Hướng dẫn đường đi Mũi Dinh, Ninh Thuận

Trên đường đến với mũi Dinh, Ninh Thuận bạn sẽ được đi qua cung đường ven biển DT701, băng qua đồi cát mênh mông, thả mình giữa làn nước trong xanh hay lặng người ngắm bình minh trên biển. iVIVU.com sẽ hướng dẫn đường đi Mũi Dinh thật chi tiết cho bạn nhé.

Hướng dẫn đường đi Mũi Dinh, Ninh Thuận

Mũi Dinh sẽ mê hoặc bạn ngay từ lần đầu tiên bởi làn nước trong vắt thấy đáy. Vì là một vịnh nhỏ nên bãi biển cong hình bán nguyệt, sóng biển rất êm. Nước biển Mũi Dinh trong veo, ngay sát bờ vẫn thấy cá bơi. Đá núi nhô ra biển xanh được tạo hóa xếp đặt tạo thành những hình thù lạ mắt. Đến đây thì không còn gì khác ngoài nằm ườn ra biển và tận hưởng những điều tuyệt vời nhất mà biển Mũi Dinh đem lại. Cứ tắm cho đến khi mệt hẳn thì lên cũng được.

Ảnh: Hoàng Anh

Ảnh: Hoàng AnhẢnh: Zing News

Ảnh: Zing NewsẢnh: Tiểu Duy

Ảnh: Tiểu Duy

Có 2 cung đường đi Mũi Dinh:

Đi từ Phan Rang: theo đường Hải Thượng Lãn Ông qua cầu An Đông rồi cứ đi thẳng là vào con đường ven biển siêu đẹp mang tên DT701. DT701 sẽ dẫn bạn băng qua đồi cát Nam Cương – một trong những đồi cát đẹp nhất Việt Nam, làng chài Sơn Hải và những trang trại cừu dê mênh mông.

mui-dinh-ivivu-1

Đi từ Cà Ná: bạn chạy băng qua đầm Cà Ná để vào đường DT701. Cung đường đi Mũi Dinh này đẹp và vắng, một bên là đầm Cà Ná, một bên là biển, trước mặt là những dãy núi san sát nhau tạo nên khung cảnh vô cùng hùng vĩ và thơ mộng. Bạn sẽ có cảm giác cứ như đang bay trên những cánh đồng muối mênh mông rộng lớn. Đến đoạn đường đèo thì bạn nhớ chạy chậm và quan sát kỹ vì khúc cua nhiều. Vào những hôm thời tiết xấu thì có hiện tượng sạc lở đất đá nên bạn hạn chế đi đường này nhé.

mui-dinh-ivivu-2

Cả 2 cung đường đi Mũi Dinh đều sẽ dẫn đến quán chú Cảnh, đối diện có 1 tảng đá rất lớn giữa đồng cát. Để đến Mũi Dinh, từ nhà chú Cảnh phải đi qua một đoạn đường cát dài khoảng 1 cây số. Đoạn đường tuy không dài nhưng cát sẽ làm bạn rất mau mệt. Kinh nghiệm là nên mang giày không vớ để đi sẽ đỡ mệt nhất. Khoảng buổi chiều, mặt trời bắt đầu khuất sau núi nên thời tiết cũng đỡ nắng và đỡ mệt hơn so với đi buổi trưa. Bạn cứ đi trên cát cho đến khi xuất hiện những chú dê trên triền cát, thì đã đến Mũi Dinh. Với những bạn có thể lực yếu thì có thể thuê xe ôm hoặc xe địa hình chở vào Mũi Dinh với giá tầm khoảng 50.000 đồng/người/lượt.Tảng đá lớn đánh dấu bên đường. Ảnh: trantuan7394

Tảng đá lớn đánh dấu bên đường. Ảnh: trantuan7394Đi bộ băng qua đường cát. Ảnh: jet.pharm

Đi bộ băng qua đường cát. Ảnh: jet.pharmHoặc dùng xe chuyên dụng. Ảnh: hoangphuong.nt

Hoặc dùng xe chuyên dụng. Ảnh: hoangphuong.nt

Bên cạnh tắm biển ở Mũi Dinh, bạn có thể chinh phục hải đăng Mũi Dinh với khung cảnh cũng rất đẹp. Hải đăng Mũi Dinh nằm ở độ cao hơn 170m so với mực nước biển nhưng phải mất hơn 30 phút mới leo đến đỉnh vì đường lên rất dốc. Không nổi bật như hải đăng Kê Gà Bình Thuận hay hải đăng Vũng Tàu, hải đăng Mũi Dinh khiêm tốn hơn, bao nhiêu năm đứng sừng sững đón gió tây nam lẫn đông bắc đôi khi rất khắc nghiệt, nhưng vẫn bền bỉ hiển hiện trên đỉnh Mũi Dinh chót vót và luôn hoàn thành nhiệm vụ cao cả của mình.Đường lên hải đăng

Đường lên hải đăng

mui-dinh-ivivu-8

Hải đăng Mũi Dinh. Ảnh: hoangphan193

Hải đăng Mũi Dinh. Ảnh: hoangphan193

Theo Như ÝiVivu

0 Shares

“Bỏ túi ngay” kinh nghiệm du lịch Mũi Dinh Ninh Thuận mới nhất

Bạn đã bao giờ nghe đến địa danh Mũi Dinh ở Ninh Thuận chưa? Bất cứ ai đến đây cũng sẽ phải ngỡ ngàng trước vẻ đẹp bình dị, hoang sơ của nơi này. Ngọn hải đăng Mũi Dinh cao vút bên bờ biển, làn nước trong xanh có thể nhìn thấy đáy, những hòn núi đá nhiều hình thù và các cung đường phượt ven biển chính là những điều khiến du lịch Mũi Dinh trở nên hấp dẫn và thu hút du khách, nhất là giới trẻ.

"Bỏ túi ngay" kinh nghiệm du lịch Mũi Dinh Ninh Thuận mới nhất

Mũi Dinh ở đâu

Mũi Dinh là một mũi đất và cũng là tên của một ngọn hải đăng thuộc xã Phước Dinh (Thuận Nam – Ninh Thuận), cách thành phố Phan Rang khoảng 40km. Mũi Dinh nằm ở vị trí khá hẻo lánh, đường đi còn nhiều khó khăn nên không quá nổi tiếng, chỉ mới được biết đến khoảng vài năm gần đây.

"Bỏ túi ngay" kinh nghiệm du lịch Mũi Dinh Ninh Thuận mới nhất

Nhờ thế mà nơi đây vẫn giữ được nguyên vẹn nét bình dị, hoang sơ mà khiến người ta đến rồi đều không nỡ rời đi. Đến với vùng đất này, bạn sẽ được chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp và hùng vỹ với những núi đá lớn, bãi cát trắng, nước biển trong xanh thơ mộng.

Cách đi đến Mũi Dinh

Xe khách

Xuất phát từ Sài Gòn, bạn sẽ chọn cách thức di chuyển đến Phan Rang bằng xe khách. Theo kinh nghiệm du lịch Mũi Dinh của Vntrip.vn, bạn nên đi xe khách chuyến tầm 9h-11h đêm hôm trước và sáng sớm hôm sau sẽ đến nơi. Các hãng xe uy tín bạn có thể tham khảo như: Phương Trang, Liên Thành, Thiện Trí, Hoàng Anh… Giá vé trung bình khoảng 160K-200K/lượt/người.

"Bỏ túi ngay" kinh nghiệm du lịch Mũi Dinh Ninh Thuận mới nhất

Xe máy

Với những bạn trẻ muốn đi phượt Mũi Dinh thì đa số các bạn sẽ lựa chọn di chuyển đến đây bằng xe máy. Còn gì thích thú hơn khi được thử sức mình làm dân phượt thực thụ. Lái xe băng qua đồi cát mênh mông, khám phá cung đường ven biển DT701 đầy kỳ thú.

"Bỏ túi ngay" kinh nghiệm du lịch Mũi Dinh Ninh Thuận mới nhất

Từ Sài Gòn – Phan Rang, bạn di chuyển khoảng 15 km theo quốc lộ 1A đến làng Chăm Văn Lâm thì rẽ trái. Tiếp đó băng qua vùng bằng lăng khoảng 8km là đến chỏm núi Đại Bàng. Sau đấy đi thêm 7km nữa là đến Sơn Hải, từ đây đi xe thẳng vào sa mạc hoặc gửi xe ở nhà dân, ngọn Mũi Dinh ở cách đó 1km. Hiện nay quanh khu vực này đã có chỗ gửi xe và bán đồ ăn vặt, nước uống cho bạn khi cần.

"Bỏ túi ngay" kinh nghiệm du lịch Mũi Dinh Ninh Thuận mới nhất

Phương tiện di chuyển tại Mũi Dinh

Khi đến Phan Rang, bạn có thể thuê xe máy để khám phá Mũi Dinh với giá tầm 80k – 140k/xe/ngày. Hoặc bạn cũng có thể thuê xe tại những khách sạn, nhà nghỉ xung quanh khu vực đó với giá 150.000 đồng/ngày và đổ thêm 50.000 đồng xăng là có thể thoải mái dạo chơi.

"Bỏ túi ngay" kinh nghiệm du lịch Mũi Dinh Ninh Thuận mới nhất

Lưu ý nên kiểm tra kỹ động cơ, xăng dầu, phanh xe… để đảm bảo chiếc xe “đủ khỏe” cho chuyến đi của bạn. Điều quan trọng nhất chính là bạn cần phải là một “tay lái cứng” và đủ sức khỏe nhé.

Du lịch Mũi Dinh chơi gì

Bãi Tràng Mũi Dinh

"Bỏ túi ngay" kinh nghiệm du lịch Mũi Dinh Ninh Thuận mới nhất

Nếu đi nhóm đông người, bạn có thể chọn lịch trình khám phá đồi cát trắng, tắm biển. Sau đó dựng lều, trại và ăn uống, ngủ qua đêm tại bãi Tràng trước… Sáng dậy sớm, ngắm bình minh và xuất phát hành trình chinh phục ngọn hải đăng Mũi Dinh.

"Bỏ túi ngay" kinh nghiệm du lịch Mũi Dinh Ninh Thuận mới nhất
"Bỏ túi ngay" kinh nghiệm du lịch Mũi Dinh Ninh Thuận mới nhất

Tại bãi Tràng, bạn có thể trải nghiệm hoạt động cắm trại, dựng lều và thỏa thích tắm biển. Một bãi biển sở hữu những bãi cát trắng mịn, nước biển xanh trong vắt… Đây là nơi lý tưởng cho những chuyến cắm trại qua đêm, ngắm sao, tổ chức bữa tiệc nướng cùng bạn bè.

"Bỏ túi ngay" kinh nghiệm du lịch Mũi Dinh Ninh Thuận mới nhất

Ngọn hải đăng Mũi Dinh

"Bỏ túi ngay" kinh nghiệm du lịch Mũi Dinh Ninh Thuận mới nhất

Hải đăng nằm trên ngọn núi Mũi Dinh, cách mặt nước biển gần 180m. Do địa hình đường đi lên ngọn hải đăng khá là dốc nên bạn phải mất khoảng 15 phút đi bộ, vượt qua con dốc khúc khuỷu dài tầm một cây số. Nhưng bù lại,  càng lên cao, bạn sẽ càng mê mẩn với bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp hùng vỹ nơi đây.

"Bỏ túi ngay" kinh nghiệm du lịch Mũi Dinh Ninh Thuận mới nhất
"Bỏ túi ngay" kinh nghiệm du lịch Mũi Dinh Ninh Thuận mới nhất

Phóng tầm mắt ra xa, bạn có thể ngắm nhìn trọn vẹn vẻ đẹp mê hồn của bờ biển Mũi Dinh. Xa xa là những mỏm đá của hòn Chồng đang lấp ló. Nhìn từ trên cao, bạn sẽ bị hút hồn bởi khung cảnh thiên nhiên bình yên tuyệt đẹp, hít hà hương vị gió biển mặn mà.

"Bỏ túi ngay" kinh nghiệm du lịch Mũi Dinh Ninh Thuận mới nhất
"Bỏ túi ngay" kinh nghiệm du lịch Mũi Dinh Ninh Thuận mới nhất

Các hoạt động khác

Bạn có thể đến khu du lịch gần ngọn hải đăng Mũi Dinh để thuê xe địa hình. Giá 320k/chiếc cho 4 người tha hồ thử sức trên những đồi cát.

"Bỏ túi ngay" kinh nghiệm du lịch Mũi Dinh Ninh Thuận mới nhất
"Bỏ túi ngay" kinh nghiệm du lịch Mũi Dinh Ninh Thuận mới nhất

Hoặc bạn cũng có thể thuê thuyền với giá 100k/1 giờ của người dân để tham quan bãi biển. Hoạt động chèo thuyền Kayak cũng là một trong những hoạt động được ưa chuộng tại đây.

"Bỏ túi ngay" kinh nghiệm du lịch Mũi Dinh Ninh Thuận mới nhất
"Bỏ túi ngay" kinh nghiệm du lịch Mũi Dinh Ninh Thuận mới nhất

Ngoài ra, đi du lịch Mũi Dinh không thể không nhắc đến hoạt động cắm trại, dựng lều cực kỳ được yêu thích. Trải nghiệm cảm giác được nằm thảnh thơi trên bờ biển ngắm nhìn bầu trời đầy sao, lắng nghe tiếng sóng biển rì rào, thưởng thức đồ nướng, hát hò, nhảy múa cùng bạn bè,… Thật sự đó sẽ là một trải nghiệm tuyệt vời và đáng nhớ nhất.

"Bỏ túi ngay" kinh nghiệm du lịch Mũi Dinh Ninh Thuận mới nhất
"Bỏ túi ngay" kinh nghiệm du lịch Mũi Dinh Ninh Thuận mới nhất

Ăn gì ở Mũi Dinh

Đối với du lịch Mũi Dinh thì nhà hàng, quán ăn tại đây không nhiều, chưa phát triển. Bạn có thể đăng ký ăn cơm với người dân tại khu vực này với mức giá cả nhìn chung khá dễ chịu, không quá đắt đỏ. Nếu thích ăn hải sản, bánh tráng nướng, bạn có thể thỏa thuận với người dân để họ chuẩn bị.

"Bỏ túi ngay" kinh nghiệm du lịch Mũi Dinh Ninh Thuận mới nhất
"Bỏ túi ngay" kinh nghiệm du lịch Mũi Dinh Ninh Thuận mới nhất

Ngoài những món ăn mặn như hải sản, mì, bánh canh thì trên đường về, bạn hãy nhớ dừng chân tại quán bánh căn, bánh xèo vừa ngon vừa rẻ nhé.

"Bỏ túi ngay" kinh nghiệm du lịch Mũi Dinh Ninh Thuận mới nhất
"Bỏ túi ngay" kinh nghiệm du lịch Mũi Dinh Ninh Thuận mới nhất
"Bỏ túi ngay" kinh nghiệm du lịch Mũi Dinh Ninh Thuận mới nhất

Chúc các bạn có một chuyến đi du lịch Mũi Dinh thật trọn vẹn.

Theo Vntrip

0 Shares

Vẻ đẹp những cây cầu dọc Việt Nam

Cầu Cần Thơ, cầu Rồng, Đà Nẵng hay cầu Hoàng Văn Thụ, Hải Phòng… mang vẻ đẹp hoành tráng và huyền ảo qua góc máy của Trần Minh Lương.

Trần Minh Lương (31 tuổi), quê tại Thái Bình, hiện là kỹ sư điện ở Cần Thơ, là người đam mê nhiếp ảnh, đặc biệt thể loại ảnh chụp trên cao. Trong ba năm qua, Minh Lương chu du khắp vùng miền ghi lại cảnh đẹp tại các điểm du lich với nhiều chủ đề, trong đó có bộ ảnh “Những cây cầu dọc chiều dài Việt Nam”.

Cầu dây văng Nhật Tân lung linh ánh sáng về đêm, là điểm nhấn cho cảnh quan sông Hồng. Phần cầu chính dài 3,7 km nối Phú Thượng, Tây Hồ với Vĩnh Ngọc, Đông Anh, gồm 5 trụ cáp hình thoi. Được khánh thành năm 2015, đây là một trong những cây cầu huyết mạch, giúp rút ngắn quãng đường từ trung tâm Hà Nội tới sân bay Nội Bài.

Cầu Hoàng Văn Thụ rực rỡ về đêm, vắng phương tiện giao thông, chụp lúc 5 giờ sáng 28/2/2020. Đây là cầu hiện đại, đẹp nhất Hải Phòng, bắc ngang sông Cấm, nối phường Minh Khai, quận Hồng Bàng với xã Tân Dương, huyện Thủy Nguyên. Cầu có tổng chiều dài hơn 1,5 km trong đó phần cầu chính là dạng vòm có nhịp chính 200 m, là nhịp lớn nhất ở Việt Nam hiện nay.

Đến Hải Phòng, ngoài băng qua cầu Hoàng Văn Thụ, du khách có thể khám phá các điểm đến hấp dẫn như bãi biển Đồ Sơn, đảo Cát Bà, vịnh Lan Hạ hay đảo Hòn Dấu.

Cầu dây văng Bãi Cháy có độ dài 903 m, nhịp chính 435 m, nối hai bờ vịnh Cửa Lục là Hòn Gai và Bãi Cháy, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Cầu được sử dụng từ năm 2006, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông nội đô TP Hạ Long và nối thông toàn bộ QL 18A, trục giao thông huyết mạch của tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội vùng Đông Bắc.

Cầu Trường Tiền, cùng với sông Hương, núi Ngự được xem là những biểu tượng xứ Huế, lung linh ánh đèn đêm vào đêm hội hoa đăng 30/6/2019. Du khách đến Huế có thể ngồi thuyền, ngắm cảnh đôi bờ sông Hương đến đoạn cầu Trường Tiền.

Người dân xứ Huế quen với câu ca “Cầu Trường Tiền sáu vài, mười hai nhịp”, nhưng chính xác cầu có 6 nhịp và 12 vài kết với nhau thành 6 cặp. Cầu có chiều dài hơn 400 m tính từ hai mố, nếu tính cả đường dẫn thì độ dài của Trường Tiền khoảng 453 m, lòng cầu rộng 6 m.

Đà Nẵng được xem là “thành phố của những cây cầu”, trong đó cầu Rồng với kiến trúc mô phỏng rồng thời Lý mạnh mẽ vươn ra biển, là cây cầu ấn tượng và được nhiều khách tham quan nhất.

Cầu này có chiều dài 666 m, bắc qua sông Hàn tại bùng binh Lê Đình Dương và Bạch Đằng, rút ngắn đường từ sân bay quốc tế Đà Nẵng tới các phố chính và cũng là tuyến đường đến biển Mỹ Khê và Non Nước.

Đêm hoa đăng trên sông Hoài gần cầu An Hội, tỉnh Quảng Nam ngày 27/6/2019. Cầu An Hội kết nối phố cổ Hội An và đường Nguyễn Phúc Chu, dành cho người đi bộ, mang nét kiến trúc cổ, trang trí hoa văn cá chép và các hoa văn cổ có từ thế kỷ 16. Tuy không quá nổi tiếng như Chùa Cầu, một biểu tượng của Hội An, cầu An Hội vẫn có nhiều du khách ghé check-in bởi có tầm nhìn quang cảnh đẹp xung quanh.

Cần Thơ là nơi Minh Lương gắn bó làm việc, nên anh có nhiều ảnh về mảnh đất Tây Đô. Trên hình tác giả ghi lại khung cảnh trăng lên trên cầu Cần Thơ vào 19h30 ngày 3/9/2020.

“Cầu Cần Thơ có hệ thống đèn LED nghệ thuật chiếu sáng vào các khung giờ cố định ban đêm nên chờ đón cầu sáng đèn cùng lúc trăng lên là khoảnh khắc tuyệt vời. Hôm đó, tôi đi xe máy 2 km từ bến Ninh Kiều ra chụp, thấy trời lặng gió, nên dùng flycam phơi sáng 8 giây để bắt trọn khoảnh khắc ánh sáng mê hoặc trên cầu”, Minh Lương nói.

Trong một dịp khác, anh chụp ảnh cầu Cần Thơ lung linh trong hoàng hôn. Cầu dây văng Cần Thơ hoàn thành năm 2010, có chiều dài toàn tuyến 15,85 km trong đó phần cầu chính dài 2,75 km. Đây là một trong những biểu tượng nổi tiếng của Tây Đô, bắc ngang sông Hậu, nối liền hai tỉnh Cần Thơ và Vĩnh Long.

Cầu đi bộ tại khu vực bến Ninh Kiều, kết nối tuyến phố đi bộ Hai Bà Trưng là điểm nhấn du lịch cho quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Cầu này dài 199 m, uốn lượn hình chữ S, có phần thân cầu mở rộng xây hai đài hoa sen.

Sau khi ngắm cầu Cần Thơ, đi bộ cầu Ninh Kiều, du khách có dịp tham quan các điểm đến khác của mảnh đất Tây Đô như chợ nổi Cái Răng, nhà cổ Bình Thủy, vườn trái cây Mỹ Khánh hay Thiền viện trúc lâm phương Nam.

Cầu Vàm Cống lúc hừng đông khi hệ thống đèn chiếu sáng trên cầu chưa tắt. Cầu dây văng này được khánh thành tháng 5/2019, có tổng chiều dài 2,97 km trong đó phần cầu vượt sông dài 870 m, nối liền đôi bờ sông Hậu giữa quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ và huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông và phát triển kinh tế, du lịch khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

“Bộ ảnh trên là mảnh ghép chưa đầy đủ về các cây cầu hiện đại, nổi tiếng pha lẫn cổ kính dọc chiều dài Việt Nam. Tôi sẽ tiếp tục hành trình săn ảnh để hoàn thiện bộ ảnh khi hết Covid-19. Việt Nam còn nhiều điểm đến, công trình hiện đại đang chờ du khách khám phá”, Minh Lương chia sẻ.

Huỳnh Phương
Ảnh: Trần Minh LươngVnexpress

0 Shares

Xách balô lên để thấy biển Ninh Thuận – Khánh Hòa mình đẹp lắm

TTO – Đã đi không ít vùng biển ở Thái Lan, Philippines, Địa Trung Hải…, tôi nhận thấy biển của nước mình không thua kém gì, thậm chí còn hoang sơ và đẹp hơn.

Xách balô lên để thấy biển Ninh Thuận - Khánh Hòa mình đẹp lắm - Ảnh 1.

Bãi Dài ở Nha Trang

Tôi thích biển, thích cảm giác đứng trước không gian bao la, tràn ngập nắng và gió, có thể phóng tầm mắt ra cả một mảng màu xanh da trời bất tận.

Trong số những bờ biển ở Việt Nam, tôi thích nhất là vệt biển dọc theo hai tỉnh Ninh Thuận và Khánh Hòa, luôn tràn đầy sức sống mãnh liệt với nắng vàng, biển xanh và thiên nhiên xanh mướt.

Xách balô lên để thấy biển Ninh Thuận - Khánh Hòa mình đẹp lắm - Ảnh 2.

Bãi Kinh trên vịnh Vĩnh Hy

Dễ tới nhất là biển Cà Ná, cách thành phố Phan Rang 32km. Sau khi tắm biển thoải mái ở đây, bạn có thể khám phá hòn Lao với giếng Tiên, thạch động Bảy màu, hay tham quan cảng biển Cà Ná, mua hải sản tươi sống của những thuyền cá để chế biến những món ăn tươi ngon.

Rời Cá Nà, bạn hãy tới vịnh Vĩnh Hy – một trong bốn vịnh đẹp nhất Việt Nam. Vĩnh Hy nằm ngay sát Vườn quốc gia Núi Chúa, một bên là biển và một bên rừng núi bạt ngàn. Vịnh có sự kết hợp tuyệt vời giữa rừng xanh, núi non và biển xanh – cát trắng. 

Bạn có thể thuê thuyền đáy kính để ngắm san hô, hoặc nếu dồi dào sức khỏe, có thể băng rừng để khám phá hệ sinh thái phong phú và tới những bãi biển nhỏ nằm sâu trong vịnh.

Xách balô lên để thấy biển Ninh Thuận - Khánh Hòa mình đẹp lắm - Ảnh 3.

Biển miền Trung Nam Bộ đẹp tuyệt vời

Có lẽ nổi tiếng nhất khu vực này là Tứ Bình, gồm các đảo Bình Ba, Bình Hưng, Bình Lập và Bình Tiên. Bình Ba nổi tiếng với tên gọi đảo Tôm hùm, vì nơi đây có hàng trăm bè nuôi tôm hùm lớn nhỏ. Nơi này còn có những bãi biển thoai thoải, cát mịn như bãi Chướng, bãi Nồm và bãi Nhà Cũ. 

Bình Hưng nằm dưới chân đèo trên cung đường biển Bình Tiên – Vĩnh Hy, còn được biết đến với tên gọi Hòn Chút, Hòn Tý. Trên đảo có đủ dịch vụ lưu trú, ăn uống, bạn có thể lựa chọn ngủ tại các homestay, khách sạn hoặc ngủ trên bè của các ngư dân để trải nghiệm cảm giác mới lạ. 

Xách balô lên để thấy biển Ninh Thuận - Khánh Hòa mình đẹp lắm - Ảnh 4.

Bình minh ở đảo Bình Hưng

Từ Bình Hưng cũng có thuyền đưa bạn tới các bãi biển khác như bãi Kinh, bãi Chuối, ngắm san hô và thỏa sức bơi lội giữa làn nước xanh trong. Bình Lập tập trung rất nhiều resort tiện nghi xinh xắn, nhà cửa đầy màu sắc, tạo nên khung cảnh lãng mạn. Bạn có thể chụp hàng trăm bức ảnh đẹp ở đây. 

Trong Tứ Bình, có lẽ Bình Tiên hoang sơ và vắng vẻ nhất, như một vòng cung duyên dáng nép mình dưới những rặng phi lao. Không có dịch vụ, nhà hàng hay khách sạn, nếu bạn muốn tìm cảm giác tận hưởng thiên nhiên nguyên sơ nhất thì Bình Tiên là sự lựa chọn lý tưởng.

Xách balô lên để thấy biển Ninh Thuận - Khánh Hòa mình đẹp lắm - Ảnh 5.

Đặc sản tôm hùm ở Bình Ba

Ngoài ra, còn có rất nhiều bãi biển nhỏ giấu mình khuất sau các làng chài, nơi không nhiều khách du lịch biết tới. Bạn phải đi bộ hoặc đi thuyền mới tới được đây, nhưng những gì thiên nhiên ban tặng cho nơi này sẽ khiến bạn thấy hoàn toàn hài lòng và thỏa mãn. Nước trong, nắng vàng, cát trắng mịn thoai thoải.

Bạn sẽ được thưởng thức vô vàn món ngon từ hải sản tươi sống, như nhum nướng, gỏi ốc, lẩu mực tươi, cháo cá mú… Bạn có thể vào nhà hàng, bè cá để thưởng thức ẩm thực, hoặc nếu ở trên đảo, bạn có thể dậy sớm ra chợ lựa chọn đồ mới do ngư dân đánh bắt về rồi nhờ chủ nhà homestay hoặc quán ăn chế biến. Nơi này còn có rất nhiều đặc sản để mua về làm quà, như nước mắm nhĩ, mực khô, mực một nắng…

Xách balô lên để thấy biển Ninh Thuận - Khánh Hòa mình đẹp lắm - Ảnh 6.

Các loại hàng hải sản khô có thể mua về làm quà

Xách balô lên để thấy biển Ninh Thuận - Khánh Hòa mình đẹp lắm - Ảnh 7.

Nhum biển

Xách balô lên để thấy biển Ninh Thuận - Khánh Hòa mình đẹp lắm - Ảnh 8.

Từ Vườn quốc gia Núi Chúa nhìn xuống cụm đảo Tứ Bình

Bài và ảnh: TRẦN HỒNG NGỌC – TTO

0 Shares

Khám phá nét giao thoa văn hóa độc đáo ở Trà Cú

TTO – Huyện Trà Cú (tỉnh trà Vinh) là nơi cộng cư lâu dài của cả ba dân tộc Kinh – Khmer – Hoa. Chính truyền thống giao thoa văn hóa lâu dài đã mang đến vùng đất này những nét đặc trưng văn hóa độc đáo.

Khám phá nét giao thoa văn hóa độc đáo ở Trà Cú - Ảnh 1.

Chùa Wat Phnô Om Pun, thường gọi chùa Long Trường, tại ấp Long Trường, xã Tân Hiệp

Trà Cú có khoảng 95 di tích, trong đó di tích khảo cổ là 6, di tích lịch sử cách mạng là 21 di tích, di tích kiến trúc nghệ thuật là 68 và nhiều thắng cảnh đẹp.

Đây là tiền đề quan trọng để có những chiến lược thúc đẩy du lịch phát triển cho tỉnh Trà Vinh.

Vẻ trầm mạc của những ngôi chùa Khmer cổ kính

Trà Cú có đến 37 ngôi chùa Khmer. Trong số ấy có nhiều ngôi chùa nổi tiếng, kiến trúc độc đáo.

Khám phá nét giao thoa văn hóa độc đáo ở Trà Cú - Ảnh 2.

Chùa Trôprasbat, còn gọi là chùa Chông Bát, ấp Chông Bát, xã Tân Hiệp được xây dựng năm 1646, cách nay 373 năm với vẻ đẹp nghệ thuật kiến trúc – trang trí độc đáo

Khám phá nét giao thoa văn hóa độc đáo ở Trà Cú - Ảnh 3.

Chùa Long Hiệp thuộc xã Long Hiệp

Khám phá nét giao thoa văn hóa độc đáo ở Trà Cú - Ảnh 4.

Chùa Sóc Ruộng ở xã Tân Hiệp

Khám phá nét giao thoa văn hóa độc đáo ở Trà Cú - Ảnh 5.

Tại ấp Giồng Lớn, xã Đại An, Chùa Phnô Đôn (thường gọi là chùa Cò) được xây dựng năm 1677. Ngoài nghệ thuật kiến trúc – trang trí độc đáo, tiêu biểu cho tinh hoa kiến trúc của người Khmer, Chùa Cò còn là nơi trú ngụ của khoảng 10 vạn con cò và chim. Cò trắng, cò mỏ vàng, cò mỏ đen, cồng cộc, vạc… về đậu trên những cây cổ thụ cao như cây sao, cây sầu đâu, cây dầu… trong  chùa. Đây được xem là “sân chim” lớn nhất ở tỉnh Trà Vinh.

Chùa Vàm Rây (chùa Phật Nằm) thuộc ấp Vàm Rây, xã Hàm Tân, đã xây dựng hơn 600 năm. Chùa mang nét cổ kính truyền thống của Phật giáo Nam tông Khmer Nam Bộ. Hiện nay chùa được xem là một trong những ngôi chùa lớn nhất và đẹp nhất trong các ngôi chùa của người Khmer.

Không chỉ nổi bật bởi kiến trúc độc đáo mà còn nổi bật bởi tượng Đức Phật Thích Ca nhập niết bàn dài 54m, cao 20m, ngang 16m được sơn phủ sơn son thiếp vàng.

Nơi lưu dấu văn hóa Óc Eo

Khám phá nét giao thoa văn hóa độc đáo ở Trà Cú - Ảnh 6.

Phế tích kiến trúc Lưu Cừ II là một phế tích kiến trúc tôn giáo Bà La Môn, thuộc Văn hóa Óc Eo, được xây dựng vào những thế kỷ đầu sau Công nguyên và tồn tại trong một thời gian dài của Vương quốc Phù Nam. Di chỉ được phát hiện vào cuối năm 1985 và tiến hành điều tra, thám sát vào đầu năm 1986.

Năm 1990, phế tích này được Bộ Văn hóa Thông tin, nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia, loại hình di tích khảo cổ học.

Những món ăn giao thoa văn hóa ẩm thực Việt – Khmer – Hoa

Khám phá nét giao thoa văn hóa độc đáo ở Trà Cú - Ảnh 7.

Bánh bầu là món bánh dân gian tại Trà Cú mà ít người biết đến do thất truyền từ lâu, với 2 loại bánh ngọt và bánh mặn, được chế biến từ trái bầu non, bột gạo, tôm (tép), nước cốt dừa, hành lá, bột cà-ri… tại xã Đại An, do nghệ nhân Tải Thúy Diễm chế biến.

Bột nưa chế biến thành từ củ cây nưa, loài cây thân thảo, cho củ, được trồng ở vùng đất giồng cát và đất thịt, chủ yếu ở ấp Vàm xã An Quảng Hữu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Cơ sở sản xuất bột nưa Minh Hùng đã đón một số đoàn khách Nhật Bản đến Việt Nam đến tìm hiểu và nghiên cứu.

Khám phá nét giao thoa văn hóa độc đáo ở Trà Cú - Ảnh 8.

Ở Trà Cú, bún nước lèo là một đặc sản ẩm thực xuất xứ từ người Khmer, thể hiện rõ nét sự giao thoa trong ẩm thực của ba dân tộc Khmer – Việt – Hoa.

Khám phá nét giao thoa văn hóa độc đáo ở Trà Cú - Ảnh 9.

Hiện nay xã Ngọc Biên huyện Trà Cú có 3 ấp Giồng Cao, Sà Vần A và Rạch Bót có 33 hộ làm nghề cốm dẹp. Đây là món ăn truyền thống độc đáo của người Khmer.

0
Shares

Bình minh mát lạnh như mùa xuân giữa núi rừng Phi Liêng

TTO – Những ngày nắng mật quyện cùng không khí se lạnh cuối năm là thời điểm đẹp nhất trong năm ở Phi Liêng, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng.

Bình minh mát lạnh như mùa xuân giữa núi rừng Phi Liêng - Ảnh 1.
Một lần đi qua hành trình này, đất Tây Nguyên nhất định sẽ không làm bạn thất vọng

Nếu vừa muốn nghỉ ngơi nhẹ nhàng giữa lòng thiên nhiên kết hợp với trekking ngắn ngày qua nhiều vùng địa hình ở Tây Nguyên, chuyến Phi Liêng 3 ngày 2 đêm là lựa chọn rất tuyệt.

Hồ Mông rộng lớn, nắng vàng và thông xanh

Nhóm mình gói gọn trong 10 người và chọn cuối tháng 12 – thời điểm thời tiết đẹp nhất để trực chỉ Phi Liêng. Từ sân bay Liên Khương, mất khoảng 100km và hơn một tiếng đi xe để đến được xã Phi Liêng, huyện Đam Rông. Nếu đi xe khách từ Sài Gòn, bạn có thể liên hệ Meerkat Travel, địa chỉ có xe đi thẳng đến Phi Liêng và dẫn tour ở khu vực này.

Homestay (thực chất là một căn nhà gỗ nhỏ) lọt thỏm trong bạt ngàn rẫy cà phê và trà đón bạn bằng buổi sáng ngập tràn sương mù. Nhiệt độ mùa đông chỉ khoảng trên dưới 10 độ C.

Từ rẫy cà phê, nhóm cuốc bộ (hoặc đạp xe) xuyên qua làng của người đồng bào tầm 10km để đến hồ Mông. Đường đi băng qua những rẫy cà phê đương thu hoạch, hoa và trái cà phê thay nhau nhấn nhá sắc trắng – đỏ cả một vùng.

Bữa tối với gà nướng, thịt nướng, cá bắt dưới hồ và rau rừng sẽ nạp thêm năng lượng cho ngày thứ hai tương đối mệt. Đêm đến, đừng quên tán gẫu quanh bếp lửa và một trời sao lấp ló sau tán thông.

Đêm ở Phi Liêng rất rét, có thể xuống dưới 10 độ C, sương mù dày và cực kỳ ẩm ướt. Hãy đảm bảo bạn có sẵn túi ngủ và không để chân bị lạnh. Nhưng bù lại, thanh âm trong trẻo của buổi sáng hồ Mông sẽ làm bạn xao xuyến bởi từng cụm sương còn lảng bảng trên mặt nước, lững thững tan khi nắng chiếu rọi vào. Sương đọng trên cành cây, kẽ lá cũng dễ thương làm sao.

Bình minh mát lạnh như mùa xuân giữa núi rừng Phi Liêng - Ảnh 2.

Hồ Mông nằm ngoài rìa khu vực sống của dân cư trong khu vực, là ranh giới phân chia “địa bàn” của dân bản địa và rừng già. Thỉnh thoảng ở đây sẽ có nai rừng và nhiều động vật hoang dã khác đến kiếm ăn

Bình minh mát lạnh như mùa xuân giữa núi rừng Phi Liêng - Ảnh 3.

Chèo kayak vượt hồ, một đồi thông nhỏ nhô ra là điểm cắm trại của chúng tôi

Bình minh mát lạnh như mùa xuân giữa núi rừng Phi Liêng - Ảnh 4.

Khi nắng dịu, hãy tận hưởng buổi chiều tuyệt vời chèo kayak hoặc sup quanh hồ Mông.

Bình minh mát lạnh như mùa xuân giữa núi rừng Phi Liêng - Ảnh 5.

Bình minh mát lạnh như mùa xuân giữa núi rừng Phi Liêng - Ảnh 6.

Ấp bàn tay lạnh cóng quanh ly trà tươi hái ngoài rẫy, chia nhau từng ngụm, quây quần quanh bếp lửa trước nhà, đợi ly cà phê đang nhiễu chậm rãi dưới phin, cảm giác mới tuyệt làm sao

Thác Bảy Tầng vẫy gọi

Điểm nhấn của ngày thứ 2 là thác Phi Liêng – con thác hùng vĩ như sống lưng của dải đất Tây Nguyên, ngày đêm rầm rì nuôi dưỡng sự kỳ bí của vùng đất này.

Từ hồ Mông, nhóm băng xuyên qua làng của người Mông, trữ thêm chút đồ ăn và nước rồi men hướng rừng tiến thẳng. Thác Bảy Tầng, theo cách gọi của người địa phương, cách làng khoảng 10km.

Dọc đường đi bạn có thể hái lá bép để ăn cầm bụng hoặc để chuẩn bị cho bữa tối. Lá bép mọc đầy rẫy hai bên đường, vị giòn giòn, béo nhẹ là cứu tinh của rất nhiều người đi rừng, là món ăn kết đôi hoàn hảo cùng mì gói.

Từ con đường rừng thoai thoải, một ngã 3 nhỏ hiện ra sẽ là đích cuối dẫn đến thác. Từ đây, đường sẽ dốc hơn gấp bội, đòi hỏi bạn phải bò, trườn, đu bám và chèo chống hết mức để xuống.

Từ đầu con dốc, có thể nghe tiếng thác đổ ầm ầm, tiếng vọng âm vang khắp thung lũng. Con dốc thẳng đứng kéo dài khoảng 2km và “chốt hạ” bằng… trùm cuối là một con dốc nhỏ khác để chạm thác. Con dốc này dựng đứng gần 90 độ nên buộc phải đu dây xuống.

Phía dưới kia, thác Bảy Tầng cao hút mắt đang tuôn hùng vĩ, từng cuộn hơi nước tỏa ra trắng ngầu. Cuối cùng cũng đến nơi, thật thỏa mãn.

Con thác nơi chúng tôi cắm trại là tầng thứ 4, tầng cao nhất (hơn 100m) nhưng lại không phải là tầng hiểm trở nhất. Nếu muốn khám phá, bạn có thể men theo đường vòng sang tầng thứ 3 phía trên hoặc tầng thứ 5 theo hướng xuôi dòng. Tầng thứ 5 nhiều đá, khó chinh phục và buộc bạn phải trang bị nhiều thiết bị, kỹ năng sinh tồn để đến được đó. Tầng 4 là nơi lý tưởng nhất để cắm trại vì cảnh đẹp hoang sơ, bờ đá bằng phẳng.

Bình minh mát lạnh như mùa xuân giữa núi rừng Phi Liêng - Ảnh 7.
Bình minh mát lạnh như mùa xuân giữa núi rừng Phi Liêng - Ảnh 8.

Dòng nước lạnh căm căm như nước đá đang ngờ bạn ngâm mình thư giãn. Dù là buổi trưa, nắng đang tỏa xuống gay gắt nhưng nhiệt độ nước có thể khiến bạn bị sốc vì lạnh

Bình minh mát lạnh như mùa xuân giữa núi rừng Phi Liêng - Ảnh 9.

Đá ngầm ở chân thác và bên rìa vô cùng trơn, hãy đảm bảo mang vớ khi tắm để không gặp nguy hiểm. Các bạn dẫn tour đã chu đáo pha nước gừng liên tục, ai cũng giành nhau uống vì quá lạnh

Bình minh mát lạnh như mùa xuân giữa núi rừng Phi Liêng - Ảnh 10.

Lá ngón, dâu rừng và Phi Liêng sau lưng

Phin cà phê sáng hôm ấy ngon hơn thường ngày khi pha bằng nước suối và thưởng thức giữa rừng. Tia nắng đầu tiên rọi xuống thung lũng, chiếu xuyên qua dòng thác làm con thác ánh lên, thiếu điều muốn dựng nhà ở luôn mà bầu bạn với Phi Liêng.

Sau bữa sáng với cháo gà, cà phê, nhóm mình nhổ trại, đi ngược lại con đường cũ để về homestay.

Để đỡ mệt, trên đường đi bạn có thể đi chậm để tìm cây sâm cau, ngọc cẩu hoặc nhặt nhạnh hạt dẻ cho vui. Một cây gỗ dỗi (theo cách gọi của người đi rừng) chắn ngang đường mời bạn xuống nghỉ. Gốc cây gỗ dỗi này đã bị đốn ngang cách đây hơn chục năm, nhưng nó không chết mà vẫn sẽ đứng đó chục năm, thậm chí trăm năm nữa.

Phải thật tinh mắt để phân biệt lá cây dại và lá ngón ở đoạn dọc rừng thông vì khu vực này lá ngón rất nhiều. Dâu rừng hai bên đường cũng nhiều, có vị chua nhẹ và hơi chát. Khi bắt gặp rẫy cà phê, bạn biết đã kết thúc hành trình và dùng bữa cơm nhẹ ở homestay để chia tay.

Thác Bảy Tầng đã ở sau lưng và bầu trời sao đầy đến ngợp mắt sẽ còn trong giấc ngủ của mọi người nhiều hôm sau nữa.

Bình minh mát lạnh như mùa xuân giữa núi rừng Phi Liêng - Ảnh 11.

Trên thác Bảy Tầng

Bình minh mát lạnh như mùa xuân giữa núi rừng Phi Liêng - Ảnh 12.

Phin cà phê như ngon hơn khi pha bằng nước suối và thưởng thức giữa rừng

Bình minh mát lạnh như mùa xuân giữa núi rừng Phi Liêng - Ảnh 13.

Bình minh mát lạnh như mùa xuân giữa núi rừng Phi Liêng - Ảnh 14.

Đổ dốc có cái cực của đổ dốc thì lên dốc cũng có cái cực của lên dốc, kiểu nào cũng phải bò lê bò lết. Kinh nghiệm là phải đi sớm khi nắng chưa lên

HUỲNH DUYÊN – TTO
0
Shares

Về rừng ăn lẩu mắm U Minh

TTO – “Ác với nhau chi bằng trêu lẩu mắm, thương nhau lắm thì về xứ U Minh”, câu nói chơi nhưng mà thiệt. Sập mưa. Rau rừng rộ lên, dân rừng U Minh dễ hay “tạo nghiệp” khi “bẹo hàng” món lẩu mắm đầy bông.

Về rừng ăn lẩu mắm U Minh - Ảnh 1.

Rau – bông và món lẩu mắm ngon nhất thế gian – Ảnh: TIẾN TRÌNH

Phan, anh chàng từ tuốt dưới rừng U Minh (Cà Mau) lên Sài Gòn lập nghiệp, thỉnh thoảng lại làm mếch lòng bè bạn phương xa khi khoe những chuyến về quê. Có gì đâu, miền quê của anh chỉ là vùng rừng có những con kênh thẳng tắp từ bạt ngàn này đến mênh mông khác.

Mắc mùng ăn cơm

Dưới những bờ cỏ, có thể là cá lóc kình đang quặn câu, cá rô mề hổn hển, hay kéo từ ống trúm con lươn rừng sắp “hóa chồn”; chằng chịt là những dây rau muống dài như cổ tích; là đám choại non chồm lên từ rừng dương xỉ; bông súng, lục bình, so đũa, cù nèo, năng bộp, bồn bồn…

Trong khi trên nhà giở khạp da bò giải cứu cho đám sặc bướm bị chèn dưới mấy lớp mo cau nẹp bởi sóng lá dừa. Bao nhiêu đã đủ cho một nồi lẩu mắm U Minh – một trong 100 món ăn đặc trưng của Việt Nam.

Nói về món lẩu mắm U Minh, khoan hãy đi sâu vào chuyện bếp núc. Mà ai đã từng ăn lẩu mắm giữa rừng thì phải biết thương cho cái cảnh “mắc mùng ăn cơm”. Bởi U Minh còn một đặc sản dễ quạu, đó là muỗi. Mà muỗi thì nó ưa mùi mắm vô phương.

Khi ngồi bên nồi lẩu mắm ở xứ rừng, xin đừng hiểu lầm là vì sao đám muỗi nó lập hội kéo đến bủa vây. Trong mắt chúng, bạn không có giá gì so với mùi lẩu mắm kế bên. Nhiều người nghe muỗi réo điếc tai, muỗi bu như kiến, phải mắc mùng mới yên thân ăn nồi lẩu mắm.

Về rừng ăn lẩu mắm U Minh - Ảnh 2.

Rau – bông và món lẩu mắm ngon nhất thế gian – Ảnh: TIẾN TRÌNH

Đụng đâu ăn đó

Nói nghe chơi nhưng mà thiệt đó! Lẩu mắm U Minh thơm nức mũi, thơm đậm đà, thơm mắc nghiện, thơm chảnh. Họ sống giữa vùng nguyên liệu giàu có. Nếu là dân “đụng đâu ăn đó” thì luôn sẵn những món ăn liền như ăn nướng trui, ăn mắm sống, ăn tái…

Còn khi họ đã cất công nấu lẩu rồi thì ai cũng muốn trong vai siêu đầu bếp. Nói cho lắm, nhưng mười người tiết lộ bí quyết nấu lẩu mắm thì đã có đến mười một người bật mí: đó là nguyên liệu. Như món lẩu mắm U Minh. Coi họ nấu vầy làm sao không ngon cho được.

Trước tiên là nguyên liệu chính: mắm. Dân Cà Mau sành ăn mắm. Họ sành đến mức cực đoan về mắm, kiêu ngạo về mắm. Thử hỏi họ xem ở đây có bao nhiêu người khen mắm xứ khác? Nơi thì họ chê làm mắm gì mà bỏ đường ngọt muốn chết, ngọt như là “chè mắm”; nơi thì họ chê làm mắm gì mà hỗn tạp, thiếu tinh tế; nơi thì họ chê làm mắm thiếu thính, không thơm…

Nên, dân xứ khác ăn mắm thì khen ngon. Còn mấy anh, mấy chế xứ Cà Mau ăn mắm xứ khác chắc cũng chẳng mấy người khen, dù là khen cho chiếu lệ. Thậm chí họ không ăn được mắm xứ người ta. Đời phũ vậy đó!

Còn họ thì sao? Để có nồi lẩu mắm ngon, đầu bếp xứ U Minh sẽ nói ngay họ cần mắm sặc bướm. Ở đây có trăm thứ mắm, nhưng để làm nguyên liệu nấu nước lẩu thì phải là cá sặc bướm đúng điệu.

Bắt nồi nước sôi rồi cho mắm vào, chao nhẹ, từng thớ mắm tan nhanh theo nước. Lũ mắm cá sặc sau khi chuyển hóa trong nồi nước sôi sẽ lập tức dậy mùi, rồi sẽ báo cáo về khứu giác cái mùi nóng nực, nóng đến nức mũi.

Dân U Minh hay nói với nhau đi qua nhà nào nấu nồi lẩu mắm mà không nghe mùi bốc ra đường thì hãy ghé vào khuyên chủ nhà đổ bỏ nồi lẩu đi cho rồi. Nước mắm cá sau khi nấu rã thịt, lược bỏ xương, rồi nêm thêm gia vị, sả bằm nhuyễn… tùy kinh nghiệm, khéo tay mà mỗi đầu bếp có gia vị riêng.

Về rừng ăn lẩu mắm U Minh - Ảnh 3.

Rau – bông và món lẩu mắm ngon nhất thế gian – Ảnh: TIẾN TRÌNH

Ăn rồi bỏ đũa không đành

Xong phần quan trọng nhất là nước lẩu. Đến phần chuẩn bị nguyên liệu nhúng lẩu. Dân U Minh hay nhúng lẩu với lươn rừng, cá lóc rừng, cá rô rừng, ốc…, những sản vật từ cá rừng thì thịt dai, ngọt, thơm chẳng đâu có được.

Tất tần tật nãy giờ sẽ giảm ngon, thiếu màu sắc nếu không có dĩa (dân Cà Mau gọi đĩa là dĩa) bông, rau tươi rói mới lặt từ mé rừng.

Để nhúng lẩu, dân U Minh sẽ bẻ đọt choại, bông súng, rau muống, rau đắng, bông bí, so đũa, càng cua, đọt nhãn lồng, đậu bắp, cà phổi, ngò om… có chừng mười mấy loại bông, rau gì đó bày ra dĩa. Nó có cả vị chua, chát, đắng, bùi, thơm, trơn nhớt hay gai xù xì.

Nồi lẩu thơm bên cạnh dĩa rau đủ sắc màu. Sẽ có người thấy tiếc vì bông, rau đẹp quá, ăn không đành. Nhưng đã ăn rồi thì bỏ đũa không đành. Ăn lẩu mắm với rau rừng U Minh không cành hông thì đừng nói ăn lẩu mắm.

Mới hiểu, dù công việc ở Sài Gòn bộn bề cách mấy thì Phan cũng có động lực để vượt hàng trăm cây số về lại xứ rừng. Chắc hẳn quê hương với anh không chỉ là những cánh rừng kinh tế bạt ngàn.

Mà nơi đó còn có cá lóc kình đang quặn câu, cá rô mè hổn hển, lươn sắp hóa chồn, với đám xanh tắp mé rừng, với khạp mắm vừa giở… cho món lẩu mắm, rau rừng. Ăn kèm cùng tiềm thức, hẳn nhiên đó là món lẩu ngon nhất thế gian.

Về rừng ăn lẩu mắm U Minh - Ảnh 4.

Rau – bông và món lẩu mắm ngon nhất thế gian – Ảnh: TIẾN TRÌNH

TIẾN TRÌNH – TTO
0
Shares

Cao nguyên đá Đồng Văn rực rỡ sắc hoa tam giác mạch

TTO – Hà Giang đang bắt đầu vào đông. Cùng ngắm cao nguyên đá đầy sắc cạnh và mê hoặc qua cảm hứng của tà áo dài truyền thống Việt, đan xen những sắc hoa tam giác mạch rực rỡ trong những ngày lễ hội hoa.

Đây là lần thứ 6 Hà Giang tổ chức lễ hội hoa tam giác mạch, đặc biệt năm nay cũng là kỷ niệm 10 năm ngày cao nguyên đá Đồng Văn gia nhập mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu của UNESCO.

Cao nguyên đá Đồng Văn rực rỡ sắc hoa tam giác mạch - Ảnh 1.
Vẻ hùng vĩ của cao nguyên đá Đồng Văn luôn là niềm cảm hứng vô tận với những người yêu cái đẹp
Cao nguyên đá Đồng Văn rực rỡ sắc hoa tam giác mạch - Ảnh 2.

Tà áo dài trên con đèo Sủa Cán Tỷ, nơi có “cây cô đơn” nổi tiếng. Đây là con đường mới làm mấy năm nay, giúp xe cộ tránh QL4C, rút ngắn hơn 20km đến thị trấn Yên Minh.

Cao nguyên đá Đồng Văn rực rỡ sắc hoa tam giác mạch - Ảnh 3.

Trên dốc Thẩm Mã, địa phận xã Lũng Thầu, huyện Đồng Văn

Cao nguyên đá Đồng Văn rực rỡ sắc hoa tam giác mạch - Ảnh 4.
Cao nguyên đá Đồng Văn rực rỡ sắc hoa tam giác mạch - Ảnh 5.

Tạo dáng với trẻ em ở Thẩm Mã, “đọ sắc” với trang phục truyền thống rực rỡ của đồng bào vùng cao nơi đây

Cao nguyên đá Đồng Văn rực rỡ sắc hoa tam giác mạch - Ảnh 6.

Giữa những ngọn núi xanh thẫm lô nhô của xã Phố Cáo

Cao nguyên đá Đồng Văn rực rỡ sắc hoa tam giác mạch - Ảnh 7.

Gần cuối địa phận Phố Cáo là dốc Chín Khoanh nhìn thẳng xuống thung lũng và trung tâm xã. Đây cũng là một trong những nơi trọng điểm du lịch của tỉnh Hà Giang năm nay với những cánh đồng tam giác mạch đẹp và rộng nhất

Cao nguyên đá Đồng Văn rực rỡ sắc hoa tam giác mạch - Ảnh 8.

Chào ngày mới, đón bình minh với quốc phục ở cột cờ Lũng Cú, điểm cực Bắc đầy thiêng liêng, tự hào của Việt Nam

Cao nguyên đá Đồng Văn rực rỡ sắc hoa tam giác mạch - Ảnh 9.

Trên đường đến cột cờ Lũng Cú, qua địa phận các xã Lũng Táo, Ma Lé cũng có rất nhiều ruộng tam giác mạch để du khách chụp ảnh

Cao nguyên đá Đồng Văn rực rỡ sắc hoa tam giác mạch - Ảnh 10.

Đặc biệt tam giác mạch ở đây được trồng trên những ngọn đồi nhỏ, các ruộng không bằng phẳng như dưới Phố Cáo, Sủng Là… mà thoai thoải từ chân đến đỉnh đồi

Cao nguyên đá Đồng Văn rực rỡ sắc hoa tam giác mạch - Ảnh 11.

Ngoài cảnh quan địa chất núi đá tai mèo hùng vĩ, cao nguyên đá Đồng Văn còn là nơi sinh sống của nhiều dân tộc anh em, chứa đựng rất nhiều giá trị văn hóa bản địa đặc sắc

Đến du lịch Hà Giang, không thể không ghé thăm những ngôi nhà trình tường cổ, mái ngói âm dương nép sau bờ rào đá đặc trưng, từ “nhà của Pao” ở Sủng Là, dinh họ Vương dưới Sà Phìn, nhà cổ người Lô Lô ở Cực Bắc, nhà người Giáy ở Ma Lé… Trong ảnh là ngôi nhà cổ ở thôn Há Súng, xã Lũng Táo, gần đây mới được phát hiện và hiện được khá nhiều người chú ý ghé đến.

Cao nguyên đá Đồng Văn rực rỡ sắc hoa tam giác mạch - Ảnh 12.

Nhà cổ Há Súng có kiến trúc giống nhà Vương dưới Sà Phìn, quy mô nhỏ hơn. Theo nghiên cứu, ngôi nhà cổ này còn lâu đời hơn cả dinh vua Mèo, có giá trị lớn về kiến trúc cũng như lịch sử

Cao nguyên đá Đồng Văn rực rỡ sắc hoa tam giác mạch - Ảnh 13.

Ngẫu hứng biến tấu của áo dài với chiếc nón lá truyền thống của người Tày, Nùng

Cao nguyên đá Đồng Văn rực rỡ sắc hoa tam giác mạch - Ảnh 14.

Hẻm Tu Sản, sông Nho Quế, “đệ nhất đèo” Mã Pì Lèng chính là cụm cảnh quan nổi tiếng nhất của toàn bộ Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn.

NGUYỄN CHÍ NAM – TTO

0 Shares

Mai anh đào bung nở rực rỡ từ nội ô đến ngoại thành Đà Lạt

TTO – Sau 3 ngày nắng rực rỡ, hoa mai anh đào tại Đà Lạt đã nở rộ những ngày cuối năm. Chính người Đà Lạt cũng bất ngờ vì tốc độ nở hoa quá

TTO – Sau 3 ngày nắng rực rỡ, hoa mai anh đào tại Đà Lạt đã nở rộ những ngày cuối năm. Chính người Đà Lạt cũng bất ngờ vì tốc độ nở hoa quá nhanh.

Mai anh đào bung nở rực rỡ từ nội ô đến ngoại thành Đà Lạt - Ảnh 1.
Rừng đào ở sườn núi Lang Biang nở rộ. Đây là một trong những không gian mai anh đào ở vùng ngoại ô nở sớm – Ảnh: ĐỨC THỌ

Trên diễn đàn du lịch, du khách bàn tán tìm các địa điểm ngắm và chụp ảnh mai anh đào. Năm nay mai anh đào nở chậm hơn năm ngoái khoảng 10 ngày. 

Thời điểm này, mai anh đào đã nở rộ ở vùng ngoại thành Đà Lạt và huyện Lạc Dương (tỉnh Lâm Đồng). Đây là huyện có độ cao cao hơn, lạnh hơn và có biên độ nhiệt lớn hơn.

Mai anh đào nở ngay thời điểm cận Tết dương lịch khiến du khách lẫn người dân Đà Lạt bất ngờ, vì trước Noel tại Đà Lạt và vùng lân cận có mưa kéo dài.

Mai anh đào bung nở rực rỡ từ nội ô đến ngoại thành Đà Lạt - Ảnh 2.

Khi mai anh đào nở, toàn bộ lá sẽ rụng và thân cây chỉ toàn hoa – Ảnh: ĐỨC THỌ

Hiện nay, mai anh đào ở Đà Lạt chỉ mới nở rộ ở vùng ngoại ô, nhiều nhất là huyện Lạc Dương. Dự kiến hoa nở đồng loạt trong một tuần tới, và sẽ nhạt dần sau khoảng 3-4 tuần nếu không gặp mưa. Do đó sau dịp Tết dương lịch sẽ là thời điểm “vàng” để ngắm mai anh đào.

Nếu trước Tết dương lịch để ngắm hoa du khách nên đi xa đến huyện Lạc Dương: xã Lát (khu vực chân núi Lang Biang), xã Đạ Nhim (cách Đà Lạt 30km, gần vườn quốc gia Bidoup – núi Bà)…

Tại Đà Lạt, khách nên đi đến vùng ngoại ô: xã Xuân Trường, Trạm Hành… Đây đều là những nơi có độ cao hơn Đà Lạt, lạnh khô. 

Tại các khu vực này, mai anh đào thường nằm trong núi, các khu vườn của người K’Ho, Cil… Hoa nở, gối lên nền xanh của rừng, vườn sẽ càng thêm đẹp. 

Thú vị hơn khi vùng ngoại ô Đà Lạt và huyện Lạc Dương là nơi còn nhiều cây mai anh đào nhiều năm tuổi.

Mai anh đào bung nở rực rỡ từ nội ô đến ngoại thành Đà Lạt - Ảnh 3.

Ở ngoại thành Đà Lạt, mai anh đào mọc xen trong cây rừng, khi hoa nở cảnh vật trở nên tuyệt vời – Ảnh: ĐỨC THỌ

Khoảng một tuần tới đây, mai anh đào sẽ nở nhiều vùng nội ô Đà Lạt. Khi đó, hoa ở vùng ngoại ô sẽ nhạt dần. Các tuyến đường sẽ có nhiều hoa nở gồm Trần Hưng Đạo, Hùng Vương, Triệu Việt Vương, Quang Trung, Hồ Tùng Mậu, khu vực quanh hồ Xuân Hương, Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm. 

Tại vùng trung tâm, mai anh đào nở trong các không gian đa dạng hơn như trong các khu biệt thự cổ, dọc các tuyến đường và quanh hồ.

Mai anh đào bung nở rực rỡ từ nội ô đến ngoại thành Đà Lạt - Ảnh 4.

Đường mai anh đào mới mở, du khách đến sườn núi Lang Biang để chụp ảnh cùng hoa rất dễ dàng – Ảnh: ĐỨC THỌ

UBND TP Đà Lạt dự kiến ngoài dịp Tết dương lịch, khách đến Đà Lạt sẽ tăng đột biến trong 2-3 tuần tới. Mức tăng dự báo sẽ đạt 1,5-2 lần so với các ngày cuối tuần. Do đó, UBND TP Đà Lạt khuyến cáo du khách cần đặt phòng khách sạn, nhà nghỉ trước khi đến để có những trải nghiệm tốt nhất.

Mai anh đào bung nở rực rỡ từ nội ô đến ngoại thành Đà Lạt - Ảnh 5.

Mai anh đào nở dọc lối vào rẫy cà phê – Ảnh: ĐỨC THỌ

Mai anh đào bung nở rực rỡ từ nội ô đến ngoại thành Đà Lạt - Ảnh 6.

Một số ít mai anh đào trên đường Trần Hưng Đạo đã nở – Ảnh: ĐỨC THỌ

Mai anh đào bung nở rực rỡ từ nội ô đến ngoại thành Đà Lạt - Ảnh 7.

Khoảng 2 tuần tới, dọc khu biệt thự cổ trên đường Trần Hưng Đạo mai anh đào sẽ nở rộ – Ảnh: ĐỨC THỌ

Mai anh đào bung nở rực rỡ từ nội ô đến ngoại thành Đà Lạt - Ảnh 8.

Những cây mai anh đào nhiều năm tuổi thường ra hoa rất dày và đẹp – Ảnh: ĐỨC THỌ

Mai anh đào bung nở rực rỡ từ nội ô đến ngoại thành Đà Lạt - Ảnh 9.

Một cây mai anh đào lớn tuổi đẹp từ thân đến hoa – Ảnh: ĐỨC THỌ

Mai anh đào bung nở rực rỡ từ nội ô đến ngoại thành Đà Lạt - Ảnh 10.

Mai anh đào trước khi được di thực ra phố là đào rừng, nên không gian rừng núi rất hợp với loài hoa này – Ảnh: ĐỨC THỌ

Mai anh đào bung nở rực rỡ từ nội ô đến ngoại thành Đà Lạt - Ảnh 11.

Mai anh đào nở quanh xã Lát (huyện Lạc Dương) – Ảnh: ĐỨC THỌ

ĐỨC THỌ – M.VINH – TTO

0 Shares

Chi 100 triệu đồng sửa nhà làm homestay giữa Covid-19

BẾN TRE – Nghĩ về quyết định của mình thời gian qua, Duy Thịnh thấy dịch Covid-19 là bước ngoặt để làm mới cuộc đời.

Tháng 9/2020, tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và có chiều hướng xấu đi, nhiều doanh nghiệp trong ngành du lịch gặp khó khăn và bắt đầu cắt giảm nhân sự. Quách Duy Thịnh (sinh năm 1992), quê Bến Tre đang là phó giám đốc cho một khu resort phải tự nghỉ việc để giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp sau nhiều năm gắn bó.

“Mọi thứ thật chênh vênh và mơ hồ. Mình không bao giờ nghĩ đến cảnh mình không có việc làm vì tình yêu du lịch với mình rất lớn. Thói quen gặp gỡ, chăm sóc những vị khách từ khắp nơi trên thế giới và mọi miền đất nước đột nhiên biến mất, mình rất buồn”, Thịnh nói về những cảm xúc anh trải qua sau khi nghỉ việc.

Với kiến thức và kinh nghiệm đã có, Thịnh bắt đầu đi xin việc ở trung tâm Anh ngữ, các lớp dạy kỹ năng mềm và được nhận, tuy nhiên trong thâm tâm anh vẫn thấy mình sinh ra là để làm du lịch chứ không thể chuyển sang ngành khác. Nhìn lại ngôi nhà mình đang ở, Thịnh thấy nơi này là điểm tựa cuối cùng của mình và phải dành cả tâm huyết cho nó. Nhớ khách, nhớ nghề, anh quyết định sửa lại căn nhà, chào đón những vị khách đến cùng ăn, cùng nghỉ, trải nghiệm và tham gia vào cuộc sống thường nhật cùng gia đình mình.

Trước sân nhà anh Thịnh bố trí một bàn ăn nhỏ cho 6 người, kế bên là chiếc võng và bộ bàn tre để uống trà, xung quanh nhà rợp bóng cây xanh. Ảnh: NVCC
Trước sân nhà anh Thịnh bố trí một bàn ăn nhỏ cho 6 người, kế bên là chiếc võng và bộ bàn tre để uống trà, xung quanh nhà rợp bóng cây xanh. Ảnh: NVCC

Dịch Covid-19 đến bất ngờ và Thịnh cũng không có quá nhiều vốn liếng, căn nhà cấp 4 đang ở được anh giữ nguyên kết cấu, tân trang mọi thứ bằng gam màu sơn sáng để ngôi nhà thêm hài hòa trong không gian miền quê. Đồng thời, anh vay mượn thêm người thân khoảng hơn 100 triệu đồng để mua trang thiết bị cho phòng nghỉ, dụng cụ ăn uống chất lượng, sửa lại phòng ở cho khách và làm nhà vệ sinh khang trang hơn để khách có trải nghiệm thoải mái nhất.

“Mình lên kế hoạch cụ thể, tỉ mỉ và làm việc nghiêm túc, người thân bạn bè thấy mình tâm huyết nên cho mượn 5 triệu, 10 triệu, gom lại hơn 100 triệu. Đâu đó, mọi người vẫn e dè vì sợ homestay không có khách”, Thịnh nói và cho biết anh muốn đón đầu xu thế du lịch khi Việt Nam mở cửa trở lại, lúc đó sẽ có khách quốc tế. Tuy nhiên, tình hình dịch vẫn chưa chấm dứt nên homestay phù hợp với khách trong nước.

Với kinh nghiệm 10 năm làm việc trong ngành du lịch từ nhân viên phục vụ đến phó giám đốc một resort, Thịnh tự tay thiết kế không gian homestay, phòng nghỉ, đi khảo sát các điểm tham quan, lên thực đơn bữa ăn, dọn dẹp vệ sinh… “Mình cảm thấy tự tin khi mở ra dịch vụ homestay này”, anh nói. Sau 2 tháng sửa nhà, cuối năm 2020, một homestay giữa đất dừa ở ấp 1A, xã Thạnh Phú Đông, huyện Giồng Trôm ra đời với tên gọi Maison du Pays de Bến Tre.

Khách đến homestay thường có độ tuổi 35-55, họ đi theo nhóm, gia đình hay bạn bè. Thịnh chỉ đón tối đa một đoàn khách và không quá 6 khách/đoàn để đảm bảo phục vụ được chu đáo.

Ngoài thời gian nghỉ dưỡng, đi bộ thong dong dưới những rừng dừa miền quê, khách có thể tham quan làng bánh phồng Sơn Đốc, nhà thờ La Mã, đi hái bưởi, thưởng thức dừa tươi tại chỗ, dừng chân ở những cánh đồng rau sạch để mua rau tự làm bữa cơm mình yêu thích. Bên cạnh đó, những buổi học nấu ăn luôn sẵn sàng cho khách chọn: làm bánh khọt nước cốt dừa nhân tép đậu xanh, nấu cơm nếp ăn kèm tép rang dừa hay muối mè, làm bánh cúng lá dứa, bánh chuối mì quết bốc.

Sau thời gian vui chơi bên ngoài, khách trở về homestay dùng bữa cơm quê Bến Tre với cà tím nướng mỡ hành ăn kèm nước mắm chua ngọt, tôm càng xanh luộc nước dừa xiêm chấm nước sốt, gà nổ muối hột lá bưởi… mọi món ăn đều được nấu bằng sản vật địa phương và do người thân trong gia đình anh Thịnh đứng bếp.

Duy Thịnh (đội nón lá) dẫn khách đạp xe thăm thú xứ dừa miền Tây. Ảnh: NVCC
Duy Thịnh (đội nón lá) dẫn khách đạp xe thăm thú xứ dừa miền Tây. Ảnh: NVCC

Đến hiện tại, anh Thịnh đón khoảng 100 lượt khách đến homestay với thời gian lưu trú trung bình là 3 ngày 2 đêm. Trước đợt Covid-19 thứ 4 bùng phát, chị Thúy Hằng cùng bạn đến homestay và khá hài lòng về nơi này.

“Mình xuất phát từ quận 5, TP HCM và mất hơn 3 giờ để đến nơi. Ấn tượng đầu tiên về nơi này là mọi thứ đều chuyên nghiệp, phải xuýt xoa trước bàn tay khéo léo của anh chủ, từng góc nhà đến món ăn đều được anh chuẩn bị công phu, chỉn chu. Nhóm mình đến sáng thứ 7 và chiều chủ nhật thì về, chi phí khoảng 1 triệu/người”, chị Hằng nói đợi khi hết dịch Covid-19, chị sẽ cùng bạn trở lại homestay lần nữa.

Nghĩ về quyết định của mình trong thời gian qua, Duy Thịnh thấy dịch Covid-19 là bước ngoặt để làm mới cuộc đời. “Dù có khó khăn cách mấy nhưng khi dám đương đầu và bước qua thì mọi gian khó cũng sẽ bị đẩy lùi lại sau lưng. Sau mỗi lần trắc trở, mình sẽ lại vững vàng, trải nghiệm nhiều hơn trong cuộc sống. Đó là kinh nghiệm quý báu làm tiền đề cho tương lai”, chủ homestay 29 tuổi tâm niệm.

Huỳnh NhiVnexpress

0 Shares