Nơi đây được mệnh danh là Maldives của Việt Nam. Hòn Móng Tay tuy nhỏ nhưng là điểm đến yêu thích của rất nhiều du khách khi lặn ngắm san hô bởi làn nước trong xanh như ngọc bích có thể dễ dàng thấy rõ san hô và những đàn cá bơi lội tung tăng dưới chân khách. Hòn Móng Tay đang nổi lên như một điểm đến cực kỳ thu hút với giới trẻ bởi vẻ đẹp hoang sơ, đầy bất ngờ ẩn chứa bên trong.
Bãi cát ở hòn Móng Tay hoang sơ và đẹp
Ngoài những điểm đến hấp dẫn như Bãi Sao, Bãi Khem, Bãi Dài hay làng chài Hàm Ninh thì hòn Móng Tay được xem là nơi đáng để bạn khám phá một lần trong đời khi đặt chân đến Phú Quốc, Kiên Giang.
Sự hòa quyện màu xanh của nước biển trong xanh và màu xanh của dừa
Những địa điểm du lịch như Chợ nổi, cầu Cần Thơ… vốn đã nổi tiếng cả nước nay với góc máy từ trên cao của nhiếp ảnh Trần Minh Lương càng trở nên thơ mộng.
Anh Trần Minh Lương hiện công tác tại Tổng công ty Phát điện 2 (EVNGENCO2) với vai trò là một chuyên viên truyền thông vì vậy niềm đam mê chụp ảnh cũng gắn liền với anh.
Mong muốn tìm kiếm trải nghiệm mới lạ qua ống kính, anh Minh Lương đã ghi lại những góc ảnh nhìn trên cao với chiếc flycam.
Anh chia sẻ: “Công tác tại công ty phát điện nên tôi mong ước có thể thực hiện bộ trọn vẹn bộ ảnh ghi lại vẻ đẹp các công trình điện từ trên cao. Với tôi đó vừa là kỷ niệm, vừa là tư liệu phục vụ cho công việc”.
Hệ thống điện kết nối với Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn
Trong số hàng trăm bức ảnh về chủ đề ngành điện đã thực hiện, anh cho biết bản thân ấn tượng nhất với hình ảnh Hệ thống điện kết nối với Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn băng ngang qua cánh đồng lúa đang vào vụ chín vàng trong buổi sớm đầy sương.
Ruộng muối tại xã Long Điền, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu.
Những lúc rảnh rỗi, anh lại cùng “người bạn đồng hành” của mình rong ruổi đến những địa phương lân cận để tự cảm nhận và ghi lại bức tranh cuộc sống nhiều màu sắc của người dân. Trong một lần đến với ruộng muối tại xã Long Điền, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu, anh đã ngỡ ngàng trước sự cuốn hút về đường nét và màu sắc của những ô ruộng muối trải dài, nối tiếp nhau.
Anh chia sẻ, nghề làm muối Bạc Liêu tập trung nhiều nhất tại hai huyện Đông Hải và Hòa Bình, sản xuất mỗi năm một vụ, kéo dài từ khoảng tháng 12 đến tháng 4 năm sau, trước khi mùa mưa bắt đầu.
Chợ “đồng” thuộc thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang
Đến miền Tây thì không thể nào bỏ qua những khu chợ miệt vườn, bởi chợ là nơi tập trung đa dạng nhất các sản vật đặc trưng. Chợ “đồng” thuộc thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang là một trong số đó; người dân nơi đây trải bạt trực tiếp trên đất thành từng hàng cách nhau bằng những lối đi và bày bán những loại nông sản “của nhà trồng được” như chuối, mướp, bí bầu, cá, tôm… Vì là chợ nông thôn nên cũng chắng có sạp hay gian hàng hoành tráng, bà con thường ngồi xổm và bày hàng hóa xung quanh. Cái tên “chợ chồm hổm” cũng bắt nguồn từ đó.
Con đường hoa phượng tại huyện Vị Thủy của tỉnh Hậu Giang
“Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng” – Có lẽ giờ đây không dễ để bắt gặp hình ảnh này, thế nhưng một không gian rực rỡ sắc phượng vào hè bạn hoàn toàn có thể tìm thấy khi đến với huyện Vị Thủy của tỉnh Hậu Giang. Anh Minh Lương đã ghi lại con đường rợp bóng phượng vào một ngày giữa tháng 5. Khung cảnh này có lẽ sẽ làm “lụi tim” những “tín đồ” có tâm hồn lãng mạng và mơ mộng.
Cầu Cần Thơ trở nên huyền ảo trong hoàng hôn.
Dẫu có đi đâu cũng không quên quê hương mình, chàng kỹ sư trẻ đã chờ rất nhiều buổi hoàng hôn để có thể lựa chọn một góc ảnh vừa hiện đại lại vừa nên thơ bên công trình đáng tự hào của người dân đất xứ Tây Đô – Cầu Cần Thơ. Chiếc cầu dây văng này bắc qua sông Hậu, nối tỉnh Vĩnh Long và TP Cần Thơ, có chiều dài toàn tuyến 15,85 km, trong đó phần cầu chính dài 2,75 km được hoàn thành năm 2010.
Bức ảnh “Họp chợ sớm” là tác phẩm giúp anh Trần Minh Lương đạt Huy chương đồng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực ĐBSCL lần thứ 34 năm 2019.
Nếu bỏ lỡ hoàng hôn trên cầu Cần Thơ thì nhất định phải đón được ánh mặt trời đầu ngày ở chợ nổi Phong Điền. Cách trung tâm thành phố chỉ khoảng 17 km về phía Đông Nam. Nơi đây buôn bán đầy đủ các mặt hàng nông sản như trái cây, rau củ, thức ăn. Dù không nhộn nhịp như xưa kia nhưng chợ nổi ngày nay vẫn là nơi thu hút nhiều du khách, mang đến một trải nghiệm khác lạ chỉ có riêng tại miền Tây sông nước.
Làng nghề gạch gốm Vĩnh Long trở nên lung linh và huyền ảo từ góc máy trên cao.
Qua cầu Cần Thơ, du khách sẽ đặt chân đến địa phận tỉnh Vĩnh Long. Nơi đây không chỉ “đốn tim” khách phương xa bằng những vườn trái cây trĩu quả mà còn mở ra một không gian hoài cổ với những điều xưa cũ được giữ gìn giữa xã hội hiện đại và không ngừng đổi mới. Làng nghề gạch gốm Vĩnh Long (hay còn được gọi với cái tên Làng gạch cổ Mang Thít – Làng nghề gốm Cổ Chiên) đã tồn tại hơn trăm năm. Đây là nơi sản xuất gạch, gốm đỏ lớn nhất miền Tây một thời. Quang cảnh hàng nghìn lò nung gạch gốm khổng lồ nhấp nhô thi nhau nhả khói trong bình minh hay lúc chiều tà chắc hẳn sẽ để lại ấn tượng khó quên cho những ai một lần đến với nơi này.
Cánh đồng lác tại Vĩnh Long
Cũng tại tỉnh Vĩnh Long, những cánh đồng lác xanh rờn vào mùa thu hoạch chắc hẳn cũng là một điểm đến không nên bỏ lỡ. Quan sát cảnh thu hoạch lác của nông dân từ trên cao, bạn sẽ bất ngờ vì nó không khác gì một sân khấu của những vũ công. Với bà con miền Tây, từ lâu, lác đã được sử dụng rộng rãi, một chất liệu thân thiện với môi trường để dệt chiếu hay làm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
Cánh đồng Tà Pạ ở huyện Tri Tôn, An Giang
Với góc máy trên cao của mình, anh Minh Lương đã khám phá ra cánh đồng Tà Pạ ở huyện Tri Tôn, An Giang cũng rực rỡ không kém. Ruộng lúa vào mùa thu hoạch nằm kề sát nhau, in bóng những hàng cây, tất cả được kết hợp rất ngẫu nhiên nhưng lại tạo nên một bức tranh khổng lồ đầy màu sắc cho quê hương Thất Sơn huyền bí.
Mùa nước nổi An Giang
Trải nghiệm của các bạn sẽ càng thêm đa dạng nếu về với An Giang vào mùa nước nổi (mỗi độ tháng 7 – tháng 10 âm lịch hàng năm). Ngoài việc được thưởng thức những món ngon từ sản vật trời ban này thì những cánh đồng trắng nước còn như chiếc gương khổng lồ soi bóng mây trời, hoa lá và cả dáng vẻ lao động cần lao của cư dân đầu nguồn Cửu Long.
Còn đây là một góc đảo nhỏ thuộc quần đảo Nam Du, Kiên Giang. Quần đảo này gồm 21 hòn đảo lớn nhỏ. Phần lớn đảo thuộc Quần Đảo Nam Du đều lưu giữ được nét đẹp hoang sơ nguyên thuỷ, là không gian nghỉ dưỡng tuyệt vời cho những ai cần tạm thời “chạy trốn” khỏi nhịp sống xô bồ thường nhật.
Cánh đồng hoa tại TP Sa Đéc, Đồng Tháp
Được xem là vùng sản xuất hoa kiểng lớn nhất Đồng bằng Sông Cửu Long, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp mỗi dịp cuối năm lại rộn ràng đón khách tham quan. Để có được những chậu hoa khoe sắc cho du khách thưởng lãm, người nông dân đã miệt mài chăm bón từ nhiều tháng ròng tưới nước, bón phân. Nét đẹp lao động của người nông dân cần lao bên vườn cúc mâm xôi đã được tác giả chụp lại một cách thật sống động qua góc nhìn từ trên cao.
“Bộ ảnh “Cảnh sắc miền tây từ trên cao” là mảnh ghép chưa đầy đủ về cảnh quan, công trình và điểm du lịch đặc trưng tại các địa phương ĐBSCL. Tôi sẽ tôi tiếp tục thực hiện để hoàn thiện bộ ảnh này, qua đó, giới thiệu đến du khách về miền sông nước quê mình”, anh Trần Minh Lương nói.
Gần 3 tháng qua, các điểm tham quan, du lịch, dịch vụ phục vụ du khách tại Huế đều trong tình trạng đóng cửa. Hàng loạt cửa hàng, quán xá tại các khu di tích, khu du lịch, địa điểm tham quan phải tạm ngưng kinh doanh vì không có khách.
Các khu di tích ở Cố đố Huế khi không xảy ra dịch bệnh luôn nhộn nhịp du khách tham quan. Tuy nhiên, 3 tháng lại đây kể từ khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát mạnh tại nhiều địa phương, các điểm tham quan, khu di tích tại Huế luôn trong cảnh vắng lặng vì tạm ngưng đón khách để tập trung cho công tác phòng, chống dịch COVID-19. Trong ảnh: Quảng trường Ngọ Môn, di tích Kỳ Đài vắng khách
Thông báo cấm tập trung đông người tại khu vực từng là điểm tham quan nổi tiếng của xứ Huế
Phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu gần cầu gỗ lim vắng bóng du khách
Được mệnh danh là thành phố của lễ hội, trước khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát ở nhiều nơi, Cố đô Huế luôn sôi động, nhộn nhịp các hoạt động du lịch, lễ hội, tâm linh tại các khu di tích, thắng cảnh, danh lam, khu du lịch. Từ khi dịch COVID-19 bùng phát, các hoạt động du lịch, lễ hội, chương trình đón khách tham quan phải tạm ngừng vô thời hạn.
Cầu gỗ lim – điểm check in, tham quan cảnh đẹp sông Hương giờ không một bóng người
Cây cầu gỗ lim ven sông Hương thơ mộng dành cho khách bộ hành vãn cảnh, tham quan, chec-in cảnh đẹp ven sông Hương từng một thời hút khách, đặc biệt là giới trẻ, khách du lịch nay cũng trở nên vắng lặng, tạo nên hình ảnh của sự “sống chậm” một cách lạ thường.
Nhiều khu di tích, địa chỉ tham quan du lịch xứ Huế đều có chung một hình ảnh vắng vẻ, trầm mặc, tĩnh lặng. Khu vực cổng Ngọ Môn, Đại Nội Huế – một địa điểm thường có đông du khách tham quan, giờ đây không một bóng người.
Từ đầu tháng 5/2021 lại đây, khi dịch bệnh bùng phát mạnh ở nhiều nơi, chính quyền tỉnh TT-Huế đã có chỉ đạo yêu cầu tạm thời ngưng đón khách vào tham quan các di tích, danh lam thắng cảnh tại Quần thể di tích Cố đô Huế. Trong ảnh: Điểm bán vé tham quan Đại Nội Huế đã đóng cửa từ lâu
Lăng Tự Đức, hay còn gọi là Khiêm lăng tọa lạc tại phường Thủy Xuân, TP Huế, là điểm tham quan di tích luôn hút khách khi không có dịch bệnh. Thực hiện yêu cầu phòng, chống dịch của tỉnh TT-Huế, khu di tích ngừng tiếp nhận khách tham quan, kéo theo tình trạng đóng cửa, kinh doanh ế ẩm của loạt hàng quán nằm cạnh di tích này.
Chùa Linh Mụ nằm ven sông Hương vốn yên tĩnh, là nơi dành cho du khách đến tĩnh tâm, tham quan, cầu nguyện, hành lễ tâm linh nay càng thêm tĩnh lặng vì vắng bóng người tham quan kể từ khi xảy ra dịch bệnh COVID-19.
Cửa chính dẫn vào chính điện của ngôi chùa Linh Mụ được khóa kín
Giăng xích, khóa cổng vào di tích đàn Nam Giao
Bên trong di tích đàn Nam Giao
Hàng quán cạnh các điểm tham quan di tích phải ngưng hoạt động vì ế khách
Được ví như một bảo tàng địa chất khổng lồ, VQG Phong Nha-Kẻ Bàng sở hữu hàng loạt địa điểm độc, lạ và bí ẩn như động Thiên Đường, Tiên Sơn… Trong năm 2020, các nhà khoa học phát hiện thêm các hang động mới.
Nằm ở tỉnh Quảng Bình, miền Trung Việt Nam, vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng có diện tích 123.326 ha trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là 100.296 ha; phân khu phục hồi sinh thái là 19.619 ha…
Phong Nha – Kẻ Bàng được ví như một bảo tàng địa chất khổng lồ có giá trị và mang ý nghĩa toàn cầu. Nơi đây sở hữ các địa điểm đẹp như mơ và đầy bí ẩn khiến khách quốc tế ngất lịm khi ghé thăm.
Những hang động mới: Tháng 3/2021, đoàn thám hiểm của Hiệp hội hang động Hoàng gia Anh (BCRA) hợp tác với ĐH KNTN, ĐH QGHN và Ban quản lý vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng đã tiến hành khảo sát và thám hiểm các hang động thuộc khu vực vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.
Đây là lần thám hiểm thứ 20 của đoàn thám hiểm kể từ đợt khảo sát đầu tiên vào năm 1990. Lần này đoàn có 12 chuyên gia thám hiểm 12 khu vực khác nhau thuộc khu vực vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng và vùng lân cận thuộc các huyện Bố Trạch, Minh Hóa, Quảng Ninh và Lệ Thủy.
Kết quả đợt khảo sát ghi nhận được 12 hang động với chiều dài là 10.490,9m, trong đó: vùng lõi vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng có 3, khu vực huyện Minh Hóa có 5; khu vực huyện Quảng Ninh có 4.
Các hang mới được khảo sát có độ cao cửa hang dao động từ 98m – 465m; độ sâu dao động từ (-104m) – 133m, trong đó có một số hang dài nhất gồm: hang Nước Ngầm (3.872m), hang Nước Lặn 3 (1.919m)…
Ngoài những hang động mới được phát hiện này, vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng từ lâu đã nổi tiếng với những hang, động, hồ, suối… đẹp và bí ẩn.
Động Phong Nha: Nằm trong quần thể danh thắng Phong Nha – Kẻ Bàng, động Phong Nha là danh thắng tiêu biểu nhất của quần thể, được bình chọn là một trong những hang động đẹp nhất thế giới với các tiêu chí: sông ngầm dài nhất, hồ nước ngầm đẹp nhất, các bãi cát, bãi đá ngầm đẹp nhất, hang khô rộng và đẹp nhất.
Phong Nha nổi tiếng với những khối đá độc đáo được đặt tên theo các hình dạng tự nhiên như “Sư tử”, “Kỳ lân”, “Vô chầu”, “Cung đình” hay “Tượng Phật”… Sau hàng chục cuộc thám sát khoa học đến nay động Phong Nha vẫn còn nhiều điều bí ẩn chưa khám phá hết.
Động Thiên Đường: Nằm trong quần thể núi đá vôi khổng lồ, xung quanh là khu rừng nguyên sinh nằm trong vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, động Thiên Đường được phát hiện năm 2005 có tổng chiều dài là 31 km.
Thiên Đường được đánh giá là động lớn và dài hơn động Phong Nha. Đây là một động khô, không có sông ngầm chảy qua như động Phong Nha. Trong động Thiên Đường có nhiều khối thạch nhũ và măng đá kỳ ảo. Phần lớn nền động là đất dẻo, khá bằng phẳng.
Động Tiên Sơn (động Khô): Đây là một động đẹp nổi tiếng ở khu vực Phong Nha – Kẻ Bàng có chiều dài là 980 m. Từ cửa động đi vào khoảng 400 m có một vực sâu chừng 10 m, tiếp sau đó là động đá ngầm tiếp tục dài gần 500 m, khá nguy hiểm nên du khách chưa được phép đến khu vực này chỉ tham quan tới khoảng cách 400 m từ tính từ cửa động.
Động Tiên Sơn là nơi có thạch nhũ và măng đá kỳ vĩ huyền ảo như trong động Phong Nha nhưng lại có nét riêng là các âm thanh phát ra từ các phiến đá và cột đá khi được gõ vào vang vọng như tiếng cồng chiêng và tiếng trống.
Hang Sơn Đoòng: Đây được xem là hang tự nhiên lớn nhất thế giới, kết nối với hơn 150 hang động khác trong cùng một hệ thống ngầm. Để đến được với hàng Sơn Đoòng, không chỉ yêu cầu về thể lực, kỹ năng mà còn phải được trang bị những đồ bảo hộ cùng với thiết bị tiên tiến.
Nếu muốn thám hiểm nơi này, bạn cần phải mua tour với mức chi phí 3000$ để có thể tiến vào sâu trong hang – nơi có bức tường thạch nhũ cao đến 80m và chiêm ngưỡng kỳ quan thế giới này. Hiện, chưa có phương án nào để bạn có thể tự đi Sơn Đoòng.
Đến Trùng Khánh, mỗi mùa đều mang một vẻ đẹp riêng nhưng mùa Thu, khi những cánh đồng lúa nếp chín vàng thơm ngát, phong cảnh nơi đây trở nên đẹp nhất.
Huyện Trùng Khánh nằm ở phía Đông, cách trung tâm thành phố Cao Bằng khoảng 60 km.
Tại đây có cong sông Quây Sơn, con sông này xuyên qua những dãy núi đá vôi và cánh đồng lúa, làng mạc tạo nên phong cảnh đẹp như một bức tranh thủy mặc.
Núi “Mắt thần” nằm trong thung lũng xóm Bản Danh, xã Quốc Toản (huyện Trà Lĩnh), cách hồ Thang Hen khoảng 2 km (còn được gọi là Phja Píot, tiếng Tày nghĩa là núi thủng), vì ngọn núi có một khoảng lớn thông qua mặt sau hình tròn như con mắt.
Núi Mắt Thần nằm gọn trong lòng thung lũng giữa quần thể hồ Thang Hen của Công viên địa chất non nước Cao Bằng, nơi có khung cảnh vô cùng quyến rũ với những bãi cỏ thảo nguyên mênh mông bên những hồ nước xanh bát ngát cả một vùng trời.
Người dân ở Phong Nậm chủ yếu sinh sống bằng nghề làm ruộng và đi rừng, nhịp sống ở đây rất chậm và nhẹ nhàng, ngoài ngắm cảnh Phong Nậm bạn cũng có thể ghé thăm những bản làng trong thung lũng, khám phá cuộc sống của người dân nơi đây.
Đa số các bản ở Phong Nậm là của người Tày nên người dân vẫn giữ được những nét sinh hoạt đậm đà bản sắc của miền sơn cước.
Sông Quây Sơn chảy về phía Nam, đến xã Ngọc Côn, huyện Trùng Khánh thì vào địa phận Việt Nam. Trên đường chảy vào Việt Nam, Quây Sơn xuyên qua những dãy núi đá vôi và cánh đồng lúa, làng mạc tạo nên phong cảnh đẹp như một bức tranh thủy mặc. Ảnh: Quang Trần/BNEWS/TTXVN
Sông Quây Sơn tạo nên sự duyên dáng, hài hòa giữa cảnh sắc thiên nhiên và con người. Ảnh: Quang Trần/BNEWS/TTXVN
Ngọn núi có một khoảng lớn thông qua mặt sau hình tròn như con mắt. Nơi đây đang là điểm đến mới có sức thu hút rất lớn đối với du khách khi đến với Cao Bằng. Ảnh: Quang Trần/BNEWS/TTXVN
Núi Mắt Thần nằm gọn trong lòng thung lũng giữa quần thể hồ Thang Hen của Công viên địa chất non nước Cao Bằng, nơi có khung cảnh vô cùng quyến rũ với những bãi cỏ thảo nguyên mênh mông bên những hồ nước xanh bát ngát cả một vùng trời. Ảnh: Quang Trần/BNEWS/TTXVN
Người dân ở Phong Nậm chủ yếu sinh sống bằng nghề làm ruộng và đi rừng, nhịp sống ở đây rất chậm và nhẹ nhàng, ngoài ngắm cảnh Phong Nậm bạn cũng có thể ghé thăm những bản làng trong thung lũng, khám phá cuộc sống của người dân nơi đây. Đa số các bản ở Phong Nậm là của người Tày nên người dân vẫn giữ được những nét sinh hoạt đậm đà bản sắc của miền sơn cước. Ảnh: Quang Trần/BNEWS/TTXVN
Ngoài “Mắt Thần núi” độc đáo, mọi người có thể tìm hiểu cuộc sống sinh hoạt của người Tày Cao Bằng. Khung cảnh đẹp bình yên ở đây khiến du khách như lạc vào thế giới khác, tránh xa sự ồn ào, xô bồ của thành phố. Ảnh: Quang Trần/BNEWS/TTXVN
Đi vào rừng trúc sẽ cảm nhận được nét đẹp hoang sơ hiếm thấy, như lạc vào một thế giới khác, vừa đẹp vừa bình yên lại vừa phóng khoáng. Cảnh sắc ở nơi này hoàn toàn tự nhiên nhưng dường như được mẹ thiên nhiên ưu ái, tô vẽ thêm để tạo nên sắc xanh của sự sống, sự sinh sôi nảy nở, sắc vàng của sự trù phú, rực rỡ và rạng ngời tất cả hòa hợp đến hoàn hảo khiến người người mê hoặc. Ảnh: Quang Trần/BNEWS/TTXVN
Núi Thủng trong tiếng Tày tên gọi là “Phja Píot” – có nghĩa là “núi Thủng”. Người ta gọi tên như vậy bởi giữa núi có một lỗ thủng như thể bị dùi xuyên qua. Núi Thủng có hình dáng như một hang động với đường kính tầm 50m. Có lẽ vì vậy mà người ta cũng gọi lỗ thủng đó bằng một tên gọi mỹ miều là Mắt Thần. Ảnh: Quang Trần/BNEWS/TTXVN
Không một du khách, biển Vũng Tàu trở nên trong xanh, không khí trong lành, cây dại mọc tràn trên bãi cát và đàn khỉ trên núi ùa xuống đường kiếm ăn.
Bộ ảnh Vũng Tàu vắng bóng người vào mùa Hè của anh Thành Duy gây chú ý trên các diễn đàn du lịch. Sau gần 3 tháng cấm tắm biển để phòng chống dịch, hiện các bãi biển ở Vũng Tàu không một du khách. Người dân ở nhà theo Chỉ thị 16. Nước biển trở nên trong xanh, cây dại bắt đầu mọc lan trên bãi cát.
Thành Duy chia sẻ, sinh ra và lớn lên ở Vũng Tàu, có lẽ đây là năm anh cảm thấy kỳ lạ nhất bởi thành phố biển quá yên lặng vào mùa Hè – mùa du lịch cao điểm.
Là người làm dịch vụ du lịch, cho thuê gần 20 căn biệt thự nghỉ dưỡng tại Vũng Tàu, việc kinh doanh của Duy bị ảnh hưởng nặng nề.
Tháng 5 và 6, công ty anh lỗ nặng do không có du khách. Sang tháng 7, Duy chuyển hướng cho khách địa phương và chuyên gia dầu khí thuê phòng tránh dịch.
Nhờ vậy mà anh vẫn cầm cự được qua đợt dịch thứ 4, duy trì công ăn việc làm cho nhân viên trong thời kỳ khó khăn.
Bãi Sau hay còn gọi là bãi Thùy Vân, nằm ở phía Đông Nam thành phố, kéo dài khoảng 8 km từ chân núi Nhỏ đến Cửa Lấp, là một trong những điểm tắm biển được ưa chuộng ở Vũng Tàu. Không chỉ ngày lễ, cuối tuần mà các chiều trong tuần, nơi này đặc ken người địa phương lẫn du khách, nhất là vào mùa Hè. Thế nhưng, dãy lều, dù của hàng quán ven bờ đã xếp gọn hơn 2 tháng nay.
Công viên cột cờ ở bãi Sau là điểm tụ tập hút giới trẻ Vũng Tàu vào mỗi buổi chiều. Nay những cây cột trơ trọi, xung quanh không bóng người.
Chốt chặn trên đường Thùy Vân chạy dọc theo bãi Sau, một trong những con đường sầm suất, náo nhiệt đến tận khuya thời trước dịch.
Thời điểm này không thể ra ngoài, Duy tập tành chụp hình bằng flycam tại gia. Đứng trên sân thượng căn hộ đối diện biển của mình, Duy cho máy ghi lại hình ảnh Vũng Tàu từ trên cao.
Anh nói, trước kia mọi người thường nghĩ nước biển Vũng Tàu đục. Thực chất màu nước không được trong là do quá đông du khách tắm biển mỗi ngày.
Khi không chịu tác động bởi con người, cát lắng xuống, nước biển trở nên trong xanh, đẹp không thua gì biển Nha Trang, Đà Nẵng.
“Sống ở Vũng Tàu mấy chục năm nay mà chưa bao giờ thấy biển sạch đến mức này. Không khí cũng trong lành hơn rất nhiều”, Duy nói thêm.
Hòn Bà là đảo nhỏ, nổi tiếng với con đường đi bộ ra đảo chỉ hiện ra lúc thủy triều xuống vào hai ngày 14 và 15 Âm lịch hàng tháng. Nhiều bạn trẻ, du khách tranh thủ đi bộ ra đảo ngắm hoàng hôn, chụp ảnh “sống ảo”. Tuy nhiên, chung số phận với nhiều điểm du lịch khác, hòn Bà hiện rất vắng vẻ.
Khung cảnh thanh bình, cây xanh bao phủ xung quanh tượng Chúa Kitô Vua tọa lạc trên núi Tao Phùng (núi Nhỏ). Ngày thường, du khách thích lên đây hóng gió, đi bộ gần 800 bậc tam cấp đến chân tượng, phóng tầm nhìn toàn cảnh biển.
Bãi Trước nằm giữa núi Lớn và núi Nhỏ, là một vịnh nhỏ lặng sóng. Con đường ven biển ở bãi Trước được lót đá sạch đẹp, là điểm dạo phố yêu thích của nhiều người tầm chiều tối. Công viên ở bãi Trước rợp bóng cây. Duy kể thêm, dạo gần đây, do giãn cách xã hội nên dân không thể mang đồ ăn lên núi cho khỉ. Vì thế, đôi lúc chúng tràn xuống đường kiếm ăn.
Đợt dịch này, nhiều cơ sở kinh doanh du lịch ở Vũng Tàu bị thiệt hại nặng, cũng chưa biết khi nào mới ổn định lại. Thế nhưng khi không có du khách, Duy cảm giác như thiên nhiên đang dần hồi phục. Theo dõi biển Vũng Tàu từ tháng 7 đến nay, anh thấy nước biển cứ xanh mướt như ngọc. Vì vậy, Duy mong qua hình ảnh này, khi du khách trở lại với Vũng Tàu sẽ ý thức bảo vệ môi trường hơn.
Nắng ở miền đất Phú Yên rất đẹp, đặc biệt vào thời điểm đầu ngày và lúc khoảng 15-16 giờ. Địa phương này có điểm đến Mũi Điện chính là nơi đón tia nắng đầu tiên trên đất liền nước Việt.
Đôi vợ chồng và con gái dắt nhau đi tắm biển buổi sớm, trên đường Nguyễn Huệ, TP.Tuy Hòa. Lúc này khoảng 6 giờ sáng, nắng đầu ngày in những bóng người trên nền trời vàng rực. ẢNH: VÕ TIẾN
Nằm giữa hai địa phương mạnh về du lịch là Khánh Hòa và Bình Định, một thời gian dài Phú Yên ít xuất hiện trên bản đồ du lịch, cho đến khi được nhiều người tìm đến sau bộ phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”.
Phong cảnh thiên nhiên của Phú Yên đẹp giản dị, người địa phương hồn hậu, món ăn ngon đậm đà. Do du lịch chưa thực sự phát triển nên nhiều khu vực ở tỉnh này còn mang nét ban sơ, hạ tầng, lưu trú chưa có nhiều tiện ích. Nhưng đây lại chính là điểm thu hút những người thích vẻ đẹp tự nhiên, chưa có bàn tay khai phá và “tàn phá” của con người, xách ba lô tìm đến.
Người đàn ông đi cắt mụt mía (cây mía non) về cho bò ăn, đi ngang qua sân bóng “dã chiến” của nhóm trẻ em trong thôn. Cứ mỗi chiều, sau khi tan lớp hoặc tạm xong việc nhà, nhóm trẻ và cả người lớn ở thôn Phước Lộc, xã Xuân Quang 3, H.Đồng Xuân lại dợt vài trận banh dưới nắng chiều buông. ẢNH: VÕ TIẾN
Người đàn ông chạy xe máy trên con đường vào Mũi Điện (xã Hòa Tâm, H.Đông Hòa). Đây được xem là nơi đón ánh nắng mặt trời đầu tiên trên đất liền nước ta. Ánh nắng đầu ngày nhuộm vàng hàng cây hai bên đường tạo ra quang cảnh đẹp mãn nhãn. ẢNH: VÕ TIẾN
Chiếc xe đạp của người đi thăm đồng dựng bên bờ đất dưới hàng cây, ở thôn Thạnh Đức, xã Xuân Quang 3, H.Đồng Xuân. Tiết trời lúc này không thực sự nắng nhưng cũng không râm mát, nói theo phương ngữ Trung bộ là “trời ui ui”. Khung cảnh tĩnh lặng, đẹp và buồn. ẢNH: VÕ TIẾN
Một cánh chim liệng phía trên những người chạy bộ, đạp xe tập thể dục buổi sáng ở TP. Tuy Hòa, tỉnh lỵ của Phú Yên. Mặt trời mọc rất to, nhưng ánh nắng đầu ngày chưa đủ gay gắt, tạo ra quang cảnh có thể gọi du khách bật dậy khỏi giường. ẢNH: VÕ TIẾN
Hai người chận bò (chăn bò) thư thả ngồi canh đàn bò nhẩn nhơ gặm chân rạ sau mùa cắt lúa ở TT.Chí Thạnh, H.Tuy An. Đường QL1 từ Quy Nhơn đi Tuy Hòa qua khu vực này, hai bên là cánh đồng, mùa lúa chín vàng ruộm, nhộn nhịp cảnh thu hoạch, đông đúc những đàn gia súc.ẢNH: VÕ TIẾN
Người đàn ông đạp xe đi thăm đồng về ở H.Đồng Xuân. Thời điểm này nắng chiều hắt lên những tia cuối cùng trong ngày rồi chìm khuất sau dãy núi phía xa. Khung cảnh mộc mạc, bình yên níu chân người. ẢNH: VÕ TIẾN
Ảnh chụp từ cửa sổ toa tàu trên hành trình từ ga Sài Gòn về ga Tuy Hòa, ngang qua khu vực Vũng Rô thuộc địa phận Phú Yên. Khi đoàn tàu đến đây, mặt trời vừa lên, hành khách sau một đêm ngủ say đang lục đục thức dậy trong tiếng loa vang nhắc nhở chuẩn bị hành lý để xuống ga. ẢNH: VÕ TIẾN
Cụ ông đi thăm ruộng trong nắng chiều nhạt dần ở TT.La Hai, H.Đồng Xuân. Người địa phương thường đi xem chừng nước từ mương thủy lợi có vô ruộng, lúa có sâu rầy hay chưa. ẢNH: VÕ TIẾN
Bò nhởn nhơ gặm cỏ trên một bãi đất trống ở ngoại vi TT.Hai Riêng, H.Sông Hinh. Đây là thị trấn miền núi của Phú Yên, có khung cảnh và bờ hồ ở khu vực trung tâm được ví như hồ Xuân Hương của Đà Lạt. ẢNH: VÕ TIẾN
Cao nguyên Vân Hòa thuộc H.Sơn Hòa, nơi có khí hậu quanh năm mát mẻ, khác biệt với hầu hết các địa phương trong tỉnh Phú Yên. Vùng cao nguyên cao 400m này nằm trải rộng trên địa bàn 3 xã, có nhiều đặc sản như trái đỏ, bò một nắng muối kiến vàng, gà nấu lá dít… ẢNH: VÕ TIẾN
Chiều vàng bên những bờ lau lách xào xạc trong gió sông Kỳ Lộ, đoạn chảy qua KP.Long Hà, TT.La Hai, H.Đồng Xuân. Sông ở miền núi Phú Yên đi qua nhiều đồi dốc nên dòng chảy thường thay đổi, bên lở bên bồi liên tục tạo ra những khúc quanh hiểm hóc nhưng rất đẹp. ẢNH: VÕ TIẾN
Chắc hẳn những ai trót yêu mảnh đất cố đô đều đã từng nghe danh Lăng Minh Mạng. Những đền đài uy nghi mang nét đẹp cổ kính, những bức tường rêu phong in dấu thời gian sẽ giúp bạn có những bức hình chỉ đứng một chỗ thôi cũng đẹp đến nao lòng.
Cảnh sắc tuyệt đẹp – Ảnh: Lê Phương Tùng
Được xếp vào hạng mục những di tích lịch sử đẹp nhất của Huế, lăng Minh Mạng chính là tâm huyết của vị vua thứ hai dưới triều Nguyễn cùng sự góp sức của hơn 10.000 thợ xây dựng. Sinh thời, vua Minh Mạng đã chọn ngọn núi Cẩm Khê cao xanh, hùng vĩ làm nơi an trú, biến lăng Minh Mạng trở thành một nơi có địa thế vô cùng thuận lợi và sở hữu tổng thể kiến trúc tuyệt đẹp.
Nhìn từ trên cao, lăng Minh Mạng như mang dáng hình người đang trải mình trên tấm nệm nhung, gối đầu lên núi Kim Phụng, hai nửa hồ Trừng Minh như đôi cánh tay buông dài tận hưởng cuộc sống ung dung tự tại. Lăng Minh Mạng nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 12km, bạn có thể chọn cách di chuyển bằng xe máy, ô tô để đến đây.
Tổng thể lăng Minh Mạng nhìn từ trên cao – Ảnh: Trần Đình Đức Hiếu
Thảm cỏ xanh mướt mang đến cho lăng Minh Mạng một vẻ đẹp nên thơ – Ảnh: Trân Ơi
Cửa Tả Hồng Môn và cửa Hữu Hồng Môn là địa điểm ưa thích của team mê chụp hình – Ảnh: Bùi Quang Thụy
Bạn sẽ có cơ hội du ngoạn trên thuyền, xuôi theo dòng sông Hương thơ mộng và chiêm ngưỡng vẻ đẹp dịu dàng của cố đô Huế trước khi dừng chân tại đây. Với tổng diện tích khoảng 1750m, bạn sẽ phải dành nhiều thời gian để khám phá được hết mọi ngóc ngách của công trình kiến trúc bề thế này. Sẽ có khoảng 40 công trình kiến trúc lớn nhỏ gồm lâu đài, cung điện…
Từ cửa chính Đại Hồng Môn sẽ có 3 lối đi gồm 24 mái vòm có kiến trúc độc đáo, hoa văn tinh tế, chạm khắc cầu kỳ. Nằm sau Đại Hồng Môn là sân Bái Đình với khuôn viên thoáng đãng, rộng rãi, hai bên là những tượng quan viên, voi, ngựa bằng đá. Tại đây còn có bia “Thánh Đức Thần Công” khắc ghi những công lao của vị vua kiệt xuất triều Nguyễn lúc sinh thời. Đừng quên chiêm ngưỡng những khóm hoa dại tràn trề sức sống và những đài sen rực rỡ nha!
Sân Bái Đình với những hàng tượng quan viên bằng đá – Ảnh: IG phamchaugiang
Minh Lâu, nơi nghỉ ngơi của nhà vua – Ảnh: IG catalin_chitu_22_photography
Bước ra khỏi khu vực tẩm điện, men theo cây cầu bắc qua hồ Trừng Minh, bạn sẽ đến với Minh Lâu, là nơi nhà vua nghỉ ngơi, suy ngẫm về nhân tình thế thái và bầu bạn với trăng thanh gió mát sau những giờ bàn việc chính sự.
Tiếp đến, bước qua cây cầu Thông Minh Chính Trực, thu vào tầm mắt bạn sẽ là cảnh sắc thiên nhiên hữu tình với những hàng cây cổ thụ uy nghi, mặt hồ mênh mông và phẳng lặng.
Đặc biệt, điểm nhấn trên các công trình kiến trúc chính là hàng nghìn bài thơ của nhà vua được khắc trên gần 600 ô chữ tách biệt, tạo thành một kho tàng thi ca quý giá.
Lăng Minh Mạng thực sự là một điểm đến du lịch hấp dẫn cho những bạn trẻ yêu xê dịch và có niềm đam mê với văn hóa, lịch sử nước nhà.
Ngoài Sơn Đoòng, Thiên Đường, Tiên Sơn…, Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng còn sở hữu hang Én, hang Pygmy, hang Tối, thác Gió – vườn thực vật, suối Nước Moọc… Các ‘kho báu’ này cho đến nay vẫn còn nhiều điều chưa khám phá hết.
Hang Én: Đây là hang động lớn thứ 3 thế giới với tổng chiều dài 1.645 m xuyên suốt cả một quả núi và trổ 3 cửa động, 1 nằm lưng chừng núi và 2 ở chân núi hướng đông nam, tây bắc theo dòng chảy suối Rào Thương.
Nét độc đáo của hang Én thuộc Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng là ánh sáng chiếu rọi từ những giếng trời làm cho nước và trần hang mang vẻ lung linh kỳ ảo. Trên trần, trong những hốc đá, thạch nhũ muôn hình vạn trạng là tổ của hàng vạn con én và dơi, đó cũng là nguyên nhân hang mang tên Én.
Hang Pygmy: Hang này thuộc hệ thống hang vòm, nằm trong phân khu phục hồi sinh thái, có chiều dài 845m, độ sâu 94m.
Hang có cảnh quan thiên nhiên đẹp, kiểu rừng tự nhiên trên núi đá vôi, tính đa dạng sinh học cao và đặc biệt là hệ thống hang động độc đáo, hấp dẫn.
Hang Tối: Hang được các nhà thám hiểm Hoàng gia Anh khảo sát vào năm 1990 và 1992. Hang Tối vừa là hang nước, vừa là hang khô với chiều dài 5.258m, cao 80m. Hang còn nguyên sơ với hàng ngàn cột nhũ đá hình thù đa dạng là nơi ẩn cư của nhiều loài động vật như dơi, chim én.
Đặc biệt, khu vực cửa hang cũng là nơi trú ẩn của loài voọc Hà Tĩnh – một trong những loài linh trưởng có tên trong sách đỏ của Việt Nam. Do nằm ngay bên sông, độ ẩm cao nên thạch nhũ tại hang Tối được phủ một lượng rêu phong lớn tạo nên màu xanh đặc trưng.
Thung lũng Sinh tồn- Hang Thủy cung: Thung lũng nằm giữa một cánh rừng nguyên sinh rộng lớn, được bao bọc bởi các dãy núi đá vôi sừng sững. Đây là nơi sở hữu nhiều dạng địa hình như núi đá vôi, hang động, suối nước ngầm và nơi trú ngụ của nhiều loài chim, thực vật quý hiếm.
Ở giữa thung lũng Sinh tồn có hang Thủy cung xanh ngắt. Tên Thủy cung được đặt tên bởi nước trong hang có màu nước xanh kỳ lạ và ẩn chứa nhiều yếu tố ly kỳ. Đến nay, đoàn thám hiểm vẫn chưa xác định được dòng nước xanh đó bắt nguồn từ đâu và vì sao dòng nước xanh đến vậy.
Suối Nước Moọc: Ẩn dưới tán rừng già âm u, rậm rạp phủ kín trong vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng xung quanh là những vách núi đá vôi cao vút, suối Nước Moọc như một viên ngọc bích trong vắt đầy bí ẩn.
Đầu nguồn con suối là vách núi dựng đứng, nước cứ thế phun lên từ lòng đất, các nhà nghiên cứu địa chất cho rằng dòng suối này có thể bắt nguồn từ những mạch ngầm trong các vách núi sừng sững kia. Điểm phun chính là nơi lộ thiên và cũng là khởi thủy của suối Nước Moọc .
Vườn thực vật: Nơi đây gồm khu vực thác Gió, hồ Vàng Anh, nhà trưng bày mẫu vật, vườn ươm cây giống và khu rừng nguyên sinh. Đây cũng là nơi sinh sống chủ yếu của một số loài và quần thể các loài chim…
Điểm nhấn của vườn Thực vật là thác Gió cao hơn 30m, quanh năm nước tung bọt trắng xóa.
Mời quý độc giả xem video: Hà mã ăn dưa hấu dưới nước trong vườn thú ở Mỹ/ Nguồn: Zing News.