Nằm dọc theo hạ lưu sông Mekong, Mekong Lodge Resort là khu nghỉ mát sinh thái duyên dáng, có thiết kế gần gũi với thiên nhiên mang đến cho du khách không gian thư giãn thoải mái nhất.
Các phòng của Mekong Lodge Resort được xây dựng tỉ mỉ bằng gỗ thể hiện phong cách của “khu vườn nông thôn”, được bao quanh bởi hoa và cây ăn quả. Ở đây, du khách có thể sống như người dân địa phương với cuộc sống hàng ngày đang diễn ra xung quanh: sông sôi động, chợ nổi tuyệt vời và những ngôi làng cổ kính.
Ngoài ra để giúp du khách có một kì nghỉ dưỡng trọn vẹn Resort sẽ hỗ trợ khách đặt tour, sắp xếp các chuyến đi trong ngày, dịch vụ cho thuê xe hơi, đưa/đón sân bay với một khoản phụ phí. Và hai nhà hàng ngay trong khuôn viên Resort phục vụ thực đơn lập sẵn gồm các món địa phương luôn sẵn sàng.
VỊ TRÍ & PHƯƠNG TIỆN ĐI LẠI
Mekong Lodge Resort được bao quanh bởi vườn và sông Tiền, chỉ cách sân bay Cần Thơ 78,5km, cách TP Hồ Chí Minh 104km. Tọa lạc ngay tại trung tâm của Đồng bằng sông Cửu Long thuận tiện để di chuyển đến các địa dểm tham quan, du lịch nổi tiếng như: cách Chợ nổi Cái Bè 100m, Nhà thờ Cái Bè 150m và Chùa Phủ Châu 1,74km,…
Hiếm có những chiếc xuồng nhỏ từ thôn quê ra bỏ hàng ở chợ nổi để về bán lại cho người dân vùng quêẢNH: DUY TÂNTrước dịch Covid-19, chợ nổi Cái Răng nhộn nhịp và hối hả cảnh những tiểu thương quảng cáo độc đáo bằng cách dựng bẹo giới thiệu mặt hàng mua bán. Những chiếc ghe bán thức ăn, nước uống trên sông cũng là một điểm thu hút du khách trong và ngoài nước đến trải nghiệm, tham quan.Dịch Covid-19 bùng phát trở lại, thành phố Cần Thơ giãn cách xã hội phòng dịch, theo chỉ thị 16 chợ nổi trở nên đìu hiu đến khác lạ. Sáng 10.8, chợ nổi không còn xuất hiện những chiếc tàu đưa khách du lịch đến tham quan, cũng chẳng bắt gặp được những hình ảnh du khách trong và ngoài nước vừa thưởng thức món ăn sáng trên sông và mua trái cây tại ghe.Trên những chiếc ghe bán nông sản, thương hồ neo chân vịt, uể oải nằm đợi thương lái đến mua hàng. Những chiếc ghe đưa khách du lịch cũng neo thành hàng dài chờ đợi ngày bình thường trở lại. Vì dịch bệnh, du khách thưa thớt nên nhiều chủ ghe đã lên bờ tìm kế sinh nhai và giờ thì thất nghiệp.
Những chiếc ghe bán nông sản neo chân vịt trên sông (ẢNH: DUY TÂN)
Việc mua bán hàng hóa trên sông cũng trở nên trầm lắng, không còn cảnh hối hả nhộn nhịp như ngày thường (ẢNH: DUY TÂN)
Anh Đăng Huỳnh (36 tuổi, ngụ Q.Ninh Kiều, Cần Thơ) cho biết: “Suốt hàng chục năm qua chưa bao giờ tôi thấy chợ nổi vắng lặng đến vậy. Đã từng quá quen với việc mỗi sáng những chiếc ghe bán hàng tấp nập lời rao, khách du lịch nườm nượp ngồi trên sông thưởng thức dư vị miền Tây qua từng món ăn trên ghe, rồi nào là cảnh trả giá mua trái cây trên sông. Giờ thay vào đó là cảnh đìu hiu nơi thương hồ đã từng tấp nập khiến tôi thấy nao lòng”.
Thất nghiệp mấy tháng nay
Bà Lê Thị Bé, được du khách trong nước gọi thân mật là cô Tư và khách quốc tế đặt cho biệt danh “nữ hoàng bún riêu”. Bà Tư bán bún đã hơn 50 năm ở chợ nổi, nổi tiếng với món bún riêu, bún xào, hủ tiếu. Từ đầu tháng 5 đến nay, bà Tư phải “treo chảo, máng nồi” để phòng, chống dịch và không biết khi nào mới có thể chạy ghe đi bán trở lại.
Những chiếc ghe treo cây bẹo giới thiệu hàng hóa buôn bán cũng trở nên ế ẩm (ảnh: DUY TÂN)
Một chủ ghe uể oải nằm ngủ bởi vắng khách (ảnh: DUY TÂN)
Kiếp thương hồ nương theo con nước giờ cũng lênh đênh vì ảnh hưởng dịch Covid-19 (ẢNH: DUY TÂN)
Anh Dương Thanh Quyền (37 tuổi, một thanh niên sống bằng nghề chạy đò tại chợ nổi Cái Răng) nói: “Hồi trước mẹ tôi đưa đò bằng xuồng chèo, nay thì tôi đưa bằng xuồng máy và tàu du lịch… Cuộc sống với chợ nổi Cái Răng tuy không giàu có nhưng sống khỏe, bám trụ được với chợ nổi. Còn giờ thất nghiệp suốt mấy tháng nay là tình hình chung của bà con làm nghề vạn đò nơi đây nên ai cũng chịu chung cảnh khổ”.Đằng sau những khó khăn của những người sống nhờ con sông, nương theo con nước lớn ròng mà mưu sinh là tình người đầy ắp họ sẵn sàng chia sẻ, hỏi mượn lẫn nhau, động viên và phụ giúp nhau từng lon gạo, hột muối bẻ đôi. Tình hàng xóm, tình thương hồ đang dìu dắt họ đi qua những ngày tháng khó khăn.
Chủ ghe ngồi đợi khách mua hàng (ẢNH: DUY TÂN)
Một ghe hàng chở dưa hấu đem ra chợ bán (ẢNH: DUY TÂN)
Chủ ghe uể oải bởi vắng khách (ẢNH: DUY TÂN)
Ra chợ để mua hàng về bán, nhưng trên chợ những ngày này cũng chẳng có nhiều hàng để mua (ẢNH: DUY TÂN)
Hàng dài những chiếc xuồng chở khách du lịch tham quan chợ nổi neo dọc bên bờ sông suốt hàng tháng qua (ẢNH: DUY TÂN)
Huế là điểm đến quen thuộc với khách du lịch trong và ngoài nước, nhưng vùng đất Thần Kinh còn ẩn chứa nhiều địa danh độc đáo, hấp dẫn ít người biết.
Huế là kinh đô của Việt Nam dưới triều đại Tây Sơn (1788-1801) và thời Nguyễn (1802-1945). Đến Huế, khách du lịch thường lựa chọn tản bộ trong Đại Nội, ghé thăm chùa Thiên Mụ hay thưởng ngoạn kiến trúc tuyệt mỹ và cảnh sắc núi rừng bao la tại 7 khu lăng tẩm hoàng đế nhà Nguyễn. Nhưng vùng đất Thần Kinh còn ẩn chứa nhiều địa danh độc đáo, hấp dẫn du khách.
Hổ Quyền – Điện Voi Ré
Địa chỉ: Phường Thủy Biều, thành phố Huế
Hổ Quyền được xây dựng năm 1830, với mục đích tổ chức những trận chiến sinh tử giữa voi và hổ để bậc đế vương tiêu khiển. Đây là đấu trường dành cho voi và hổ duy nhất trên thế giới hiện nay, thường được ví là “Colosseum của Việt Nam”. Trận chiến cuối cùng tại Hổ Quyền diễn ra vào năm 1904, dưới thời vua Thành Thái.
5 chuồng cọp trong Hổ Quyền. Ảnh: Võ Thạnh/VnExpress.
Hổ Quyền là đấu trường lộ thiên hình vành khăn, được bao quanh bởi 2 vòng tường thành (chu vi 145 m) bằng gạch vồ, đá thanh. Sân đấu có dạng lòng chảo với đường kính 44 m. Khán đài dành cho vua nằm ở phía bắc đấu trường, bên trái là hệ thống cấp bậc dành cho vua và hoàng thân, bên phải dành cho quan lại và binh lính. Hổ Quyền có 5 chuồng cọp nằm trong khuôn viên và một cổng để voi tiến vào khi trận chiến chuẩn bị diễn ra.
Hổ Quyền, đấu trường độc đáo tại cố đô Huế. Ảnh: Visit Hue.
Cách Hổ Quyền không xa là Điện Voi Ré. Theo truyền thuyết, sau khi chủ nhân chết trận, một con voi đã chạy đến đồi Thọ Cương, rống lên những tiếng thảm thiết rồi chết. Khi lên ngôi, vua Gia Long cho xây dựng Điện Voi Ré thờ phụng vị thần và 4 con voi dũng cảm trong các trận chiến của quân Nguyễn, bên mộ con voi năm xưa.
Long Châu miếu, chứng tích của đội kinh tượng nhà Nguyễn. Ảnh: Kiến Thức.
Điện Voi Ré tọa lạc trên khu đất rộng khoảng 2.000 m2, gồm các hạng mục như cổng tam quan, hồ Điện, bức bình phong long mã, Đông Phối điện, Tây Phối điện và Long Châu miếu. Long Châu miếu là công trình quan trọng nhất, được xây dựng theo kiểu nhà kép (trùng thềm điệp ốc). Tương truyền, những con voi trước khi đến Hổ Quyền sẽ được quản tượng đưa đến uống nước ở hồ Điện để tăng khí thế chiến đấu.
Huyền Không Sơn Thượng
Địa chỉ: Phường Hương Hồ, thành phố Huế
Chốn tiên cảnh Huyền Không Sơn Thượng. Ảnh: My Clownfish.
Huyền Không Sơn Thượng thuộc hệ phái Nam tông, khác với nhiều chùa tại Huế. Ngôi chùa nằm ẩn sâu trong thung lũng, xung quanh là những đồi thông xanh ngát tạo cho du khách cảm giác thanh bình, tĩnh mịch khi tham quan. Chùa được chia thành 2 không gian chính: Nội viện (tĩnh tu) và ngoại viện (thờ cúng). Chính điện là công trình quan trọng nhất của Huyền Không Sơn Thượng, được xây dựng bằng gỗ theo lối kiến trúc nhà rường Huế xưa để thờ Phật Thích Ca.
Không gian thanh bình, tĩnh lặng tại ngôi chùa cổ kính. Ảnh: Art Travel.
Quang cảnh chùa đẹp như bức tranh thủy mặc với màu xanh của rừng trúc, màu tím của những hoa súng khoe sắc trên mặt hồ, màu nâu đỏ của gạch Bát Tràng lát nền sân vườn… Ngoài ra, Huyền Không Sơn Thượng còn có vườn thư pháp, nơi lưu giữ tác phẩm chứa đựng tư tưởng phật học và nhân sinh của các sư thầy trụ trì. Huyền Không Sơn Thượng là công trình tiêu biểu cho nét Huế, hồn Việt ở vùng đất Thần Kinh.
Lăng chúa Nguyễn
Địa chỉ: Xã Hương Thọ, thành phố Huế
Không tráng lệ như 7 khu lăng tẩm hoàng đế nhà Nguyễn, nơi yên nghỉ của các chúa Nguyễn lặng lẽ giữa núi rừng cố đô Huế. Sau khi nhà Tây Sơn chiếm được Phú Xuân, lăng mộ các chúa Nguyễn bị tàn phá và hủy hoại hoàn toàn. Vua Gia Long đã cho xây dựng lăng mộ các chúa Nguyễn dựa trên phong cách kiến trúc của lăng Chiêu Nghi, công trình duy nhất còn nguyên vẹn bấy giờ.
Một số lăng các chúa Nguyễn dần trở thành phế tích. Ảnh: Tulip Garden.
Mỗi khu lăng mộ bao gồm 2 vòng thành có chiều cao bằng nhau, vòng ngoài xây bằng đá bazan, vòng trong xây bằng gạch. Trong lăng có 2 bức bình phong long mã, trang trí bằng cách ghép sành sứ rất sinh động. Tuy vậy, thăng trầm lịch sử khiến lăng mộ của những người có công mở mang bờ cõi về phương nam bị xuống cấp trầm trọng.
Đầm Chuồn
Địa chỉ: Xã Phú An, huyện Phú Vang
Khung cảnh tuyệt đẹp ở đầm Chuồn lúc bình minh. Ảnh: Nông Thanh Toàn.
Đầm Chuồn thuộc hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, cách thành phố Huế 15 km về phía đông. Du khách sẽ được trải nghiệm lênh đênh trên những chiếc đò, cảm nhận vị mặn của gió biển và ngắm nhìn khung cảnh mênh mang sóng nước tại đầm Chuồn lúc sáng sớm (hoặc hoàng hôn). Ngoài ra, khi đến đầm Chuồn, khách du lịch có thể thưởng thức hải sản tươi sống và đặc sản nơi đây như bánh khoái cá kình hay bún nghệ xào ngao.
Cầu ngói Thanh Toàn
Địa chỉ: Xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy
Cầu ngói Thanh Toàn có kiến trúc độc đáo. Ảnh: Adventure Journey Vietnam.
Cầu ngói Thanh Toàn xây dựng vào năm 1776, được làm bằng gỗ theo lối “thượng gia hạ kiều” (trên nhà, dưới cầu). Công trình gồm 7 gian, trong đó gian giữa thờ bà Trần Thị Đạo, người đã cúng tiền cho dân làng xây dựng chiếc cầu. Cầu có chiều dài 18 mét, bắc qua nhánh nhỏ của sông Như Ý tạo nên phong cảnh thôn quê bình dị, hữu tình. Hiện nay, cầu ngói Thanh Toàn vẫn giữ được vẻ đẹp cổ kính và giá trị nghệ thuật độc đáo sau nhiều lần trùng tu.
Với niềm tin về một cuộc sống ‘bình thường mới’ sẽ sớm quay trở lại, khách sạn Vinpearl Luxury Landmark 81 (TP.HCM) và Trung tâm ẩm thực – hội nghị Almaz (Hà Nội) ra mắt dòng bánh trung thu tươi ‘Mãnh long cát vượng’.
Đại diện đơn vị này cho biết đây sẽ là món quà tinh thần để đón “Mùa trăng kiên cường”.
Thông điệp “Mãnh long cát vượng”
Giữa những ngày cả nước kiên cường chống dịch, tinh thần quật cường và hào khí dân tộc là nguồn cảm hứng lớn để các nghệ nhân của Vinpearl Luxury Landmark 81 và Almaz tạo nên những hộp bánh trung thu truyền thống ý nghĩa. Đó là khí chất uy dũng từ họa tiết trang trí vỏ hộp – hình tượng rồng thời Trần ngậm ngọc – toát lên chí khí từ một trong những triều đại phong kiến thịnh vượng bậc nhất. Theo đại diện đơn vị này, thân rồng dũng mãnh được cách điệu như đang uốn mình dọc theo dải đất hình chữ S, vươn mình từ núi cao đến đồng bằng, từ suối, sông ra biển cả… che chở cho sự thanh bình và phồn thịnh của đất nước.
“Hình tượng rồng vàng uy nghiêm tượng trưng cho thông điệp cổ vũ tinh thần người Việt hùng cường, uy phong vượt qua khó khăn, mạnh mẽ đương đầu và chiến thắng thử thách. Mỗi hộp bánh trung thu “Mãnh long cát vượng” không chỉ mang theo những lời chúc tốt đẹp được thiết kế tinh tế mà còn hội đủ những hương vị ẩm thực truyền thống được tinh chế hoàn hảo”, vị này cho biết.
Thăng hoa hương vị tết trông trăng
Theo đại diện đơn vị này, để giữ hồn tết trung thu quen thuộc trong bối cảnh khó quên này, bánh trung thu “Mãnh long cát vượng” của Almaz tiếp tục chiêu đãi những thực khách Hà thành bằng hương vị truyền thống được biến tấu mới mẻ với nhân sen táo trứng muối kết hợp thảo mộc bổ dưỡng, hay cốm dừa kết hợp vị xanh bùi, ngọt dịu, phảng phất mùi lá sen đẫm sương sớm của mùa thu… Đặc biệt nhất, đây là lần đầu tiên thương hiệu ẩm thực này mang đến bánh trung thu thủ công nhân thập cẩm gà nướng trứ danh “trong truyền thuyết” của vùng đất kinh kỳ.
Giữa tầng tầng lớp lớp hương vị khác nhau đến từ mỡ muối, lạp xưởng, vừng, lạc, mứt bí, mứt sen… bánh thập cẩm Almaz ẩn giấu bí mật từ những sợi lá chanh tươi vừa hái mỗi sáng sớm đem xắt mỏng, tinh chế hoàn hảo để vừa giữ được hàm lượng vitamin C quý giá vừa tạo nên sự điểm xuyết khó quên trong mỗi miếng bánh.
Món quà mùa tết trăng Almaz năm nay tiếp tục được làm mới với “đặc sản” bánh trung thu trứng chảy đến từ thương hiệu nhượng quyền từ Singapore. Với nguyên liệu trứng chảy là chủ đạo, kết hợp lớp bánh nướng thơm lừng và những vị bánh được yêu thích và tốt cho sức khỏe: sen, trà ôlong, tổ yến… nhà hàng nhượng quyền đầu tiên tại Đông Nam Á của Tunglok Heen thật sự chiêu đãi thực khách một “mâm cỗ trông trăng” đậm đà hiếm có.
“Trong khi đó, Vinpearl Luxury Landmark 81 vẫn giữ vững “dấu ấn tinh hoa Việt” trong mỗi hộp bánh của mùa trăng đặc biệt bậc nhất này. Mỗi thành phần tạo nên chiếc bánh đều được chọn lọc kỹ lưỡng, kết hợp hài hòa để vừa tạo nên đẳng cấp hương vị bánh riêng biệt, vừa mang đến một món quà sức khỏe đầy bổ dưỡng”, đại diện đơn vị này thông tin thêm.
Phát huy những hương vị bánh độc đáo đã chinh phục thực khách như bánh trung thu phở chọc trời bò Waygu, bánh nướng đậu xanh hạt chia, mè đen, lá dứa hạt thông… khách sạn cao nhất Đông Nam Á tiếp tục thăng hoa sáng tạo những gương mặt mới cho ẩm thực rằm tháng 8. Gói trọn tâm huyết và tài năng của tổng bếp trưởng tên tuổi Lê Trung, những chiếc bánh trung thu nhân tôm hùm sốt XO, vi cá, yến sào; hay bào ngư Hàn Quốc, gan ngỗng Pháp, Grand Marnier; và gà quay đông trùng, kỷ tử… được các chuyên gia cho rằng xứng đáng là dấu ấn tinh hoa trên mâm cỗ đón trăng, vừa là món quà đầy ý nghĩa cho sức khỏe người thân.
Almaz và Vinpearl Luxury Landmark 81 có dịch vụ tặng quà tận nhà với đơn hàng chỉ từ 1 hộp bánh. Từ ngày 4-8, Vinpearl Luxury Landmark 81 và Almaz chính thức nhận pre-order bánh trung thu trên toàn quốc và giao bánh đến tay khách hàng từ ngày 16-8 ngay khi các địa phương dừng giãn cách theo chỉ thị 16.
100% nhân viên đều đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn 5K trong suốt quá trình sản xuất và giao hàng với lịch trình được kiểm soát chặt chẽ.
Bánh trung thu “Mãnh long cát vượng” bán tại Vinpearl Luxury Landmark 81 với 4 mẫu: – An Nhiên, Phồn Hoa, Thịnh Vượng và Hoàng Kim với giá bán từ 900.000 đồng/hộp. – Almaz ra mắt 3 hộp quà: Mãnh Long, Kim Long, Cát Vượng có chi phí từ 699.000 đồng/hộp. – Bánh trung thu Tunglok Heen được bán từ 799.000 đồng/hộp cho 4 loại: Mãnh Long, Kim Long, Ngự Yến, Châu Sa.
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ: – Trung tâm ẩm thực và hội nghị Almaz: http://almaz.vn – Hotline: 094.9898.222
HÀ TĨNH – Đền Nen thờ Lý Nhật Quang, con trai thứ 8 của vua Lý Thái Tổ, người có nhiều công lớn trong việc phát triển vùng đất Nghệ Tĩnh xưa.
Đền Nen còn gọi là đền Tam tòa Đại vương hay đền Cả, được xây dựng vào thế kỷ 15, trên khu đất rộng 5 ha ở thôn Phúc Tiến, xã Thạch Tiến, nay là xã Việt Tiến huyện Thạch Hà. Đền thờ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang (con trai thứ 8 của vua Lý Thái Tổ) cùng một số nhân vật lịch sử.
Đền có bố cục hình chữ nhật, gồm ba tòa thượng điện, trung điện và hạ điện. Quần thể kiến trúc ngoài đền còn có nhà bái đường, nhà chuông, nhà bia, nhà tiền tế, miếu cộng đồng, tắc môn, cột nanh, hồ sen và sân vườn… Công trình được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia năm 2009.
Tương truyền, Lý Nhật Quang là người thông minh, hiếu học, tài cao. Năm 1039, ông được vua cha Lý Thái Tổ cử vào trông coi việc tô thuế tại vùng Hoan Châu, tức Nghệ An, Hà Tĩnh ngày nay. Ông liên tục thăng tiến, năm 1044 giữ chức Uy Minh Vương, đứng đầu trấn Nghệ An, thay nhà vua định đoạt mọi chuyện chính sự tại vùng đất xứ Nghệ.
Ông được sử sách ghi nhận là người giản dị, gần gũi người dân, có công phát triển nông nghiệp; xây đường bộ, đường thủy giao thương với các vùng; mở nhiều trường học; lập các di tích và đền chùa. Dưới thời Lý Nhật Quang, triều đình không phải đưa quân vào đồn trú, mà lực lượng do ông xây dựng tại chỗ đủ sức đảm đương việc vảo vệ biên cương xứ Nghệ thành “Thành đồng vách sắt”.
16 năm làm việc tại xứ Nghệ, Lý Nhật Quang xây dựng vùng đất này thành một pháo đài kiên cố cả về quân sự, kinh tế. Năm 1057, khi mất, nhân dân trong vùng lập nhiều đền thờ ghi nhớ công lao của ông.
Trên ảnh là tượng thờ Lý Nhật Quang đặt trong tòa thượng điện.
Cổng tam quan dẫn vào đền có kiến trúc hai tầng tám mái, hai bên đều khắc câu đối chữ Hán.
Ông Nguyễn Trí Sơn, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Hà Tĩnh cho biết, đây là một trong những hệ thống cổng tam quan đẹp của tỉnh, mang mô tuýp kết cấu thời Lý.
Trên mái của các tòa điện và các ngôi miếu nhỏ, hình tượng con rồng luôn được đề cao. Rồng được chạm khắc tinh xảo, biểu tượng cho sự quyền uy.
Ông Đặng Hữu Cư, Trưởng ban Lễ nghi đền Nen cho biết, đây là một trong những đền cổ đẹp và linh thiêng nhất của Hà Tĩnh với kiến trúc nghệ thuật được bố trí đăng đối hài hòa qua bàn tay khéo léo của những người thợ xưa.
“Trong đền có một câu đối khắc ở nghi môn mô tả về cảnh đẹp như sau: ‘Thịnh cảnh hà dĩ gia. Mục giới bất khả hộ’. Nghĩa là cảnh ở đền Nen tươi đẹp, hoàn hảo đến mức không biết phải thêm gì”, ông Cư nói.
Tòa thượng điện là nơi đặt tượng thờ Lý Nhật Quang cùng một số nhân vật lịch sử và tín ngưỡng dân gian. Ngoài hệ thống câu đối đa dạng, đền có một số lượng ban thờ lớn với hơn 25 chiếc.
Chếch bên phải đền là nhà chuông được phục xựng, làm mới với kiến trúc hai tầng mái, bên trong đặt chiếc chuông cổ.
Cách nhà chuông khoảng 5 m là nhà bia, đặt tấm bia đá ghi tiểu sử, công lao của Lý Nhật Quang đối với vùng đất Nghệ Tĩnh xưa.
Nhà bái đường được ôm trọn bởi dãy cây si. Theo ông Đặng Hữu Cư, trước kia tại đền có một rừng si, qua thời gian, chỉ còn sót lại các cây bám lại trên một số hạng mục của đền, tạo nên vẻ cổ kính hiếm có.
Một bên cổng tam quan là tạo hình con ngựa được khắc nổi, nay đã sơn mới. Tại đền, kiến trúc khắc nổi được sử dụng nhiều, tương ứng với hình tượng các vị tướng quân, tứ linh, hoa văn họa tiết cách điệu…
Ở lối ra vào cổng là hai con voi đá được xây hàng trăm năm trước, có ý nghĩa bảo vệ ngôi đền.
Khởi dựng từ thời nhà Hậu Lê, đền được tu tạo quy mô lớn vào năm 1724, thời vua Lê Dụ Tông. Đến năm 1921, thời vua Khải Định, triều Nguyễn, thì hoàn chỉnh các diện mạo. Lần gần nhất vào năm 2010 đến 2012, nhà chức trách chi hàng chục tỷ đồng cải tạo, làm mới nhiều hạng mục.
Đền thường được chính quyền địa phương chọn làm nơi tổ chức một số lễ hội trong vùng. Hội đền Nen diễn ra thường niên vào dịp đầu năm mới, nhân dịp tưởng nhớ ngày mất của Uy Minh Vương Lý Nhật Quang.
Hàng năm đền đón hàng nghìn lượt du khách trong và ngoài tỉnh đến thắp hương, tham quan, nghiên cứu các giá trị lịch sử, kiến trúc và tôn giáo.
Ngoài bún riêu cua, thực khách còn có thể thưởng thức bún riêu bạch tuộc, tôm khô, thịt vịt… lạ miệng.
Bún riêu tôm khô tóp mỡ gồm thành phần chính là tôm khô, cà chua, tóp mỡ, có thể thêm chả chiên, chả lụa, chả quế theo ý thích của thực khách. Thoạt nghe nguyên liệu rất đơn giản nhưng phải với công thức gia truyền hơn 50 năm, món bún mang đặc trưng riêng và được nhiều người Sài Gòn yêu thích. Nước dùng nấu từ tôm khô vo rửa sạch rồi đem nấu mềm, được nhận xét là thanh ngọt, thơm, không có mùi hăng. Tô bún ăn kèm với rau muống bào sợi, bắp chuối, giá cùng các loại rau thơm. Thực khách có thể thêm mắm tôm, chanh hoặc ớt tươi để vừa miệng hơn. Ảnh: @foodholicvn/InstagramBún riêu không ốc, không cua ở chợ Bến Thành hút khách với nước dùng trong, đậm đà, có sắc vàng tươi tự nhiên. Theo chủ quán, bún riêu tại đây không giò, không cua, không ốc, điểm nhấn là viên chả thịt chắc nịch được nêm nếm vừa miệng, miếng huyết vịt dai nềm, đậu hũ nóng chấm cùng nước me pha sệt mắm ớt. Món bún được thực khách đánh giá vừa miệng, mộc mạc không cần cho thêm nhiều gia vị khi thưởng thức. Ảnh: Huỳnh NhiBún riêu bạch tuộc lạ miệng với phần thịt bạch tuộc hai da nấu chín, có độ giòn, dai vừa, kết hợp với các nguyên liệu khác như chả, huyết, riêu cua, giò, đậu hũ chiên hòa quyện trong nước dùng thơm ngọt. Khi thưởng thức bún riêu bạch tuộc, thực khách thường cho thêm mắm tôm, món ăn sẽ đậm đà và vừa miệng hơn. Món bún riêu cũng được bán cùng với canh bún, cũng với các nguyên liệu trên. Ảnh: @fyuichi/InstagramBún riêu cua biển, ốc xào được chủ quán dùng cua biển để nấu thay vì cua đồng. Tô bún không huyết, không đậu hũ, chỉ có riêu cua biển, chả riêu cua, chả lụa, ốc và cà chua cắt miếng, thêm hành lá bên trên. Phần thịt cua biển béo ngậy kết hợp với ốc xào sa tế được coi là điểm nhấn của món ăn, ngoài ra miếng chả riêu cua được cắt vuông vức, thơm mùi tôm khô, có vị béo, giòn của nấm bên trong càng làm món ăn ngon miệng. Thực khách đánh giá cao phần nước dùng thơm ngọt hòa quyện trong vị cay của ốc xào sa tế càng ăn càng cuốn. Ảnh: @karla.foodblog/InstagramBún riêu trứng vịt lộn đầy ắp tóp mỡ, đậu hũ chiên giòn vàng ruộm, mọc, chả và nước dùng nêm nếm hợp khẩu vị, thơm dậy mùi hành lá và hành phi vàng. Trứng lộn luộc chín được lột vỏ cho vào tô ăn cùng, vị béo bùi của trứng khiến món ăn lạ miệng hơn, tuy nhiên món có thể khiến khách e dè nếu ngại ăn con non trong trứng. Rau sống ăn kèm có xà lách, bắp chuối cùng rau thơm, thực khách có thể thêm tắc, ớt tươi và mắm tôm tùy thích hoặc pha chén riêng để chấm topping. Ảnh: Vi YếnBún riêu vịt trông đầy đặn với phần thịt vịt luộc vàng, huyết và rau thơm phủ đầy. Gọi bún riêu nhưng thành phần món ăn không có riêu cua, nước dùng nấu từ thịt vịt, ruốc khô, cà chua nêm nếm vừa miệng, mộc mạc. Thịt vịt được thực khách nhận xét nhiều nạc, luộc nềm, làm kỹ không có mùi hôi, chấm cùng nước mắm gừng càng thêm đậm đà. Tô bún có 2 loại huyết ăn kèm, riêng huyết nếp nóng hổi, giòn bên ngoài, dẻo bên trong ăn lạ miệng. Thực khách có thể gọi thêm chân vịt, đầu hoặc cánh tùy theo sở thích. Ảnh: PM FOOD TRAVEL/YouTube
Khắp Việt Nam, thương hiệu Sun World đang dựng nên một thế giới giải trí đa dạng, nhiều cảm xúc cho hàng triệu du khách trong và ngoài nước. Nối tiếp Sun World Ba Na Hills (Đà Nẵng), Sun World Hon Thom Nature Park (Phú Quốc), Sun World Halong Complex (Hạ Long), Sun World Fansipan Legend (Sa Pa), Sun World Ba Den Mountain (Tây Ninh) sẽ là 2 công viên trong tổ hợp dự án tỷ USD của Tập đoàn Sun Group tại Thanh Hóa.Sun World – thương hiệu vui chơi, giải trí nổi tiếng của Sun Group.
Sun World – thương hiệu vui chơi, giải trí nổi tiếng của Sun Group.
Kỳ tích thế giới giải trí
Nhắc đến biểu tượng thế giới giải trí, không thể bỏ qua Walt Disney và hệ thống công viên giải trí Disneyland.
Một nghiên cứu độc lập được thực hiện năm 2015 bởi Arduin, Laffer & Moore Econometrics (ALME) cho biết, Disneyland tạo ra 5,7 tỷ USD hàng năm cho nền kinh tế Nam California. Nghiên cứu này kết luận, Disneyland góp hơn 370 triệu USD tiền thuế tiểu bang và địa phương. Disneyland đã trở thành đầu tàu kinh tế cho Nam California trong 60 năm, thúc đẩy 80% công suất khách sạn ở Anaheim và chiếm 1/3 tổng doanh thu từ thuế cư trú tạm thời của Anaheim.
Thương hiệu Disneyland làm nên kỳ tích về lượng khách, doanh thu và những đóng góp khổng lồ cho nền kinh tế, nâng cao giá trị điểm đến. Công viên giải trí này cũng tạo nên nhiều thói quen vui chơi, giải trí lành mạnh, nhân văn.
Với mục tiêu Việt Nam có những điểm đến giải trí lý tưởng như Disneyland, Universal, Magic World…, Tập đoàn Sun Group kiến tạo nên thương hiệu Sun World. Nơi đây mang đến những trải nghiệm đậm bản sắc văn hóa Việt song vẫn ghi dấu ấn quốc tế với chuỗi kỷ lục ấn tượng.Sun World Ba Na Hills – châu Âu thu nhỏ trên đỉnh Bà Nà (Đà Nẵng).
Sun World Ba Na Hills – châu Âu thu nhỏ trên đỉnh Bà Nà (Đà Nẵng).
Cách mạng giải trí ở Việt Nam
Dự án khởi đầu của “cuộc cách mạng Sun World” là Sun World Ba Na Hills. Từ đỉnh núi Chúa tiềm năng nhưng nhiều trở ngại, sau 10 năm, Sun World Ba Na Hills trở thành biểu tượng du lịch Đà Nẵng. Những trải nghiệm tại đây liên tục được làm mới như cáp treo ngắm cảnh núi rừng Bà Nà, thế giới giải trí với loạt trò chơi hiện đại hay các lễ hội sôi động 4 mùa…
Làm sống lại khu nghỉ dưỡng mùa hè của người Pháp, Sun World Ba Na Hills cũng tạo nên kỳ tích cho du lịch Đà Nẵng. Thống kê từ Tổng cục Du lịch, nếu năm 2001 Đà Nẵng đón về gần 490.000 lượt khách trong và ngoài nước, thì đến năm 2019 con số này đạt gần 8,7 triệu lượt, tăng gấp 17,8 lần. Trong đó, 70% du khách đến Đà Nẵng đều ghé thăm Bà Nà. Sau “hiện tượng cầu Vàng” năm 2019, có thời điểm cứ 3 khách quốc tế đặt tour đến Đà Nẵng thì 2 khách ghé cầu Vàng tại Sun World Ba Na Hills.
Tại Sa Pa, Sun World Fansipan Legend – quần thể tâm linh trên đỉnh Fasipan đã góp phần thay đổi cuộc sống của người dân Lào Cai. Hình ảnh những điệu múa xòe trên đỉnh trời không chỉ tạo ấn tượng với bạn bè quốc tế, còn biến Sa Pa thành “Điểm du lịch văn hóa hấp dẫn hàng đầu thế giới 2019” theo bình chọn WTA.Sun World Fansipan Legend – điểm phải đến của các du khách khi ghé Sa Pa.
Sun World Fansipan Legend – điểm phải đến của các du khách khi ghé Sa Pa.
Từ khi Sun World Fansipan Legend đi vào hoạt động, du lịch Lào Cai đạt nhiều tăng trưởng. Năm 2016, Lào Cai đón 2,78 triệu lượt khách với tổng thu du lịch đạt 6.405 tỷ đồng. Sang năm 2018, lượng khách tăng lên 4,25 triệu lượt, tổng thu du lịch đạt 13.406 tỷ đồng. Riêng lượng du khách đến Sa Pa năm 2016 là 970.000 lượt, năm 2018 đạt 2,7 triệu lượt.
Bãi Cháy, Hạ Long với quần thể Sun World Halong Complex, Phú Quốc với Sun World Hon Thom Nature Park và Tây Ninh với Sun World Ba Den Mountain… đều chứng kiến những “lột xác” của điểm đến.Sun World Halong Complex góp phần không nhỏ vào tăng trưởng du lịch của Quảng Ninh.
Sun World Halong Complex góp phần không nhỏ vào tăng trưởng du lịch của Quảng Ninh.
Sun World từng bước trở thành thương hiệu giải trí hàng đầu Việt Nam với cách làm du lịch văn minh, bài bản, tạo nên phong cách đặc trưng ở nhiều vùng đất khác nhau.
Kiến tạo biểu tượng Sun World tại xứ Thanh
Tiếp nối Đà Nẵng, Sa Pa, Quảng Ninh, nam Phú Quốc, bản đồ giải trí của Sun World ghi danh Thanh Hóa, đưa nơi đây vào top các điểm đến hấp dẫn hàng đầu Việt Nam, từng bước vươn ra thế giới.
Theo đạo diễn Phạm Hoàng Nam – người đứng sau những show diễn cao cấp của Sun Group – Thanh Hóa và Sầm Sơn là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa và tiềm năng du lịch, nhưng chưa được khai thác đúng tầm. Sun Group sẽ kiến tạo hệ sinh thái du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí cấp quốc tế tại trung tâm Sầm Sơn. Trong đó, tâm điểm là 2 công viên Sun World có diện tích hơn 30 ha, mang đến thế giới giải trí kép với những trải nghiệm giàu bản sắc, xứng tầm thế giới.
“Hai công viên Sun World sẽ nằm trên 2 bờ sông Đơ. Công viên chủ đề lấy cảm hứng từ câu chuyện đẻ đất đẻ nước của người Mường. Một cây cổ thụ lớn sinh ra vạn vật, con người và tạo nên thế giới. Từ thiết kế kiến trúc, cảnh quan đến nội dung các trò chơi trong công viên đều thấm đẫm tính sử thi, tạo nên không gian kỳ vĩ của những huyền thoại và sự cân bằng các yếu tố trong trời đất. Phía bên kia sông là công viên nước, lấy ý tưởng từ suối cá thần Thanh Hóa với nhiều trò chơi thú vị cho cả gia đình”, đạo diễn Phạm Hoàng Nam cho biết.Công viên Sun World là “mảnh ghép” quan trọng trong siêu dự án tỷ USD của Sun Group tại Sầm Sơn. Ảnh phối cảnh.
Công viên Sun World là “mảnh ghép” quan trọng trong siêu dự án tỷ USD của Sun Group tại Sầm Sơn. Ảnh phối cảnh.
Nối liền 2 đại công viên là cầu Kỳ Quan bắc qua sông Đơ. Cây cầu mang kiến trúc mô phỏng rễ cây Đại Đế, nối giữa ngọn lửa của trời và mặt nước của dòng sông, tượng trưng cho sự cân bằng trong tự nhiên. Điểm nhấn của tổ hợp giải trí bên sông Đơ là sân khấu nổi trên mặt nước mô phỏng thuyền rồng Lê Lợi, nhằm lưu giữ truyền thống diễn kịch và ca xướng trên sông của người dân Thanh Hóa. Sự kết hợp giữa các nghệ sĩ chuyên nghiệp và công nghệ hiện đại của âm thanh, ánh sáng trên mặt nước sẽ mang đến những tiết mục mãn nhãn cho khán giả 2 bên bờ sông.
Hai công viên Sun World nằm trong tổ hợp dự án nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí đang được Sun Group thi công tại Sầm Sơn. Tổ hợp gồm quảng trường biển, trục đại lộ, các dãy shophouse, cơ sở lưu trú dọc trục đại lộ và biệt thự nghỉ dưỡng sinh thái ven sông Đơ.
“Chỉ nay mai thôi, sẽ có những ‘kỳ tích’ mới về tăng trưởng du lịch ở Sầm Sơn, tạo nền tảng cho thành phố biển ghi danh top đầu trên thị trường du lịch biển phía Bắc”, đại diện Sun Group chia sẻ.