanh.

Ngôi làng thôn 1, xã Trà Tập nằm lưng chừng trên núi, phía dưới là thung lũng được mây bao phủ khi cơn mưa cuối ngày sắp đổ xuống.

Trước những cơn mưa, mây mù kéo đến thì thỉnh thoảng xuất hiện cầu vồng tạo nên khung cảnh tuyệt đẹp giữa núi rừng.Video Player is loading.ReplayHiện tại 0:42/Thời lượng 0:42Đã tải: 0%Tiến trình: 0%Bỏ tắt tiếngToàn màn hình

Mây phủ trên núi Ngọc Linh. Video: Sơn Thủy.

Sơn ThủyVnexpress

0 Shares

4 khu nghỉ dưỡng Việt lưng tựa núi mặt hướng biển

Tại đây, du khách có thể tận hưởng làn nước mặt lạnh của biển và đi dạo giữa rừng cây xanh mát chỉ trong một ngày.14

Amanoi (Ninh Thuận) là khu nghỉ dưỡng 6 sao đầu tiên tại Việt Nam, được xây dựng ở vườn quốc gia Núi Chúa và tầm nhìn ra vịnh Vĩnh Hy. Nơi đây có 36 biệt thự có hướng nhìn ra biển hoặc những ngọn đồi. Khu nghỉ dưỡng sở hữu biệt thự đắt nhất Việt Nam lên tới 8.000 USD/đêm, thấp nhất là từ 1.150 USD/đêm.

Lưu trú tại đây, du khách như được “ôm ấp” bởi rừng cây xanh, tiếng sóng vỗ rì rào và cả bầu không khí trong lành. Khu nghỉ dưỡng cũng mang đến những trải nghiệm như khám phá vịnh biển bằng thuyền kayak hoặc thuyền buồm catamaran, lặn ngắm san hô, khám phá văn hóa người Chăm, chinh phục đỉnh núi Chúa…

Khu nghỉ dưỡng InterContinental Danang Sun Peninsula Resort được xây dựng trên những ngọn đồi của bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng với tầm nhìn ra toàn cảnh vùng biển xanh ngắt. Resort cũng từng được vinh danh là Khu nghỉ dưỡng xanh hàng đầu thế giới tại giải thưởng World Travel Award 2018.

Nơi đây có bãi biển trải dài 700 m, nơi du khách có thể tận hưởng ánh nắng ấm áp, hòa mình dưới làn nước biển mát lạnh hay ngồi dưới những tán dừa, thưởng thức đồ uống. Từ đây, bạn cũng dễ dàng tới khu sinh thái thiên nhiên và thăm “nữ hoàng linh trưởng” voọc chà vá chân nâu. Ngoài ra du khách cũng có thể tới thăm chùa Linh Ứng trên bán đảo, nơi có tượng Phật Bà Quan thế âm Bồ Tát cao 67 m.

Được thiết kế bởi “phù thủy” Bill Bensley, khu nghỉ dưỡng mang vẻ đẹp hài hòa giữa kiến trúc truyền thống Việt Nam và sang trọng, hiện đại, thể hiện qua tông màu đen và trắng. Resort trải dài qua 4 tầng lần lượt là Heaven (Thiên đường), Sky (Bầu trời), Earth (Mặt đất) and Sea (Biển cả), với hạng phòng penthouse, biệt thự, suite, giá từ 4.275 USD/đêm.

Six Senses Ninh Van Bay là khu nghỉ dưỡng ở Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Nơi đây có những biệt thự trên bãi biển, trên mặt nước và ở trên những tảng đá lớn. Tất cả những biệt thự đều có mặt hướng biển, có bể bơi riêng cùng sân vườn hoặc hiên tắm nắng. Giá phòng ở đây từ 10 triệu đồng/đêm.

Khu nghỉ dưỡng mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm như leo núi, thăm vịnh Nha Phu trên thuyền gỗ, chèo kayak trên biển, câu cá, lặn biển, khám phá rừng hòn hèo ngắm voọc chà vá chân đen…

Laguna Lăng Cô (Phú Lộc, Thừa Thiên Huế) là khu nghỉ dưỡng phức hợp được xây dựng ở vịnh Lăng Cô, nơi nổi tiếng với bãi biển nguyên sơ, ngọn núi hùng vĩ và cánh rừng nhiệt đới. Khu biệt thự có 32 căn hướng kênh đào và 17 biệt thự hướng biển, trên bờ biển Cảnh Dương.

Các khu biệt thự ở đây được thiết kế theo phong cách nhà truyền thống của Huế, bên trong được trang trí các tác phẩm điêu khắc bằng đá sa thạch Champa, trống đồng Đông Sơn, nghệ thuật thư pháp, đồ gốm, tranh lụa thêu… Giá phòng nghỉ ở đây từ 8.000.000 đồng/đêm.

Khu nghỉ dưỡng cũng mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm như tour thuyền thúng khám phá đầm nước của Lăng Cô và làng chài địa phương, tour vườn quốc gia Bạch Mã…

Lan Hương – Theo Vnexpress
Ảnh: Khu nghỉ dưỡng

0 Shares

Vẻ đẹp xuyên thời gian của ngôi nhà hơn 100 năm tại Tiền Giang

Nhà Đốc Phủ Hải vẫn giữ được nguyên vẹn kiến trúc Á đông kết hợp châu Âu với các vật liệu gỗ quý, đá cẩm thạch.Xem thêm: Du lịch miền Tây

Vẻ đẹp xuyên thời gian của ngôi nhà hơn 100 năm tại Tiền Giang

Nhà Đốc phủ sử Nguyễn Văn Hải hay nhà Đốc Phủ Hải tại thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang có không gian cổ kính. Công trình được xây dựng vào năm 1860. Thuở mới xây, đây là nơi sinh sống của bà Trần Thị Sanh (vợ của Anh hùng dân tộc Trương Định). Sau khi vào chùa quy y, bà Sanh để lại nhà cho các con cháu. Cháu ngoại bà Sanh lấy Đốc phủ sử Nguyễn Văn Hải và sống trong ngôi nhà này.

Bao quanh ngôi nhà là những mảnh vườn có cây cối xum xuê, rợp bóng mát.

Bao quanh ngôi nhà là những mảnh vườn có cây cối xum xuê, rợp bóng mát.

Hiện ở Việt Nam, những ngôi nhà có lối kiến trúc Á Đông kết hợp hài hòa với phong cách Roman còn lại rất hiếm. Đây cũng là địa chỉ được nhiều đôi uyên ương chọn để chụp album cưới hoặc được lấy làm bối cảnh cho nhiều bộ phim có nội dung thời Pháp thuộc.

Hiện ở Việt Nam, những ngôi nhà có lối kiến trúc Á Đông kết hợp hài hòa với phong cách Roman còn lại rất hiếm. Đây cũng là địa chỉ được nhiều đôi uyên ương chọn để chụp album cưới hoặc được lấy làm bối cảnh cho nhiều bộ phim có nội dung thời Pháp thuộc.

Phù điêu đắp nổi ngay giữa tiền sảnh bước vào ngôi nhà.

Phù điêu đắp nổi ngay giữa tiền sảnh bước vào ngôi nhà.

Mái lợp ngói âm dương mang đậm phong cách kiến trúc Á Đông.

Mái lợp ngói âm dương mang đậm phong cách kiến trúc Á Đông

Lối đi xung quanh ngôi nhà thiết kế dạng cửa vòm theo kiểu Roman, mang nhiều ánh sáng cho ngôi nhà.

Lối đi xung quanh ngôi nhà thiết kế dạng cửa vòm theo kiểu Roman, mang nhiều ánh sáng cho ngôi nhà.

Trên đầu cột và vòm cửa chạm nổi hoa văn. Các tủ, bàn, ghế được chạm trổ theo kiểu Louis tinh xảo. Vật liệu đều làm từ gỗ quý hay cẩm thạch. Nhờ đó mà trải qua hơn trăm năm, ngôi nhà vẫn giữ nguyên vẻ đẹp khiến không ít người trầm trồ khi có dịp ghé thăm.

Trên đầu cột và vòm cửa chạm nổi hoa văn. Các tủ, bàn, ghế được chạm trổ theo kiểu Louis tinh xảo. Vật liệu đều làm từ gỗ quý hay cẩm thạch. Nhờ đó mà trải qua hơn trăm năm, ngôi nhà vẫn giữ nguyên vẻ đẹp khiến không ít người trầm trồ khi có dịp ghé thăm.

Qua thăng trầm của thời gian, công trình được bảo quản gần như nguyên vẹn có hơn 350 khuôn biển trang trí, đại tự, liễn khảm xà cừ và 70 cổ vật. Trong nhà còn có các đồ dùng quý như tủ, ghế khảm xà cừ, bàn đá cẩm thạch, đồ sứ Trung Quốc và Việt Nam thế kỷ 17-18. Nổi bật là giường Thất Bảo lát những tấm đá cẩm thạch màu sắc khác nhau, chân chạm nổi hoa lá, khảm xà cừ và hai bộ đi văng bằng đá cẩm thạch màu trắng vân đen.

Qua thăng trầm của thời gian, công trình được bảo quản gần như nguyên vẹn có hơn 350 khuôn biển trang trí, đại tự, liễn khảm xà cừ và 70 cổ vật. Trong nhà còn có các đồ dùng quý như tủ, ghế khảm xà cừ, bàn đá cẩm thạch, đồ sứ Trung Quốc và Việt Nam thế kỷ 17-18. Nổi bật là giường Thất Bảo lát những tấm đá cẩm thạch màu sắc khác nhau, chân chạm nổi hoa lá, khảm xà cừ và hai bộ đi văng bằng đá cẩm thạch màu trắng vân đen.

Chiếc đàn kìm, nhạc cụ cơ bản của nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ, cũng là chi tiết trang trí được chạm trổ trong nhà.

Chiếc đàn kìm, nhạc cụ cơ bản của nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ, cũng là chi tiết trang trí được chạm trổ trong nhà.

Nhà Đốc Phủ Hải được xem là ngôi nhà cổ còn bảo quản hoàn chỉnh nhất. Nhiều người nước ngoài đến tham quan cũng bày tỏ sự ngưỡng mộ vẻ đẹp của ngôi nhà. Một du khách đến từ Anh chia sẻ đây là lần đầu tiên cô có dịp tận mắt chiêm ngưỡng một ngôi nhà giá trị như vậy. "Đây cũng là lần đầu tiên tôi đến Việt Nam. Các công trình kiến trúc ở đây kích thích sự tò mò của tôi rất nhiều", nữ du khách nói.

Nhà Đốc Phủ Hải được xem là ngôi nhà cổ còn bảo quản hoàn chỉnh nhất. Nhiều người nước ngoài đến tham quan cũng bày tỏ sự ngưỡng mộ vẻ đẹp của ngôi nhà. Một du khách đến từ Anh chia sẻ đây là lần đầu tiên cô có dịp tận mắt chiêm ngưỡng một ngôi nhà giá trị như vậy. “Đây cũng là lần đầu tiên tôi đến Việt Nam. Các công trình kiến trúc ở đây kích thích sự tò mò của tôi rất nhiều”, nữ du khách nói.

Nhà Đốc Phủ Hải là công trình kiến trúc nghệ thuật đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia năm 1994.

Nhà Đốc Phủ Hải là công trình kiến trúc nghệ thuật đã được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia năm 1994.

CLICK XEM THÊM TOUR DU LỊCH MIỀN TÂY VỚI GIÁ ƯU ĐÃI CỰC TỐT TỪ IVIVU.COM

Theo Hồng Hà – Sơn Nghĩa/Vnexpress

1 Shares

‘Con đường siro’ Gò Công đỏ mọng đến không chịu nổi

Tầm tháng 6, tháng 7, về vùng đất Gò Công, tỉnh Tiền Giang, ngoài cây sơri đỏ trĩu cành, khách lãng du càng không thể quên những hàng cây siro đỏ mọng hai bên đường, mê hoặc lòng người.Xem thêm: Du lịch miền Tây

Du lịch Tiền Giang check-in ‘con đường siro’ Gò Công đỏ mọng đến không chịu nổi

Con đường siro xanh mướt, điểm xuyết những chùm trái chín mộng - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Con đường siro xanh mướt, điểm xuyết những chùm trái chín mộng – Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Con đường nhỏ ngoằn ngoèo trong ấp Giồng Lãnh 1, xã Tăng Hòa, huyện Gò Công Đông những ngày này rất tấp nập khách du lịch Tiền Giang.

Ngoài dân địa phương, ở đây còn thu hút rất nhiều khách du lịch Tiền Giang đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp của một con đường được phủ một màu xanh rờn của hàng cây siro, điểm xuyết giữa nền lá xanh là những chùm quả chín mọng, rất bắt mắt.

Trên đoạn đường đi qua nhà ông Nguyễn Văn Vũ và một số nhà gần đó, cây siro được trồng thành hàng nối tiếp nhau kéo dài, là điểm được nhiều người ghé nhất.

Ông Vũ cho biết khoảng nửa tháng nay, ông không còn thời gian rảnh vì bận tiếp khách. Trong đó chủ yếu là những vị khách lạ từ khắp nơi đổ về đây ngắm nhìn, chụp hình hàng sirô trước cửa nhà ông.

Ông Vũ trồng hàng cây này khoảng 6 năm nay, hợp thổ nhưỡng nên cây phát triển rất nhanh. Từ hai gốc ban đầu được trồng làm kiểng trước cổng, đến nay ông đã có hàng chục gốc siro.

Ngoài gia đình ông Vũ, một số gia đình xung quanh cũng trồng từ một vài đến vài chục gốc để tạo cảnh quan, và dần hình thành một đoạn đường cây siro.

Cây siro cũng mang lại hiệu quả kinh tế khá. Ông Vũ cho hay với 2 cây được trồng trước cổng, ông hái được khoảng 50kg trái và bán với giá 20.000 đồng mỗi ký.

Ngoài ra, từ loại trái này, ông làm ra nhiều sản phẩm khác như mứt, rượu, nước siro… để bán.

Ông Nguyễn Văn Vũ - ấp Giồng Lãnh 1, xã Tăng Hòa, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang - rót ly nước siro do mình làm mời khách - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Ông Nguyễn Văn Vũ – ấp Giồng Lãnh 1, xã Tăng Hòa, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang – rót ly nước siro do mình làm mời khách – Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Khách đến tham quan được chủ nhà mời thưởng thức nước siro - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Khách đến tham quan được chủ nhà mời thưởng thức nước siro – Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Một gốc siro được trồng trước cổng nhà dân - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Một gốc siro được trồng trước cổng nhà dân – Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Hàng siro mọc ven đường cho trái trĩu cành - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Hàng siro mọc ven đường cho trái trĩu cành – Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Ông Nguyễn Văn Vũ - ấp Giồng Lãnh 1, xã Tăng Hòa, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang - chăm sóc cây - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Ông Nguyễn Văn Vũ – ấp Giồng Lãnh 1, xã Tăng Hòa, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang – chăm sóc cây – Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Những trái siro chín mọng trông rất bắt mắt - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Những trái siro chín mọng trông rất bắt mắt – Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Cụ Đinh Thị Ráng - 75 tuổi, ngụ xã Bình Ân, huyện Gò Công Đông - cũng được con cháu chở đến tham quan hàng siro - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Cụ Đinh Thị Ráng – 75 tuổi, ngụ xã Bình Ân, huyện Gò Công Đông – cũng được con cháu chở đến tham quan hàng siro – Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Rất nhiều bạn trẻ đến tham quan - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Rất nhiều bạn trẻ đến tham quan – Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Rất nhiều người đổ xô đến đoạn đường siro này để chụp hình - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Rất nhiều người đổ xô đến đoạn đường siro này để chụp hình – Ảnh: MẬU TRƯỜNG

CLICK XEM THÊM TOUR DU LỊCH MIỀN TÂY VỚI GIÁ ƯU ĐÃI CỰC TỐT TỪ IVIVU.COM

Theo Mậu Trường/Tuổi trẻ

1 Shares

Ngôi chùa hơn 150 tuổi mang nét kiến trúc Á – Âu ở Tiền Giang

Chùa Vĩnh Tràng xây dựng giữa thế kỷ 19, có kiến trúc kết hợp của các phong cách Pháp, La Mã, Khmer, Hoa, Việt…Xem thêm: Du lịch miền Tây

Chùa Vĩnh Tràng, ngôi chùa hơn 150 tuổi mang nét kiến trúc Á – Âu ở Tiền Giang

Chùa Vĩnh Tràng (TP Mỹ Tho, Tiền Giang) hình thành đầu thế kỷ 19, vốn chỉ là am nhỏ, mái tranh vách đất. Năm 1849, chùa được xây dựng lại và đặt tên là Vĩnh Trường. Người dân trong vùng vẫn quen gọi với tên như hiện nay.  Chùa có diện tích khoảng 20.000 m2 với quần thể tượng Phật, tháp chuông, chính điện, nhà tổ... đặc sắc, là điểm du lịch thu hút du khách khi đến Tiền Giang.

Chùa Vĩnh Tràng (TP Mỹ Tho, Tiền Giang) hình thành đầu thế kỷ 19, vốn chỉ là am nhỏ, mái tranh vách đất. Năm 1849, chùa được xây dựng lại và đặt tên là Vĩnh Trường. Người dân trong vùng vẫn quen gọi với tên như hiện nay. Chùa có diện tích khoảng 20.000 m2 với quần thể tượng Phật, tháp chuông, chính điện, nhà tổ… đặc sắc, là điểm du lịch thu hút du khách khi đến Tiền Giang.

Trước chùa có cổng xây dạng cổ lầu do nghệ nhân xứ Huế thực hiện năm 1933. Cổng giữa làm bằng sắt theo kiểu Pháp. Trên cổ lầu ban đầu để tượng các vị hòa thượng có công với chùa, sau được thay thế bằng tượng Phật.

Trước chùa có cổng xây dạng cổ lầu do nghệ nhân xứ Huế thực hiện năm 1933. Cổng giữa làm bằng sắt theo kiểu Pháp. Trên cổ lầu ban đầu để tượng các vị hòa thượng có công với chùa, sau được thay thế bằng tượng Phật.

Trên tầng mái cổng tam quan được trang trí tinh xảo các tượng long, lân, quy, phượng, canh, mục, ngư tiều... Vật liệu bằng đồ sứ của Việt Nam, Trung Hoa với nước men xanh tạo nên màu sắc óng ánh.

Trên tầng mái cổng tam quan được trang trí tinh xảo các tượng long, lân, quy, phượng, canh, mục, ngư tiều… Vật liệu bằng đồ sứ của Việt Nam, Trung Hoa với nước men xanh tạo nên màu sắc óng ánh.

Chùa Vĩnh Tràng được xây theo dạng chữ Quốc, lợp ngói đỏ, với vật liệu xây dựng là xi măng và gỗ quý. Công trình có diện tích 1.400 m2, gồm bốn gian nối tiếp nhau là tiền đường, chánh điện, nhà tổ và nhà hậu.

Chùa Vĩnh Tràng được xây theo dạng chữ Quốc, lợp ngói đỏ, với vật liệu xây dựng là xi măng và gỗ quý. Công trình có diện tích 1.400 m2, gồm bốn gian nối tiếp nhau là tiền đường, chánh điện, nhà tổ và nhà hậu.https://www.ivivu.com/hothotel/?placeslug=can-tho&number=1&width=481Mặt chính của chùa được xây bằng bê tông, tổng thể giống nhà cổ kiểu Pháp. Một phần nóc chùa ảnh hưởng của văn hóa Khmer, gạch men trang trí xuất xứ từ Nhật Bản.

Mặt chính của chùa được xây bằng bê tông, tổng thể giống nhà cổ kiểu Pháp. Một phần nóc chùa ảnh hưởng của văn hóa Khmer, gạch men trang trí xuất xứ từ Nhật Bản.

Những hàng cột ở mặt tiền và dọc hành lang phía chùa thanh mảnh, mái vòm cong. Trên mái vòm trang trí hoa văn kiểu kiến trúc La Mã xen với phong cách thời Phục Hưng của phương Tây. Các cổng, cửa sổ bằng sắt giống biệt thự của Pháp.

Những hàng cột ở mặt tiền và dọc hành lang phía chùa thanh mảnh, mái vòm cong. Trên mái vòm trang trí hoa văn kiểu kiến trúc La Mã xen với phong cách thời Phục Hưng của phương Tây. Các cổng, cửa sổ bằng sắt giống biệt thự của Pháp.

Phía trong gian chánh điện và nhà tổ làm theo kiểu của người Hoa nhưng vẫn giữ nét kiến trúc Việt Nam. Trên mái treo nhiều hoành phi câu đối bằng chữ Hán. Các hàng trụ cột bên trong được làm bằng gỗ quý.

Phía trong gian chánh điện và nhà tổ làm theo kiểu của người Hoa nhưng vẫn giữ nét kiến trúc Việt Nam. Trên mái treo nhiều hoành phi câu đối bằng chữ Hán. Các hàng trụ cột bên trong được làm bằng gỗ quý.

Chính điện chùa bài trí nhiều tượng Phật đúc bằng gỗ, đồng, đất nung, xi măng. Các tượng đều thếp vàng óng ánh và được tạc vào cuối thế kỷ 19.

Chính điện chùa bài trí nhiều tượng Phật đúc bằng gỗ, đồng, đất nung, xi măng. Các tượng đều thếp vàng óng ánh và được tạc vào cuối thế kỷ 19.Nối giữa các gian là khoảng không hình vuông, có hòn non bộ tạc cảnh núi non chùa tháp, đậm bản sắc Việt.

Nối giữa các gian là khoảng không hình vuông, có hòn non bộ tạc cảnh núi non chùa tháp, đậm bản sắc Việt.Trong khuôn viên chùa còn có các công trình mới xây dựng như tượng Phật Di Lặc cao 20 m, nặng 250 tấn, được đúc bằng bê tông cốt thép. Công trình khánh thành năm 2010.

Trong khuôn viên chùa còn có các công trình mới xây dựng như tượng Phật Di Lặc cao 20 m, nặng 250 tấn, được đúc bằng bê tông cốt thép. Công trình khánh thành năm 2010.

Phía sau chánh điện là tượng Phật Thích Ca trong tư thế nhập niết bàn có chiều dài 32 m, khánh thành năm 2013. Các tượng lớn trong chùa được tạc tinh xảo, toát lên vẻ an nhiên, thoát tục của Đức Phật.

Phía sau chánh điện là tượng Phật Thích Ca trong tư thế nhập niết bàn có chiều dài 32 m, khánh thành năm 2013. Các tượng lớn trong chùa được tạc tinh xảo, toát lên vẻ an nhiên, thoát tục của Đức Phật.

Không gian chùa rộng rãi, thanh tịnh với nhiều cây xanh, bonsai, hoa lá, hồ sen... tạo nên sự dễ chịu cho du khách sau khi lễ Phật.  Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam đã xác lập: Chùa Vĩnh Tràng - ngôi chùa Việt Nam đầu tiên kết hợp phong cách kiến trúc giữa phương Đông và phương Tây vào năm 2007.

Không gian chùa rộng rãi, thanh tịnh với nhiều cây xanh, bonsai, hoa lá, hồ sen… tạo nên sự dễ chịu cho du khách sau khi lễ Phật. Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam đã xác lập: Chùa Vĩnh Tràng – ngôi chùa Việt Nam đầu tiên kết hợp phong cách kiến trúc giữa phương Đông và phương Tây vào năm 2007.

CLICK XEM THÊM TOUR DU LỊCH MIỀN TÂY VỚI GIÁ ƯU ĐÃI CỰC TỐT TỪ IVIVU.COM

Theo Quỳnh Trần/ Vnexpress

1 Shares

Ngôi nhà cổ duy nhất ở miền Tây được UNESCO công nhận di sản văn hóa

Ngôi nhà cổ độc đáo ở Tiền Giang được xây dựng vào khoảng năm 1838. Đây là ngôi nhà được UNESCO khu vực châu Á – Thái Bình Dương công nhận di sản văn hóa.Xem thêm: Du lịch miền Tây

Ngôi nhà cổ duy nhất được UNESCO công nhận di sản văn hóa ở Tiền Giang

Ngôi nhà cổ tọa lạc ở ấp Phú Hòa, xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Hiện Việt Nam có khoảng 4.000 ngôi nhà cổ. Đây là 1 trong 6 ngôi nhà cổ của cả nước vinh dự được UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương hỗ trợ trùng tu và công nhận di sản văn hóa vào năm 2004.

Ngôi nhà cổ tọa lạc ở ấp Phú Hòa, xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Hiện Việt Nam có khoảng 4.000 ngôi nhà cổ. Đây là 1 trong 6 ngôi nhà cổ của cả nước vinh dự được UNESCO khu vực châu Á – Thái Bình Dương hỗ trợ trùng tu và công nhận di sản văn hóa vào năm 2004.

Trong lời giới thiệu các công trình kiến trúc nhà cổ của Việt Nam, UNESCO châu Á - Thái Bình Dương viết: "Sáu ngôi nhà, trải dài trong không gian địa văn hóa rộng lớn của Việt Nam đã đại diện cho nền văn hóa truyền thống mỗi khu vực, thông qua kiến trúc truyền thống. Đó là một thứ tài liệu sống động minh chứng cho lối kiến trúc tinh diệu được thể hiện dưới những bàn tay tài hoa của những người thợ thủ công Việt Nam".

Trong lời giới thiệu các công trình kiến trúc nhà cổ của Việt Nam, UNESCO châu Á – Thái Bình Dương viết: “Sáu ngôi nhà, trải dài trong không gian địa văn hóa rộng lớn của Việt Nam đã đại diện cho nền văn hóa truyền thống mỗi khu vực, thông qua kiến trúc truyền thống. Đó là một thứ tài liệu sống động minh chứng cho lối kiến trúc tinh diệu được thể hiện dưới những bàn tay tài hoa của những người thợ thủ công Việt Nam”.

Nhà có kiến trúc kiểu chữ đinh với 3 gian, 2 chái, rộng gần 1.000 m2. Toàn bộ cột kèo và vật dụng được làm từ các loại gỗ quý như lim, cẩm lai, giáng hương, căm xe. Chủ nhân của ngôi nhà là bà Lê Thị Chính. Theo gia chủ, ngôi nhà do một nhóm thợ người Huế xây dựng, mất nhiều năm mới hoàn thành. Ngôi nhà mang đậm phong cách nhà cổ xưa của xứ Huế.

Nhà có kiến trúc kiểu chữ đinh với 3 gian, 2 chái, rộng gần 1.000 m2. Toàn bộ cột kèo và vật dụng được làm từ các loại gỗ quý như lim, cẩm lai, giáng hương, căm xe. Chủ nhân của ngôi nhà là bà Lê Thị Chính. Theo gia chủ, ngôi nhà do một nhóm thợ người Huế xây dựng, mất nhiều năm mới hoàn thành. Ngôi nhà mang đậm phong cách nhà cổ xưa của xứ Huế.

Năm 2002, tổ chức JICA Nhật Bản khảo sát ngôi nhà, lên kế hoạch trùng tu. Năm 2004, việc trùng tu hoàn thành, ngôi nhà có hiện trạng như ngày nay. Đây là một trong số ít những ngôi nhà cổ nhất miền Tây.

Năm 2002, tổ chức JICA Nhật Bản khảo sát ngôi nhà, lên kế hoạch trùng tu. Năm 2004, việc trùng tu hoàn thành, ngôi nhà có hiện trạng như ngày nay. Đây là một trong số ít những ngôi nhà cổ nhất miền Tây.

Trên các ô cửa, cột, kèo… có nhiều chi tiết được chạm khắc hình tượng cây tùng, cúc, trúc, mai và khung cảnh đời sống. Đây là nghệ thuật khảm của xứ Huế, vật liệu khảm là xà cừ (miền Nam hay gọi là cẩn xà cừ). Xà cừ là vật liệu cứng, nhưng sự tinh tế tạo hình đã không cho thấy sự khô cứng, nặng nề. Những bàn tay nghệ nhân tài hoa đã khảm thành những hoa văn sinh động mang phong cách Huế.

Trên các ô cửa, cột, kèo… có nhiều chi tiết được chạm khắc hình tượng cây tùng, cúc, trúc, mai và khung cảnh đời sống. Đây là nghệ thuật khảm của xứ Huế, vật liệu khảm là xà cừ (miền Nam hay gọi là cẩn xà cừ). Xà cừ là vật liệu cứng, nhưng sự tinh tế tạo hình đã không cho thấy sự khô cứng, nặng nề. Những bàn tay nghệ nhân tài hoa đã khảm thành những hoa văn sinh động mang phong cách Huế.

Đầu vi kèo được chạm trổ hình tượng đầu rồng kỳ công. Kèo cột của ngôi nhà được thiết kế kiểu chồng rường đặc trưng. Bởi chất liệu gỗ tốt nên qua hàng trăm năm, các chi tiết chạm khắc vẫn còn gần như nguyên vẹn, hoàn toàn không bị mối mọt hay thấm dột.

Đầu vi kèo được chạm trổ hình tượng đầu rồng kỳ công. Kèo cột của ngôi nhà được thiết kế kiểu chồng rường đặc trưng. Bởi chất liệu gỗ tốt nên qua hàng trăm năm, các chi tiết chạm khắc vẫn còn gần như nguyên vẹn, hoàn toàn không bị mối mọt hay thấm dột.

Đèn trong nhà là những chiếc đèn dầu quen thuộc của người Việt xưa, hiện được thắp sáng bằng bóng đèn điện gắn trong thân đèn.

Đèn trong nhà là những chiếc đèn dầu quen thuộc của người Việt xưa, hiện được thắp sáng bằng bóng đèn điện gắn trong thân đèn.

Vật dụng bằng sành sứ gần 200 năm tuổi được bảo quản cẩn thận tại nhà. Nhiều người thích sưu tầm đồ gốm sứ cổ ngỏ ý mua lại những vật dụng này với giá cao, nhưng gia chủ không bán.

Vật dụng bằng sành sứ gần 200 năm tuổi được bảo quản cẩn thận tại nhà. Nhiều người thích sưu tầm đồ gốm sứ cổ ngỏ ý mua lại những vật dụng này với giá cao, nhưng gia chủ không bán.

Mái nhà lợp ngói âm dương, một hàng sấp, một hàng ngửa xen kẽ cổ kính và độc đáo. Mái nhà hoàn toàn không thấm dột.

Mái nhà lợp ngói âm dương, một hàng sấp, một hàng ngửa xen kẽ cổ kính và độc đáo. Mái nhà hoàn toàn không thấm dột.

Bảng ghi nhớ và công nhận di sản văn hóa của UNESCO châu Á - Thái Bình Dương được bảo quản tại nhà. Theo gia chủ, đây là vinh dự lớn của cả dòng họ. Việc bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa của ngôi nhà được các thành viên trong gia đình, dòng họ rất chú trọng.

Bảng ghi nhớ và công nhận di sản văn hóa của UNESCO châu Á – Thái Bình Dương được bảo quản tại nhà. Theo gia chủ, đây là vinh dự lớn của cả dòng họ. Việc bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa của ngôi nhà được các thành viên trong gia đình, dòng họ rất chú trọng.

CLICK XEM THÊM TOUR DU LỊCH MIỀN TÂY VỚI GIÁ ƯU ĐÃI CỰC TỐT TỪ IVIVU.COM

Theo Phạm Ngôn/ Zing news

1 Shares

24h khám phá Tour Tiền Giang 1N: Mỹ Tho – Du Lịch Sinh Thái Cao Cấp chỉ 783.000 đồng/khách

Tiền Giang không chỉ nổi tiếng là một trong những vựa cây trái lớn nhất miền Tây mà còn được biết đến với nhiều cảnh đẹp cùng các loại đặc sản độc đáo. Chỉ với 783.000 đồng/khách, bạn sẽ được trải nghiệm tour Tiền Giang 1N: Mỹ Tho – du lịch sinh thái cao cấp.Xem thêm: Du lịch miền Tây

24h khám phá Tour Tiền Giang 1N: Mỹ Tho – Du Lịch Sinh Thái Cao Cấp chỉ 783.000 đồng/khách

Mỹ Tho là một thành phố năng động nằm bên bờ sông Tiền thơ mộng với nhiều điểm đến hấp dẫn trong tour Tiền Giang 1 ngày.

Cù lao Thới Sơn

Cù lao Thới Sơn hay còn được gọi là Cồn Thới Sơn (trong bộ tứ: Long – Lân – Quy – Phụng), nằm ở hạ lưu sông Tiền. Đây là địa điểm du lịch Tiền Giang thu hút hàng trăm nghìn lượt khách ghé thăm mỗi năm. Cù lao Thới Sơn là cồn đất lớn nổi giữa sông Tiền với diện tích hơn 50 ha, 6.000 hộ dân sinh sống, là vùng đất của các loại trái cây thơm ngon.

tour-tien-giang-1n-my-tho-du-lich-sinh-thai-cao-cap-chi-783000-dong-ivivu-6
Ảnh: @_nhisongnhi_

Du khách sẽ được trải nghiệm hình thức du lịch đặc trưng của miền sông nước, đó là đi xuống đò xuôi theo những con rạch ngoằn ngoèo giữa hai hàng dừa nước rậm rạp. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đi tản bộ theo những con đường đá uốn lượn, băng qua những vườn cây trái sum suê, ngồi nghỉ trong những nhà vườn, uống trà mật ong và nghe đờn ca tài tử.

Chùa Vĩnh Tràng

Trong tour Tiền Giang 1 ngày, du khách sẽ được ghé thăm chùa Vĩnh Tràng, ngôi chùa lớn nhất tỉnh Tiền Giang. Ngôi chùa là di tích kiến trúc nghệ thuật cổ và độc đáo, được xây dựng đầu thế kỷ 19 với sự kết hợp giữa kiến trúc phương Đông và Tây hài hòa trong từng đường nét chạm khắc. Xung quanh chùa Vĩnh Tràng là những vườn cây cảnh, những hồ nước tỏa hương sen và những cây cổ thụ rợp bóng mát, tạo sự hòa quyện giữa khung cảnh thiên nhiên với không gian kiến trúc, khiến chùa thêm cổ kính, uy nghiêm.

Ảnh: @twopassportsonejourney

Tham quan nơi sản xuất kẹo dừa Bến Tre

Tour Tiền Giang 1 ngày lần này, bạn còn được tham quan nơi sản xuất kẹo dừa Bến Tre. Tại đây bạn sẽ được tận mắt nhìn thấy quy trình sản xuất bánh tráng dừa, đồng thời được thưởng thức nhiều đặc sản như: rượu rắn, nước cốt dừa, tráng bánh, kem dừa… Đừng quên mua quà cho bạn bè và người thân nhé.

tour-tien-giang-1n-my-tho-du-lich-sinh-thai-cao-cap-chi-783000-dong-ivivu-4

Cầu Rạch Miễu

Cầu Rạch Miễu nằm trên quốc lộ 60 bắc qua sông Tiền. Đây là chiếc cầu dây văng lớn thứ ba được xây dựng ở đồng bằng sông Cửu Long (cầu Mỹ Thuận do Úc thiết kế và thi công, cầu Cần Thơ do Nhật thiết kế và thi công) và Rạch Miễu là cây cầu đầu tiên do chính các kỹ sư Việt Nam thiết kế và thi công theo công nghệ mới. Cầu dài 8331 m kể cả đường nối hai đầu cầu. Hai đoạn đường nối hai đầu có tổng chiều dài 5.463m và 2 cầu chính có tổng chiều dài 2.868m bắc qua 2 nhánh sông Tiền Giang và cồn Thới Sơn.

Ảnh: Sưu tầm

Hướng dẫn cách đặt tour này:

– Khởi hành từ TP.Hồ Chí Minh chỉ 783.000 đồng/Khách

– Gọi  (08) 3933 8002 để được tư vấn

– Đặt online và xem lịch trình tour chi tiết TẠI ĐÂY

Theo iVIVU.com

0 Shares

Du lịch Tiền Giang thăm Đình Tân Đông hơn 110 tuổi dưới tán cây bồ đề linh thiêng

Đến du lịch Tiền Giang, chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên trước ngôi đình hơn 110 tuổi được “ôm trọn” bởi cây bồ đề linh thiêng ở Tân Đông.Xem thêm: Du lịch Miền Tây

Du lịch Tiền Giang thăm Đình Tân Đông hơn 110 tuổi dưới tán cây bồ đề linh thiêng

Thật đặc biệt khi ở miền Tây còn lưu giữ một khối kiến trúc cổ gắn liền với những thăng trầm lịch sử, Đình Tân Đông (hay còn gọi là Đình Gò Táo) nằm ở xã Tân Đông, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang được biết đến là một ngôi đình độc nhất vô nhị, vì toàn bộ đình được “ôm trọn” bởi hàng trăm búi rễ của 3 cây bồ đề.

Để đến được Đình Tân Đông, bạn có thể di chuyển theo hai hướng sau:

– Hướng Quốc lộ 1A, qua trạm xăng dầu chợ Bình Chánh rẽ trái vào đường Đinh Đức Thiện chạy thẳng đến ĐT826, từ đây đi theo hướng Quốc lộ 50 – HL13 – đường Mạc Văn Thành, hỏi thăm người dân là đến Đình Tân Đông.

– Hướng Quốc lộ 50, ngắn hơn và chỉ cần chạy theo quốc lộ này, gặp HL13 – đường Mạc Văn Thành – Đình Tân Đông.

ve-mien-tay-tham-dinh-tan-dong-hon-110-tuoi-duoi-tan-cay-bo-de-ivivu-1

Ảnh: @padachalo

Ảnh: @padachalo

Đình Tân Đông nằm giữa cánh đồng cỏ mọc um tùm gồm gian chánh điện, gian phụ và sân đình. Phía trước đình có khắc niên đại năm 1907, không ai biết chính xác năm ấy ngôi đình được xây dựng hay năm trùng tu. Theo nhiều bậc cao niên nhận định rằng ngôi đình có từ thời vua Minh Mạng, nhưng kiến trúc hoa văn và họa tiết khắc nổi trên đình lại mang đặc trưng của kiến trúc đình thời Nguyễn.

Lúc bấy giờ đình làm nơi tổ chức các lễ hội Kỳ yên, Thượng điền, Hạ điền và lễ cầu Ông, đến thời Pháp trở thành nơi hội họp của các chiến sĩ cách mạng, thời Mỹ lại biến thành nơi giam giữ, tra khảo, trấn áp các gia đình có con em tham gia cách mạng. Sau giải phóng số người ghé qua đình ít dần, đình trở nên hoang tàn không ai hương khói, dọn dẹp. Trải qua thăng trầm của thời gian, đến nay chỉ mỗi bàn thờ chánh điện vẫn giữ nguyên vẹn đầy đủ họa tiết trang trí.

Ảnh: @ngthanh09

Ảnh: @ngthanh09

Tuy nhiên, cách đây khoảng 30 năm ngôi đình lại xuất hiện 3 cây bồ đề mọc vươn cao lên trên đỉnh của ngôi đình, rễ cây vươn ra bám vào tường, một số rễ chạy dài theo các rãnh khe nứt của đình trở thành cột, kèo chạy dọc, chạy ngang để giữ ngôi đình vững chắc.

Ảnh: @mr.ba.te

Ảnh: @mr.ba.te

Ảnh: @mr.ba.te

Ảnh: @mr.ba.te

Vào năm 1990 một cây bồ đề đã bị một số người tham lam gỡ về làm cảnh, những người dân nằm mộng thấy vậy buổi sáng kịp ra can ngăn nên giữ được hai cây còn lại. Nhờ có hai cây bồ đề tỏa tán lá rộng mà che mưa, che nắng cho mái ngói lưa thưa, mục nát và xuống cấp theo thời gian.

Ảnh: @mrgreendatto

Ảnh: @mrgreendatto

Ảnh: @mrgreendatto

Ảnh: @mrgreendatto

Với người dân nơi đây, bồ đề được xem như hai cây thần vừa canh gác vừa làm nhiệm vụ nâng đỡ đình vượt qua thời tiết khắc nghiệt và mưa bão. Đến nay, người dân trong khu vực đặt niềm tin vào ngôi đình rất linh thiêng, họ sớm tối nhang khói, quét dọn và thờ phụng Đình Tân Phong như một niềm tự hào về một di tích lịch sử đặc biệt tại đây.

Ảnh: @dora_rh

Ảnh: @dora_rh

Một lưu ý nhỏ dành cho các bạn là tuy đình không lớn và khang trang như những ngôi đình khác, nhưng nếu có dịp ghé qua đây các bạn nhớ đi nhẹ, nói khẽ, tránh đùa giỡn, leo trèo hay làm tổn hại đến giá trị của ngôi đình cổ nhé.

IVIVU.COM GỢI Ý MỘT SỐ TOUR MIỀN TÂY HẤP DẪN

Tour Miền Tây 4N3D: Vĩnh Long – Rạch Giá- Cà Mau – Cần Thơ

Tour Châu Đốc – Hà Tiên – Phú Quốc – Cần Thơ 6N5D

Tour Châu Đốc – Long Xuyên 2N1D

Theo Mai Nguyễn

1 Shares