Ngư dân đánh bắt trên rừng rong biển ở xã Bình Châu tạo khung cảnh đẹp khi chụp bằng drone.15
Bình Châu là một trong những xã biển nổi tiếng nhất ở Quảng Ngãi với hàng trăm tàu thuyền khai thác xa bờ. Ở gần bờ biển, hệ sinh thái dưới nước phong phú, với nguồn hải sản dồi dào từng được người Pháp ghi chép trong lịch sử.
Ngoài ra, cảng Sa Kỳ ở Bình Châu cũng là cửa ngõ để ra đảo Lý Sơn, hòn đảo du lịch nổi tiếng cả nước. Khu vực này cũng có nhiều vách đá núi lửa bên bờ biển cùng niên đại với đảo Lý Sơn. Địa danh Ba Làng An ở xã Bình Châu cũng là nơi đặt hải đăng ở cực Đông tỉnh Quảng Ngãi, nơi đất liền gần đảo Lý Sơn nhất.
Từ tháng 6 đến tháng 8 hằng năm, ngư dân xã Bình Châu, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) dùng thuyền thúng khai thác rong biển và cá kình, mực ẩn nấp dưới rong. Trong ảnh là cảnh bủa lưới theo hình chữ V khi hai thuyền thúng đang phối hợp để bắt mực.
Sau khi bủa lưới, ngư dân sẽ dùng gậy đập xuống mặt nước để cá, mực hoảng sợ, chui vào lưới.
Khi đã đuổi mực đến điểm nút của lưới hình chữ V, ngư dân tiếp tục nhảy xuống biển để bắt cá giữa rừng rong.https://970c260652d64b96afc2164c1fd0b384.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-38/html/container.html
Nghề bủa lưới có thể có một hoặc nhiều người cùng tham gia đánh bắt. Trong ảnh là một cặp vợ chồng ở thôn Châu Thuận Biển cùng bủa lưới đánh cá trên lớp rong biển xanh ngắt.
Trong khi đó, một nhóm khác có bốn người đi chung trên hai thúng để đánh bắt mực.
Ngư dân thu lưới để bẫy mực lượt tiếp theo.
Ngoài đánh bắt cá, mực, ngư dân còn khai thác rong. Mùa khai thác rong chỉ bắt đầu từ tháng 6 để rong biển và các loại sinh vật ngụ trong rong có thời gian sinh sản, sinh trưởng.
Trước khi cắt, ngư dùng lưới vây quanh để rong không bị trôi đi. Một kg rong biển giá khoảng 5.000 đồng. Mỗi ngày khai thác ngư dân có thể kiếm khoảng 150.000 – 200.000 đồng. Các thúng khai thác rong khi nhìn từ trên cao như khung cảnh trong phim hoạt hình.
Những sóng lúa xanh vàng uốn lượn sống động quanh cung đèo, núi đồi và thung lũng vùng cao Yên Bái, Hà Giang cuốn hút khách mỗi mùa thu về.
Phạm Tuấn Anh (37 tuổi), người Gò Vấp, TP HCM, hiện sống và làm việc tại Hà Nội. Ngoài sở thích du lịch, khám phá, anh còn đam mê quay phim, chụp ảnh từ trên cao và thường đăng tải bộ ảnh, video quay các điểm đến tại Việt Nam trên kênh Youtube, fanpage cá nhân PTA Let’s go.
Ảnh trên chụp các thửa ruộng xanh mướt, ngả vàng mênh mông bên dòng suối chảy qua thung lũng Cao Phạ đẹp như tranh. Bức ảnh nằm trong bộ ảnh “Bản giao hưởng của lúa vùng cao” của Tuấn Anh thực hiện trong hai năm qua.
Tuấn Anh cho biết cung đường săn lúa của anh bắt đầu từ thung lũng Cao Phạ sang La Pán Tẩn, Sáng Nhù, Mù Cang Chải (Yên Bái), qua Lào Cai rồi đến Bản Phùng, Hoàng Su Phì rồi đến Quản Bạ, Dốc Chín khoanh lên Đồng Văn (Hà Giang).
Cảm giác vượt đèo Khau Phạ giữa núi non trùng điệp và ngắm ruộng bậc thang mang đến những trải nghiệm khó quên. Về thời điểm ngắm lúa chín, anh chia sẻ, các mùa lúa chín vùng cao thời rơi vào khoảng tháng 8-10, tùy theo yếu tố thời tiết và việc canh tác, thu hoạch của người dân nên có thể sớm hay muộn tùy năm.
Thông thường, Lào Cai lúa chín sớm rơi vào tháng 8-9, còn Yên Bái, Hà Giang muộn hơn vào tháng 9-10. Trong năm nay, mùa lúa chín vắng khách, chủ yếu là khách nội tỉnh do ảnh hưởng của Covid-19.Video Player is loading.DừngHiện tại 0:16/Thời lượng 2:37Đã tải: 0%Tiến trình: 0%Bỏ tắt tiếngToàn màn hình
Ruộng bậc thang “mâm xôi” thuộc bản Hán Xung, xã La Pán Tẩn trở thành biểu tượng của Mù Cang Chải khiến bất kỳ du khách này đặt chân đến vùng cao này cũng hỏi đường lên thăm.
Sáng Nhù là nơi có nhiều ruộng bậc thang có hình dạng đa dạng, với đường nét trông như móng ngựa, mũi giày hay con mắt.
Với góc nhìn của cá nhân, anh Tuấn Anh thích ghi lại hành trình, chuyến đi và cố gắng truyền tải cảnh quan, hình ảnh đến người xem một cách chân thực và gần gũi nhất.
Ruộng bậc thang hình vòng cung uốn lượn như móng ngựa tại Sáng Nhù, cách trung tâm thị trấn Mù Cang Chải khoảng 2 km.
“Cách đây 8 tháng, tôi bắt đầu chia sẻ các video du lịch. Ngoài đam mê, thì chủ đề du lịch tốn nhiều công sức, di chuyển, vận động liên tục và đầu tư thiết bị để các khung cảnh Việt Nam lên hình được ấn tượng. Nhiều người nói tôi gần 40 tuổi mới trải nghiệm du lịch dọc miền đất nước. Tôi không nghĩ vậy, dù 20, 30 hay 60 đi nữa, nếu không ngừng vươn lên, phát triển bản thân và mang lại những giá trị có ích cho cộng đồng thì cuộc sống này mất đi một phần ý nghĩa”, anh bộc bạch.
Bản giao hưởng lúa vùng cao tiếp tục được ghi lại tại Bản Phùng, Hà Giang. Từ TP Hà Giang, du khách mất khoảng 3 giờ đến thị trấn Vinh Quang, huyện Hoàng Su Phì. Sau đó, chạy xe thêm 30 km nữa là đến xã Bản Phùng. Đường lên Bản Phùng tuy gập ghềnh, nhiều khúc cua nguy hiểm nhưng bù lại cảm giác mệt nhọc tan biến khi được phóng tầm mắt nhìn những nếp nhà của người La Chí điểm xuyết giữa những ruộng bậc thang trải dài.
Trong quá trình khám phá bản giao hưởng của lúa, anh thực sự choáng ngợp trước cảnh sắc thiên nhiên, văn hóa, sự tích liên quan và nhịp sống con người từng vùng miền. Đến Hà Giang, lắng nghe sự tích núi đôi Cô Tiên, điểm tham quan gồm có hai ngọn núi nằm liền kề nhau tại thung lũng Quản Bạ thuộc thị trấn Tam Sơn. Khung cảnh nơi đây trở nên thơ mộng khi những thửa ruộng chuyển vàng ôm trọn quanh núi.
Anh Tuấn Anh kể, có những chuyến đi như đến Hà Giang, chỉ biết lặng im đứng nhìn khung cảnh hiện ra trước mắt, trong đầu cứ như vang lên những giai điệu của tình yêu quê hương đất nước. Trên hình là cung bậc ruộng bậc thang và núi non trùng điệp bên Dốc Chín Khoanh, một đoạn của QL 4C, con đường giao thông huyết mạch của Hà Giang, nối 2 xã Phố Cáo – Sủng Là, thuộc huyện Đồng Văn.
Đến Gia Lai du khách có thể ngắm thác K50 hùng vĩ, đồi cỏ hồng Chư Sê hay hòa mình vào đêm hội cồng chiêng rộn ràng trên núi Đá.17
Phạm Công Quý (28 tuổi), quê ở Gia Lai, làm nghề chụp ảnh và hướng dẫn viên du lịch tự do, thường xuyên review địa danh nổi tiếng và điểm đến mới lạ tại Gia Lai trên group Du lịch Pleiku – Gia Lai.
Ngày 8/8, Công Quý đến đồi cỏ hồng trong tiết trời se lạnh trên đỉnh đèo Chư Sê, giáp ranh giữa 2 huyện Chư Sê, Phú Thiện, Gia Lai. Bức ảnh nằm trong bộ ảnh do Quý chụp trong những năm gần đây mang gam màu tươi sáng, cảnh quan hùng vĩ, thơ mộng với hy vọng mang tới sự lạc quan cho người xem trong mùa dịch.
Quý đam mê nhiếp ảnh và du lịch bởi qua quá trình đi nhiều nơi chụp ảnh, anh nhận ra quê hương thật đẹp, từ đó thêm yêu và trân trọng nhiều hơn về cuộc sống xung quanh.
Bạn Huyền, sống tại Pleiku, chụp ảnh lưu niệm trước phong cảnh ruộng bậc thang Chư Sê đang chuyển màu vàng đúng tháng 8 này. Đây là khu ruộng bậc thang được cho là đẹp không thua kém so với vùng cao miền Bắc. Từ nhiều đời nay, người dân tộc Jrai sống tại đây cải tạo đất quanh sườn đồi tạo thành những bậc thang để mở rộng vùng canh tác, thâm canh lúa nước.
Biển Hồ chè huyện Chư Pah huyền ảo trong màn sương trắng. Nằm trên bờ bắc của Biển Hồ, Biển Hồ chè là tên gọi người dân Pleiku đặt tên cho nơi đây, là sự kết hợp giữa hồ nước thủy lợi và nương chè bạt ngàn. Đây cũng chính là đồn điền chè đầu tiên của người Pháp ở Gia Lai, hình thành từ những năm 20 thế kỷ trước.
Nhắc đến phố núi Pleiku, du khách thường nhắc đến vẻ đẹp của Biển Hồ, còn gọi hồ T’Nưng, gắn với câu hát “đôi mắt Pleiku Biển Hồ đầy”. Mùa khô đến, ven hồ lộ dần các dải đất đỏ bazan cùng nhịp sống của ngư dân trên mặt hồ mang đến bức tranh yên bình của “một trong những hồ tự nhiên đẹp nhất Tây Nguyên”.
Công trình thủy điện Yaly hùng vĩ nằm bên dòng Sê San xanh biếc, bao quanh là rừng núi trùng điệp. Trên tuyến du lịch này, du khách đi thuyền trên sông Sê San, chiêm ngưỡng cảnh rừng núi Tây Nguyên và kết hợp ghé thăm làng dân tộc Jrai.
Thác Hang Én (hay K50) nổi tiếng trên bản đồ du lịch Gia Lai trong những năm gần đây, nằm trong khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, huyện K’bang. Thác Hang Én cao 50 m với dòng chảy mạnh, tung bọt trẳng xóa, dưới chân thác là những khối đá xếp chồng lên nhau. Bức ảnh trên được Quý chụp tháng 3/2021 vào lần đầu tiên đến đây, anh choáng ngợp bởi sự hùng vĩ của cảnh quan với dòng thác bạc như dải lụa trắng, đặt máy ở góc nào cũng có tầm nhìn đẹp.
Gia Lai sở hữu nhiều thác đẹp, trong đó thác Phú Cường thuộc xã Ia Pal, huyện Chư Sê, được đánh giá là “đệ nhất thác ở Gia Lai”. Từ trung tâm hành chính Chư Sê, du khách rẽ trái theo QL 25 khoảng 5 km là thấy biển báo chỉ đường vào thác.
Đáng chú ý thác Phú Cường chảy trên nền của một ngọn núi lửa đã dừng hoạt động từ cách đây hàng triệu năm. Những cột nước khổng lồ đổ xuống từ độ cao 45 m vang vọng một góc rừng, nếu may mắn bạn sẽ bắt được khoảnh khắc cầu vồng xuất hiện dưới chân thác.
“Trong lúc đang săn ảnh rừng lá vàng, đỏ trong nắng chiều thì bắt gặp cậu bé dẫn đàn bò trở về, ký ức tuổi thơ chợt hiện về trong khung hình nhiều cảm xúc”, Quý chia sẻ.
Bọn trẻ chơi đùa hồn nhiên bên khung cảnh làng quê thuộc xã Ayun, huyện Chư Sê. Đây là một trong những bức ảnh đáng nhớ nhất của Quý, chụp năm 2015, là động lực để theo đuổi niềm đam mê chơi ảnh.
Dãy hoa dã quỳ khoe sắc vào tháng 11/2020 hai bên đường tham quan núi lửa Chư Đăng Ya. Ngao du ở đây, du khách có thể dễ dàng làm quen với người dân Jrai ở làng Ia Gri nằm dưới chân núi.
“Khi cơn bão vừa đi qua, dã quỳ mong manh nằm rạp xuống khá nhiều, đang buồn vì cảnh quan như thế thì bất ngờ gặp ba cậu bé người Jrai đạp xe tới, khung cảnh trở nên sinh động nên tôi liền chộp nhanh khoảnh khắc đáng yêu của chúng”, Quý chia sẻ kỷ niệm.
Cô gái trong trang phục người Dao tại Chư Prông. Trên địa bàn huyện Chư Prông có 18 thành phần dân tộc sinh sống (gồm người Dao), trong đó dân tộc Kinh và Jrai chiếm đa số. Các nhóm dân tộc cùng sinh sống tại huyện Chư Prông tạo nên khu vực giàu bản sắc, đa dạng văn hóa, dân tộc.
Nếp sinh hoạt truyền thống, biểu diễn cồng chiêng của người Jrai trên núi Đá lúc hoàng hôn. Núi Đá cách ngã tư đường tránh Pleiku khoảng 6 km, cao khoảng 830 m, phía trên có địa hình thoai thoải, có thể quan sát được bốn phía, hồ nước trong xanh giữa các ngọn đồi và các khu rừng thông xanh tươi trải dài đến huyện Ia Grai.
Nằm ẩn mình giữa núi rừng phía Bắc, các khu nghỉ dưỡng có thiết kế nhà sàn, nhà trình tường và có view nhìn ra hồ hay ruộng bậc thang.15
LeChamp Tú Lệ Resort Hot Spring & Spa có diện tích hơn 7 ha, chạy dọc theo sườn núi ở vùng đất Tú Lệ (huyện Văn Chấn, Yên Bái). Từ khu nghỉ dưỡng, bạn có thể thấy dòng suối Nậm Lung trong xanh và khung cảnh những ruộng bậc thang uốn lượn.
Nằm giữa bản của người Thái và người H’Mong, khu nghỉ dưỡng mang vẻ đẹp hài hòa giữa nét hiện đại và vẻ mộc mạc của địa phương. Những vườn hoa nhiều sắc màu, bể bơi vô cực được cấp nước từ suối nước nóng tự nhiên và khu tắm onsen ngoài trời là điểm thư giãn được nhiều du khách yêu thích.
Khu nghỉ dưỡng có 99 phòng nghỉ và một nhà cộng đồng với tông màu nâu chủ đạo cùng chất liệu gỗ. 9 hạng phòng để du khách lựa chọn đều có ban công hướng ra khung cảnh thiên nhiên kỳ vĩ.
Nghỉ dưỡng tại đây, du khách có thể lựa chọn các chuyến đi dạo trên con đường dẫn vào bản làng, thăm Mù Cang Chải hay trekking, tận hưởng không khí trong lành, khung cảnh thanh bình.
Du khách cũng được thưởng thức những món ăn mang đậm hương vị vùng cao Tú Lệ như xôi nếp nương tím, măng đắng, cá ngạnh xông hơi, thịt lợn bản cuốn lá rau rừng (ảnh)… Ngoài ra là các món lẩu nấm rừng, gà đen hay cá nướng pa pỉnh tộp của người Thái.
Eco Palms House – Sapa Retreat tọa lạc trên một ngọn núi, giữa những ruộng bậc thang ở bản Lao Chải, thị xã Sa Pa (Lào Cai). Từ các bungalow theo thiết kế nhà trình tường, du khách có thể chiêm ngưỡng khung cảnh ngoạn mục của dãy Hoàng Liên Sơn trùng điệp cùng những dòng suối nhỏ róc rách. Ảnh: Dương Quốc Hiếu
Một trải nghiệm mà du khách đặc biệt yêu thích ở khu nghỉ dưỡng là đi dạo giữa những ruộng bậc thang hoặc ngồi từ hiên nhà, chụp ảnh lưu niệm. Ở đây, du khách có thể trải nghiệm tắm nước thảo dược của người địa phương và thưởng thức bữa tiệc nướng ngoài trời với gà đen, lợn bản, cá… Ảnh: Dương Quốc Hiếu
P’apiu Resort tọa lạc trên đỉnh núi ở xã Yên Định, huyện Bắc Mê (Hà Giang). Khu nghỉ dưỡng được xây dựng trong 7 năm với 80.000 cây xanh được trồng thêm, mang vẻ đẹp hòa quyện với thiên nhiên và con người nơi đây. Trong đó khu nhà The Mellow có kiến trúc nhà trình tường của người H’Mông Hà Giang, hoàn toàn bằng đất không có chất kết dính và giã tay trong nhiều tháng. Hay khu nhà The Fluffy hoàn toàn bằng gỗ, tọa lạc trên đỉnh núi, nơi du khách có thể ngắm nhìn vẻ đẹp núi rừng mờ ảo trong mây và bản H’Mông phía xa.
Một điểm làm khu nghỉ dưỡng đặc biệt hơn đó là tất cả thành viên ở đây đều là người dân tộc địa phương, với nét duyên dáng và lòng mến khách.
Từ những bước chân đầu tiên tới khu nghỉ dưỡng, du khách sẽ đắm chìm trong sắc màu vùng cao, với con đường thổ cẩm uốn quanh. Đây là con đường thổ cẩm dài nhất Việt Nam do chính nhân lực resort và người địa phương vẽ tay hoàn toàn.
Vẻ đẹp vùng cao cũng được tái hiện tỉ mỉ qua từng tấm rèm trang trí, chất liệu của áo gối, tranh trao tường, tủ kệ… Khu nghỉ dưỡng cũng được thiết kế để dành riêng cho các cặp đôi, vì vậy từng góc đều rất lãng mạn. Ở đây, du khách còn có những trải nghiệm như ngủ ngoài trời cùng trăng sao trên đỉnh núi, ngắm trăng sao qua kính thiên văn…
Mai Châu Hideaway Resort nằm trên một bán đảo cạnh hồ Hòa Bình, ở Mai Châu (tỉnh Hoà Bình). Ở không gian nào của khu nghỉ dưỡng, du khách đều có thể nhìn thấy toàn cảnh lòng hồ, lắng nghe tiếng rì rào của cây rừng và trải nghiệm 4 mùa trong một ngày.
Khu nghỉ dưỡng có 31 phòng nghỉ đậm phong cách thiết kế Rustic đơn giản, mộc mạc, với cấu trúc của nhà sàn gỗ xưa. Ở mỗi căn phòng đều hướng ra hồ Hòa Bình và nhiều ô cửa để đón những làn gió mát lạnh.
Lưu trú tại đây, du khách có thể trải nghiệm bể bơi vô cực nhìn ra hồ, chèo kayak trong lòng hồ, đạp xe thăm bản làng và thác Gò Lào…
Nhà hàng Bamboo được xây dựng với chất liệu tre và gỗ. Ở đây phục vụ các món ăn trọn hương vị Tây Bắc và đặc sản của Hòa Bình như cơm lam, lợn mán, cá sông, bò sốt nấm rừng mắc khén… Ngoài ra, du khách cũng có thể thưởng thức các món ăn châu Á, châu Âu khác.
Đảo Nam Du là một địa điểm chưa bao giờ hết “hot” trong những năm gần đây, là một điểm đến cực kì thu hút giới trẻ vì hội tụ đủ các yếu tố: cảnh đẹp, đồ ăn ngon, chi phí rẻ… nên rất được lòng những đôi chân muốn đi lang thang khám phá những vùng đất lạ. Đảo Nam Du ở đâu mà lại sở hữu những 21 hòn đảo lớn nhỏ, cuốn hút với những bờ biển đẹp và thế giới thủy cung huyền ảo
1. Đảo Nam Du ở đâu?
Nam Du là quần đảo xa nhất của huyện Kiên Giang, cách Rạch Giá hơn 80km đường biển, cách Sài Gòn 250 km đường bộ, thuộc 2 xã đảo là xã An Sơn và xã Nam Du. Và để đến “chốn mộng mơ” này, bạn cần phải di chuyển đến Rạch Giá, rồi từ đây lên đênh trên biển trong suốt 2 tiếng đồng hồ.
2. Di chuyển đến đảo Nam Du
Nếu xuất phát từ thành phố Hồ Chí Minh, các bạn phải đón xe đi Rạch Giá của các hãng xe khách tại bến xe miền Tây đến Rạch Giá như: Phương Trang, Kumho Samco, Tuyết Hon, Diệu Giá… với giá dao động khoảng 150.000 đến 170.000 VNĐ một vé.
Các bạn nên xuất phát từ lúc 23 giờ đêm từ bến xe miền Tây, chúng ta sẽ đến Rạch Giá vào khoảng 6 giờ sáng hôm sau và trễ lắm thì sẽ có mặt ở đảo Nam Du vào khoảng 12 giờ trưa. Ngoài ra, các tỉnh thành khác cũng có thể có xe đến thẳng Rạch Giá mà không cần phải qua Hồ Chí Minh, các bạn có thể tìm hiểu tại địa phương
Sau khi đến Rạch Giá – Kiên Giang bạn có thể đi tàu cao tốc khoảng 2 giờ là ra đến đảo Nam Du. Để tiết kiệm chi phí, du khách nên đi theo từng nhóm từ 8 đến 12 người. Tốt nhất là các bạn nên đặt trước vé để tránh trường hợp hết vé khi đến mua, làm gián đoạn cuộc hành trình.
Có một số hãng tàu bạn có thể lựa chọn ra đảo Nam Du: tàu cao tốc Ngọc Thành, tàu Superdong, tàu Hồ Hải, tàu Hòa Hợp với giá vé khoảng 440.000 đồng/ vé khứ hồi, nếu biển động từ cấp 6 trở lên thì tàu không hoạt động.
3. Di chuyển trên đảo Nam Du
Để khám phá các hòn xung quanh Hòn Lớn và tham quan một số địa điểm đẹp, các bạn nên thuê tàu để di chuyển. Trên đảo đang có một số cá nhân cho thuê tàu, nếu không thuê được các bạn có thể ra thẳng bến tàu, tìm bất kỳ tàu cá nào của người dân, thống nhất giá cả và các địa điểm muốn đi. Bạn cũng có thể thuê xe máy tại các khu nhà trọ với giá khoảng 150.000 đồng – 200.000 đồng/ ngày để tha hồ vi vu đến những địa điểm mà mình yêu thích.
4. Vẻ đẹp của đảo Nam Du
Nam Du là quần đảo xinh đẹp bao gồm 21 hòn đảo lớn nhỏ nằm trong vịnh Thái Lan, trong đó Củ Tron là hòn lớn nhất, xa xa là hòn Dầu, hòn Ông, hòn Ngang, hòn Mấu… tạo thành một vùng non nước hữu tình. Điều thu hút du khách đến với quần đảo này chính là vẻ đẹp hoang sơ và chưa hề khai thác dịch vụ du lịch.
Vào bất cứ thời điểm nào bạn cũng có thể đi du lịch đến Nam Du được cả. Tuy nhiên thời điểm đẹp nhất là vào khoảng từ tháng 12 cho đến tháng 3, thời gian này mặt biển khá tĩnh lặng, êm đềm, thời tiết đẹp sẽ mang lại cho chúng ta những cuộc vui được trọn vẹn hơn.
Từ tháng 4 đến tháng 11, các bạn vẫn có thể đi du lịch đến Nam Du được. Tuy nhiên thời điểm này lại xuất hiện khá nhiều mưa bão, dù vùng biển của Nam Du ít bị ảnh hưởng bởi những cơn bão, nhưng những cơn mưa sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến chuyến đi của bạn.
Tại quần đảo Nam Du, ngoài những hòn đông dân như hòn Củ Tron, hòn Ngang, hòn Mấu, số còn lại là hoang đảo hoặc chỉ có một vài gia đình sinh sống như hòn Nồm, hòn Dầu, hòn Đụng… mà đa số cư dân đều sống bằng nghề đánh bắt hải sản và nuôi cá lồng bè.
Bãi Ngự
Bãi Ngự nằm ở phía tây hòn Củ Tron. Mùa khô, bãi này vẫn đầy đủ nước ngọt trong khi các khu vực khác thiếu nước trầm trọng. Bãi Ngự cũng được bao phủ bởi bãi cát trắng trải dài kéo theo những hàng dừa thẳng tắp. Tại đây, vẫn còn một cái giếng luôn đầy nước được gọi là giếng Vua đã có từ lâu đời
Hòn Mấu
Hòn Mấu rộng khoảng 200 ha với hơn 120 hộ dân nằm liền nhau vắt ngang qua phần thấp nhất của đảo. Trong số 21 hòn đảo của quần đảo này, tạo hóa có vẻ thiên vị khi ban phát cho hòn đảo nhỏ này những bãi biển tuyệt đẹp.
Trên hòn đảo có đến 5 bãi biển, trong đó có hai bãi cát trắng mịn hiếm nơi nào có được là Bãi Chướng và Bãi Nam; còn lại là ba bãi đá: bãi Bắc, bãi Ðá Ðen và bãi Ðá Trắng. Bãi này hầu như yên ắng quanh năm, nên tàu bè đến giao thương đều dừng lại ở mặt này.
Hòn Dầu
Hòn Dầu tương đối lớn so với các đảo khác, rừng nguyên sinh chiếm khoảng 90% diện tích, bãi biển xanh ngắt và hàng dừa rì rào bên bờ. Một số cây dừa ngả mình hướng ra biển thoai thoải, bạn có thể nằm lên đó và đánh một giấc trưa giữa cơn gió mát rượi.
Gần bờ có rất nhiều rặng san hô đang phát triển, không đẹp như vùng nước sâu khác nhưng nước biển trong vắt và rất sạch.
Hòn Củ Tron
Hòn Củ Tron vốn là một vịnh tuyệt đẹp với diện tích nằm gọn trong vịnh Thái Lan, được xem là bãi biển đẹp nhất trong quần đảo Nam Du.
Bãi Cây Mến vắng người, nước biển trong vắt và mát lạnh nên bạn có thể tha hồ chơi đùa và tắm thỏa thích. Đến đây, bạn có thể lặn bắt mực cá hoặc ngắm san hô đủ màu sắc hay bắt ốc ở bãi đá dọc bãi tắm.
Bãi Chướng
Bãi Chướng trông như một hồ nước khổng lồ bao bọc chung quanh là những hàng dừa có trên một đời tuổi người. Dải cát chạy dài và nước có màu xanh lam trong vắt, ra xa hàng chục mét vẫn còn thấy đáy. Thú vị nhất là được đắm mình trong lòng nước mát lành ở Bãi Chướng. Cạnh đó là hai bãi đá không chê vào đâu được đó chính là bãi đá đen và bãi đá trắng
5. Nghỉ ngơi ở đảo Nam Du
Hiện nay trên đảo cũng có tương đối đa dạng các loại nhà nghỉ, hostel và cả homestay, bạn cũng có thể dựng lều cắm trại ngay tại những bãi biển trên đảo, một số bãi có thu phí vì có người dân ở đó nên họ cũng dọn dẹp vệ sinh luôn nên thu phí cũng rất hợp lý. Dưới đây là danh sách một số khách sạn, nhà nghỉ ở đảo Nam Du để du khách tham khảo
Khu nghỉ dưỡng Bãi Sỏi Beach
Địa chỉ: hòn Củ Tron, Nam Du, huyện Kiên Hải, Kiên Giang
Nam Du homestay
Địa chỉ: An Sơn, Kiên Hải, An Giang
Nhà nghỉ Huỳnh Hua
Địa chỉ: 56 Ấp Củ Tron, An Sơn, Kiên Hải, Kiên Giang
Nhà nghỉ Năm Thu
Địa chỉ: Ấp Củ Tron, An Sơn, Kiên Giang
Nhà nghỉ Phượng Hồng
Địa chỉ: Bãi Chệt, Ấp Củ Tron, An Sơn, Kiên Hải, Kiên Giang
Nhà nghỉ Thảo Huỳnh
Địa chỉ: Bãi Cỏ, Củ Tron, An Sơn, Kiên Hải, Kiên Giang
Tuy có vẻ ngoài xù xì với lớp vỏ đầy gai nhọn hoắt nhưng nhum biển lại là đặc sản “hút” khách sành ăn. Chúng có hương vị thơm ngon, đặc biệt rất bổ dưỡng cho sức khỏe nam giới.
Đặc sản “ăn tươi nuốt sống” gai góc xấu lạ, được ví như “thần dược quý ông” (Nguồn: Travel Thirsty).
Nhum biển (hay còn gọi là cầu gai, nhím biển) là đặc sản được tiêu thụ nhiều ở Nhật Bản, Hàn Quốc,… và cả Việt Nam. Chúng được ví như “nhân sâm biển” nhờ chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe.
Ở Nhật, loại hải sản này được gọi tên là uni-don và nhanh chóng trở thành món ăn ưa thích của giới thượng lưu.
Nhum biển có vẻ ngoài xấu xí, gai góc khá đáng sợ nhưng bên trong lại chứa phần trứng vàng ruộm thơm ngon. Người ta đem nhum biển đi sơ chế sạch, cắt bỏ gai và tách làm đôi, để lộ phần thịt béo ngậy, mềm mọng.
Nhum biển có thể chế biến thành nhiều món ngon như cháo, nhum biển nướng mỡ hành,… hoặc “ăn tươi nuốt sống”. Ở Nhật, không chỉ người dân địa phương mà du khách cũng rất thích thưởng thức sashimi nhum biển.
Loài hải sản này có vị ngọt mát lạ miệng, béo ngậy tự nhiên pha chút mặn mòi của biển nhưng không hề tanh hay ngấy. Cắn một miếng nhum biển tươi, thực khách cảm giác như miếng thịt mềm tan dần trong khoang miệng.
Tuy có vẻ ngoài xấu xí nhưng đặc sản này được ví như “nhân sâm biển” hay “thần dược quý ông” vì chứa nhiều dinh dưỡng, có tác dụng bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lực phái mạnh không hề thua kém hàu hay bào ngư.
Tùy từng nơi mà nhum biển có màu sắc và kích thước khác nhau. Nhum biển ở vùng biển Nhật thường to hơn ở Việt Nam và có giá thành khá đắt đỏ, lên tới cả triệu bạc/kg.
Ở Việt Nam, nhum xuất hiện ở nhiều vùng biển khác nhau, nhiều nhất là Cà Ná, Phú Quốc, Lý Sơn, Nam Du và vùng biển Tuy Hòa. Chúng thường quần tụ ở những nơi có nhiều rạn san hô, đá ngầm và hang hốc để ăn rong rêu và cỏ biển, đặc biệt là cỏ lá hẹ.
Một trong những vùng du lịch biển nổi tiếng nhất với món ăn từ nhum là đảo Nam Du. Thời điểm thưởng thức nhum ngon nhất là tầm tháng 3 – 6 âm lịch. Những người dân ở đảo Nam Du đã quá quen với những hộc, gành – nơi cư trú của những chú nhum biển này nên dễ dàng có thể tìm bắt nhum biển tươi.
Loài hải sản này được chế biến thành nhiều món ăn ngon như nhum biển nướng mỡ hành. Vị bùi bùi của thịt nhum kết hợp với vị béo ngậy của mỡ hành và vị thơm của lạc, tạo nên hương vị thơm ngon cho món ăn độc đáo vùng đảo Nam Du.
Tới đây, du khách cũng có thể thưởng thức món cháo nhum đặc biệt. Để làm được món cháo ngon, người ta phải sử dụng nhum tươi mới bắt. Sau khi làm sạch, người đầu bếp nạo phần thịt nhum ra, ướp với các loại gia vị như tiêu, hành để tăng độ đậm đà. Sau đó, các nguyên liệu sẽ được đảo qua lửa cho dậy mùi thơm rồi đổ vào nồi cháo đang sôi sùng sục.
Do ảnh hưởng dịch Covid-19, Phạm Ân, chàng trai nhiếp ảnh đã tìm cho mình một hướng đi mới rất đặc biệt. Theo đó, anh đã gây dựng một vườn hoa cẩm tú cầu khiến du khách phố núi mê mẩn.
Khi nghe hoa cẩm tú cầu được trồng trên mảnh đất Gia Lai, rất nhiều bạn trẻ đã rủ nhau đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh lưu niệm. Từ đó, Ân cũng có một khoản thu nhập từ việc chụp ảnh và bán cà phê. Đồng thời, anh cũng tạo cho mình một không gian gần gũi với thiên nhiên theo sở thích.
Rời xa phố thị đông đúc, du khách hãy tìm đến rừng tràm Trà Sư để thỏa sức đắm mình vào thiên nhiên xanh mát và “check-in” với chiếc cầu tre kỷ lục dài nhất Việt Nam.
Rừng tràm Trà Sư ở đâu?
An Giang nổi tiếng cả nước với nhiều điểm du lịch sinh thái hấp dẫn khách du lịch với những sản phẩm du lịch đặc trưng riêng biệt. Trong đó, khu du lịch rừng tràm Trà Sư, khu rừng ngập nước tiêu biểu cho vùng miền Tây sông nước là điểm đến ưa thích của khách du lịch trong và ngoài nước khi đến với An Giang.
Nằm cách thành phố Châu Đốc, An Giang khoảng 30 km về phía Tây Nam và thành phố Long Xuyên khoảng 60 km, rừng tràm Trà Sư với diện tích 845ha vùng lõi và 643 ha vùng đệm nằm trong hệ thống các khu rừng đặc dụng của Việt Nam, được công nhận là khu bảo vệ cảnh quan năm 2005.
Nên đến Rừng tràm Trà Sư vào thời gian nào?
Rừng tràm Trà Sư đẹp nhất vào mùa nước nổi từ tháng 8 đến tháng 11. Vào mùa này, du khách sẽ được du ngoạn trên những chiếc xuồng ba lá bồng bềnh trên dòng nước và bèo đặc biệt tươi xanh. Nên ghé thăm và du ngoạn rừng tràm vào khoảng thời gian từ 7 – 9 giờ sáng hoặc 2 – 4 giờ chiều để chuyến tham quan an toàn, tiện lợi.
Rừng tràm Trà Sư có gì? Du ngoạn rừng tràm với tắc ráng và xuồng chèo
Rừng tràm Trà Sư có rất nhiều hạng mục cho du khách tham quan. Một trong những điểm không thể bỏ lỡ chính là việc du ngoạn trên sông bằng xuồng chèo và tắc ráng. Tắc ráng là tên gọi của xuồng máy, hay còn gọi là vỏ lãi, là phương tiện sinh sống gắn liền với người dân miền sông nước.
Đến cổng rừng tràm, du khách sẽ được đổi từ vỏ lãi sang xuồng chèo tay, mỗi xuồng chỉ khoảng 2 – 3 người ngồi kèm theo đó là một bác chèo thuyền kiêm cả việc hướng dẫn viên cho du khách nơi đây.
Rừng tràm hội tụ hơn 70 loài chim, trong đó có những loài quý hiếm đã được ghi tên mình vào Sách Đỏ như giang sen hay điêng điểng phương đông, cộng với 11 loài thú, 25 loài bò sát và 10 loài cá.
Vào sâu trong rừng tràm, du khách cũng có thể trèo lên đài quan sát nằm giữa rừng, dùng ống nhòm để quan sát, và nếu may mắn sẽ thấy hàng vạn con cò trắng bay về tổ như tấm vải khổng lồ phủ trên nền rừng xanh. Ngoài ra từ đài quan sát này, du khách sẽ nhìn thấy một số ngọn núi trong dải Thất Sơn như núi Ông Két (Anh Vũ Sơn), núi Cấm (Thiên Cấm Sơn), hay tượng Phật Di Lặc cao 33,6m nằm trên núi Cấm hay cũng có thể thấy cả dãy núi Sam…
Sau khi chiêm ngưỡng vẻ đẹp của rừng tràm Trà Sư bên chiếc xuồng chèo, du khách có thể trải nghiệm cảm giác chiêm ngưỡng sự hùng vĩ của thiên nhiên từ Tháp vọng cảnh. Từ đây, du khách có thể nhìn thấy nếp sinh hoạt của cộng đồng dân cư người Chăm ven rừng tràm, cũng như cảm nhận được sự bao la, rộng lớn của rừng tràm Trà Sư.
Cầu tre vạn bước
Cầu tre vạn bước là cây cầu dài 10 km được khánh thành vào đầu năm 2020. Với kiến trúc độc đáo là những thanh tre ghép lại với nhau, mới đây, cầu tre đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam ghi nhận là “Cầu tre dài nhất Việt Nam trong rừng tràm đẹp và nổi tiếng nhất Việt Nam”.
Tổ chim bồ câu
Ở ngay bến xuồng vào rừng là nơi làm tổ của chim bồ câu, được khá nhiều du khách check-in. Thi thoảng sẽ có từng đàn bồ câu xuất hiện, tạo nên khung cảnh đẹp mắt.
Giá vé và giờ mở cửa ở rừng tràm Trà Sư
Rừng tràm Trà Sư mở cửa vào lúc 5 giờ sáng và đóng cửa vào lúc 9 giờ tối.
Vé tham quan cho mỗi du khách là 190.000 đồng/khách, nếu đi đông hơn sẽ có mức giá hỗ trợ tốt hơn.
Nếu đi đủ 7 du khách, giá vé chỉ còn 95.000 đồng/khách. Giá vé trên đã bao gồm chi phí tắc ráng và xuồng chèo.
Vé chèo xuồng, tắc ráng nói riêng (không bắt buộc) khoảng 50.000 đồng/khách.
Để tham quan Cầu gỗ tình yêu thì giá vé sẽ là 15.000 đồng/khách. Chi phí cho việc sử dụng kính viễn vọng là 5.000 đồng/lần.
Phan Quốc đến du lịch Cao Bằng và không thể trở về TPHCM vì dịch bất ngờ, hơn hai tháng ở lại mảnh đất này anh cũng quen dần với nhịp sống nơi đây.
Anh Phan Quốc (sinh năm 1992) đã tới Cao Bằng được hơn 2 tháng. Vốn dự định tới Cao Bằng du lịch trong một tháng để ghi lại hình ảnh mùa nước đổ, làm video giới thiệu về cảnh đẹp vùng Đông Bắc, song do dịch Covid-19, Quốc quyết định không trở về TPHCM mà ở lại tiếp tục trải nghiệm tường tận hơn cuộc sống, văn hóa của người dân Trùng Khánh (Cao Bằng) và đợi mùa lúa chín.
“Do dịch bệnh mà mình đã quyết định ở lại Cao Bằng dài hơn rất nhiều so với dự kiến, nhưng đó cũng không hẳn là điều không may. Những ngày qua, mình được sống chậm rãi hơn, có thời gian để tìm hiểu thật kĩ, sâu sắc về phong tục tập quán, cảnh đẹp ở đây”, Quốc chia sẻ.
Theo Quốc, những địa điểm nổi tiếng với khách du lịch như Thác Bản Giốc, Di tích Pác Bó – Suối Lê Nin, Núi Mắt Thần (núi Thủng)… hiện tại đều rất vắng vẻ.
Ở thành phố Cao Bằng khoảng nửa tháng, anh chuyển tới ở nhà sàn của người địa phương tại homestay Giốc Rùng, được bao quanh bởi núi đồi, trong xã Ngọc Khê (huyện Trùng Khánh), tiếp giáp xã Phong Nậm.
Nhịp sống ở đây chậm rãi, bình yên, mọi người dựa vào thiên nhiên để sống, làm nông, trồng lúa và chăn nuôi. Đa phần người dân không quá lo lắng về dịch bệnh vì chủ yếu họ sống tự cung tự cấp.
Hiện tại Cao Bằng là tỉnh duy nhất ở Việt Nam chưa có ca mắc Covid-19. Các công ty lữ hành trên địa bàn tỉnh đã tạm dừng đón khách du lịch từ các tỉnh, thành khác đến Cao Bằng từ ngày 24/7 tới nay. Trong thời gian này Quốc vẫn có thể đến tham quan một số địa điểm nếu đảm bảo các quy định phòng chống dịch.
“Hiện tại các khu du lịch vắng khách hơn rất nhiều so với trước, nhiều điểm du lịch yêu cầu phải chứng minh bạn là người Cao Bằng mới được phép vào. Như ở Thác Bản Giốc phải chứng minh là người Cao Bằng hoặc đã ở và làm việc ở tỉnh mới được phép vào. Ở khu du lịch Pắc Bó phải có chứng minh thư và hộ khẩu Cao Bằng mới được vào tham quan”, anh Quốc cho hay.
Quốc chia sẻ rằng, anh đã đến Thác Bản Giốc nhiều lần nhưng chưa khi nào thấy vắng vẻ như lần này. Các địa điểm khác cũng vậy.
“Các dịch vụ ở Cao Bằng cũng gần như ngưng trệ. Các nhà hàng không nấu đủ bữa hay hàng ngày nữa, đa phần chỉ nấu vào những ngày cuối tuần. Do đó, hầu hết mình ăn cùng gia đình chủ homestay luôn. Ở đây mình được cùng gia đình nấu ăn, làm việc đồng áng, chăm vườn…”, anh Quốc cho hay.
Hàng ngày xung quanh homestay là tiếng gà, vịt; tối đến là tiếng dế, ếch kêu. Đặc biệt do ở vùng núi và xung quanh không có đèn điện, những tối trời quang, anh có thể ngắm dải ngân hà, điều không thể tìm thấy ở các thành phố hay thị trấn ngày nay.
Ở tại nhà sàn, Quốc được thưởng thức những món ăn địa phương do bà chủ lớn tuổi nấu hàng ngày, với nguyên liệu sạch từ khu vườn. Với anh, 2 tháng qua là thời gian lý tưởng để anh trải nghiệm sự yên bình, sống gần với thiên nhiên hơn.
Quốc chia sẻ, chi phí ở lại Cao Bằng không cao. Tiền ở homestay là 200.000 đồng/ngày, chi phí thuê xe 1,5 triệu đồng/tháng. Sau khi dịch bệnh được kiểm soát anh sẽ tới Mù Cang Chải (Yên Bái) để tiếp tục săn lúa chín, sau đó rong ruổi các tỉnh Tây Bắc.
Trải dài dọc bờ biển đất nước hình chữ S của chúng ta có rất nhiều địa danh du lịch quyến rũ mà bất cứ ai cũng muốn “xách va li lên và đến” ngay.
Xu hướng du lịch nội địa vẫn sẽ tiếp tục chiếm ưu thế hậu covid-19, mang đến cơ hội khám phá đầy lý thú các trải nghiệm ngay tại Việt Nam.
Đảo ngọc Phú Quốc
Thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam thật sự xứng đáng là điểm đến an toàn nhất trong suốt thời gian dịch với số ca nghi nhiễm thấp kỷ lục và tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt. Trong đó, những khu vực biệt lập như vùng Bắc đảo, mũi Gành Dầu luôn thu hút du khách bởi vẻ đẹp thanh bình, phát triển hài hòa cùng hoang sơ.
Phú Quốc được ưu ái bởi địa hình độc đáo có sông – núi – biển – đảo trập trùng, bởi thiên nhiên tuyệt sắc của những bãi biển hoang sơ đẹp bậc nhất hành tinh như Bãi Dài, hệ sinh thái nguyên sinh vườn quốc gia Phú Quốc…
Đặc biệt hấp dẫn là công viên bảo tồn động vật bán hoang dã quy mô hàng đầu châu Á Vinpearl Safari. Đây là nơi đang chăm sóc và bảo tồn gần 200 loài động vật và đa dạng hệ sinh thái thực vật, giúp du khách tìm hiểu và làm quen rất nhiều loài thú quý hiếm đến từ khắp nơi trên thế giới trong môi trường sinh sống gần giống với tự nhiên nhất.
Mới đây, Phú Quốc lần đầu tiên được Tạp chí Time danh tiếng vinh danh là 1 trong “100 điểm đến tuyệt vời nhất thế giới 2021”. Giữa bối cảnh Covid-19 vẫn đang tiếp tục ảnh hưởng đến du lịch toàn cầu, đảo Ngọc vẫn khẳng định được vị thế của thành phố du lịch sở hữu vẻ đẹp thanh bình, có triển vọng phục hồi và thích nghi tốt trong đại dịch.
Đặc biệt, được gợi ý trong lời giới thiệu của Time là “điểm đến mới của thế giới” – siêu quần thể mới Phú Quốc United Center với chuỗi trải nghiệm độc nhất vô nhị tại “thành phố không ngủ”. Nơi đây sở hữu những kiến trúc lộng lẫy, tráng lệ, những dãy phố thương mại sầm uất, thời thượng, không gian tiệc tùng sôi động cùng những tâm điểm vui chơi giải trí náo nhiệt của Venice, phố mua sắm Thượng Hải, Chợ đêm Việt Nam…
Từ những công trình kỷ lục như nhà tre lớn nhất Việt Nam, kinh thành cổ “Tinh hoa Việt Nam”… cho đến 1.000 dãy shophouse hiện đại đa phong cách… trong giai đoạn bình thương luôn sôi động các hoạt động mua sắm, giải trí, văn hóa đời sống náo nhiệt không ngừng nghỉ ngày đêm.
Sự hiện diện của những hạ tầng dịch vụ kinh tế đêm đẳng cấp như Phú Quốc United Center tại Bắc đảo hứa hẹn sẽ thổi bùng sức nóng của thành phố đảo tương lai.
Thành phố biển Nha Trang
Nha Trang luôn là điểm hẹn của tất cả những du khách yêu thích những bãi biển nhiệt đới đầy sôi động. Vẻ đẹp hài hòa giữa một bên là phố biển, một bên là Vịnh Nha Trang top vịnh biển đẹp nhất thế giới với hơn 20 đảo lớn nhỏ đầy phóng khoáng. Nơi đây từ lâu đã trở thành một đô thị du lịch rực rỡ như “Hồng Kông phiên bản Việt”. Nét hấp dẫn thâm trầm của vùng “đảo yến, xứ trầm” còn là sự hài hòa giữa những chứng tích của vương quốc Champa độc đáo nơi Tháp Po Nagar, đến công trình lịch sử như thành cổ Diên Khánh….
Với thế mạnh của địa phương du lịch hàng đầu, Nha Trang sở hữu những quần thể nghỉ dưỡng – giải trí qui mô mang đến cho du khách cả thiên đường trải nghiệm cho gia đình, bạn bè hay các Hội nghị, sự kiện tầm quốc tế
Đặc biệt nhất chính là đảo Hòn Tre, được xem là điểm nhất định phải đến khi du khách đặt chân tới Nha Trang. Trên hòn đảo du lịch nổi tiếng này, các khách sạn và biệt thự nghỉ dưỡng kiến trúc khoáng đạt nằm giữa những hàng dừa xanh mát và con đường hoa giấy rực rỡ đều sở hữu tầm nhìn tuyệt đẹp hướng ra đại dương với dịch vụ đẳng cấp.
Du khách lớn tuổi có thể vãn cảnh trên Đồi vạn hoa giữa đại dương, thăm Thiền viện Trúc Lâm… Đôi lứa hẹn hò ở wave bar hay chơi chèo thuyền kayak, “bay zipline” xuyên đảo sành điệu, chia sẻ liệu trình chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp cặp đôi trên những chòi spa vươn ra giữa đại dương… Giới trẻ thỏa thích với thánh địa mỗi mét vuông nghìn trải nghiệm trên trời dưới biển tại VinWonders: Dù lượn, đứng nước, tàu lượn siêu tốc, xe trượt núi Alpine Coaster, Vịnh phao nổi, lặn biển…
Và đêm tới, những buổi diễn thực cảnh kết hợp nghệ thuật mapping 3D hiện đại của Tata Show hoành tráng luôn làm choáng ngợp mọi du khách trong không gian rực rỡ tới mê hoặc của ánh sáng và nghệ thuật.
Cung đường di sản ven biển Đà Nẵng – Hội An
Miền đất di sản nối dài từ Đà Nẵng đến Hội An từ xưa đến nay vẫn đầy sức hút nhờ vẻ đẹp độc đáo đan xen giữa truyền thống và hiện đại. Sau khoảng hơn một thập niên lột xác, Đà Nẵng – Hội An đã sở hữu những điểm đến du lịch xứng tầm quốc tế.
Dừng chân tại quần thể du lịch Vinpearl Nam Hội An với kiến trúc độc đáo kiêu hãnh vươn mình trước biển, du khách có thể vừa thảnh thơi tận hưởng vẻ đẹp hoài cổ và nguyên sơ của vùng đất đặc biệt này vừa dễ dàng khám phá trải nghiệm du lịch đẳng cấp.
Những công trình lộng lẫy mới lạ vẫn ẩn chứa những giá trị cũ xưa độc đáo tại VinWonders Nam Hội An với đôi bờ thương cảng một bên tái hiện phố Hội cổ kính, một bên là kiến trúc, cửa hàng mô phỏng hình ảnh châu Âu tráng lệ.
Đặc biệt được yêu thích và thu hút cả du khách trong và ngoài nước là Đảo Văn Hóa dân gian hội đủ kiến trúc nhà ba miền, các làng nghề truyền thống: dệt tằm, giấy gió, giấy trúc chỉ, tranh Đông Hồ… được phục hiện với các hoạt động đời sống hấp dẫn. Trong đó, chương trình biểu diễn thực cảnh “Về bến” đặc sắc tạo nên những dấu ấn khó quên.
Nơi đây cũng nổi tiếng với chuỗi trải nghiệm du khảo hoang dã trên sông River Safari, Lễ hội diều rực rỡ…
Đi dọc theo khắp các vùng miền đất nước Việt Nam luôn có rất nhiều điểm đến hấp dẫn sánh ngang với các địa danh nổi tiếng hàng đầu thế giới. Những tín đồ du lịch chắc hẳn không có lý do gì để chần chờ mà sẽ bắt tay lên ngay một “wishlist” khám phá mọi miền vẻ đẹp quên hương ngay khi dịch bệnh được đẩy lùi.