Nhịp sống ở làng đá cổ Nà Vị

CAO BẰNG – Làng đá cổ với gần 100 ngôi nhà đá nhuộm màu thời gian cùng nhịp sống yên bình của người Tày hứa hẹn là điểm đến mới.

Hiện tại Cao Bằng là địa phương duy nhất cả nước chưa có ca mắc Covid-19. Khi dịch trên cả nước tạm lắng, du khách gần xa có dịp đến tham quan, trải nghiệm non nước Cao Bằng. Một trong những điểm đến yên bình là làng cổ Nà Vị, xã Minh Long, huyện Hạ Lang cách TP Cao Bằng khoảng 100 km. Nà Vị nép mình dưới chân núi Phja Cao, xung quanh là màu xanh mướt của những rặng tre và đồng ruộng mênh mông. Khu vực này gần sông Quây Sơn, tạo thành biên giới tự nhiên với Trung Quốc ở phía bắc.
Hiện tại Cao Bằng là địa phương duy nhất cả nước chưa có ca mắc Covid-19. Khi dịch trên cả nước tạm lắng, du khách gần xa có dịp đến tham quan, trải nghiệm non nước Cao Bằng. Một trong những điểm đến yên bình là làng cổ Nà Vị, xã Minh Long, huyện Hạ Lang cách TP Cao Bằng khoảng 100 km. Nà Vị nép mình dưới chân núi Phja Cao, xung quanh là màu xanh mướt của những rặng tre và đồng ruộng mênh mông. Khu vực này gần sông Quây Sơn, tạo thành biên giới tự nhiên với Trung Quốc ở phía bắc.
[Caption]c
Nà Vị có khoảng 100 hộ gia đình, chủ yếu là dân tộc Tày, sống trong những ngôi nhà làm bằng đá tồn tại hàng trăm năm, một trong những nơi lưu giữ dấu tích của thành nhà Mạc ở Hạ Lang, Cao Bằng. Anh Hà Kim Cương, chủ fanpage Cao Bằng Hóng, vừa đến làng ngày 10/8, cho biết nơi đây đang được tỉnh quy hoạch trở thành một làng du lịch cộng đồng, với quy mô bảo tồn nhiều nhà đá nhất ở Cao Bằng.
[Caption]c
Đáng chú ý ở đây là những ngôi nhà sàn đá nhuộm màu thời gian, kiến trúc nhà lợp ngói âm dương, cửa gỗ và ngăn bên trong bằng các khung gỗ để thuận tiện cho sinh hoạt.
[Caption]c
Một số nhà có dựng các bậc đá làm lối đi lên tầng 2, lắp ăng-ten chảo để thu sóng truyền hình vệ tinh.
Buổi chiều, người dân thường quây quần, thư giãn trên khoảng sân nhỏ sàn tầng 2, xung quanh có lan can che chắn, phía trên có thiết kế máng xối để thu nước mưa.
Bên trong làng là các lối đi nhỏ, các sàn trên nhà người dân tận dụng làm nơi sinh hoạt như rửa rau, rửa bát đĩa hay giặt đồ.Nhiếp ảnh gia Vũ Khắc Chung, sống tại Cao Bằng, cho biết lần đầu đến Nà Vị, anh ấn tượng với kiến trúc đá cổ được gìn giữ qua nhiều thế hệ, sự hiếu khách, nụ cười của người già và ánh mắt trong veo của trẻ nhỏ.
Bên trong làng là các lối đi nhỏ, các sàn trên nhà người dân tận dụng làm nơi sinh hoạt như rửa rau, rửa bát đĩa hay giặt đồ. Nhiếp ảnh gia Vũ Khắc Chung, sống tại Cao Bằng, cho biết lần đầu đến Nà Vị, anh ấn tượng với kiến trúc đá cổ được gìn giữ qua nhiều thế hệ, sự hiếu khách, nụ cười của người già và ánh mắt trong veo của trẻ nhỏ.
[Caption]c
Từng con ngõ xôn xao vào mỗi chiều khi người dân dẫn vật nuôi từ đồng về, phác hoạ rõ nét bức tranh sinh hoạt thường ngày của người dân bản địa. Hiện Nà Vị đã có điện, nguồn nước sinh hoạt lấy từ suối tự nhiên gần làng. Người Tày tại đây canh tác một vụ lúa, một vụ rau màu (chủ yếu là ngô) và xen canh các loại rau như bạc hà, rau lang.
Cụ Nông Thị Phượng, 81 tuổi giới thiệu du khách về khung cửi dệt vải thủ công duy nhất còn được duy trì ở Nà Vị.
Cụ Nông Thị Phượng, 81 tuổi giới thiệu cho du khách về khung cửi dệt vải thủ công duy nhất còn được duy trì ở Nà Vị.
Bạn Hoàng Bích Nga (trái) và Nông Hồng Thắm, người Tày chính gốc, mặc trang phục truyền thống cho đàn dê ăn trên lối đi xóm Nà Vị. Trang phục cổ truyền của người Tày được làm từ vải sợi bông tự dệt, nhuộm chàm đồng nhất trên trang phục nam và nữ, hầu như không có hoa văn trang trí. Riêng phụ nữ Tày còn thắt lưng bằng những tấm vải chàm hay đũi dài khoảng hai sải tay để tăng thêm vẻ duyên dáng.
Bạn Hoàng Bích Nga (trái) và Nông Hồng Thắm, người Tày chính gốc, mặc trang phục truyền thống cho đàn dê ăn trên lối đi xóm Nà Vị.
Trang phục cổ truyền của người Tày được làm từ vải sợi bông tự dệt, nhuộm chàm đồng nhất trên trang phục nam và nữ, hầu như không có hoa văn trang trí. Riêng phụ nữ Tày còn thắt lưng bằng những tấm vải chàm hay đũi dài khoảng hai sải tay để tăng thêm vẻ duyên dáng.
[Caption]c
Ngoài dê, người dân địa phương còn nuôi trâu, gà. Hiện Nà Vị chưa có nhà nào làm homestay cho người cư trú qua đêm, tuy nhiên bà con nơi đây luôn niềm nở với du khách bốn phương và mong chính quyền địa phương có những định hướng, chính sách mới để phát triển du lịch cộng đồng trong tương lai.

Anh Hà Kim Cương chia sẻ dù không nổi tiếng bằng làng đá cổ Khuổi Ky (xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh), nhưng làng Nà Vị có bản sắc văn hóa riêng với nhiều ngôi nhà đá hơn và cư dân đông hơn.

Nà Vị còn là điểm kết nối trên hành trình khám phá các điểm du lịch lân cận trong Hạ Lang như mỏ nước Nàng Tiên, hang Ngườm Khu, núi Phja Cao (xã Minh Long), hang Dơi, đền thờ nàng Tô Thị Hoạn (xã Đồng Loan), di tích đồn Pháp (xã Lý Quốc). Video: Cao Bằng Hóng

Huỳnh Phương
Ảnh: Hà Cương, Vũ ChungVnexpress

0 Shares

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *