Chùa Khmer lớn nhất miền Tây

Chùa Xiêm Cán (Bạc Liêu) là một trong những ngôi chùa Khmer đẹp và lớn nhất Miền Tây.Xem thêm: Du lịch miền Tây

Chùa Xiêm Cán, chùa Khmer lớn nhất miền Tây

Nằm cách trung tâm TP Bạc Liêu khoảng 7 km và cách bờ biển khoảng 2 km, chùa Xiêm Cán mang đậm một dấu ấn kiến trúc Khmer. Chùa được khởi công xây dựng năm 1887 với diện tích hơn 4.500 m2. Đây là một tổng thể kiến trúc gồm nhiều hạng mục như: tường thành bao quanh, cổng tam quan, chính điện, sala, tháp chuông, nơi nghỉ ngơi của các sư, giảng đường, cột trụ biểu, khu mộ tháp. Tất cả đều quay về hướng Đông. Đây là quan niệm của người Khmer khi cho rằng đường tu hành để đạt thành chánh quả của đức Phật đi từ Tây sang Đông.

Bao quanh chùa là một hàng rào xây kiên cố, với nhiều hoa văn ấn tượng. Trong khuôn viên và lối vào có khá nhiều cây xanh cao to được trồng ngay hàng thẳng lối. Bên trong sân chùa luôn có sư sãi quét dọn.
Quang cảnh thoáng đãng bên trong sân chùa.
Chùa có khắc tượng hình mô phỏng cảnh thái tử Sidatta qua sông tìm đường giác ngộ. Theo người dân ban đầu chùa có tên gọi là Komphirsakor Prét Chru nghĩa là sông sâu, về sau đổi thành Xiêm Cán mang nghĩa là “giáp nước”, ý nói một ngôi chùa ngự trên một vùng đất ngay bên cạnh bãi bồi ven biển.
Chánh điện chùa hình chữ nhật, được xây dựng ngay giữa khuôn viên theo ba cấp nền cao 4 m và 18 bậc thang để đi lên. Lối vào chánh điện có tượng hình đôi kỳ lân lớn, bên cạnh là những hoa văn được trạm trổ tinh xảo.
Không gian bên trong chánh điện được trang trí nhiều bích họa, phù điêu kể về cuộc đời đức Phật từ lúc mới sinh ra, cho đến quá trình tu hành đạt thành chánh quả. Giữa chánh điện là một bệ tượng hình bán nguyệt cao gần 2 m và được chia thành nhiều bậc thờ tượng Phật Thích Ca.
Nhiều chi tiết trong chánh điện được trang trí phù điêu bích họa cầu kỳ, công phu, nhiều màu sắc mang đậm dấu ấn nhà Phật.
Chùa Xiêm Cán có kiến trúc độc đáo, và là nơi lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc người Khmer. Ở Nam Bộ, chùa ngôi chùa được xem là một trong những biểu tượng cho lối kiến trúc – văn hóa đặc sắc của người Khmer.
Chùa hiện duy trì việc tổ chức lớp học văn hóa Khmer, triết lý nhà phật đến các vị sư sãi trẻ tuổi. Đại bộ phận người Khmer theo Phật giáo Nam Tông, nên chùa chiền là sợi dây vô hình nối kết với đồng bào và bổ sung cho nhau trong quá trình tồn tại và phát triển. Theo phong tục, thiếu niên Khmer từ 12 tuổi trở lên mới được phép tu học tại các chùa.
Một góc không gian sinh hoạt của các vị sư sãi trẻ tuổi trong chùa. Chùa Xiêm Cán được coi là nơi giữ gìn và phát huy tốt các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer. Người Khmer quan niệm thanh niên tu học đến bậc Sa di là để đền ơn cha, đến bậc Tỳ khưu là để đền ơn mẹ. Có người học nhiều hơn để nâng cao thêm trình độ cốt yếu là tu để tu tâm, dưỡng tánh, tích thiện.
Cổng chùa về đêm. Hiện tại, chùa Xiêm Cán là một trong những điểm đến thu hút du khách. Trên đường đến chùa, du khách có thể ghé thăm một số điểm tham quan nổi tiếng của Bạc Liêu gần đó như cánh đồng điện gió, vườn nhãn cổ, vườn xoài cổ…

CLICK XEM THÊM TOUR DU LỊCH MIỀN TÂY VỚI GIÁ ƯU ĐÃI CỰC TỐT TỪ IVIVU.COM

Theo Nguyệt Nhi/Vnexpress

0 Shares

Lăng mộ của ông ngoại vua Tự Đức ở miền Tây

Trong lăng Hoàng Gia có mộ phần của ông Phạm Đăng Hưng, là thân sinh Hoàng thái hậu Từ Dũ – mẹ vua Tự Đức.Xem thêm: Du lịch miền Tây

Du lịch Tiền Giang tham quan lăng mộ của ông ngoại vua Tự Đức

Lăng Hoàng Gia (thị xã Gò Công, Tiền Giang) có diện tích khoảng 3.000 m2, là nơi thờ tự và lăng mộ của dòng họ Phạm Đăng, trong đó có ông Phạm Đăng Hưng (1764 - 1825 ), hậu duệ đời thứ tư. Ông Phạm Đăng Hưng là Lễ bộ Thượng thư Đức Quốc công và là ông ngoại vua Tự Đức. Một năm sau khi ông mất, triều đình nhà Nguyễn cho xây dựng mộ theo kiến trúc dành cho lăng tẩm cho đại thần thời bấy giờ.

Lăng Hoàng Gia (thị xã Gò Công, Tiền Giang) có diện tích khoảng 3.000 m2, là nơi thờ tự và lăng mộ của dòng họ Phạm Đăng, trong đó có ông Phạm Đăng Hưng (1764 – 1825 ), hậu duệ đời thứ tư. Ông Phạm Đăng Hưng là Lễ bộ Thượng thư Đức Quốc công và là ông ngoại vua Tự Đức. Một năm sau khi ông mất, triều đình nhà Nguyễn cho xây dựng mộ theo kiến trúc dành cho lăng tẩm cho đại thần thời bấy giờ.

Cổng vào được xây theo lối tam quan cách điệu, trên mái lợp ngói lưu ly, đỉnh chạm trổ tượng mang hình ảnh "lý ngư vọng nguyệt" (cá chép trông trăng) thể hiện cho sự thanh cao của chủ nhân.

Cổng vào được xây theo lối tam quan cách điệu, trên mái lợp ngói lưu ly, đỉnh chạm trổ tượng mang hình ảnh “lý ngư vọng nguyệt” (cá chép trông trăng) thể hiện cho sự thanh cao của chủ nhân.

Bên trong là khu lăng mộ của dòng họ Phạm Đăng, nổi bật nhất là mộ phần của ông ngoại vua Tự Đức. Mộ ông Phạm Đăng Hưng được táng trên gò cao có dáng mai rùa, diện tích khoảng 800 m2. Mộ xây theo hình bát giác, trong quan ngoài quách, mang dáng dấp của một chiếc mũ quan.

Bên trong là khu lăng mộ của dòng họ Phạm Đăng, nổi bật nhất là mộ phần của ông ngoại vua Tự Đức. Mộ ông Phạm Đăng Hưng được táng trên gò cao có dáng mai rùa, diện tích khoảng 800 m2. Mộ xây theo hình bát giác, trong quan ngoài quách, mang dáng dấp của một chiếc mũ quan.

Vòng quanh mộ được trang trí tinh xảo với nhiều phù điêu như búp sen, cá hóa rồng… Phía sau mộ là hoành phi có khảm trai hình tượng ngũ lân; tượng trưng cho ngũ tước là công, hầu, bá, tử, nam; ngụ ý năm đời đều danh giá. Nếu có dịp du lịch Tiền Giang bạn nhớ ghé đến đây tham quan nhé.

Những bức phù điêu trang trí trên mộ được xây dựng thêm vào thời vua Khải Định. Dưới bàn tay nghệ nhân cung đình Huế, các phù điêu cá chép, lân, rồng... được chế tác tinh xảo, thể hiện sự quyền quý của một bậc đại thần.

Những bức phù điêu trang trí trên mộ được xây dựng thêm vào thời vua Khải Định. Dưới bàn tay nghệ nhân cung đình Huế, các phù điêu cá chép, lân, rồng… được chế tác tinh xảo, thể hiện sự quyền quý của một bậc đại thần.

Cạnh lăng mộ là hai nhà bia do vua Tự Đức và Thành Thái ban tặng, để khắc ghi công lao của ông Phạm Đăng Hưng. Nổi bật và ly kỳ hơn cả là tấm bia do vua Tự Đức dựng năm 1858. "Tấm bia khi trên đường chuyển vào lăng thì bị quân Pháp lấy làm mộ bia cho Đại úy Barbé. Chính vì vậy trên bia giờ có hình cây thánh giá và tiếng Pháp. Những năm 1980, bia đá được tìm thấy khi giải tỏa một nghĩa trang ở Sài Gòn. Tính ra tấm bia mang tên hai người này đã luân lạc hơn trăm năm", ông Phan Văn Dũng (56 tuổi), người trông coi lăng gần chục năm nay, cho biết.

Cạnh lăng mộ là hai nhà bia do vua Tự Đức và Thành Thái ban tặng, để khắc ghi công lao của ông Phạm Đăng Hưng. Nổi bật và ly kỳ hơn cả là tấm bia do vua Tự Đức dựng năm 1858. “Tấm bia khi trên đường chuyển vào lăng thì bị quân Pháp lấy làm mộ bia cho Đại úy Barbé. Chính vì vậy trên bia giờ có hình cây thánh giá và tiếng Pháp. Những năm 1980, bia đá được tìm thấy khi giải tỏa một nghĩa trang ở Sài Gòn. Tính ra tấm bia mang tên hai người này đã luân lạc hơn trăm năm”, ông Phan Văn Dũng (56 tuổi), người trông coi lăng gần chục năm nay, cho biết.

Cạnh khu lăng mộ là từ đường được cất theo kiến trúc cung đình, để thờ những người trong dòng tộc Phạm Đăng. Hiện nay, ngôi nhà bao gồm một nhà thờ, nhà khách, nhà kho và công trình phụ.

Cạnh khu lăng mộ là từ đường được cất theo kiến trúc cung đình, để thờ những người trong dòng tộc Phạm Đăng. Hiện nay, ngôi nhà bao gồm một nhà thờ, nhà khách, nhà kho và công trình phụ

.Vào năm 1888, vua Thành Thái lên ngôi, chuẩn bị vào viếng lăng nên cho trùng tu. Năm 1921, vua Khải Định tiếp tục sửa sang lại lăng. Vì vậy, kiến trúc lăng hiện nay mang nét Á - Âu kết hợp.  Mặt tiền với những cửa vòm và phù điêu hoa lá theo lối kiến trúc phương Tây, hàng cột có câu đối chữ Hán theo lối kiến trúc phương Đông. Chính giữa là dùng chữ "Đức Quốc Công Từ", do vua Tự Đức truy phong khi ông Phạm Đăng Hưng mất.

Vào năm 1888, vua Thành Thái lên ngôi, chuẩn bị vào viếng lăng nên cho trùng tu. Năm 1921, vua Khải Định tiếp tục sửa sang lại lăng. Vì vậy, kiến trúc lăng hiện nay mang nét Á – Âu kết hợp. Mặt tiền với những cửa vòm và phù điêu hoa lá theo lối kiến trúc phương Tây, hàng cột có câu đối chữ Hán theo lối kiến trúc phương Đông. Chính giữa là dùng chữ “Đức Quốc Công Từ”, do vua Tự Đức truy phong khi ông Phạm Đăng Hưng mất.

Bên trong lăng xây theo kiến trúc ba gian hai chái, với những cột chịu lực dựng song song. Bên trong bài trí các gian thờ ông Phạm Đăng Hưng và người trong dòng họ.

Bên trong lăng xây theo kiến trúc ba gian hai chái, với những cột chịu lực dựng song song. Bên trong bài trí các gian thờ ông Phạm Đăng Hưng và người trong dòng họ.

Nhà từ đường làm chủ yếu bằng gỗ sơn son thếp vàng, do những nghệ nhân xứ Huế thực hiện.

Nhà từ đường làm chủ yếu bằng gỗ sơn son thếp vàng, do những nghệ nhân xứ Huế thực hiện.

Bàn thờ ông Phạm Đăng Hưng ở vị trí chính giữa. Năm 2018, con cháu dòng họ đặt thêm tượng bán thân Hoàng thái hậu Từ Dũ, người được gọi là bậc mẫu nghi thiên hạ.

Bàn thờ ông Phạm Đăng Hưng ở vị trí chính giữa. Năm 2018, con cháu dòng họ đặt thêm tượng bán thân Hoàng thái hậu Từ Dũ, người được gọi là bậc mẫu nghi thiên hạ.

Trong khuôn viên lăng còn có giếng nước cổ xây bằng gạch vồ. Qua hàng trăm năm, nước trong giếng luôn đầy và trong vắt.

Trong khuôn viên lăng còn có giếng nước cổ xây bằng gạch vồ. Qua hàng trăm năm, nước trong giếng luôn đầy và trong vắt.

CLICK XEM THÊM TOUR DU LỊCH MIỀN TÂY VỚI GIÁ ƯU ĐÃI CỰC TỐT TỪ IVIVU.COM

Theo Quỳnh Trần/ Vnexpress

1 Shares

Cuối tuần vi vu về xứ Gò Công

Sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn, duyên nợ với Gò Công đã hơn 20 năm và cũng ngần ấy năm trời đi về, vậy mà xem chừng tôi vẫn chưa đi hết mọi ngóc ngách nơi đây.Xem thêm: Du lịch miền Tây

Cuối tuần vi vu về xứ Gò Công

Đình cổ Tân Đông

Đình cổ Tân Đông

Biết tôi hay đi về Sài Gòn – Gò Công (Tiền Giang) qua những tấm hình đăng trên trang cá nhân, bạn bè thường hỏi thăm và nhờ chỉ dùm ở đó có gì hấp dẫn, chỗ nào tham quan, chỗ nào ăn, chỗ nào chơi và nhất là có thể đi về trong ngày hay không.

Tôi xin kể ra vài nơi chốn ở vùng đất đặc biệt này, để bạn mình sắp xếp tham quan một chuyến cho biết nếu chưa từng đặt chân đến đây lần nào. Nếu có thời gian nhiều hơn, bạn vẫn có thể dành thời gian ở lại một vài hôm nữa, biết đâu sẽ khám phá thêm nhiều điều thú vị hơn mà chính tôi cũng không biết.Cổng vào lăng Hoàng gia

Cổng vào lăng Hoàng giahttps://www.ivivu.com/hothotel/?placeslug=can-tho&number=1&width=481

Nếu từ TP.HCM, bạn chạy xe máy theo quốc lộ 50 gần hai giờ đồng hồ sẽ đến thị xã, nếu may mắn không bị kẹt xe. Dọc đường, nếu đói có thể ghé chợ Trạm ngay dưới chân cầu chợ Trạm, làm tô cháo lòng vừa thổi vừa ăn với giá rẻ mà chất lượng.

Trước khi đến trung tâm thị xã, bạn có thể ghé thăm lăng Hoàng gia, khu thờ phượng và an nghỉ của Quốc công Phạm Đăng Hưng – cha của bà Từ Dụ, mẹ Vua Tự Đức ở Gò Sơn Qui, ngay gần cầu Sơn Qui.Lăng Hoàng gia

Lăng Hoàng gia

Về tới thị xã Gò Công, bạn hãy dạo một vòng thị xã, qua những con đường ngang dọc. Nhớ ghé qua thăm nhà Đốc phủ Hải, một trong những kiến trúc cổ có tiếng, sẵn tiện chạy quãng đường rất ngắn tới chợ Gò Công, có rất nhiều món ngon có thể mang về làm quà như bánh tét, mắm tôm chua, mắm còng và cả nước màu từ đường thốt nốt.

Nếu có đói bụng, cứ ghé bất kỳ quán hủ tiếu nào cũng được thưởng thức món hủ tiếu dai mềm với củ cải trắng ngâm dấm đường ớt, ngon khó cưỡng.Tổ chim dòng dọc

Tổ chim dòng dọc

Muốn tìm chỗ nghỉ mệt làm ly cafe cho tỉnh táo, bạn chạy qua cầu Trương Định, tới khu đô thị mới của Gò Công với bao la cà phê với giá bình dân.

Đến xã Tân Đông, huyện Gò Công Đông, nơi có ngôi đền cổ hơn trăm năm tuổi nằm đan xen với rễ cây bồ đề, nhớ cẩn thận khi đến thăm đền vì ngôi đền đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng và chờ sửa chữa.

Rời đình Tân Đông, bạn có thể chạy thẳng về biển Tân Thành, nơi nuôi nghêu có tiếng ở Tiền Giang, thưởng thức đủ thứ hải sản tươi ngon, cũng như hít thở, tận hưởng “vitamin sea”. Có điều hơi đáng tiếc một chút là vùng biển này không thích hợp để vùng vẫy như Vũng Tàu đâu nha.Hủ tiếu gà Bà Năm

Hủ tiếu gà Bà Năm

Giờ là lúc nắng tàn, lên xe trở về thị xã và trên đường về ghé ấp Giồng Lãnh 1, xã Tăng Hòa, huyện Gò Công Đông, thăm con đường siro đẹp mắt dọc hai bên đường, chụp hình với những cành siro trĩu trái đỏ mọng, căng tròn rồi ghé vô nhà dân thưởng thức ly siro đá ngọt lịm, thơm phức, mua thêm vài chai về làm quà cũng như để dành làm nước uống, hay làm rau câu nhờ màu đỏ tươi rất đẹp.

Con đường này thật ra không dài lắm, nên cũng không mất nhiều thời gian của bạn lắm đâu.

Chuyến về, nếu tới thị xã gần 17h, đừng quên qua cầu Long Chánh, ghé quán hủ tiếu gà bà Năm làm tô hủ tiếu đùi gà đất, bẹ gà với tô lòng gà trứng non chỉ vài chục ngàn đồng. Mà nhớ cho nhiều củ cải trắng ngâm dấm đường nữa mới đúng điệu sành ăn, cả chén muối ớt tươi chấm gà mới gọi là quá đã.Hải sản Tẻ bến đò

Hải sản Tẻ bến đò

Hành trình đi về đừng vội vàng gì, dành chút thời gian ghé vô quán Tẻ bến đò bên bờ sông Vàm cỏ, theo ngõ ấp Muôn Nghiệp hay Mỹ Xuân gì cũng được, trước khi qua cầu Mỹ Lợi trở lại Sài Gòn mới gọi là trọn vẹn cho một chuyến đi.

Quán không chỉ phục vụ các món đặc sản vùng sông nước, mà còn có thể nhờ mấy cô phục vụ rặt giọng Nam bộ ca cho nghe vài bài, hay vài câu vọng cổ thật mùi mẫn mà chẳng đòi hỏi tiền bạc gì hết.

Đừng bỏ qua món dộp nướng mỡ hành chấm nước mắm chua ngọt ngon hết biết mà nhiều quán ốc Sài Gòn vẫn không có trong menu đâu đó.

Một ngày ngắn ngủi dành cho Gò công coi như đã qua rồi đó, tôi chắc rằng bạn sẽ lưu luyến nơi này và trở lại thêm vài lần nữa vì vẫn còn chưa thể nào tận hưởng hết nhiều điều hấp dẫn trong vòng một ngày nhưng chắc chắn những gì của chuyến đi này rất ấn tượng và khó quên đó. Không gì bằng dành ngày cuối tuần và lên đường nhanh bạn nha, chúc bạn một chuyến đi vui vẻ và tận hưởng hết những gì mình vừa kể trên, biết đâu bạn còn phát hiện thêm nhiều điểm hấp dẫn khác và chia sẻ cho mọi người cùng biết thì hay biết mấy.

 CLICK XEM THÊM TOUR DU LỊCH MIỀN TÂY VỚI GIÁ ƯU ĐÃI CỰC TỐT TỪ IVIVU.COM

Theo Hồng Nguyễn/Tuổi Trẻ

0 Shares

Đi hết những ngôi chùa lên hình đẹp tựa cung điện ở miền Tây

Bên cạnh những miệt vườn, chợ nổi đặc trưng, miền Tây Nam Bộ còn thu hút du khách với rất nhiều ngôi chùa cổ kính, linh thiêng, là background tuyệt đẹp cho các bức hình check-in.Xem thêm: Du lịch miền Tây

Đi hết những ngôi chùa lên hình đẹp tựa cung điện trong chuyến du lịch miền Tây

chua-dep-mien-tay-ivivu-1
Chùa Vĩnh Tràng (Tiền Giang): Được xây dựng từ đầu thế kỷ 19, chùa Vĩnh Tràng hay còn gọi Vĩnh Trường là nơi thờ Phật nổi tiếng ở Tây Nam Bộ. Chùa được xây dựng trên diện tích 14.000 m2 theo kiến trúc Á- Âu nhưng không làm mất đi nét điêu khắc truyền thống Việt Nam. Thiết kế và cảnh quan đẹp đã góp phần thu hút du khách tới đây tham quan khi đến du lịch miền Tây. Ảnh: 66ching_.
chua-dep-mien-tay-ivivu-4
Chùa Som Rong (Sóc Trăng): Chùa Som Rong tên đầy đủ là Bôtum Vong Sa Som Rong tọa lạc số 367 Tôn Đức Thắng, phường 5, thành phố Sóc Trăng. Được xây dựng năm 1785, ngôi chùa ban đầu làm bằng tre lá. Về sau, chùa dần được trùng tu khang trang hơn với kiến trúc xây dựng mang đậm nét văn hóa người Khmer. Ảnh: Chiithanh, Foodholicvn.
chua-dep-mien-tay-ivivu-5
Chùa Ghositaram (Bạc Liêu): Chùa Ghositaram được xem là một trong những ngôi chùa đẹp nhất bạn nên ghé tham quan trong chuyến du lịch miền Tây, tọa lạc tại ấp Cù Lao, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu. Bước vào ngôi chùa, bạn sẽ cảm giác như đang lạc giữa bảo tàng mỹ thuật với các đường nét trang trí cầu kỳ, tinh xảo và đẹp mắt. Ảnh: Hong.hanhnt.
chua-dep-mien-tay-ivivu-6
Chùa Xiêm Cán (Bạc Liêu): Chùa Xiêm Cán là công trình đồ sộ và lộng lẫy bậc nhất tỉnh Bạc Liêu với quần thể kiến trúc gồm chính điện, nhà ở, tháp đựng hài cốt, am, lò thiêu… Tới đây, bạn thỏa sức check-in, sống ảo với loạt góc hình đẹp, từ hàng cây xanh thắng tắp tới những bức tường được điêu khắc tinh xảo, nổi bật. Ảnh: Deven.hwang.
chua-dep-mien-tay-ivivu-7
Chùa Phật Lớn (An Giang): Được xây dựng trên diện tích hơn 13.000 m2 thuộc khu du lịch núi Cấm, cạnh bờ hồ Thủy Liêm thơ mộng, chùa Phật Lớn là ngôi chùa cổ có niên đại gần 200 năm. Tới đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng tượng Phật Di Lặc khổng lồ nặng 400 tấn cao nhất Đông Nam Á. Ảnh: Huylelelelelele.
chua-dep-mien-tay-ivivu-8
Chùa Chén Kiểu (Sóc Trăng): Chùa Chén Kiểu ban đầu có tên là Wath Sro Loun (tên của một con rạch ở gần chùa trước đây). Trong quá trình phục hồi chùa do chiến tranh tàn phá, người dân đã quyên góp những chiếc chén để xây dựng lại. Các chén kiểu sau đó được ốp lên các bức tường, trở thành nét đặc sắc thu hút du khách tới đây. Ảnh: James_latha.

CLICK XEM THÊM TOUR DU LỊCH MIỀN TÂY VỚI GIÁ ƯU ĐÃI CỰC TỐT TỪ IVIVU.COM

Theo Uyên Hoàng/Zingnews

0 Shares