TP HCM – Hai khu ở riêng biệt với đường đi rộng rãi và nhiều cây xanh tạo nên một ‘khu phố thu nhỏ’ trong lòng nhà.70
Ngôi nhà rộng rãi ở Sài Gòn là món quà một đôi vợ chồng tặng cô con gái mới đi du học trở về. Trước khi xây, gia chủ yêu cầu công trình đáp ứng đầy đủ tiện nghi cho con gái tính cách độc lập, phóng khoáng và yêu thiên nhiên. Bên cạnh đó, họ cũng cần nơi nghỉ ngơi mỗi lần cùng con trai lớn từ quê lên thành phố.
Trên mảnh đất diện tích 8×17 m, các kiến trúc sư đưa ra ý tưởng chia căn nhà làm hai phần riêng biệt: Phía trước dành cho đôi vợ chồng và con trai lớn, phía sau dành cho con gái.
Nhờ cấu trúc này, người con gái thoải mái sinh hoạt trong thế giới của mình. Bố mẹ và anh trai cô khi tới ở cũng có không gian riêng tư.
Hai phần nhà vẫn có sự kết nối thông qua hệ thống cửa sổ và cầu, thuận tiện khi cả gia đình sum họp.
Nhìn từ trên xuống, không gian bên trong nhà tựa như một khu phố thu nhỏ, với các “nhà” khác nhau, cách biệt bởi đường đi lối lại, cây xanh.
Những bức tường cong làm “mềm” kiến trúc.
Mái nhà làm bằng bê tông xen lẫn những ô cửa lớn, đưa ánh sáng tự nhiên vào công trình.
Để bù đắp sự riêng tư phía trên, các kiến trúc sư thiết kế tầng trệt mở, dùng làm nơi sinh hoạt chung, nấu nướng và ăn uống.
Cây xanh trở thành phần quan trọng của ngôi nhà. Không chỉ đáp ứng nhu cầu của gia chủ, cây xanh lấp đầy không gian rộng lớn và kết hợp với ánh nắng tô điểm thêm cho những bức tường trắng.
Nội thất gỗ và đá trong các phòng tạo sự đối lập với màu trắng chủ đạo của căn nhà.
Bên ngoài, lớp gạch xám bên ngoài dùng để tránh nắng từ hướng Tây và thông gió tự nhiên.
Tầng một không xây tường mà tận dụng hàng rào đá, tầng trên nửa tường là kính khiến không gian trong nhà như hòa với ngoài trời.102
Ngôi nhà ba tầng xây trên miếng đất hình ống có diện tích 147 m2 là nơi ở kết hợp kinh doanh homestay của một cặp vợ chồng trẻ tại Quảng Nam. Nhà nằm cách bãi biển An Bàng chưa đầy 200 m, xung quanh khu đất còn hoang sơ, yên tĩnh.
Bài toán đặt ra cho các kiến trúc sư Nguyễn Thanh Tân, Nguyễn Thị Thiên Thanh, Vũ Thị Hồng Nhung (D1 architectural studio) là làm sao khai thác được tất cả các yếu tố cảnh quan xung quanh mà vẫn giữ được sự riêng tư cho khách đến ở homestay và chủ nhà, thêm nữa, tối giản chi phí.
Cuối cùng, các kiến trúc sư đưa ra giải pháp hạn chế xây tường, vừa tận dụng cảnh quan vừa giảm chi phí. Phần thô được quan niệm như phần hoàn thiện, chỉ khu vực nào thật sự cần kín đáo mới xây tường.
Toàn bộ phía mặt tiền và một bên hông tầng một – nơi đặt bàn tiếp khách, nhà bếp và phòng ăn chung – không có tường bao, mà tận dụng hàng rào đá bên ngoài như một bức tường.
Thay cho tường, gia chủ sử dụng nhiều vách kính kết hợp mành, rèm.
Kính cường lực được lắp tránh hướng chính tây, đồng thời lùi một khoảng nhất định so với mặt đứng, nhờ thế không xảy ra hiện tượng truyền nhiệt vào trong. Việc này giúp tiết kiệm năng lượng cho ngôi nhà.https://9986d34a9013f8345e013df4be304206.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-38/html/container.html
Dựa trên đơn giá thị trường địa phương tại thời điểm xây dựng (2018), so với xây tường gạch và sơn hoàn thiện, kính cường lực tiết kiệm khoảng 20% tổng chi phí cho phần vật tư. Ngoài ra, tiến độ thi công lắp kính nhanh hơn vài tháng.
Nhờ lắp kính, không gian trong nhà như hòa vào với thiên nhiên bên ngoài, ngồi trong nhà vẫn có thể ngắm trọn vẹn bờ biển và khu rừng lân cận.
Nếu toàn bộ tầng hai dành để xây bốn phòng cho khách thì tầng ba là nơi ở của chủ nhà, tạo sự riêng tư tối đa cho gia chủ.
Không gian sống của chủ nhà gồm phòng ngủ, bếp, nhà tắm, vệ sinh chỉ chiếm một nửa diện tích mặt bằng, còn lại dành cho ban công, làm nơi thư giãn, ngắm cảnh.
Phòng ngủ hình vuông được xoay lệch góc với miếng đất hình chữ nhật để tạo ra khu vực bếp, nhà tắm và vệ sinh hình tam giác, mang lại cảm giác khác lạ.
Ngôi nhà sử dụng nhiều vật liệu truyền thống địa phương như gỗ, tre, ngói, đá mài… vừa tối ưu kinh phí, vừa tạo được nét riêng, chất mộc mạc gần gũi thiên nhiên. Nhờ kiến trúc hướng đến sự bền vững và tối ưu chi phí, ngôi nhà vừa được trang web kiến trúc hàng đầu thế giới Archdaily giới thiệu.
SƠN LA – Trong bối cảnh mật độ xây dựng tăng cao và những sườn đồi bị san phẳng, gia chủ muốn một ngôi nhà nhỏ để bốn thành viên kết nối với nhau và với thiên nhiên.
Từ mong muốn đó, công trình trên mảnh đất 120 m2 được xây dựng dựa trên ký ức về những ngôi làng trên sườn đồi, mái thưa, thấp. Nhà chỉ có một tầng, với điểm nhấn là mái chữ V, ngược hẳn so với các nhà xung quanh.
Khu vực xây dựng chiếm 50% đất, còn lại dành cho các yếu tố tự nhiên. Thay vì “san phẳng” mảnh đất như nhiều nhà xung quanh, công trình vẫn giữ độ dốc của đất, tận dụng làm những bậc thang ở vườn.
Mái chữ V được tính toán để có thể tránh nắng gắt ban ngày mà vẫn cho nắng dịu ban chiều vào nhà. Ngoài ra, độ mở của mái kết hợp với băng cửa sổ trên cao cho phép các thành viên gia đình kết nối với bên ngoài mà không nhìn thấy các công trình xung quanh. Nhìn ra, gia chủ sẽ chỉ thấy vườn và bầu trời.
Ngoài mái chữ V, kiến trúc sư bố trí mái hiên xung quanh sân nhà như lớp rào bảo vệ sự riêng tư cho công trình. Sân và các khoảng trống được lấy cảm hứng từ hiên nhà truyền thống Việt Nam, nhằm tạo bóng mát lúc trưa.
Bên trong, mái hình chữ V với điểm thấp nhất ở giữa nhà phân chia không gian công trình. Phòng ngủ của bố mẹ và hai phòng ngủ của con nằm hai bên khu vực sinh hoạt chung. Mỗi không gian đều được kết nối với sân vườn chung nhưng có những góc nhìn riêng.
Chi phí hoàn thiện công trình khoảng 800 triệu đồng.
Bấm để xem thêm hình ảnh về công trình.
Minh Trang – Vnexpress Ảnh: Triệu Chiến Thiết kế: NNA+
Hai năm qua, anh Giàu ít phải mua trái cây ở ngoài nhờ khu vườn trồng nhiều loại như dưa lưới, dưa lê Hàn, nho, ổi, táo, mít, cóc sai trĩu quả.
Những ngày giãn cách, anh Nguyễn Văn Giàu (29 tuổi, quận Tân Bình) hôm nào cũng lên sân thượng để hái ít cà, sung, ổi, khi lại vài quả bí về cho cả nhà ăn.
Chia sẻ với Zing, anh Giàu cho hay từ 2 năm trước, anh tận dụng không gian 60 m2 ở tầng 4 để làm vườn. Ban đầu, anh chỉ trồng rau nhưng sau đó chuyển sang trái cây.
Nhờ khéo chăm sóc, anh Giàu trồng thành công nhiều loại cây ăn quả và một số giống khác như bí, mướp, cà chua, sung Mỹ.
“Khu vườn không chỉ cung cấp thực phẩm mà còn giúp gia đình tôi giải trí, có thêm không gian cho các con lên vui chơi, hít thở không khí trong lành, bớt ngột ngạt khi mấy tháng nay phải ở nhà. Bình thường, mỗi hôm tôi chỉ lên một tiếng, còn giờ ngày lên 3 buổi”, anh nói. Anh Giàu trở thành “nông dân sân thượng” từ 2 năm trước.
Anh Giàu trở thành “nông dân sân thượng” từ 2 năm trước.
Khu vườn tươi tốt
Vốn thích trồng cây, khi chuyển đến nhà mới, anh Giàu dành 2 tháng để vác đất từ dưới nhà lên sân thượng. Anh đầu tư khoảng 20 triệu đồng để mua thùng nhựa, giàn và tham gia nhiều hội, nhóm trồng cây trên mạng để tham khảo kiến thức.
Anh Giàu mua nhiều giống cây về trồng nhưng do chưa có kinh nghiệm, anh thất bại vì gặp mưa, sâu bệnh hoặc mưa bão. Đôi khi, vì chưa nắm tốt kỹ thuật, chất lượng quả không được như anh kỳ vọng.
Qua vài năm vừa làm, vừa học hỏi, rút kinh nghiệm, anh Giàu thấy việc trồng cây giờ khá đơn giản.
“Tôi chú ý khâu chống thấm từ khi xây nhà, kê cao chậu trồng và quét dọn thường xuyên để thoát nước tốt. Tôi cũng bố trí cây dàn đều sân thượng để giảm tải trọng, tránh làm nứt kết cấu. Đất trồng trái cây phải tơi xốp, thoát nước tốt để bộ rễ không bị ngập úng. Tôi bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây tùy theo từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển”, anh chia sẻ.
Anh Giàu trồng nhiều loại cây trái trên sân thượng.
Dưa lưới có giá trị cao nên anh Giàu dành nửa diện tích để trồng. Tuy nhiên, với anh đây cũng là loại quả đòi hỏi công sức chăm sóc nhất.
“Ngoài các vấn đề kiểm soát được như hạt giống, phương pháp trồng và phân bón, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng không thể kiểm soát được như sâu bệnh, nấm bệnh và đặc biệt là thời tiết”, anh lý giải.
Ban đầu, chủ nhà 29 tuổi chọn mua hạt giống của Nhật, Thái Lan về trồng theo kiểu hữu cơ. 50-60 gốc dưa cho thu hoạch khoảng 1-1,5 tạ mỗi vụ kéo dài 3-4 tháng. Hiện, anh chỉ trồng giống dưa lưới Honey Red, khoảng 1,5 tháng nữa sẽ cho thu hoạch.
Ngoài ra, các loại cây ăn trái khác cũng mang lại năng suất cao như giàn nho cho 5 kg/lứa, hai cây táo cho 20 kg trái/vụ, cóc, lê đều sai trĩu quả. Giờ anh không còn trồng nho vì tán quá rộng, cớm các loại cây bên dưới.Anh Giàu chủ yếu trồng dưa lưới, dưa lê vì có giá trị cao.
Anh Giàu chủ yếu trồng dưa lưới, dưa lê vì có giá trị cao.
Anh Giàu chủ yếu trồng dưa lưới, dưa lê vì có giá trị cao.
Anh Giàu chủ yếu trồng dưa lưới, dưa lê vì có giá trị cao.
Anh Giàu chủ yếu trồng dưa lưới, dưa lê vì có giá trị cao.
Để tiết kiệm diện tích và tạo bóng râm, anh Giàu cũng làm giàn trồng các cây dây leo theo mùa như bí, mướp để cung cấp thực phẩm sạch cho gia đình hàng ngày.
Mỗi lần thu hoạch nhà không ăn hết, anh mang cho bạn bè, hàng xóm hoặc bán cho ai có nhu cầu để tái đầu tư tiền hạt giống và phân bón cho vụ sau.
Giúp con có tuổi thơ đáng nhớ
Vốn thích cảm giác mới mẻ nên cứ một thời gian, anh Giàu lại tìm giống cây khác để trồng, tránh lặp lại. Gần đây, anh trồng giống ổi và mận mới nhưng chưa ra trái.
“Giờ đang là mùa mưa, trồng ngoài trời không có nhà màng hay nhà lưới nên rất khó nhằn. Có khi chỉ một tuần mưa dầm thôi là công cốc. Các loại cây khác như táo, cà chua… vào mùa này cũng dễ bị bệnh và gió thổi làm rụng hoa, mưa nhiều thì rụng trái”, anh nói.
Anh Giàu cũng muốn trồng thêm các loại rau nhưng do dịch, các nguồn hạt giống và phân bón đều bị đứt cung ứng. Anh tìm khắp nơi nhưng không có nên trồng cầm chừng, có gì ăn nấy.
“Khi dịch hết, tôi có thể tìm thêm một số loại sung Mỹ hoặc các cây trồng khác. Do diện tích sân thượng hạn chế, nhiều lúc tôi phải bỏ cây này, trồng cây khác. Tôi cũng đang nghĩ giảm từ 50 gốc dưa xuống còn 30 gốc vì ăn hoài cũng ngán”.Anh Giàu cho hay trong dịch, nguồn cung cấp hạt giống và phân bón bị đứt gãy. Gia đình anh có gì ăn nấy.
Anh Giàu cho hay trong dịch, nguồn cung cấp hạt giống và phân bón bị đứt gãy. Gia đình anh có gì ăn nấy.
Anh Giàu cho hay trong dịch, nguồn cung cấp hạt giống và phân bón bị đứt gãy. Gia đình anh có gì ăn nấy.
Ngoài cung cấp các loại trái cây, khu vườn trên sân thượng còn là nơi gia đình anh Giàu thư giãn, giải tỏa áp lực cuộc sống.
“Các con tôi 9 và 6 tuổi, thỉnh thoảng phụ ba tưới cây, thu hoạch trái, khám phá thế giới tự nhiên. Tôi muốn các con có kỷ niệm thơ ấu đáng nhớ giữa nơi thành thị”, anh nói.
Với kinh nghiệm của mình, anh Giàu thường đăng tải không gian xanh của gia đình lên mạng để mọi người tham khảo, chia sẻ kiến thức, kỹ thuật làm vườn.
“Trồng cây trên sân thượng không khó, chỉ cần mọi người chịu khó tìm tòi, học hỏi cùng với sự kiên nhẫn, lòng đam mê là ai cũng có thể làm được. Đừng nản chí khi thất bại mà hãy xem đó là bài học để rút kinh nghiệm, hướng tới thành công. Một cây đâu phải chỉ vài ngày là trồng được mà có khi mất cả 3-4 tháng hay 1,2 năm”, anh nói.Khu vườn xanh ngát của anh Giàu.
SƠN LA – Gộp hai lô đất và sử dụng thủ pháp lệch tầng kết hợp nhiều mảnh xanh, gia đình ba thế hệ có tổ ấm “đầy cây cỏ và gió mát”.
Ngôi nhà nằm ngay gần quảng trường Tây Bắc ở Sơn La gây ấn tượng bởi mặt tiền khác biệt so với những công trình xung quanh. Đây là tổ ấm của gia đình ba thế hệ, được ghép từ hai lô đất 5 x 14,8 m – nếu xây riêng chỉ có thể làm nhà ống.
Gia chủ yêu thiên nhiên nên đưa ra “đề bài” đơn giản là nhà nhiều cây xanh, ánh sáng và đáp ứng nhu cầu cho bốn đứa trẻ, vợ chồng chủ nhà và bố mẹ. Đặc biệt, ngôi nhà phải đủ chỗ chơi cho bốn đứa con của gia chủ. Giải pháp của kiến trúc sư là một công trình dành phần lớn cho không gian công cộng, giếng trời và đan xen nhiều bồn trồng cây xanh.
Ngoài mặt tiền, các bồn cây mô phỏng hình ảnh đôi tay nâng niu mảng xanh. Chúng vừa tăng sức sống cho công trình, vừa tạo nên điểm nhấn.https://95c20e59aed52924806fc607c5edcea6.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-38/html/container.html
Mặt tiền nhiều cây xanh kết hợp với khoảng đệm phía sau còn có tác dụng ngăn bụi và tiếng ồn vào nhà mà vẫn giữ được “view” ra bên ngoài.
Bên trong, nội thất công trình tiết chế màu sắc, sử dụng chủ yếu màu gỗ và trắng. Đường cong xuất hiện ở vách tường và trần để tăng cảm xúc và sự mềm mại cho không gian.
Thiết kế lệch tầng tạo nên độ chênh cao, cho phép nhiều luồng gió mát được lưu thông đến mọi nơi trong nhà.https://95c20e59aed52924806fc607c5edcea6.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-38/html/container.html
Toàn bộ giếng trời được đưa về cuối nhà, nơi thường nhận được ít ánh sáng nhất.
Các mảng cây xanh và giếng trời đan xen vào nhau, bao quanh các phòng ngủ và khu vực sinh hoạt chung, tạo thành những “bức tranh” sống động. Người ở cũng dễ dàng cảm nhận ánh sáng thay đổi theo từng giờ.
Nhờ các khoảng giếng trời, mọi phòng ngủ đều được nhận đủ ánh sáng và gió. Gia chủ không phải dùng đèn điện vào ban ngày.https://95c20e59aed52924806fc607c5edcea6.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-38/html/container.html
Đặc biệt, các tầng đều được bố trí nơi sinh hoạt chung để tám thành viên thêm gắn kết, điều mà ngày nay nhiều gia đình khó có được.
Thiết kế phòng thờ cũng tạo nên điểm đặc biệt cho căn nhà và “nhắc lại” hình ảnh mặt tiền.
Trên mái tầng ba, gần một nửa diện tích trở thành vườn rau. Kiến trúc sư và gia chủ còn làm thêm chỗ thưởng trà, trò chuyện vào những đêm trăng rằm. Tổng chi phí hoàn thiện căn nhà khoảng sáu tỷ đồng.
Minh Trang – VnExpress Ảnh: Triệu Chiến Thiết kế: Trung Tran Studio
Mặt tiền của ngôi nhà cấp 4 này được thiết kế độc đáo với ba lớp nhằm chống chọi với những cơn bão và nắng nóng trực tiếp từ hướng Tây.
Chủ nhân của ngôi nhà này là một bà mẹ già đã gắn bó cả đời ở một ngôi làng ven biển Nam Định. Con trai của bà lớn lên và định cư ở thành phố, muốn xây ngôi nhà này cho mẹ sau khi bố mất.
Ngôi nhà như là một nơi để trở về cuộc sống tuổi thơ với nếp sống gia đình truyền thống nhưng vẫn mang dáng vẻ hiện đại.
Mặt bằng của công trình.
Khi nói chuyện với kiến trúc sư, cậu con trai nhớ đến những cây chuối đã từng trồng tại khu vực này. Ký ức tuổi thơ này đã truyền cảm hứng cho kiến trúc sư để tạo ra một nơi có sự kết nối tinh thần từ những hình ảnh quen thuộc xưa cũ.
Ý tưởng kết hơp bóng cây xanh và bóng của bức tường gạch thông gió để làm mát cho ngôi nhà.
Thiết kế kết hợp giữa nhà ở nông thôn Nam Định với các nghiên cứu chuyên sâu về vật liệu nhằm mang lại sự tiện nghi của cuộc sống hiện đại.
Mô phỏng hướng thông gió và ngăn nắng nóng của công trình.
Trong những dịp lễ tết, ngôi nhà sẽ là nơi con cháu đến thăm và ở với mẹ. Vì lý do này, ngôi nhà có nhiều không gian linh hoạt để đón thêm khách.
Ngôi nhà nằm ở làng ven biển Nam Định.
Khí hậu ven biển Nam Định diễn biến khó lường và khu vực này thường phải đối mặt với các cơn bão lớn. Do điều kiện này, mặt tiền của ngôi nhà được thiết kế 3 lớp linh hoạt.
Mặt tiền ngôi nhà nổi bật với bức tường gạch.
Lớp ngoài cùng được làm từ những viên gạch thông gió Bát Tràng nhằm mang ánh sáng ban ngày và không khí trong lành vào nhà. Lớp thứ hai mang đến sự riêng tư đồng thời cho phép ánh sáng chiếu vào trong nhà.
Lớp thứ ba là một lớp kính chắc chắn, giúp người mẹ già có thể dễ dàng đóng cửa nhà khi có bão lớn.
Lối vào nhà.
Trong những tháng nắng ấm hơn, mặt tiền ba lớp này cũng cho phép không gian bên trong mở ra hàng hiên.
Gạch thông gió Bát Tràng được thiết kế riêng để có khoảng không bên trong viên gạch. Phần không gian trống trong gạch là lớp cách nhiệt giúp mặt tiền chịu được nắng nóng trực tiếp từ hướng Tây.
Cận cảnh thiết kế của viên gạch thông gió hoa Bát Tràng.
Hoa văn của gạch thông gió qua ánh nắng như thảm hoa trên sàn nhà.
Kỹ thuật thi công truyền thống cũng được trau chuốt, kết hợp với công nghệ hiện đại để lưu giữ những giá trị truyền thống. Đơn cử như bức tường phòng ngủ của gia đình được làm từ đá tổ ong, một loại vật liệu tự nhiên đặc biệt từ vùng Sơn Tây gần đó.
ADVERTISING
Current Time0:00
/
Duration0:01
iTVC from Admicro
iTVC from Admicro
Bức tường bằng đá tổ ong ngăn không gian phòng khách và phòng ngủ.
Việc xây dựng ngôi nhà có bàn tay của các thợ đá địa phương. Họ gặp thử thách khi phải tạo ra một bức tường với một cửa sổ hình vòm mở ra để kết nối phòng ngủ với khu vực phòng khách.
Ánh nắng rọi vào phòng khách với hình ảnh hoa văn của gạch thông gió.
Mặc dù đá tổ ong thường không được sử dụng trong công trình nhà ở vì độ nhám và sần sùi nhưng những người thợ thủ công đã tinh chỉnh để phù hợp theo yêu cầu thiết kế kiến trúc.
Phía sau bức tường đá tổ ong là phòng ngủ.
Không gian phòng ngủ mộc mạc…
…và tràn đầy ánh sáng tự nhiên.
Ngoài ra, các thợ thủ công còn sử dụng phương pháp khắc tay “intaglio”, dùng lá chuối ép lên bề mặt của bức tường bê tông.
Hình ảnh vườn chuối thân thuộc trong ký ức tuổi thơ của cậu con trai.
Qua bàn tay của những người thợ thủ công, hình ảnh vườn chuối được thể hiện trên bức tường trong nhà.
Đây là tác phẩm khi hoàn thành.
Nhóm thiết kế làm việc chặt chẽ với các thợ thủ công để đạt được hiệu quả như mong muốn. Đây là một yếu tố quan trọng của thiết kế ý tưởng vì ngôi nhà từng nằm trong một vườn chuối nhỏ.
Bàn ăn nối liền với không gian phòng khách.
Một đầu bàn ăn được cố định bằng thanh thép treo từ trên trần nhà.
Một phần bàn ăn được nối dài ra hiên nhà.
Phần nối dài này được sử dụng như một bàn trà.
Những kỷ niệm của gia đình này là một phần không thể thiếu trong thiết kế, những giá trị lịch sử đã trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày của họ.
Ngôi nhà cấp 4 này là sự kết hợp giữa truyền thống nông thôn với tiện nghi hiện đại với sự nghiên cứu chuyên sâu về vật liệu để tạo ra một nơi tràn đầy ký ức cho người mẹ và những đứa con khi trở về.
Những vật dụng như giá trị truyền thống, trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày của gia đình.
Sự thô kệch của vật liệu thể hiện sự đa dạng của từng vùng miền, nhưng qua thiết kế đã nâng chúng lên tầm cao hơn. Từ đây, ký ức về gia đình được ghi lại trong từng viên gạch và lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Ngôi nhà là món quà của người con làm kiến trúc sư theo kiểu nhà vườn dành tặng cha mẹ mình để dưỡng già.
Dream House có diện tích 170 m² tọa lạc ở huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, là tổ ấm của gia đình ba thế hệ. Dream House được xây dựng với kiến trúc nhà vườn hướng đến thiên nhiên.
Tổng kinh phí để xây dựng Dream House là 800 triệu.
Kiến trúc sư đã chi 800 triệu đồng để xây ngôi nhà tặng bố mẹ
Bên ngoài công trình được bao bọc cái bức tường rào bằng bê tông và gạch đỏ.
Cách bố trí tường lệch tạo không gian sân chung lớn nhỏ đa dạng
Từ các không gian riêng đều mở ra vườn sau, tạo nên không gian sống chan hòa với thiên nhiên.
Chính giữa nhà là không gian chung, nơi dành cho gia đình cũng như hàng xóm láng giềng trò chuyện bên cốc nước chè xanh
Chính giữa nhà là không gian chung, nơi dành cho gia đình cũng như hàng xóm láng giềng trò chuyện bên cốc nước chè xanh
Kiến trúc sư Hoàng Công Long chia sẻ: “Ngôi nhà là tâm huyết của mình xây dựng dành tặng bố mẹ, vì cả tuổi trẻ bố mẹ hi sinh nuôi anh, chị em mình. Bản thân làm nghề thiết kế không gian sống, mình muốn bố mẹ có cuộc sống tốt và thoải mái nhất trong những năm tháng về già. Mình thiết kế không gian của ngôi nhà nhìn ra cái ao nhỏ, bởi mình thích cái ao và đàn cá.”
Địa phương không có sẵn nhiều nguyên vật liệu để làm nội thất, vật liệu hoàn thiện và trang trí cũng hạn chế. Ekip đã phải nỗ lực sắp xếp cẩn thận để công trình đẹp mà không phát sinh chi phí nhiều.
Chính giữa nhà là không gian chung, nơi dành cho gia đình cũng như hàng xóm láng giềng trò chuyện bên cốc nước chè xanh
Không gian này có chiếc hồ nhỏ tạo cảm giác mát mẻ, là nơi sinh hoạt chung, kết nối và gia tăng tình cảm gia đình.
Đây là góc uống trà của ông nội, bếp nấu ăn của mẹ hay nơi vui chơi của trẻ nhỏ trong gia đình
Các khối nhà được tách biệt tạo sự thông thoáng và hài hòa với thiên nhiên.
Phòng riêng trong các khối hộp được ngăn cách với nhau tạo nhiều khoảng trống và đối lưu không khí đến mọi ngóc ngách trong nhà.
Cây xanh giúp không khí trong lành và con người khỏe khoắn hơn.
Không gian trong nhà được tối giản và thiết kế theo lối kiến trúc của những căn nhà cổ. Mộc mạc giản dị nhưng vẫn đầy đủ công năng .
Không gian trong nhà được tối giản và thiết kế theo lối kiến trúc của những căn nhà cổ. Mộc mạc giản dị nhưng vẫn đầy đủ công năng .
NHẬT BẢNThay vì phá đi toàn bộ cầu thang cũ, các kiến trúc sư giữ lại những thanh cốt thép, làm chỗ trồng cây để tăng mảng xanh cho ngôi nhà.
Ngôi nhà bốn tầng trên khu đất hơn 60 m2 ở Tokyo được cải tạo từ một nhà máy đóng sách 33 năm tuổi. Thay vì xây mới hoàn toàn, gia chủ cùng kiến trúc sư thống nhất chỉ sửa lại những phần chưa hợp lý để tạo ra mối gắn kết giữa quá khứ và hiện tại.
Nhà máy cũ có hai cầu thang bộ ở trước và sau nhà. Nhằm tăng lượng ánh sáng và gió trời vào không gian bên trong, nhóm thiết kế quyết định làm lại cầu thang đóng phía trước, biến nó thành trục giao thông mở xuyên suốt từ tầng hầm lên tới mái.
Với cầu thang phía sau, ban đầu, nhóm thiết kế định dỡ bỏ hoàn toàn nhưng khi các thanh cốt thép lộ ra, họ thấy đẹp và đặc biệt nên giữ lại. Phần cầu thang này không để người ở sử dụng mà làm chỗ trồng cây, từ đó biến thành “cầu thang xanh” với mục đích tăng sức sống cho căn nhà.
Bên ngoài mặt tiền, lớp trát xưa được bỏ đi để lộ hàng gạch bên dưới. Bê tông, gạch, gỗ và cây xanh vừa tương phản với nhau, vừa đem tới nét mới cho một công trình cũ.
Bấm để xem thêm hình ảnh về công trình.
Thu Nguyệt (Theo Design Boom) Ảnh: Takumi Ota Thiết kế: mamm design
Ngôi nhà thu hút ngay từ cái nhìn đầu tiên bởi lối kiến trúc Đông Dương, gây ấn tượng bởi màu sắc tươi mới.Vẻ đẹp của ngôi nhà khiến người nhìn cảm nhận được sự gần gũi, sang trọng và yên bình. Lê Xuân
Đi ngang qua một trong những con đường thơ mộng nhất Đà Nẵng – Hàn Thuyên, bạn chắc chắn sẽ không tiếc khi dành vài giây để chiêm ngưỡng “Ngôi nhà nhỏ” vô cùng độc đáo. Nhóm kiến trúc sư của Người Xây Tổ Ấm đã thiết kế công trình này.
Ngôi nhà thu hút ngay từ cái nhìn đầu tiên bởi lối kiến trúc Đông Dương, gây ấn tượng bởi màu sắc tươi mới, sử dụng những vật liệu quen thuộc kết hợp tối giản nhưng không hề đơn giản. Ta cảm nhận được hơi thở vừa gần gũi vừa sang trọng.
Cùng với vẻ ngoài độc đáo, thiết kế bên trong cũng là một lý do khiến chúng ta hoàn toàn mê mẩn.
Chủ nhân cho biết những vị khách quý ghé thăm và thường đùa rằng ngôi nhà dường như đầy ắp nghệ thuật, chan chứa cảm xúc mà không có sự tồn tại của thời gian.
Không gian bên trong được bố trí linh hoạt, phù hợp cho các hoạt động sinh hoạt và cả niềm đam mê của gia chủ.
Vì ánh sáng là một trong những khía cạnh quan trọng nhất nên bạn sẽ thấy toàn bộ không gian luôn tràn ngập ánh sáng tự nhiên.
Màu trắng, xanh lam, cam là ba màu chủ đạo cùng gỗ tự nhiên và cây xanh tạo nên sự kết hợp chặt chẽ nhưng không phá vỡ sự khác biệt.
“Ngôi nhà nhỏ” được xem là nơi sống của những đam mê, vẽ nên những ước mơ lớn lao.
Nhà dùng một bộ khung thép dài 36 m để làm tầng thượng, trong đó 12 m nhô ra ngoài.Bốn phía là kính, ngôi nhà như hòa mình vào thiên nhiên.
Lâm Tùng (Theo Archdaily)
Khu đất xây nhà nằm trên một sườn dốc ở ngoại ô Vienna nước Áo với khung cảnh bao quanh là những vườn nho cùng núi non bạt ngàn. Kiến trúc sư mong muốn biến những cảnh sắc thiên nhiên tuyệt vời này trở thành một trải nghiệm lý tưởng cho gia chủ.
Giải pháp đưa ra là thiết kế một bộ khung thép dài 36 m để làm tầng thượng, trong đó 12 m nhô ra ngoài, “lơ lửng” hướng về thiên nhiên. Gara, nhà kho… được bố trí ngay phía dưới con dốc.
Phía sau nhà là bể bơi cùng không gian thư giãn ngoài trời.
4 phía là kính, ngôi nhà như hòa mình vào thiên nhiên. Sắc xanh xung quanh làm cho ngôi nhà trở nên thoáng đãng, bình yên và nhẹ nhàng.
Ở một góc khác, ngôi nhà hướng ra dòng sông Danube gần đó. Bao quanh bởi sông và núi, ngôi nhà vừa là nơi ở, vừa là nơi thư giãn, nghỉ ngơi.
Trái ngược với mặt tiền bằng thép và kính trong suốt, nội thất được ốp hoàn toàn bằng gỗ sồi. Theo kiến trúc sư, việc ốp gỗ nhằm tạo ra một bầu không khí ấm áp và mang lại cảm giác an toàn, đồng thời không làm ảnh hưởng đến sự kết nối trực tiếp với thiên nhiên xung quanh.
Cây xanh phản chiếu qua những lớp kính, biến không gian trong nhà trở thành một phần của thiên nhiên.