Phong cách Đông Dương (Indochine) – một loại kiến trúc ra đời từ những thập niên đầu thế kỷ 20. Vài năm trở lại đây, phong cách này ngày càng được ưa chuộng.
Với những người hoài cổ như vợ chồng anh Bùi Hiếu (TP.HCM), khi xây nhà, lối thiết kế này là lựa chọn phù hợp.
Tháng 3/2020, vợ chồng anh Hiếu quyết định mua căn nhà có diện tích khoảng 100m2 ngay thành phố Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh).
Họ đã sử dụng thiết kế mang hơi hướng Indochine làm chủ đạo, song song đó là đan xen phong cách nội thất thập niên 80 của thế kỷ trước.
Anh chia sẻ, phần lớn đồ nội thất xin của bố mẹ, bạn bè và một số mua tại các kho đồ cũ. Những đồ vật tuy cũ nhưng chứa đựng kỷ niệm và tình cảm của mọi người.
Sau khi mang về, anh cố gắng sắp xếp đồ vào các góc, đảm bảo tiện sử dụng nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp truyền thống.
Tủ chè, bàn ăn… là các món đồ anh ưng ý nhất. Anh chia sẻ, cách bố trí nội thất theo phong cách này không quá cầu kỳ.
Cách an toàn và dễ nhất là sử dụng gam màu gỗ vàng hoặc nâu. Bên cạnh đó là bố trí nội thất cổ điển. Màu sắc kết hợp với đèn trần, đèn led vàng sẽ tạo cảm giác ấm cúng.
Đồ dùng có thể săn lùng trên các trang mua bán đồ gỗ hoặc đặt đóng theo mẫu.
Tay nắm cửa, vòi nước, bồn tắm được sử dụng chất liệu đồng phối với gỗ. Anh tiết lộ, hệ thống cửa của ngôi nhà được tận dụng từ gỗ cũ của một công trình.
Các món đồ lớn anh bo tròn, uốn cong bằng kết cấu xây dựng thông qua cửa sổ, cửa đi lại… rồi để những món đồ đó ở gần các vị trí uốn cong làm tròn, giúp bố cục hài hòa hơn.
Đặc biệt, nhà anh không có tivi, nguồn giải trí cho các thành viên gia đình là tủ sách và âm nhạc.
Anh chỉ lắp đặt một máy chiếu. Khi nào rảnh rỗi vợ chồng anh sẽ xem hoạt hình cùng các con qua máy chiếu này.
Chủ nhân ngôi nhà quan trọng nhất là ánh sáng tự nhiên nên thiết kế giếng trời, dùng ánh sáng tự nhiên cho mỗi phòng. Đèn thả là đèn vàng để ngồi làm việc và học.
Khu vực còn lại sẽ có hệ đèn đổi màu (vàng/trắng) sử dụng tuỳ mục đích như: Khi dọn dẹp nhà dùng màu trắng, sinh hoạt bình thường bật màu vàng, tránh cảm giác quá căng thẳng.
Đồ dùng trong bếp anh Hiếu qua kho người quen mua. Bàn ăn là loại ghép mặt bàn với chân riêng, chất liệu gỗ đỏ và chân bàn ăn có 4 miếng đồng.
Trên mảnh đất của ngôi nhà sàn tránh lũ hơn 50 năm tuổi, kiến trúc sư đã thiết kế ngôi nhà gỗ với mục tiêu vừa giữ lại không gian gần gũi với lối sống cũ vừa cởi mở hơn với thiên nhiên.
Hồng Ngự là đô thị thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có điều kiện tự nhiên mùa lũ về hàng năm. Vùng đất này còn có hình thức kiến trúc đặc trưng, đó là nhà sàn chống ngập úng vào mùa mưa lũ.
Ngôi nhà sàn được xây dựng từ năm 1968 đã có dấu hiệu xuống cấp theo thời gian và khi đến mùa lũ kéo về, các khu dân cư ở Hồng Ngự không còn bị ngập. Từ đó, ngôi nhà sàn trở nên không còn phù hợp với nhịp sống hiện nay.
Ý tưởng về một ngôi nhà mới trên mảnh đất cũ đến khá bất ngờ. Kiến trúc sư muốn mang lại một không gian gần gũi với lối sống cũ, cởi mở hơn với thiên nhiên, ấm cúng và truyền thống.
Đồng thời, kiến trúc sư muốn khắc phục những vấn đề của ngôi nhà cũ và đặc biệt là mang đến một luồng gió mới so với những căn nhà nhàm chán ở vùng ngoại ô.
Một góc nhà vệ sinh
Ngôi nhà gỗ này vẫn giữ được kết cấu của một căn nhà ở truyền thống quen thuộc với kết cấu bằng gỗ, mái lợp ngói.
Khoảng sân trước nhà
Các không gian sinh hoạt trong nhà được bố trí xung quanh một khoảng sân. Đây là nơi cây cối, bầu trời và con người “chạm” nhau sau bức tường rào nghiêng theo mái dốc.
Góc nhìn từ sofa phòng khách ra khoảng sân trước nhà.
Bức tường rào nghiêng rất liền lạc với kết cấu mái nhà
Giữa một vùng đất có lối kiến trúc nhà ở pha trộn của nhiều vùng miền, kiến trúc sư đã thiết kế một ngôi nhà cấp 4 vừa đảm bảo công năng sử dụng lại tràn ngập nắng và gió.
Ngôi nhà này toạ lạc tại một ngôi làng nhỏ ở vùng đất khá bằng phẳng phía Tây Bắc tỉnh Đắk Lắk. Là khu vực giáp ranh với đất nước Campuchia, kiến trúc nhà ở nơi đây có sự pha trộn giữa nhiều vùng miền bởi đa số người dân di cư đến làm kinh tế mới.
Thiết kế mặt bằng của ngôi nhà.
Với ngôi nhà cấp 4 này, kiến trúc sư đề xuất phương án sử dụng mái dài dọc theo khu đất. Bên dưới phần mái này là các khu vực chức năng của ngôi nhà.
Mô phỏng thiết kế phần mái và khung thép nâng đỡ mái nhà.
Về kết cấu cơ bản vẫn đảm bảo kỹ thuật và rút ngắn thời gian thi công, hệ thống khung thép đóng vai trò nâng đỡ phần mái nhà, nó mang đến cảm giác “mái nhà như lơ lửng giữa khung cảnh thiên nhiên”.
gôi nhà nhìn từ trên cao
Bên dưới mái nhà là khu vực công năng ở hai đầu hồi. Một bên là khu vực bếp và vệ sinh, bên còn lại là hai phòng ngủ.
Khu vực bếp nằm bên trái, còn bên phải là không gian của 2 phòng ngủ.
Hai khu vực chức năng này có những bức tường kết hợp với sàn, mái và cửa trượt tạo nên không gian sinh hoạt chung ở trung tâm ngôi nhà.
Hướng nhìn từ không gian sinh hoạt chung vào khu vực bếpKhu vực bếp được bao bọc bởi một khối trụ. Ở phía đối diện, hai phòng ngủ được bao bọc bởi khối hộp hình chữ nhật.Các không gian riêng tư được kéo dài ra ngoài ranh giới của mái, giúp tăng khả năng điều hòa không khí và trải nghiệm cho gia chủ
Không gian sinh hoạt chung ở trung tâm ngôi nhà đóng vai trò là không gian kết nối đa chiều. Một mặt kết nối hai khu vực chức năng chính, mặt khác kết nối thiên nhiên bên ngoài và không gian trong nhà.
Không gian sinh hoạt chung ở trung tâm ngôi nhà.Góc làm việc tràn ngập thiên nhiên, được ngăn cách với không gian sinh hoạt chung bằng kệ gỗ để nhiều đồ trang trí.Không gian sinh hoạt chung và thiên nhiên bên ngoài dường như không có sự ngăn cách
Khe lấy sáng trên đỉnh mái trải dọc từ hướng Tây Bắc xuống Đông Nam, có tác dụng như một tấm rèm chắn, mang lại ánh sáng vừa đủ cho không gian ăn uống và tiếp khách.
Khe lấy sáng trên đỉnh chạy dọc theo mái nhà.Cận cảnh khe lấy sáng.
Từ không gian sinh hoạt chung, gia chủ có thể thấy được thay đổi của ánh nắng trong ngày cũng như cảm nhận được sự thay đổi giữa các mùa trong năm.
Kiến trúc sư mong muốn thiết kế ngôi nhà này như là sự kết nối giữa con người và thiên nhiên.Mặt trước của ngôi nhàKhông quá ấn tượng ở vẻ bề ngoài nhưng kiến trúc ngôi nhà vẫn mang đến sự khác biệt ở vùng biên giới.
Từ ngôi nhà được xây dựng từ những năm 1960 của ông bà để lại, gia chủ muốn cải tạo thành nhà cấp 4 vừa lưu giữ nét xưa cũ nhưng vẫn mang nét hiện đại. Và kiến trúc sư đã mang đến điều bất ngờ.
Vùng duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam từ lâu đã được định hình bởi những ngôi nhà cấp 4 đơn sơ nhưng đầy quyến rũ. Ngôi nhà có diện tích 96m2, toạ lạc tại Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận sau đây cũng không phải ngoại lệ.
Mặt tiền không quá khác biệt so với những ngôi nhà xung quanh.
Thách thức lớn nhất đối với nhóm thiết kế đó là gia chủ mong muốn cải tạo lại ngôi nhà được xây dựng từ những năm 1960 do ông bà để lại.
Thiết kế mặt bằng của ngôi nhà.
Với niềm tin được giao phó, các kiến trúc sư đã đưa ra một ý tưởng táo bạo, đó là không chỉ bảo tồn nét đặc sắc truyền thống mà còn kết hợp hài hòa với nét hiện đại vào công trình.
Không gian thờ cúng được bố trí ngay đầu ngôi nhà. Đồ nội thất của ngôi nhà cũ được sử dụng trong không gian thờ cúng.
Để đạt được mục tiêu nói trên, các kiến trúc sư đã tổ chức lại các không gian bên trong, cũng như đơn giản hóa chức năng của ngôi nhà.
Không gian thờ cúng chiếm 1 phần của ngôi nhà, 3 phần còn lại của các không gian khác.
Nhìn chung, ngôi nhà được chia theo quy tắc 1:3, tách biệt giữa truyền thống và hiện đại. Trong không gian thờ cúng, gia chủ muốn tận dụng nội thất cũ.
Ngay sau không gian thờ cúng là khu vực tiếp khách.Giữa khu tiếp khách và bếp được ngăn chia bằng chiếc ghế sofa.Khu vực bếp và bàn ăn.
Không gian sống được ngăn chia bằng cách sử dụng nội thất, kết hợp với sân vườn bên trong và giếng trời lớn. Ngoài tăng cường ánh sáng tự nhiên, nó còn đóng vai trò lớn trong việc tạo ra một không gian sống thoải mái.
Sân vườn và giếng trời bên trong nhà.Góc thư giãn ở sân vườn.Giếng trời mang đến nhiều ánh sáng tự nhiên hơn cho ngôi nhà. Một góc phòng ngủ.
Kiến trúc sư cũng đã tính đến việc thử nghiệm giải pháp mặt tiền, để có thể mang lại điều gì đó mới mẻ nhưng không quá khác biệt so với những nhà xung quanh.
Gỗ trang trí ở mặt tiền của ngôi nhà là gỗ căm xe.
Ngôi nhà này thể hiện sự kết hợp hoàn hảo giữa kiến trúc truyền thống, địa phương với kiến trúc hiện đại, quen thuộc nhưng không quá phổ biến.
Đối với hệ thống cửa sổ quay, cửa chính và một số chi tiết trang trí khác trên mặt tiền, kiến trúc sư đã cân nhắc sử dụng gỗ căm xe làm vật liệu tối ưu nhất.
Ngôi nhà có sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại.
Loại gỗ này có thể dễ dàng tìm thấy ở bất kỳ cửa hàng thợ mộc nào ở địa phương và từ lâu đã được ứng dụng trong xây dựng nhà cửa.
Hơn nữa, với tính mềm dẻo và khả năng chống thấm nước, gỗ căm xe đã chứng tỏ được độ bền của nó qua năm tháng và trở thành nét đặc trưng của những ngôi nhà địa phương.
Tổng chi phí đầu tư xây dựng hoàn thiện nhà Phú Yên khoảng 550 triệu.
KTS Story Architecture cho biết, chủ nhà sinh ra ở vùng quê, lớn lên đi học, làm việc và sinh sống ở TP lớn. Vào những dịp lễ Tết, nghỉ hè đặc biệt trong thời điểm cách ly vì dịch COVID-19, chủ nhà đã cùng các con về quê.
Nhận thấy ngôi nhà cũ của ông bà ở quê không đủ không gian và phòng cho các cháu khi trở về lần này nên chủ nhà quyết định xây một ngôi nhà nhỏ có đầy đủ không gian vui chơi cho các con.
Ngôi nhà có diện tích 420m² tọa lạc tại tỉnh Phú Yên. Hai bên lối vào nhà được trồng nhiều hoa và cây cối.Mỗi buổi sáng các con cũng có thể trải nghiệm những việc chưa từng làm ở thành phố là tưới hoa phụ giúp bố mẹ
Nhà Phú Yên được thiết kế không gian hai phòng ngủ tách rời và tách với khối không gian phòng khách, phòng bếp và phòng ăn.
Việc tách rời không gian các phòng tạo ra nhiều khoảng sân trong tràn ngập cây xanh và ánh sáng. Khoảng sân trong này cũng là khu vui chơi các trò chơi dân gian của con và bạn bè hàng xóm.
Khối không gian phòng khách và phòng bếp được xoay lệch so với khối phòng ngủ và các mảng tường rào vách xéo tạo ra các góc nhìn thú vị và sinh động khi chúng ta di chuyển bên trong ngôi nhà.
Đối với nhà Phú Yên, KTS tách không gian hai phòng ngủ và tách với khối không gian phòng khách, phòng bếp và phòng ănTừ đó tạo nên một khoảng sân chơi cho các con vào những ngày hè, tránh dịch ở quêMỗi không gian trong nhà đều cảm nhận rõ nét ánh sáng và gió của tự nhiênKTS còn thiết kế nhiều góc vui đùa cho gia đìnhKTS còn thiết kế nhiều góc vui đùa cho gia đình.
Vì chi phí đầu tư xây dựng của chủ nhà ít và kỹ thuật thi công cửa kính khổ lớn ở tại địa phương bị hạn chế nên các ô cửa lớn KTS không lắp cửa kính mà xây thêm một lớp tường rào cao bao quanh để đảm bảo sự an toàn và riêng tư.
Các mảng tường rào được vác xéo để không giới hạn tầm nhìn và tạo ra các góc nhìn thú vị hơn.
Không gian phòng khách và phòng bếp được xoay lệch so với khối phòng ngủ.Không gian phòng bếp và phòng ăn tách biệt với các không gian khác.Để có thể ngắm các không gian trong nhà khi sinh hoạt bên trong không gian các phòng KTS thiết kế nhiều ô cửa lớn nhưng vì kinh phí eo hẹp KTS quyết định xây tường ràoCông trình được xây dựng bởi các nhóm thợ ở địa phương, sử dụng các vật liệu có sẵn như gạch, đá, xi măng, ngói, sắt…Nhà Phú Yên vào lúc hoàng hôn dần buông xuống
Biệt thự mang phong cách Đông Dương (Quảng Nam) nằm ngay sát ruộng lúa nên mỗi buổi chiều chị Vân Anh và gia đình được ngắm hoàng hôn, chìm đắm trong không gian xưa cũ.
Ngôi nhà mộng mơ mang phong cách Indochine nằm giữa cánh đồng ở Hội An (Quảng Nam) có điểm đặc biệt là nhìn thấy hoàng hôn thẳng cánh cò bay.
Công trình thuộc sở hữu của vợ chồng chị Dương Vân Anh làm nghề kinh doanh.
Biệt thự phong cách Đông Dương nhìn từ ruộng lúa
Chị chia sẻ, khi manh nha ý tưởng và làm việc với các kiến trúc sư thì hai vợ chồng ra đề bài là phong cách Indochine hiện đại.
Tuy nhiên, khi sửa lại bản 3D thì lại thêm rất nhiều chi tiết mang màu sắc Địa Trung Hải.
“Nhiều người bạn tới chơi đều nói nhà có hơi hướng Hy Lạp và đúng là chồng mình cũng rất gắn bó với đất nước này”, chị nói.
Chị Vân Anh đặt trọng tâm vào màu sắc, các góc thư giãn của ngôi nhà. Ông xã chị lại rất chú trọng vào các yếu tố tự nhiên và công năng sử dụng.
Hồ bơi nhìn từ trên cao.
Cụ thể:
Hướng nắng hướng gió: Khi thiết kế các bạn để rất nhiều cửa ra vào và cửa sổ để đón hết gió Đông-Tây xuyên qua nhà (biệt thự cũng được xoay để 1 mặt hướng về phía biển cách 300m đường chim bay, 1 mặt mở ra cánh đồng lúa nên lúc nào cũng lộng gió).
Hiên nhà lộng gió.
Bao quanh nhà là phần hiên khá rộng để hạn chế nắng xuyên trực tiếp vào nhà gây nóng trong mùa hè hay mưa tạt thẳng vào tường gây ẩm mốc trong mùa mưa.
Chỗ hiên nhà này ngoài ra còn hút gió nên tầm chiều chị hay cho trẻ con ra ngồi chơi, vẽ, chạy nhảy, đón gió mát (giống nhà Việt Nam ngày xưa lúc nào cũng có cái hiên).
Không gian bếp ưu tiên việc tụ tập nấu nướng đông người nên làm rộng rãi. Góc phòng ăn, bếp với view thẳng ra hồ bơi và ruộng. Bếp màu trắng giữ gìn cẩn thận nên vẫn mới và sáng sủa.
Cách âm cách nhiệt: Ban đầu chị thấy phức tạp nhưng với ông xã lại là điều rất hiển nhiên, xây nhà ở nước ngoài lúc nào cũng phải vậy.
Ngoài việc yêu cầu trần cao cho thoáng và đổ bê tông mái để cách nhiệt tuyệt đối, xây hai lớp tường có lót bông thuỷ tinh bên trong, sử dụng cửa nhôm kính hai lớp cách âm (như xây pháo đài)… chồng chị còn yêu cầu cách âm khu để máy bơm, máy phát điện với khu sinh hoạt và sắp xếp để sao cho các buồng tắm không sát với những chỗ kê đầu giường.
Lựa chọn nhà thầu thi công: Chị Vân Anh tâm sự, đã học một bài học xương máu tiền mất tật mang từ việc này vì ban đầu tin tưởng một bên thợ mộc địa phương nổi tiếng có tay nghề lâu năm vì nghĩ họ sẽ làm được những sản phẩm trau chuốt chất lượng cao.
Tuy nhiên, sau một thời gian đã cay đắng nhận ra là họ rất bảo thủ (không làm theo bản vẽ vì “phải làm thế này mới đẹp chứ”), cắt xén quy trình (không sấy gỗ đủ tiêu chuẩn), rất chậm (tuỳ vào việc gọi được thợ khác đi làm cùng không) và không tôn trọng hợp đồng (sẵn sàng ký để nhận kèo nhưng khi có vấn đề thì cãi cùn và chây ì).
Sau đó mình có chuyển sang một công ty khác do các bạn trẻ 9x điều hành và thấy vô cùng hài lòng vì các bạn rất cầu tiến học hỏi và tôn trọng khách hàng, trải nghiệm thực sự khác hẳn.
Từ đó, chị nhận ra là nhiều lúc kinh nghiệm không bằng thái độ.
Thiết kế một ngôi nhà thật cool: Đây là ngôi nhà đầu tiên hai vợ chồng xây từ đầu tới cuối nên bao nhiêu ý tưởng hay ho gom góp được khi đi du lịch đều cố đưa vào đây hết. Ông xã chị thì rất thoả mãn có được 1 phòng rượu đích thực dưới tầng hầm và có phòng xông hơi nhìn ra ruộng lúa.
Trong khi đó chị mê có 1 cái bàn ăn to thật to ngoài hiên nhà với view hoàng hôn để mời bạn bè tới chơi ăn uống bơi lội và còn để sẵn chỗ đặt màn hình xem phim ngoài trời khu hồ bơi.
Một vấn đề chị hay được hỏi, đó là nhiều bạn cho rằng nhà ở sát ruộng sẽ nhiều muỗi, nhiều thuốc trừ sâu, mùa gặt nhiều khói…
Chị đã về ở với đồng ruộng 6 năm rồi nên học cách thích nghi với môi trường xung quanh. Ví dụ như muỗi chỉ nhiều lúc nhập nhoạng nhá nhem thì đóng cửa lại, tới lúc tối hẳn thì mở hết ra đón gió.
Tới mùa bên ngoài mọi người đốt ruộng hay phun thuốc (cái này là thói quen canh tác rồi nên khó tránh) thì chị biết để đóng cửa kín cả ngày hoặc tránh bằng cách đi chơi du lịch vào thời gian đó (cũng chỉ một vài ngày trong năm).
Đổi lại cả năm còn lại gia đình chị có được một view hoàng hôn vô cùng bình yên, không gian tĩnh lặng, không khí trong lành mát mẻ, các con chị hàng ngày được đi bộ, khám phá thế giới tự nhiên, xem bò, trâu, mùa lúa thì xanh mát còn mùa mưa thì như ở giữa một cái hồ.
Từ bàn ăn nhìn ra phòng khách, phòng khách sử dụng đồ gỗ kết hợp mây. Không gian bếp và khách được ngăn bởi bức tường có cửa vòm.
Bàn ăn ngoài hiên đủ cho 12 người. Hệ thống cửa và nhiều chi tiết sử dụng màu xanh lá làm điểm nhấn. Đây là màu đặc trưng của các công trình mang phong cách Indochine.
Phòng ngủ master trên gác 2, có hàng hiên rộng, đặt bộ bàn uống trà, ngắm hoàng hôn.
Buồng tắm phòng master nhìn ra ngoài ruộng.
Đa phần đồ gỗ nội thất được thiết kế và đặt riêng cho biệt thự. Sảnh tầng 2, lan can bằng sắt sơn đen. Mọi chi tiết bên trong được decor kỹ càng, từ đèn thả trần đến tay vịn cầu thang.
Phòng ngủ và phòng tắm bé gái.
Phòng ngủ phụ, phục vụ khi nhà có khách. Phòng ngủ này có bồn tắm đối diện giường.
Hầm rượu của ông xã chị Vân Anh. Phía sau tường là những miếng gỗ từ thùng rượu được thu gom từ khắp nơi trên thế giới.
Với nguyên vật liệu phần lớn là sắt tiền chế và nhôm, biệt thự của anh Nguyễn Long (Kiên Giang) được đánh giá là độc đáo, khác lạ so với các biệt thự xây gạch thông thường.
Biệt thự vườn ở huyện Kiên Lương (Kiên Giang) của anh Nguyễn Long xây dựng cuối năm 2019 với tổng diện tích 800m2 được làm phần lớn từ sắt tiền chế và nhôm, xung quanh gắn kính cường lực. Toàn bộ biệt thự là không gian mở, bất cứ góc nào cũng có kính.
Kết cấu là vật liệu dễ phát nhiệt tuy nhiên, anh Long khẳng định trong nhà rất mát mẻ nhờ ứng dụng giải pháp cây xanh bao phủ quanh nhà và vật liệu chống nhiệt. Sau 6 tháng thi công, biệt thự hoàn thiện và đưa vào sử dụng.
Biệt thự vườn của anh Long làm hoàn toàn từ sắt tiền chế và nhôm.
Không gian bên trong nhà được chia thành 1 phòng khách, 1 phòng bếp, 1 phòng ngủ, nhà vệ sinh và thêm gác lửng để làm nơi nghỉ ngơi cho khách ghé thăm.
Nguyễn Long theo chủ nghĩa tối giản nên nội thất bên trong rất ít, chỉ đủ dùng theo nhu cầu.
Biệt thự có không gian mở, với nhiều cửa kính cường lực. Phần cửa kính anh dán phim cách nhiệt cản nắng. Bậc thềm gia chủ trang trí bằng nhiều chậu hoa cảnh, còn ngoài vườn trồng cỏ Nhật và các loại hoa dễ chăm.
Phần nền móng anh vẫn thi công ép cọc bình thường, để sau này nếu thích xây nhà gạch, không phải làm lại móng.
Tổng chi phí thi công biệt thự là 1,2 tỷ đồng, chưa kể nội thất.
Bậc thềm gắn đèn led, có chức năng bảo đảm an toàn, tránh bị hụt chân vào buổi tối và giúp nhà thêm lung linh.
Trước đây, anh Long làm ca sĩ, đi hát ở TP.HCM nhưng dần anh nhận ra mình không hợp với sân khấu nên chuyển hướng về quê kinh doanh.
Sáng anh đi làm, chiều về dành thời gian tưới cây, chăm sóc vườn, sống cuộc đời thư thái, bình yên và ít bon chen.
Lối đi bộ có mái che cũng bằng sắt và nhôm, gắn thêm quạt trần chống nóng. Hai bên trồng cây thân gỗ to lấy bóng mát nhưng cây đang trong giai đoạn sinh trưởng. Phần này có thể tổ chức tiệc tùng ngoài vườn.
Góc thư giãn có ghế băng dài.
Trong nhà gia chủ trồng bồn hoa lớn, với nhiều loại cây giúp lọc không khí.
Góc làm việc có vew nhìn ra vườn, còn góc thư giãn cạnh bồn cây xanh. Dọc cầu thang gia chủ trồng thêm nhiều chậu hoa leo, tăng năng lượng tươi mới cho nhà.
Anh Long tâm sự, mỗi sáng ngồi thưởng thức cốc cà phê, nhâm nhi chút đồ ăn, nghe chim hót và ngắm vườn khiến tinh thần anh lúc nào cũng sảng khoái, nhẹ nhõm. Bao xô bồ ngoài xã hội đều được gạt bỏ hết.
Ngôi nhà có 2 phòng ngủ. Một phòng ngủ nằm trong khu vực xây tường gạch, một phòng ngủ nằm tại khu vực tường kính, hướng nhìn ra vườn giống như đang ở Đà Lạt. Tất cả các phòng ngủ anh Long không làm giường mà dùng tấm gỗ pallet kê chân rồi đặt đệm lên.
Nhà tắm ngập ánh nắng và cây xanh. Anh Long không đặt các loại mỹ phẩm trên bệ mà quy hoạch vào một tủ nhỏ cho gọn gàng. Cây lưỡi hổ có tác dụng làm sạch không gian, lọc sạch không khí. Ngoài ra một số nghiên cứu cho thấy, cây lưỡi hổ có thể hấp thụ 107 độc tố, trong đó có cả các độc tố gây ung thư như nitrogen oxide và formaldehyde.Thời điểm nắng gắt, hệ thống rèm tự động sẽ thả xuống, cản nắng nóng cho nhàChiều mát, các tấm rèm được kéo lên, giúp gia chủ ngắm bầu trời đang ngả về tối
Ngôi nhà rộng 120m2 ở Vĩnh Phúc được xây theo kiểu nhà cấp 4 với không gian mở, phòng tắm ngập nắng, ngẩng đầu lên là thấy mặt trời.
Loại hình thiết kế nhà cấp 4 đã trở thành xu hướng thiết kế nhà ở được đông đảo chủ đầu tư yêu thích hiện nay với không gian sống thoáng đãng, gần gũi thiên nhiên, đảm bảo được tính chất thẩm mỹ cũng như công năng sử dụng khoa học.
Đặc biệt, những chủ đầu tư tại nông thôn nhờ vào lợi thế diện tích đất rộng, thì nhu cầu xây nhà cấp 4 đa phong cách, 4 mặt giáp với thiên nhiên càng trở nên thuận tiện và cần thiết hơn bao giờ hết.
Ngôi nhà rộng 120m2, chưa kể vườn ở Vĩnh Phúc do kiến trúc sư Phan Hiển và các cộng sự thiết kế gần đây là một trong những công trình như vậy.
Tổng chi phí xây dựng nhà khoảng 800 triệu đồng, (chưa tính tiền nội thất). Kiến trúc sư Phan Hiển đã thay đổi góc nhìn mới mẻ về những gian nhà cấp 4 xưa cũ, đơn giản.
Ngôi nhà không chỉ là nơi ở mà còn là điểm nghỉ dưỡng lý tưởng cho chính các thành viên trong gia đình mỗi khi bước chân về. Mọi ngóc ngách đều có sự biến tấu thú vị, các không gian bổ trợ, ăn khớp với nhau, tạo nên một tổng thể mang nhiều dấu ấn riêng.
Phòng khách bài trí ít đồ đạc nhưng không đơn điệu. Màu sắc nhấn là thảm và cây xanh. Trần nhà sử dụng gỗ sơn PU có tác dụng thẩm mỹ, chống nóng.
Ngoài đèn ốp trần, kiến trúc sư dùng đèn thả cách điệu, gần gũi với làng quê Việt Nam. Màu sắc chính của ngôi nhà là tông gỗ ấm.
Góc thờ cúng được gia chủ rất quan tâm, dành riêng một không gian rộng rãi. Giữa nhà là nơi gia chủ ngồi cầu cúng, đọc kinh. Từ phòng thờ có thể hướng mắt ra bao quát sân vườn. Đặc biệt, kiến trúc sư chú ý loại trừ các yếu tố phong thủy xấu như: Gần nhà vệ sinh, gần bếp… Phòng thờ thông với phòng khách nhưng phân tách bằng lam gỗ.
Phòng ngủ nào cũng có ánh sáng tự nhiên, mở mắt ra là thấy cây cỏ mát dịu.
Các phòng ngủ trong nhà đều được bố trí nội thất tương đồng nhau, không sử dụng nhiều hộc tủ như thường thấy mà chủ yếu là các kệ gỗ đơn lẻ.
Phòng tắm tiện nghi, có ánh sáng tự nhiên nhờ thiết kế đặc biệt. Một phần mái là giếng trời, lắp kính cường lực. Vì thế gia chủ có thể trồng cây xanh luôn trong phòng tắm.
Kiến trúc sư Phan Hiển chia sẻ, nhiều trường hợp nổ kính cường lực phòng tắm là do cách thi công ẩu, chất liệu… “Thường nguyên nhân là nổ ở góc. Khi thi công, ta bọc hết góc lại thì chắc chắn không thể xảy ra nổ. Ngoài ra, kính dùng ở công trình này là loại dày 12mm, rất chắc chắn, độ an toàn cao”, anh Phan Hiển nhấn mạnh.
Thay vì lựa chọn các mẫu biệt thự cầu kỳ, gia chủ đã bàn bạc với kiến trúc sư, thiết kế cho mình ngôi nhà vườn đơn giản có 3 mặt thoáng và bể bơi xanh mát.
Những ngôi nhà vườn rộng rãi, xây 1 tầng tích hợp thêm bể bơi mát dịu là xu hướng thiết kế đang được nhiều gia đình chọn lựa. Trong đó, điểm hấp dẫn là hồ bơi xanh mát.
Gia chủ được sở hữu các tiện ích như khách sạn: Hồ bơi, vườn nướng BBQ, không gian thư giãn. Song song đó là trải nghiệm hòa mình với thiên nhiên cây cỏ, trồng hoa, cây ăn trái.
Với mẫu nhà vườn có bể bơi thường đòi hỏi những không gian có diện tích xây dựng khá lớn. Bởi chúng ta cần khoảng thiết kế không gian sống, không gian sân vườn và bể bơi sao cho hài hòa và cân đối nhất.
Phối cảnh tổng thể khu nhà vườn, phía trước là khoảng sân rộng trồng cây cảnh, bãi cỏ và hàng cây ăn trái. Bốn mặt của ngôi nhà đều tiếp xúc với thiên nhiên, khi xây dựng nhà lùi về phía sau tâm đất để đảm bảo không gian rộng thoáng ở phía trước cũng như tạo cảm giác an toàn.
Hướng nhìn từ cổng vào, mọi chi tiết, tiểu cảnh được chăm chút khá tỉ mỉ. Kiến trúc sư Phan Hiển, người thiết kế ngôi nhà cho biết, công trình mang những đặc tính phóng khoáng và cởi mở, có cửa lớn to rộng để con người có thể hòa mình vào thiên nhiên.
Chi phí để xây dựng nhà vườn có bể bơi thường cao hơn các mẫu nhà vườn khác. Giá thành để xây dựng bể bơi phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố như: Diện tích, hình dáng của bể bơi. Vật liệu để xây dựng cũng như để trang trí bể bơi, ngoại thất, trang trí, thiết bị và bảo dưỡng… càng nhiều hạng mục, chi phí sẽ càng cao.
Bể bơi là không gian công cộng, phục vụ cho nhiều người trong gia đình nên có yêu cầu khắt khe về vấn đề thiết kế.
“Trong giai đoạn dịch Covid-19 đang bùng phát, việc đến các khu du lịch gần như bị “đóng băng”. Vì thế, gia chủ mong muốn các thành viên mỗi khi về nhà sau giờ làm sẽ cảm thấy như đang ở khu nghỉ dưỡng”, anh Hiển nói.
Phòng bếp dùng nội thất mây mộc, sắp xếp gọn gàng, tạo cảm xúc cho gia chủ khi nấu nướng.
Tủ bếp cách điệu, bếp nấu có cửa sổ giúp hút gió, khử mùi và vi khuẩn gây hại.
Phòng khách rộng, nhìn ra cả 3 mặt thoáng. Cách thiết kế mở, không khí xuyên suốt và thoáng đãng. Việc lưu thông gió trở nên dễ dàng. Phần tường sử dụng gạch đỏ mộc thô tạo hiệu ứng mới lạ về mặt cảm quan. “Phòng khách vừa là nơi đón khách, đồng thời cũng sử dụng làm phòng sinh hoạt chung cho cả gia đình. Do đó nơi này không cần thiết phải có quá nhiều đồ nội thất mà chỉ chọn lọc những món đồ thật sự cần thiết”, kiến trúc sư Phan Hiển cho hay.
View phòng ngủ nhìn ra bể bơi và hàng dừa.
Mỗi phòng ngủ mang một phong cách nhưng đều có chung đặc điểm là màu sắc nhẹ nhàng, tinh tế.
Nhà có hồ bơi nên phòng tắm không lắp đặt bồn mà chỉ làm những thiết bị cơ bản.
Ngôi nhà 1,5 tầng rộng 150m2 hiền hòa nép mình giữa những tán cây, lấy cảm hứng từ nếp nhà nông thôn truyền thống ở miền Bắc.
Điểm nhấn là mái nhà dốc xòe rộng, mái được đổ bê tông, chống nóng cẩn thận và lát đá.
Ngôi nhà là tâm huyết anh Tâm dành trọn cho mẹ sau 10 năm bôn ba nơi đất khách.
Góc mái “vén” lên để đón hướng gió mát thổi vào nhà. Chống đỡ mái là cột được ốp gỗ ngoài trời như thân cây đỡ lấy ngôi nhà.
Thiết kế có hướng đi của gió vào và ra để ngôi nhà lúc nào cũng thoáng mát. Hệ cửa linh hoạt có thể mở thoáng về mùa hè, đóng kín chắn gió về mùa đông mà vẫn đảm bảo góc nhìn lãng mạn ra vườn và đủ sáng.
Tất cả các phòng đều có thông gió đối lưu để đảm bảo không khí tươi liên tục, ánh sáng tự nhiên, hoàn toàn không cần bật đèn vào ban ngày.
Hiên nhà rộng vừa là khoảng đệm chắn nắng Tây chiếu trực tiếp vào nhà, vừa là nơi đọc sách, uống trà, ngồi tán gẫu.
Nhìn ngôi nhà với không gian mở nhưng thực ra thiết kế là một khối liền vẫn đảm bảo được an toàn.
Ngôi nhà sử dụng các vật liệu truyền thống một cách vừa quen vừa lạ. Ngói mũi hài ốp dọc tường như cánh chim hạc, tường rào nhốt đá suối để cây cỏ có thể sinh trưởng qua thời gian, gạch ốp từ làng cổ Bát Tràng, gạch họa tiết hoa sen thời Lý…
Anh Nguyễn Quang Tâm – chủ nhân ngôi nhà cho biết, bố anh mắc bệnh hiểm nghèo từ lúc anh 3 tuổi, mẹ anh vừa lo chạy chữa cho bố vừa nuôi con ăn học. Ngày bố mất, gia đình cũng không còn gì, mọi thứ bán hết để lo chạy chữa cho bố.
Để duy trì cuộc sống và hy vọng, hai mẹ con thuê một căn phòng 10m2 ở Hà Nội, mẹ anh đi làm nhiều việc từ sáng đến tối.
Vì không muốn mẹ phải vất vả thêm nữa, năm 17 tuổi anh vào TP.HCM, còn mẹ vẫn tiếp tục làm việc ở Hà Nội vì còn phải về quê chăm lo việc gia đình.
Sau 10 năm hai mẹ con sống xa nhau, anh cũng dành dụm một số tiền, dự định đón mẹ vào TP.HCM để phụng dưỡng, báo hiếu. Tuy nhiên, mẹ anh muốn về quê để gần chị em, gần mộ bố.
Lúc này, anh tìm mua được miếng đất nhìn ra cánh đồng mà mẹ thích. Cuộc gặp vợ chồng kiến trúc sư Nguyễn Minh Thủy đã khiến anh quyết định để họ hoàn thiện tâm nguyện của mình.
Kiến trúc sư gợi ý anh Tâm trồng cây bưởi, mẹ anh cũng thích cây bưởi, vừa mát vừa thơm, vừa rất “tình”. Một cái cây Việt Nam đặc sệt, hoa thơm ngất ngây và quả thì ngon. Phòng khách gần gũi với thiên nhiên khi có khoảng vườn nhỏ ngăn cách với bếp. Đồ lưu niệm trưng trên kệ là đồ anh Tâm bán để làm từ thiện hồi lâu thì họ hàng mua ủng hộ nhưng thực ra là mẹ anh giấu con, nhờ các dì mua ủng hộ.
Vợ chồng kiến trúc sư Nguyễn Minh Thủy tự tay lựa từng chất liệu, chở từng viên gạch và giám sát từng chi tiết trong thời gian thi công đến khi hoàn thiện.
Công trình mang tên “Nhà của mẹ” là ngôi nhà mái dốc mang dáng dấp của ngôi nhà cũ trước đây gia đình anh ở, không gian mở mà an toàn, nhìn ra cánh đồng yên bình, ánh sáng và thiên nhiên chan hoà, có căn bếp lớn để mẹ thoải mái nấu nướng, có phòng ngủ ấm cúng.
“Hoàn thiện xong công trình, mẹ có nói với tôi “Ngôi nhà là ước mơ cả đời của mẹ, không đâu thoải mái bằng nhà mình con à”. Trong ánh mắt của mẹ đã bớt nhiều ưu lo.
Tôi chỉ mong từ giờ sáng sáng mẹ uống trà tưới cây, chiều chiều mẹ làm bánh và nấu những món mẹ thích”, anh Tâm chia sẻ.
Phòng ăn nhìn ra được phòng khách, vì mẹ anh thích ở nhà góc nào cũng nhìn thấy nhau, nhất là những ngày gia đình tụ họp. Căn bếp tối giản, dụng cụ bếp được cất trong tủ giúp bếp lúc nào cũng gọn gàng. Khi ngồi ăn, mọi người có thể nhìn ra khoảng vườn xanh mướt.
Trong khung hình này có sự kết hợp của 3 món vật liệu: Ngói mũi hài hoa sen, gạch làng Bát Tràng, và gạch hoạ tiết hoa sen thời Lý. Một điểm nhấn nhỏ nhưng cầu kỳ, giúp ngôi nhà trở nên độc đáo, gần gũi với không gian xưa ở đồng bằng Bắc bộ.
Không gian liên thông của ngôi nhà, vừa đóng, vừa mở, vừa khẽ khép hờ
Hiên rộng, hút gió trời vào nhà.
Góc sân và khoảng trời cho mẹ trồng cây, làm vườn.
Sảnh lên tầng trên với phòng ngủ áp mái và khoảng sân thượng để ngắm mặt trời lặn sau núi.
Phòng ngủ tối giản. Chiếc giường tròn bao gồm luôn công năng của ghế ngồi xem tivi, tab đầu giường, để sách, đồ ăn sáng, xạc điện thoại.
Phòng tắm từ tầng 2 nhìn xuống là thấy đồng cỏ bông lau đẹp mỹ mãn. Màu phòng tắm sử dụng tông xám, mang hơi hướng màu của nền bê tông, xi măng trong các gian nhà thập niên 1990 ở nông thôn.
Kiến trúc sư Nguyễn Minh Thủy chia sẻ: “Anh Tâm là đạo diễn và nhiếp ảnh gia nên mỗi góc nhỏ đều chú trọng đến tính thẩm mỹ, nghệ thuật. Ngay cả bồn rửa mặt cũng phải tinh tế, tạo được dấu ấn riêng. Phần tường bao quanh nhà ốp bằng gạch họa tiết hoa sen”.
Tường rào bằng đá suối, bên ngoài là khung lưới sắt. Đá này do chính tay anh Tâm và mẹ tự thả vào. “Mẹ không thích xây kín cổng cao tường vì bà muốn tiếp hàng xóm qua chơi mỗi ngày, mình cực thích thiết kế cổng này” – gia chủ cho hay.
Bên ngoài ngôi nhà khá đơn giản, nằm giữa cánh đồng mênh mông.