9 món đặc sản Tiền Giang nghe tên là nhớ quê

Hủ tiếu Mỹ Tho, chả nướng chợ Gạo, mắm tôm Gò Công, vú sữa Lò Rèn… là những món ăn khiến người đi xa nhung nhớ.Xem thêm: Du lịch miền Tây

9 món đặc sản Tiền Giang nghe tên là nhớ quê

Hủ tiếu Mỹ Tho

9-mon-dac-san-tien-giang-nghe-ten-la-nho-que-ivivu-1

Có lẽ món ăn được nhắc đến đầu tiên khi nhớ về miền đất Tiền Giang chính là hủ tiếu Mỹ Tho – một trong ba thương hiệu hủ tiếu nức tiếng nhất, bên cạnh hủ tiếu Sa Đéc và Nam Vang. Bí quyết làm nên sợi hủ tiếu ngon ở Mỹ Tho là gạo Gò Cát thơm dẻo, làm ra sợi hủ tiếu nhỏ, khô và dai. Ở Tiền Giang, món hủ tiếu thường gồm có tôm, mực, gan heo, lòng, tim, gan, hoành thánh, sườn… Các loại rau cũng phong phú không kém như xà lách, hẹ, cần tây, cải cúc… Nước dùng ngon phải là loại đậm vị nước hầm xương, tôm khô và mực nướng, pha một chút vị của củ cải thanh thanh.

Chả nướng chợ Gạo

9-mon-dac-san-tien-giang-nghe-ten-la-nho-que-ivivu-2

Chả nướng chợ Gạo là một trong các đặc sản Tiền Giang mà người đi xa luôn nhung nhớ. Món ăn được làm vào dịp giỗ chạp hay lễ tết với các nguyên liệu như thịt nạc vai, hành tím, tỏi, trứng vịt, bánh tráng, lá chuối, các loại rau ăn kèm… Thịt luộc chín thái mỏng, xào với hành tỏi cho thơm rồi trộn chung với trứng vịt, tỏi, tiêu, nước mắm, hạt nêm. Người Tiền Giang nướng chả bằng nồi gang để mẻ chả chín đều và chín từ trong. Đặc biệt, người ta phải lót lá chuối dưới đáy nồi để lấy được miếng chả ra dễ dàng, không bị xát, hơn nữa lại dậy mùi thơm mát. Chả được nước bằng than là ngon nhất, miếng chả chín thái ra, cuộn cùng bánh tráng, rau thơm và chấm nước mắm chua ngọt.

Vú sữa Lò Rèn

9-mon-dac-san-tien-giang-nghe-ten-la-nho-que-ivivu-3

Miệt vườn miền Tây nổi tiếng với các loại hoa trái sum sê, quả ngọt, trái thơm. Một trong số đặc sản được nhớ tới nhiều nhất chính là vú sữa Lò Rèn (Tiền Giang). Cũng là trái vú sữa chín nhưng ruột bên trong trắng tinh, mọng nước, vị ngọt thanh và hương thơm mát nhẹ nhàng. Bên ngoài quả vú sữa căng bóng, quả to, tròn và nặng. Mùa vú sữa thường khoảng tháng 9 đến tháng 4 âm lịch năm sau. Ngày nay, vú sữa Lò Rèn được thương lái mang đi muôn nơi và được khách hàng yêu thích.

Chuối quết dừa

9-mon-dac-san-tien-giang-nghe-ten-la-nho-que-ivivu-4

Chuối quết dừa là món ăn vặt khá lạ miệng có xuất xứ từ Tiền Giang. Mùi vị giản dị, ngọt ngào, thơm bùi, dùng với nước chấm chua ngọt pha từ nước mắm chanh, tỏi, ớt hiểm, nước cốt dừa. Để làm món ăn này, người ta luộc chuối đến chín dẻo, vàng thơm, trộn với dừa nạo, dứa thái lát, giã trong cối cho tới khi nhuyễn rồi thêm muối đường cho hợp vị. Khi ra thành phẩm, món ăn vừa béo bùi vị dừa nạo, ăn kèm bánh tráng, các loại rau vườn và nước chấm tạo nên mùi vị là lạ, vừa mặn vừa ngọt vừa cay thơm.

Mắm tôm Gò Công

9-mon-dac-san-tien-giang-nghe-ten-la-nho-que-ivivu-5

Mắm tôm Gò Công trước đây từng là món tiến vua trong thời nhà Nguyễn, được làm từ 3 nguyên liệu chính là tôm đất tươi, tỏi và ớt. Riêng ở làng Gò Công có tới 20 lò sản xuất mắm tôm ngon với bí quyết gia truyền khác nhau. Đây là đặc sản đậm đà, mặn ngọt chua cay vừa đủ, dùng để chấm thịt luộc, cuốn bánh tráng và bún tươi là ngon nhất. Miếng thịt lợn luộc thơm ngon, cuốn trong lá bánh tráng, thêm chút rau xanh, bún tươi cuộn chặt rồi chấm với thứ mắm dậy mùi tôm thì không còn gì bằng.

Bún gỏi già

9-mon-dac-san-tien-giang-nghe-ten-la-nho-que-ivivu-6

Chỉ riêng cái tên món ăn này cũng đủ khiến bạn tò mò, bởi lẽ đã là món gỏi tươi nhưng lại còn “già”. Món ăn làm từ tôm, me chua, tương xay, bún, tôm tươi, sườn non, thịt ba chỉ thái sợi, chan nước lèo và ăn cùng nhiều loại rau sống phong phú như húng, bắp chuối, hẹ, giá, rau muống chẻ. Món bún này cũng tương tự món bún mắm vì có chung nguyên liệu là mắm cá. Bún gỏi già ngon phải nấu chung với me để cho ra nước lèo chua chua ngọt ngọt đặc trưng. Vị đậm đà của nước dùng, vị chua thanh của me hòa lẫn vị béo bùi của tôm, thịt khiến món ăn ngon không tả nổi.

Sam biển Gò Công

9-mon-dac-san-tien-giang-nghe-ten-la-nho-que-ivivu-7

Tháng 10 tới tháng 2 âm lịch năm sau là mùa sam biển ở Gò Công. Khi đó, con sam cái đang có nhiều trứng có thể chế biến thành nhiều món ngon. Trứng sam béo thơm, bổ dưỡng, màu vàng ươm, được nướng cho tới khi chín, mùi thơm ngào ngạt. Món ăn này được dùng cùng bưởi chua, củ cải chua, rau thơm, lạc rang, hành phi, chấm với mắm chanh tỏi ớt. Sam biển cũng có thể chế biến ra nhiều món khác ngon không kém như canh chua sam nấu với các loại rau.

Nhãn Nhị Quý

9-mon-dac-san-tien-giang-nghe-ten-la-nho-que-ivivu-8

Ngoài Bắc có nhãn Hưng Yên thì miền Nam có nhãn Nhị Quý – Tiền Giang, cùi nhãn trắng trong, vỏ nhãn màu vàng sẫm, tỏa mùi hương ngào ngạt. Vào mùa nhãn, xã Nhị Quý lại rợp màu vàng của những cành nhãn chín cây, chi chít quả. Nhãn nơi đây có chất lượng ngon hơn hẳn những nơi khác với quả to, vỏ mỏng, cơm nhãn dày, vị ngọt thanh.

Cá biển nấu mẳn

9-mon-dac-san-tien-giang-nghe-ten-la-nho-que-ivivu-9

Nấu mẳn là một cách chế biến khá thú vị của người miền Tây, là một món ăn lai giữa món canh và món kho. Cách chế biến đơn giản hơn khi cá không phải đánh vảy, chỉ cần rửa sạch, tẩm ướp gia vị muối ớt, hành, chanh giấm, sau đó nấu lên. Món ăn này còn thành công nhờ các loại rau ăn kèm như chuối non, bắp chuối, giá sống, húng, quế, dứa, cà chua…

CLICK XEM THÊM TOUR DU LỊCH MIỀN TÂY VỚI GIÁ ƯU ĐÃI CỰC TỐT TỪ IVIVU.COM

Theo SuZi Nguyễn/Ngôi sao

1 Shares

Vẻ đẹp xuyên thời gian của ngôi nhà hơn 100 năm tại Tiền Giang

Nhà Đốc Phủ Hải vẫn giữ được nguyên vẹn kiến trúc Á đông kết hợp châu Âu với các vật liệu gỗ quý, đá cẩm thạch.Xem thêm: Du lịch miền Tây

Vẻ đẹp xuyên thời gian của ngôi nhà hơn 100 năm tại Tiền Giang

Nhà Đốc phủ sử Nguyễn Văn Hải hay nhà Đốc Phủ Hải tại thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang có không gian cổ kính. Công trình được xây dựng vào năm 1860. Thuở mới xây, đây là nơi sinh sống của bà Trần Thị Sanh (vợ của Anh hùng dân tộc Trương Định). Sau khi vào chùa quy y, bà Sanh để lại nhà cho các con cháu. Cháu ngoại bà Sanh lấy Đốc phủ sử Nguyễn Văn Hải và sống trong ngôi nhà này.

Bao quanh ngôi nhà là những mảnh vườn có cây cối xum xuê, rợp bóng mát.

Bao quanh ngôi nhà là những mảnh vườn có cây cối xum xuê, rợp bóng mát.

Hiện ở Việt Nam, những ngôi nhà có lối kiến trúc Á Đông kết hợp hài hòa với phong cách Roman còn lại rất hiếm. Đây cũng là địa chỉ được nhiều đôi uyên ương chọn để chụp album cưới hoặc được lấy làm bối cảnh cho nhiều bộ phim có nội dung thời Pháp thuộc.

Hiện ở Việt Nam, những ngôi nhà có lối kiến trúc Á Đông kết hợp hài hòa với phong cách Roman còn lại rất hiếm. Đây cũng là địa chỉ được nhiều đôi uyên ương chọn để chụp album cưới hoặc được lấy làm bối cảnh cho nhiều bộ phim có nội dung thời Pháp thuộc.

Phù điêu đắp nổi ngay giữa tiền sảnh bước vào ngôi nhà.

Phù điêu đắp nổi ngay giữa tiền sảnh bước vào ngôi nhà.

Mái lợp ngói âm dương mang đậm phong cách kiến trúc Á Đông.

Mái lợp ngói âm dương mang đậm phong cách kiến trúc Á Đông

Lối đi xung quanh ngôi nhà thiết kế dạng cửa vòm theo kiểu Roman, mang nhiều ánh sáng cho ngôi nhà.

Lối đi xung quanh ngôi nhà thiết kế dạng cửa vòm theo kiểu Roman, mang nhiều ánh sáng cho ngôi nhà.

Trên đầu cột và vòm cửa chạm nổi hoa văn. Các tủ, bàn, ghế được chạm trổ theo kiểu Louis tinh xảo. Vật liệu đều làm từ gỗ quý hay cẩm thạch. Nhờ đó mà trải qua hơn trăm năm, ngôi nhà vẫn giữ nguyên vẻ đẹp khiến không ít người trầm trồ khi có dịp ghé thăm.

Trên đầu cột và vòm cửa chạm nổi hoa văn. Các tủ, bàn, ghế được chạm trổ theo kiểu Louis tinh xảo. Vật liệu đều làm từ gỗ quý hay cẩm thạch. Nhờ đó mà trải qua hơn trăm năm, ngôi nhà vẫn giữ nguyên vẻ đẹp khiến không ít người trầm trồ khi có dịp ghé thăm.

Qua thăng trầm của thời gian, công trình được bảo quản gần như nguyên vẹn có hơn 350 khuôn biển trang trí, đại tự, liễn khảm xà cừ và 70 cổ vật. Trong nhà còn có các đồ dùng quý như tủ, ghế khảm xà cừ, bàn đá cẩm thạch, đồ sứ Trung Quốc và Việt Nam thế kỷ 17-18. Nổi bật là giường Thất Bảo lát những tấm đá cẩm thạch màu sắc khác nhau, chân chạm nổi hoa lá, khảm xà cừ và hai bộ đi văng bằng đá cẩm thạch màu trắng vân đen.

Qua thăng trầm của thời gian, công trình được bảo quản gần như nguyên vẹn có hơn 350 khuôn biển trang trí, đại tự, liễn khảm xà cừ và 70 cổ vật. Trong nhà còn có các đồ dùng quý như tủ, ghế khảm xà cừ, bàn đá cẩm thạch, đồ sứ Trung Quốc và Việt Nam thế kỷ 17-18. Nổi bật là giường Thất Bảo lát những tấm đá cẩm thạch màu sắc khác nhau, chân chạm nổi hoa lá, khảm xà cừ và hai bộ đi văng bằng đá cẩm thạch màu trắng vân đen.

Chiếc đàn kìm, nhạc cụ cơ bản của nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ, cũng là chi tiết trang trí được chạm trổ trong nhà.

Chiếc đàn kìm, nhạc cụ cơ bản của nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ, cũng là chi tiết trang trí được chạm trổ trong nhà.

Nhà Đốc Phủ Hải được xem là ngôi nhà cổ còn bảo quản hoàn chỉnh nhất. Nhiều người nước ngoài đến tham quan cũng bày tỏ sự ngưỡng mộ vẻ đẹp của ngôi nhà. Một du khách đến từ Anh chia sẻ đây là lần đầu tiên cô có dịp tận mắt chiêm ngưỡng một ngôi nhà giá trị như vậy. "Đây cũng là lần đầu tiên tôi đến Việt Nam. Các công trình kiến trúc ở đây kích thích sự tò mò của tôi rất nhiều", nữ du khách nói.

Nhà Đốc Phủ Hải được xem là ngôi nhà cổ còn bảo quản hoàn chỉnh nhất. Nhiều người nước ngoài đến tham quan cũng bày tỏ sự ngưỡng mộ vẻ đẹp của ngôi nhà. Một du khách đến từ Anh chia sẻ đây là lần đầu tiên cô có dịp tận mắt chiêm ngưỡng một ngôi nhà giá trị như vậy. “Đây cũng là lần đầu tiên tôi đến Việt Nam. Các công trình kiến trúc ở đây kích thích sự tò mò của tôi rất nhiều”, nữ du khách nói.

Nhà Đốc Phủ Hải là công trình kiến trúc nghệ thuật đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia năm 1994.

Nhà Đốc Phủ Hải là công trình kiến trúc nghệ thuật đã được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia năm 1994.

CLICK XEM THÊM TOUR DU LỊCH MIỀN TÂY VỚI GIÁ ƯU ĐÃI CỰC TỐT TỪ IVIVU.COM

Theo Hồng Hà – Sơn Nghĩa/Vnexpress

1 Shares

Tìm bình yên ở 4 homestay Tiền Giang phong cách miệt vườn xanh mát

Tiền Giang không chỉ có sông nước, vườn cây trái mà nơi đây còn có những homestay vừa xinh, vừa chất, khiến bạn chỉ muốn “xách ba lô lên và đi”.Xem thêm: Du lịch miền Tây 

Tìm bình yên ở 4 homestay Tiền Giang phong cách miệt vườn xanh mát

Nam Thi Holiday Home

Tọa lạc ở thị trấn Cái Bè (Tiền Giang),  Nam Thi Holiday Home có không gian thoáng đãng, yên tĩnh bên sông. Với phong cách trang trí tinh tế, ấm cúng, khu homestay được rất nhiều du khách yêu thích. Homestay Tiền Giang này có 3 căn bungalow riêng biệt, mang đến không gian đậm chất dân dã với 1 nhà hàng nhỏ để khách ăn uống cạnh vườn dừa và chỗ ngắm sông.

Nam-Thi-Holiday-Home-iVIVU-2
Nam-Thi-Holiday-Home-iVIVU-1


Trước cửa mỗi phòng, chủ nhân homestay đều khéo léo sắp đặt những bộ bàn ghế thư giãn uống trà, đọc sách hay đơn giản là hít hà bầu không khí trong lành dễ chịu. Tuy diện tích homestay không quá lớn, nhưng ở đây bạn sẽ cảm nhận được sự gắn kết của không gian thiết kế và thiên nhiên xanh tươi. Chính vì thế, bầu không khí của ngôi nhà luôn luôn mát mẻ, trong lành, dễ chịu vô cùng.

Nam-Thi-Holiday-Home-iVIVU-4
Nam-Thi-Holiday-Home-iVIVU-8

Từ homestay bạn sẽ dễ dàng tham quan các điểm nổi tiếng ở Cái Bè trong bán kính 1km như: Chợ nổi Cái Bè, nhà cổ Ba Đức, nhà cổ Ông Kiệt, xóm Làng nghề Bánh phồng,… tại đây cũng có xe đạp cho khách sử dụng miễn phí.

Địa chỉ: 133, tổ 7, khu 4, Thị trấn Cái Bè, Tiền Giang

Liên hệ homestay: 0933 051 662

Về Nhà Chú Homestay

Về Nhà Chú Homestay là điểm lưu trú mới toanh giữa vùng sông nước Mỹ Tho, Tiền Giang. Đến Về Nhà Chú Homestay, bạn sẽ được lưu trú trong những ngôi nhà mái lá xanh mát, với view nhìn ra sân vườn, sông nước mang đến không gian thoải mái, yên bình cho kỳ nghỉ của bạn.  Ngoài ra, Về Nhà Chú Homestay bạn còn được thưởng thức vườn măng cụt, vườn nhãn và nhiều loại trái cây khác…

67176898_3639354896090685_4463315290855309312_n
67136949_3639355376090637_7259528670602067968_n
67486902_3639355459423962_8241225054776459264_n
67115953_2945667692127238_3936492480614105088_n

Địa chỉ: Cù lao Thới Sơn, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang

Liên hệ homestay: 0948175057

Happy Farm Tiền Giang Homestay

Happy Farm Tiền Giang, một điền trang ẩn mình nằm ở ngoại ô phía tây nam của Thành Phố Mỹ Tho, cách Di tích chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút 4km, quốc lộ 1A-ngã tư Đồng Tâm 2km, Trại rắn Đồng Tâm chỉ 1km, và cách Di tích chùa Sắc Tứ vỏn vẹn 200m. Lưu  trú ở Homestay Tiền Giang này bạn không những được đắm mình trong khung cảnh yên bình của vùng quê Nam Bộ mà còn được cùng bạn bè, gia đình trải nghiệm những dịch vụ mới lạ như học cưỡi ngựa, chèo thuyền Kayak qua sông, học làm nông,…

Happy Farm-ivivu-1
Happy Farm-ivivu-2
Happy Farm-ivivu-4
Happy Farm-ivivu-3

Địa chỉ: 35 ấp Bờ Xe, xã Thạnh Phú, huyện Châu Thành, Tiền Giang

 Liên hệ homestay: 090 999 12 18

Mekong Rustic Cái Bè

Chỉ cách chợ nổi Cái Bè 300m, Mekong Rustic Cái Bè thực sự là một lựa chọn lý tưởng dành cho bạn. Không chỉ thuận tiện trong việc khám phá những nét độc đáo tại khu chợ nổi, homestay còn mang lại không gian tươi mới, khoáng đạt khi chủ yếu là các căn phòng bungalow và sân vườn rất thoáng mát, sạch sẽ.

Mekong Rustic Cai Be -ivivu-5
Mekong Rustic Cai Be -ivivu-1

Ngay từ những bước chân đầu tiên bước vào nơi đây, bạn sẽ cảm nhận được sự môc mạc, bình dị toát lên từ lối bày trí cũng như phong cách. Từ những hàng chuối, cho đến những mái nhà lợp lá, cho đến những viên gạch lát sàn, tất cả đều khiến du khách cảm nhận được một nét đặc trưng của miền Tây sông nước.

Mekong Rustic Cai Be -ivivu-4
Mekong Rustic Cai Be -ivivu-2

Địa chỉ: Ấp Tân Thiện, xã Tân Phong, huyện Cai Lậy, Tiền Giang

 Liên hệ homestay: 097 858 11 43

Theo iVIVU.com

1 Shares

‘Con đường siro’ Gò Công đỏ mọng đến không chịu nổi

Tầm tháng 6, tháng 7, về vùng đất Gò Công, tỉnh Tiền Giang, ngoài cây sơri đỏ trĩu cành, khách lãng du càng không thể quên những hàng cây siro đỏ mọng hai bên đường, mê hoặc lòng người.Xem thêm: Du lịch miền Tây

Du lịch Tiền Giang check-in ‘con đường siro’ Gò Công đỏ mọng đến không chịu nổi

Con đường siro xanh mướt, điểm xuyết những chùm trái chín mộng - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Con đường siro xanh mướt, điểm xuyết những chùm trái chín mộng – Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Con đường nhỏ ngoằn ngoèo trong ấp Giồng Lãnh 1, xã Tăng Hòa, huyện Gò Công Đông những ngày này rất tấp nập khách du lịch Tiền Giang.

Ngoài dân địa phương, ở đây còn thu hút rất nhiều khách du lịch Tiền Giang đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp của một con đường được phủ một màu xanh rờn của hàng cây siro, điểm xuyết giữa nền lá xanh là những chùm quả chín mọng, rất bắt mắt.

Trên đoạn đường đi qua nhà ông Nguyễn Văn Vũ và một số nhà gần đó, cây siro được trồng thành hàng nối tiếp nhau kéo dài, là điểm được nhiều người ghé nhất.

Ông Vũ cho biết khoảng nửa tháng nay, ông không còn thời gian rảnh vì bận tiếp khách. Trong đó chủ yếu là những vị khách lạ từ khắp nơi đổ về đây ngắm nhìn, chụp hình hàng sirô trước cửa nhà ông.

Ông Vũ trồng hàng cây này khoảng 6 năm nay, hợp thổ nhưỡng nên cây phát triển rất nhanh. Từ hai gốc ban đầu được trồng làm kiểng trước cổng, đến nay ông đã có hàng chục gốc siro.

Ngoài gia đình ông Vũ, một số gia đình xung quanh cũng trồng từ một vài đến vài chục gốc để tạo cảnh quan, và dần hình thành một đoạn đường cây siro.

Cây siro cũng mang lại hiệu quả kinh tế khá. Ông Vũ cho hay với 2 cây được trồng trước cổng, ông hái được khoảng 50kg trái và bán với giá 20.000 đồng mỗi ký.

Ngoài ra, từ loại trái này, ông làm ra nhiều sản phẩm khác như mứt, rượu, nước siro… để bán.

Ông Nguyễn Văn Vũ - ấp Giồng Lãnh 1, xã Tăng Hòa, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang - rót ly nước siro do mình làm mời khách - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Ông Nguyễn Văn Vũ – ấp Giồng Lãnh 1, xã Tăng Hòa, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang – rót ly nước siro do mình làm mời khách – Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Khách đến tham quan được chủ nhà mời thưởng thức nước siro - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Khách đến tham quan được chủ nhà mời thưởng thức nước siro – Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Một gốc siro được trồng trước cổng nhà dân - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Một gốc siro được trồng trước cổng nhà dân – Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Hàng siro mọc ven đường cho trái trĩu cành - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Hàng siro mọc ven đường cho trái trĩu cành – Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Ông Nguyễn Văn Vũ - ấp Giồng Lãnh 1, xã Tăng Hòa, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang - chăm sóc cây - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Ông Nguyễn Văn Vũ – ấp Giồng Lãnh 1, xã Tăng Hòa, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang – chăm sóc cây – Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Những trái siro chín mọng trông rất bắt mắt - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Những trái siro chín mọng trông rất bắt mắt – Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Cụ Đinh Thị Ráng - 75 tuổi, ngụ xã Bình Ân, huyện Gò Công Đông - cũng được con cháu chở đến tham quan hàng siro - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Cụ Đinh Thị Ráng – 75 tuổi, ngụ xã Bình Ân, huyện Gò Công Đông – cũng được con cháu chở đến tham quan hàng siro – Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Rất nhiều bạn trẻ đến tham quan - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Rất nhiều bạn trẻ đến tham quan – Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Rất nhiều người đổ xô đến đoạn đường siro này để chụp hình - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Rất nhiều người đổ xô đến đoạn đường siro này để chụp hình – Ảnh: MẬU TRƯỜNG

CLICK XEM THÊM TOUR DU LỊCH MIỀN TÂY VỚI GIÁ ƯU ĐÃI CỰC TỐT TỪ IVIVU.COM

Theo Mậu Trường/Tuổi trẻ

1 Shares

Ngôi chùa hơn 150 tuổi mang nét kiến trúc Á – Âu ở Tiền Giang

Chùa Vĩnh Tràng xây dựng giữa thế kỷ 19, có kiến trúc kết hợp của các phong cách Pháp, La Mã, Khmer, Hoa, Việt…Xem thêm: Du lịch miền Tây

Chùa Vĩnh Tràng, ngôi chùa hơn 150 tuổi mang nét kiến trúc Á – Âu ở Tiền Giang

Chùa Vĩnh Tràng (TP Mỹ Tho, Tiền Giang) hình thành đầu thế kỷ 19, vốn chỉ là am nhỏ, mái tranh vách đất. Năm 1849, chùa được xây dựng lại và đặt tên là Vĩnh Trường. Người dân trong vùng vẫn quen gọi với tên như hiện nay.  Chùa có diện tích khoảng 20.000 m2 với quần thể tượng Phật, tháp chuông, chính điện, nhà tổ... đặc sắc, là điểm du lịch thu hút du khách khi đến Tiền Giang.

Chùa Vĩnh Tràng (TP Mỹ Tho, Tiền Giang) hình thành đầu thế kỷ 19, vốn chỉ là am nhỏ, mái tranh vách đất. Năm 1849, chùa được xây dựng lại và đặt tên là Vĩnh Trường. Người dân trong vùng vẫn quen gọi với tên như hiện nay. Chùa có diện tích khoảng 20.000 m2 với quần thể tượng Phật, tháp chuông, chính điện, nhà tổ… đặc sắc, là điểm du lịch thu hút du khách khi đến Tiền Giang.

Trước chùa có cổng xây dạng cổ lầu do nghệ nhân xứ Huế thực hiện năm 1933. Cổng giữa làm bằng sắt theo kiểu Pháp. Trên cổ lầu ban đầu để tượng các vị hòa thượng có công với chùa, sau được thay thế bằng tượng Phật.

Trước chùa có cổng xây dạng cổ lầu do nghệ nhân xứ Huế thực hiện năm 1933. Cổng giữa làm bằng sắt theo kiểu Pháp. Trên cổ lầu ban đầu để tượng các vị hòa thượng có công với chùa, sau được thay thế bằng tượng Phật.

Trên tầng mái cổng tam quan được trang trí tinh xảo các tượng long, lân, quy, phượng, canh, mục, ngư tiều... Vật liệu bằng đồ sứ của Việt Nam, Trung Hoa với nước men xanh tạo nên màu sắc óng ánh.

Trên tầng mái cổng tam quan được trang trí tinh xảo các tượng long, lân, quy, phượng, canh, mục, ngư tiều… Vật liệu bằng đồ sứ của Việt Nam, Trung Hoa với nước men xanh tạo nên màu sắc óng ánh.

Chùa Vĩnh Tràng được xây theo dạng chữ Quốc, lợp ngói đỏ, với vật liệu xây dựng là xi măng và gỗ quý. Công trình có diện tích 1.400 m2, gồm bốn gian nối tiếp nhau là tiền đường, chánh điện, nhà tổ và nhà hậu.

Chùa Vĩnh Tràng được xây theo dạng chữ Quốc, lợp ngói đỏ, với vật liệu xây dựng là xi măng và gỗ quý. Công trình có diện tích 1.400 m2, gồm bốn gian nối tiếp nhau là tiền đường, chánh điện, nhà tổ và nhà hậu.https://www.ivivu.com/hothotel/?placeslug=can-tho&number=1&width=481Mặt chính của chùa được xây bằng bê tông, tổng thể giống nhà cổ kiểu Pháp. Một phần nóc chùa ảnh hưởng của văn hóa Khmer, gạch men trang trí xuất xứ từ Nhật Bản.

Mặt chính của chùa được xây bằng bê tông, tổng thể giống nhà cổ kiểu Pháp. Một phần nóc chùa ảnh hưởng của văn hóa Khmer, gạch men trang trí xuất xứ từ Nhật Bản.

Những hàng cột ở mặt tiền và dọc hành lang phía chùa thanh mảnh, mái vòm cong. Trên mái vòm trang trí hoa văn kiểu kiến trúc La Mã xen với phong cách thời Phục Hưng của phương Tây. Các cổng, cửa sổ bằng sắt giống biệt thự của Pháp.

Những hàng cột ở mặt tiền và dọc hành lang phía chùa thanh mảnh, mái vòm cong. Trên mái vòm trang trí hoa văn kiểu kiến trúc La Mã xen với phong cách thời Phục Hưng của phương Tây. Các cổng, cửa sổ bằng sắt giống biệt thự của Pháp.

Phía trong gian chánh điện và nhà tổ làm theo kiểu của người Hoa nhưng vẫn giữ nét kiến trúc Việt Nam. Trên mái treo nhiều hoành phi câu đối bằng chữ Hán. Các hàng trụ cột bên trong được làm bằng gỗ quý.

Phía trong gian chánh điện và nhà tổ làm theo kiểu của người Hoa nhưng vẫn giữ nét kiến trúc Việt Nam. Trên mái treo nhiều hoành phi câu đối bằng chữ Hán. Các hàng trụ cột bên trong được làm bằng gỗ quý.

Chính điện chùa bài trí nhiều tượng Phật đúc bằng gỗ, đồng, đất nung, xi măng. Các tượng đều thếp vàng óng ánh và được tạc vào cuối thế kỷ 19.

Chính điện chùa bài trí nhiều tượng Phật đúc bằng gỗ, đồng, đất nung, xi măng. Các tượng đều thếp vàng óng ánh và được tạc vào cuối thế kỷ 19.Nối giữa các gian là khoảng không hình vuông, có hòn non bộ tạc cảnh núi non chùa tháp, đậm bản sắc Việt.

Nối giữa các gian là khoảng không hình vuông, có hòn non bộ tạc cảnh núi non chùa tháp, đậm bản sắc Việt.Trong khuôn viên chùa còn có các công trình mới xây dựng như tượng Phật Di Lặc cao 20 m, nặng 250 tấn, được đúc bằng bê tông cốt thép. Công trình khánh thành năm 2010.

Trong khuôn viên chùa còn có các công trình mới xây dựng như tượng Phật Di Lặc cao 20 m, nặng 250 tấn, được đúc bằng bê tông cốt thép. Công trình khánh thành năm 2010.

Phía sau chánh điện là tượng Phật Thích Ca trong tư thế nhập niết bàn có chiều dài 32 m, khánh thành năm 2013. Các tượng lớn trong chùa được tạc tinh xảo, toát lên vẻ an nhiên, thoát tục của Đức Phật.

Phía sau chánh điện là tượng Phật Thích Ca trong tư thế nhập niết bàn có chiều dài 32 m, khánh thành năm 2013. Các tượng lớn trong chùa được tạc tinh xảo, toát lên vẻ an nhiên, thoát tục của Đức Phật.

Không gian chùa rộng rãi, thanh tịnh với nhiều cây xanh, bonsai, hoa lá, hồ sen... tạo nên sự dễ chịu cho du khách sau khi lễ Phật.  Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam đã xác lập: Chùa Vĩnh Tràng - ngôi chùa Việt Nam đầu tiên kết hợp phong cách kiến trúc giữa phương Đông và phương Tây vào năm 2007.

Không gian chùa rộng rãi, thanh tịnh với nhiều cây xanh, bonsai, hoa lá, hồ sen… tạo nên sự dễ chịu cho du khách sau khi lễ Phật. Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam đã xác lập: Chùa Vĩnh Tràng – ngôi chùa Việt Nam đầu tiên kết hợp phong cách kiến trúc giữa phương Đông và phương Tây vào năm 2007.

CLICK XEM THÊM TOUR DU LỊCH MIỀN TÂY VỚI GIÁ ƯU ĐÃI CỰC TỐT TỪ IVIVU.COM

Theo Quỳnh Trần/ Vnexpress

1 Shares

Ngôi nhà cổ duy nhất ở miền Tây được UNESCO công nhận di sản văn hóa

Ngôi nhà cổ độc đáo ở Tiền Giang được xây dựng vào khoảng năm 1838. Đây là ngôi nhà được UNESCO khu vực châu Á – Thái Bình Dương công nhận di sản văn hóa.Xem thêm: Du lịch miền Tây

Ngôi nhà cổ duy nhất được UNESCO công nhận di sản văn hóa ở Tiền Giang

Ngôi nhà cổ tọa lạc ở ấp Phú Hòa, xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Hiện Việt Nam có khoảng 4.000 ngôi nhà cổ. Đây là 1 trong 6 ngôi nhà cổ của cả nước vinh dự được UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương hỗ trợ trùng tu và công nhận di sản văn hóa vào năm 2004.

Ngôi nhà cổ tọa lạc ở ấp Phú Hòa, xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Hiện Việt Nam có khoảng 4.000 ngôi nhà cổ. Đây là 1 trong 6 ngôi nhà cổ của cả nước vinh dự được UNESCO khu vực châu Á – Thái Bình Dương hỗ trợ trùng tu và công nhận di sản văn hóa vào năm 2004.

Trong lời giới thiệu các công trình kiến trúc nhà cổ của Việt Nam, UNESCO châu Á - Thái Bình Dương viết: "Sáu ngôi nhà, trải dài trong không gian địa văn hóa rộng lớn của Việt Nam đã đại diện cho nền văn hóa truyền thống mỗi khu vực, thông qua kiến trúc truyền thống. Đó là một thứ tài liệu sống động minh chứng cho lối kiến trúc tinh diệu được thể hiện dưới những bàn tay tài hoa của những người thợ thủ công Việt Nam".

Trong lời giới thiệu các công trình kiến trúc nhà cổ của Việt Nam, UNESCO châu Á – Thái Bình Dương viết: “Sáu ngôi nhà, trải dài trong không gian địa văn hóa rộng lớn của Việt Nam đã đại diện cho nền văn hóa truyền thống mỗi khu vực, thông qua kiến trúc truyền thống. Đó là một thứ tài liệu sống động minh chứng cho lối kiến trúc tinh diệu được thể hiện dưới những bàn tay tài hoa của những người thợ thủ công Việt Nam”.

Nhà có kiến trúc kiểu chữ đinh với 3 gian, 2 chái, rộng gần 1.000 m2. Toàn bộ cột kèo và vật dụng được làm từ các loại gỗ quý như lim, cẩm lai, giáng hương, căm xe. Chủ nhân của ngôi nhà là bà Lê Thị Chính. Theo gia chủ, ngôi nhà do một nhóm thợ người Huế xây dựng, mất nhiều năm mới hoàn thành. Ngôi nhà mang đậm phong cách nhà cổ xưa của xứ Huế.

Nhà có kiến trúc kiểu chữ đinh với 3 gian, 2 chái, rộng gần 1.000 m2. Toàn bộ cột kèo và vật dụng được làm từ các loại gỗ quý như lim, cẩm lai, giáng hương, căm xe. Chủ nhân của ngôi nhà là bà Lê Thị Chính. Theo gia chủ, ngôi nhà do một nhóm thợ người Huế xây dựng, mất nhiều năm mới hoàn thành. Ngôi nhà mang đậm phong cách nhà cổ xưa của xứ Huế.

Năm 2002, tổ chức JICA Nhật Bản khảo sát ngôi nhà, lên kế hoạch trùng tu. Năm 2004, việc trùng tu hoàn thành, ngôi nhà có hiện trạng như ngày nay. Đây là một trong số ít những ngôi nhà cổ nhất miền Tây.

Năm 2002, tổ chức JICA Nhật Bản khảo sát ngôi nhà, lên kế hoạch trùng tu. Năm 2004, việc trùng tu hoàn thành, ngôi nhà có hiện trạng như ngày nay. Đây là một trong số ít những ngôi nhà cổ nhất miền Tây.

Trên các ô cửa, cột, kèo… có nhiều chi tiết được chạm khắc hình tượng cây tùng, cúc, trúc, mai và khung cảnh đời sống. Đây là nghệ thuật khảm của xứ Huế, vật liệu khảm là xà cừ (miền Nam hay gọi là cẩn xà cừ). Xà cừ là vật liệu cứng, nhưng sự tinh tế tạo hình đã không cho thấy sự khô cứng, nặng nề. Những bàn tay nghệ nhân tài hoa đã khảm thành những hoa văn sinh động mang phong cách Huế.

Trên các ô cửa, cột, kèo… có nhiều chi tiết được chạm khắc hình tượng cây tùng, cúc, trúc, mai và khung cảnh đời sống. Đây là nghệ thuật khảm của xứ Huế, vật liệu khảm là xà cừ (miền Nam hay gọi là cẩn xà cừ). Xà cừ là vật liệu cứng, nhưng sự tinh tế tạo hình đã không cho thấy sự khô cứng, nặng nề. Những bàn tay nghệ nhân tài hoa đã khảm thành những hoa văn sinh động mang phong cách Huế.

Đầu vi kèo được chạm trổ hình tượng đầu rồng kỳ công. Kèo cột của ngôi nhà được thiết kế kiểu chồng rường đặc trưng. Bởi chất liệu gỗ tốt nên qua hàng trăm năm, các chi tiết chạm khắc vẫn còn gần như nguyên vẹn, hoàn toàn không bị mối mọt hay thấm dột.

Đầu vi kèo được chạm trổ hình tượng đầu rồng kỳ công. Kèo cột của ngôi nhà được thiết kế kiểu chồng rường đặc trưng. Bởi chất liệu gỗ tốt nên qua hàng trăm năm, các chi tiết chạm khắc vẫn còn gần như nguyên vẹn, hoàn toàn không bị mối mọt hay thấm dột.

Đèn trong nhà là những chiếc đèn dầu quen thuộc của người Việt xưa, hiện được thắp sáng bằng bóng đèn điện gắn trong thân đèn.

Đèn trong nhà là những chiếc đèn dầu quen thuộc của người Việt xưa, hiện được thắp sáng bằng bóng đèn điện gắn trong thân đèn.

Vật dụng bằng sành sứ gần 200 năm tuổi được bảo quản cẩn thận tại nhà. Nhiều người thích sưu tầm đồ gốm sứ cổ ngỏ ý mua lại những vật dụng này với giá cao, nhưng gia chủ không bán.

Vật dụng bằng sành sứ gần 200 năm tuổi được bảo quản cẩn thận tại nhà. Nhiều người thích sưu tầm đồ gốm sứ cổ ngỏ ý mua lại những vật dụng này với giá cao, nhưng gia chủ không bán.

Mái nhà lợp ngói âm dương, một hàng sấp, một hàng ngửa xen kẽ cổ kính và độc đáo. Mái nhà hoàn toàn không thấm dột.

Mái nhà lợp ngói âm dương, một hàng sấp, một hàng ngửa xen kẽ cổ kính và độc đáo. Mái nhà hoàn toàn không thấm dột.

Bảng ghi nhớ và công nhận di sản văn hóa của UNESCO châu Á - Thái Bình Dương được bảo quản tại nhà. Theo gia chủ, đây là vinh dự lớn của cả dòng họ. Việc bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa của ngôi nhà được các thành viên trong gia đình, dòng họ rất chú trọng.

Bảng ghi nhớ và công nhận di sản văn hóa của UNESCO châu Á – Thái Bình Dương được bảo quản tại nhà. Theo gia chủ, đây là vinh dự lớn của cả dòng họ. Việc bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa của ngôi nhà được các thành viên trong gia đình, dòng họ rất chú trọng.

CLICK XEM THÊM TOUR DU LỊCH MIỀN TÂY VỚI GIÁ ƯU ĐÃI CỰC TỐT TỪ IVIVU.COM

Theo Phạm Ngôn/ Zing news

1 Shares

Cuối tuần đổi gió ở 2 resort bên sông sang chảnh ở Tiền Giang

2 khu nghỉ dưỡng đáng trải nghiệm ở Tiền Giang này là nơi bạn sẽ được cảm nhận rõ nhịp sống ở miền Tây sông nước.Xem thêm: Du lịch miền Tây

Cuối tuần đổi gió ở 2 resort bên sông sang chảnh ở Tiền Giang

Mekong Riverside Boutique Resort & Spa

Tọa lạc tại Cái Bè, Mekong Riverside Boutique Resort & Spa là địa chỉ không thể lý tưởng hơn để bạn trải nghiệm cuộc sống địa phương của vùng đồng bằng sông Cửu Long khi đến Tiền Giang. Bao gồm 50 phòng và 25 bungalow, đặc biệt có những bungalow được thiết kế ngay trên sông giúp bạn dễ dàng thưởng ngoạn khung cảnh sông nước miền Tây ngay trước mắt.

resort-tien-giang-ivivu-1

Tại đây, bạn có thể có thể tham gia các hoạt động như câu cá, chèo thuyền kayak, bơi xuồng và đi bộ đường dài. Khu nghỉ mát được thiết kế ngay trên sông, cung cấp dịch vụ spa, chăm sóc sức khỏe, tiệc nướng BBQ..

resort-tien-giang-ivivu-3
resort-tien-giang-ivivu-2

Địa điểm chỉ cách TP.HCM gần 3 giờ di chuyển, chợ nổi Cái Bè 1,5 km. Không gian mở được thiết kế hài hòa giữa kiến trúc nhà vườn, cảnh sông nước miền Tây và phong cách hiện đại, tiện nghi.

CLICK ĐẶT NGAY MEKONG RIVERSIDE BOUTIQUE RESORT & SPA GIÁ TỐT NHẤT THỊ TRƯỜNG

 Mekong Lodge Resort

Mekong Lodge là khu nghỉ dưỡng nằm biệt lập trên một hòn đảo bên bờ sông Tiền, bao quanh là vườn tược. Du khách sẽ được nhân viên tiếp đón bằng thuyền để vào khu nghỉ dưỡng.

resort-tien-giang-ivivu-4

Điểm nổi bật của khu nghỉ dưỡng này là 30 bungalow riêng biệt, bao quanh bởi vườn cây xanh nên không khí rất trong lành, mát mẻ. Tới đây, du khách sẽ được thư giãn, hoàn toàn thoát khỏi cuộc sống hối hả thường ngày, được hòa mình với nhịp sống hiền hòa, chậm rãi miền sông nước. Các phòng ốc ở đây có đặc điểm sạch sẽ và thoáng đãng, trang thiết bị tiện nghi, đầy đủ.

resort-tien-giang-ivivu-5

Một điểm nhấn khác của resort này là khu bể bơi được thiết kế vô cùng độc đáo, với hàng rào cây leo uốn tỉa công phu tạo thành lối đi bao quanh bể bơi. Thoạt nhìn, bạn có cảm giác như đang đầm mình trong một hồ nước trong vắt giữa chốn rừng xanh.

resort-tien-giang-ivivu-6

Tại đây, du khách có thể tham gia các hoạt động trải nghiệm như đi thuyền thăm chợ nổi Cái Bè, đạp xe tham quan làng cổ Đông Hòa Hiệp, bắt cá, thăm làng nghề thủ công hay thưởng thức trái cây được trồng ngay trong vườn của resort. Resort phù hợp với các tín đồ yêu thiên nhiên, cần không gian yên tĩnh.

CLICK ĐẶT NGAY MEKONG LODGE RESORT GIÁ TỐT NHẤT THỊ TRƯỜNG

Theo iVIVU.com

0 Shares

Du lịch Tiền Giang thăm Đình Tân Đông hơn 110 tuổi dưới tán cây bồ đề linh thiêng

Đến du lịch Tiền Giang, chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên trước ngôi đình hơn 110 tuổi được “ôm trọn” bởi cây bồ đề linh thiêng ở Tân Đông.Xem thêm: Du lịch Miền Tây

Du lịch Tiền Giang thăm Đình Tân Đông hơn 110 tuổi dưới tán cây bồ đề linh thiêng

Thật đặc biệt khi ở miền Tây còn lưu giữ một khối kiến trúc cổ gắn liền với những thăng trầm lịch sử, Đình Tân Đông (hay còn gọi là Đình Gò Táo) nằm ở xã Tân Đông, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang được biết đến là một ngôi đình độc nhất vô nhị, vì toàn bộ đình được “ôm trọn” bởi hàng trăm búi rễ của 3 cây bồ đề.

Để đến được Đình Tân Đông, bạn có thể di chuyển theo hai hướng sau:

– Hướng Quốc lộ 1A, qua trạm xăng dầu chợ Bình Chánh rẽ trái vào đường Đinh Đức Thiện chạy thẳng đến ĐT826, từ đây đi theo hướng Quốc lộ 50 – HL13 – đường Mạc Văn Thành, hỏi thăm người dân là đến Đình Tân Đông.

– Hướng Quốc lộ 50, ngắn hơn và chỉ cần chạy theo quốc lộ này, gặp HL13 – đường Mạc Văn Thành – Đình Tân Đông.

ve-mien-tay-tham-dinh-tan-dong-hon-110-tuoi-duoi-tan-cay-bo-de-ivivu-1

Ảnh: @padachalo

Ảnh: @padachalo

Đình Tân Đông nằm giữa cánh đồng cỏ mọc um tùm gồm gian chánh điện, gian phụ và sân đình. Phía trước đình có khắc niên đại năm 1907, không ai biết chính xác năm ấy ngôi đình được xây dựng hay năm trùng tu. Theo nhiều bậc cao niên nhận định rằng ngôi đình có từ thời vua Minh Mạng, nhưng kiến trúc hoa văn và họa tiết khắc nổi trên đình lại mang đặc trưng của kiến trúc đình thời Nguyễn.

Lúc bấy giờ đình làm nơi tổ chức các lễ hội Kỳ yên, Thượng điền, Hạ điền và lễ cầu Ông, đến thời Pháp trở thành nơi hội họp của các chiến sĩ cách mạng, thời Mỹ lại biến thành nơi giam giữ, tra khảo, trấn áp các gia đình có con em tham gia cách mạng. Sau giải phóng số người ghé qua đình ít dần, đình trở nên hoang tàn không ai hương khói, dọn dẹp. Trải qua thăng trầm của thời gian, đến nay chỉ mỗi bàn thờ chánh điện vẫn giữ nguyên vẹn đầy đủ họa tiết trang trí.

Ảnh: @ngthanh09

Ảnh: @ngthanh09

Tuy nhiên, cách đây khoảng 30 năm ngôi đình lại xuất hiện 3 cây bồ đề mọc vươn cao lên trên đỉnh của ngôi đình, rễ cây vươn ra bám vào tường, một số rễ chạy dài theo các rãnh khe nứt của đình trở thành cột, kèo chạy dọc, chạy ngang để giữ ngôi đình vững chắc.

Ảnh: @mr.ba.te

Ảnh: @mr.ba.te

Ảnh: @mr.ba.te

Ảnh: @mr.ba.te

Vào năm 1990 một cây bồ đề đã bị một số người tham lam gỡ về làm cảnh, những người dân nằm mộng thấy vậy buổi sáng kịp ra can ngăn nên giữ được hai cây còn lại. Nhờ có hai cây bồ đề tỏa tán lá rộng mà che mưa, che nắng cho mái ngói lưa thưa, mục nát và xuống cấp theo thời gian.

Ảnh: @mrgreendatto

Ảnh: @mrgreendatto

Ảnh: @mrgreendatto

Ảnh: @mrgreendatto

Với người dân nơi đây, bồ đề được xem như hai cây thần vừa canh gác vừa làm nhiệm vụ nâng đỡ đình vượt qua thời tiết khắc nghiệt và mưa bão. Đến nay, người dân trong khu vực đặt niềm tin vào ngôi đình rất linh thiêng, họ sớm tối nhang khói, quét dọn và thờ phụng Đình Tân Phong như một niềm tự hào về một di tích lịch sử đặc biệt tại đây.

Ảnh: @dora_rh

Ảnh: @dora_rh

Một lưu ý nhỏ dành cho các bạn là tuy đình không lớn và khang trang như những ngôi đình khác, nhưng nếu có dịp ghé qua đây các bạn nhớ đi nhẹ, nói khẽ, tránh đùa giỡn, leo trèo hay làm tổn hại đến giá trị của ngôi đình cổ nhé.

IVIVU.COM GỢI Ý MỘT SỐ TOUR MIỀN TÂY HẤP DẪN

Tour Miền Tây 4N3D: Vĩnh Long – Rạch Giá- Cà Mau – Cần Thơ

Tour Châu Đốc – Hà Tiên – Phú Quốc – Cần Thơ 6N5D

Tour Châu Đốc – Long Xuyên 2N1D

Theo Mai Nguyễn

1 Shares

Khám phá Khu sinh thái Làng Yến hot rần rần ở Tiền Giang

Chỉ cách TP.HCM 65km và mất 1 giờ 30 phút chạy xe là bạn đến với Khu sinh thái Làng Yến, thuộc Huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang.

Khám phá Khu sinh thái Làng Yến hot rần rần ở Tiền Giang

Xem thêm: Du lịch miền Tây

Khu sinh thái Làng Yến vừa mang chất đồng quê, vừa mang tính hiện đại, phù hợp với các bạn trẻ và các gia đình có con nhỏ. Ở đây có cả phòng nghỉ cho khách có nhu cầu ở lại qua đêm. Đặc biệt, do khu du lịch chỉ cách biển chỉ vài km nên có rất nhiều hải sản tươi ngon để du khách thưởng thức.

khu-sinh-thai-lang-yen-ivivu-1
khu-sinh-thai-lang-yen-ivivu-2

Khi đến đây, du khách sẽ được trải nghiệm các trò chơi dân gian, trò chơi dưới nước như: Chèo thuyền, đạp vịt… Bên cạnh đó, khu du lịch còn xây dựng các sân để du khách trải nghiệm cảm giác đua xe địa hình, có phần đường dành cho trẻ em và người lớn…

khu-sinh-thai-lang-yen-ivivu-3
khu-sinh-thai-lang-yen-ivivu-4

Khu sinh thái Làng Yến vừa mới được đưa vào khai thác dịp tết Canh Tý 2020 có diện tích 10 ha, với quy mô đầu tư khoảng 100 tỷ đồng. Ông Trương Kim Thành, chủ Khu sinh thái Làng Yến, cho biết hiện khu du lịch có khoảng 50 phòng nghỉ.

khu-sinh-thai-lang-yen-ivivu-5
khu-sinh-thai-lang-yen-ivivu-6

Khu ốc đảo, khu chụp hình, bar ca nhạc ngoài trời, cắm trại, đốt lửa trại, biển nhân tạo, trèo thuyền, câu cá… là những trải nghiệm bạn không thể bỏ qua khi ghé Khu sinh thái Làng Yến. Đặc biệt bảng giá các dịch vụ trò chơi ở đây cũng rất “mềm” phù hợp cho học sinh, sinh viên.

khu-sinh-thai-lang-yen-ivivu-7
khu-sinh-thai-lang-yen-ivivu-8

Địa chỉ: Khu du lịch Sinh Thái Làng Yến – Đường tỉnh 877, xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang


 CLICK XEM THÊM TOUR DU LỊCH MIỀN TÂY VỚI GIÁ ƯU ĐÃI CỰC TỐT TỪ IVIVU.COM

Theo iVIVU.com

1 Shares

Lăng mộ của ông ngoại vua Tự Đức ở miền Tây

Trong lăng Hoàng Gia có mộ phần của ông Phạm Đăng Hưng, là thân sinh Hoàng thái hậu Từ Dũ – mẹ vua Tự Đức.Xem thêm: Du lịch miền Tây

Du lịch Tiền Giang tham quan lăng mộ của ông ngoại vua Tự Đức

Lăng Hoàng Gia (thị xã Gò Công, Tiền Giang) có diện tích khoảng 3.000 m2, là nơi thờ tự và lăng mộ của dòng họ Phạm Đăng, trong đó có ông Phạm Đăng Hưng (1764 - 1825 ), hậu duệ đời thứ tư. Ông Phạm Đăng Hưng là Lễ bộ Thượng thư Đức Quốc công và là ông ngoại vua Tự Đức. Một năm sau khi ông mất, triều đình nhà Nguyễn cho xây dựng mộ theo kiến trúc dành cho lăng tẩm cho đại thần thời bấy giờ.

Lăng Hoàng Gia (thị xã Gò Công, Tiền Giang) có diện tích khoảng 3.000 m2, là nơi thờ tự và lăng mộ của dòng họ Phạm Đăng, trong đó có ông Phạm Đăng Hưng (1764 – 1825 ), hậu duệ đời thứ tư. Ông Phạm Đăng Hưng là Lễ bộ Thượng thư Đức Quốc công và là ông ngoại vua Tự Đức. Một năm sau khi ông mất, triều đình nhà Nguyễn cho xây dựng mộ theo kiến trúc dành cho lăng tẩm cho đại thần thời bấy giờ.

Cổng vào được xây theo lối tam quan cách điệu, trên mái lợp ngói lưu ly, đỉnh chạm trổ tượng mang hình ảnh "lý ngư vọng nguyệt" (cá chép trông trăng) thể hiện cho sự thanh cao của chủ nhân.

Cổng vào được xây theo lối tam quan cách điệu, trên mái lợp ngói lưu ly, đỉnh chạm trổ tượng mang hình ảnh “lý ngư vọng nguyệt” (cá chép trông trăng) thể hiện cho sự thanh cao của chủ nhân.

Bên trong là khu lăng mộ của dòng họ Phạm Đăng, nổi bật nhất là mộ phần của ông ngoại vua Tự Đức. Mộ ông Phạm Đăng Hưng được táng trên gò cao có dáng mai rùa, diện tích khoảng 800 m2. Mộ xây theo hình bát giác, trong quan ngoài quách, mang dáng dấp của một chiếc mũ quan.

Bên trong là khu lăng mộ của dòng họ Phạm Đăng, nổi bật nhất là mộ phần của ông ngoại vua Tự Đức. Mộ ông Phạm Đăng Hưng được táng trên gò cao có dáng mai rùa, diện tích khoảng 800 m2. Mộ xây theo hình bát giác, trong quan ngoài quách, mang dáng dấp của một chiếc mũ quan.

Vòng quanh mộ được trang trí tinh xảo với nhiều phù điêu như búp sen, cá hóa rồng… Phía sau mộ là hoành phi có khảm trai hình tượng ngũ lân; tượng trưng cho ngũ tước là công, hầu, bá, tử, nam; ngụ ý năm đời đều danh giá. Nếu có dịp du lịch Tiền Giang bạn nhớ ghé đến đây tham quan nhé.

Những bức phù điêu trang trí trên mộ được xây dựng thêm vào thời vua Khải Định. Dưới bàn tay nghệ nhân cung đình Huế, các phù điêu cá chép, lân, rồng... được chế tác tinh xảo, thể hiện sự quyền quý của một bậc đại thần.

Những bức phù điêu trang trí trên mộ được xây dựng thêm vào thời vua Khải Định. Dưới bàn tay nghệ nhân cung đình Huế, các phù điêu cá chép, lân, rồng… được chế tác tinh xảo, thể hiện sự quyền quý của một bậc đại thần.

Cạnh lăng mộ là hai nhà bia do vua Tự Đức và Thành Thái ban tặng, để khắc ghi công lao của ông Phạm Đăng Hưng. Nổi bật và ly kỳ hơn cả là tấm bia do vua Tự Đức dựng năm 1858. "Tấm bia khi trên đường chuyển vào lăng thì bị quân Pháp lấy làm mộ bia cho Đại úy Barbé. Chính vì vậy trên bia giờ có hình cây thánh giá và tiếng Pháp. Những năm 1980, bia đá được tìm thấy khi giải tỏa một nghĩa trang ở Sài Gòn. Tính ra tấm bia mang tên hai người này đã luân lạc hơn trăm năm", ông Phan Văn Dũng (56 tuổi), người trông coi lăng gần chục năm nay, cho biết.

Cạnh lăng mộ là hai nhà bia do vua Tự Đức và Thành Thái ban tặng, để khắc ghi công lao của ông Phạm Đăng Hưng. Nổi bật và ly kỳ hơn cả là tấm bia do vua Tự Đức dựng năm 1858. “Tấm bia khi trên đường chuyển vào lăng thì bị quân Pháp lấy làm mộ bia cho Đại úy Barbé. Chính vì vậy trên bia giờ có hình cây thánh giá và tiếng Pháp. Những năm 1980, bia đá được tìm thấy khi giải tỏa một nghĩa trang ở Sài Gòn. Tính ra tấm bia mang tên hai người này đã luân lạc hơn trăm năm”, ông Phan Văn Dũng (56 tuổi), người trông coi lăng gần chục năm nay, cho biết.

Cạnh khu lăng mộ là từ đường được cất theo kiến trúc cung đình, để thờ những người trong dòng tộc Phạm Đăng. Hiện nay, ngôi nhà bao gồm một nhà thờ, nhà khách, nhà kho và công trình phụ.

Cạnh khu lăng mộ là từ đường được cất theo kiến trúc cung đình, để thờ những người trong dòng tộc Phạm Đăng. Hiện nay, ngôi nhà bao gồm một nhà thờ, nhà khách, nhà kho và công trình phụ

.Vào năm 1888, vua Thành Thái lên ngôi, chuẩn bị vào viếng lăng nên cho trùng tu. Năm 1921, vua Khải Định tiếp tục sửa sang lại lăng. Vì vậy, kiến trúc lăng hiện nay mang nét Á - Âu kết hợp.  Mặt tiền với những cửa vòm và phù điêu hoa lá theo lối kiến trúc phương Tây, hàng cột có câu đối chữ Hán theo lối kiến trúc phương Đông. Chính giữa là dùng chữ "Đức Quốc Công Từ", do vua Tự Đức truy phong khi ông Phạm Đăng Hưng mất.

Vào năm 1888, vua Thành Thái lên ngôi, chuẩn bị vào viếng lăng nên cho trùng tu. Năm 1921, vua Khải Định tiếp tục sửa sang lại lăng. Vì vậy, kiến trúc lăng hiện nay mang nét Á – Âu kết hợp. Mặt tiền với những cửa vòm và phù điêu hoa lá theo lối kiến trúc phương Tây, hàng cột có câu đối chữ Hán theo lối kiến trúc phương Đông. Chính giữa là dùng chữ “Đức Quốc Công Từ”, do vua Tự Đức truy phong khi ông Phạm Đăng Hưng mất.

Bên trong lăng xây theo kiến trúc ba gian hai chái, với những cột chịu lực dựng song song. Bên trong bài trí các gian thờ ông Phạm Đăng Hưng và người trong dòng họ.

Bên trong lăng xây theo kiến trúc ba gian hai chái, với những cột chịu lực dựng song song. Bên trong bài trí các gian thờ ông Phạm Đăng Hưng và người trong dòng họ.

Nhà từ đường làm chủ yếu bằng gỗ sơn son thếp vàng, do những nghệ nhân xứ Huế thực hiện.

Nhà từ đường làm chủ yếu bằng gỗ sơn son thếp vàng, do những nghệ nhân xứ Huế thực hiện.

Bàn thờ ông Phạm Đăng Hưng ở vị trí chính giữa. Năm 2018, con cháu dòng họ đặt thêm tượng bán thân Hoàng thái hậu Từ Dũ, người được gọi là bậc mẫu nghi thiên hạ.

Bàn thờ ông Phạm Đăng Hưng ở vị trí chính giữa. Năm 2018, con cháu dòng họ đặt thêm tượng bán thân Hoàng thái hậu Từ Dũ, người được gọi là bậc mẫu nghi thiên hạ.

Trong khuôn viên lăng còn có giếng nước cổ xây bằng gạch vồ. Qua hàng trăm năm, nước trong giếng luôn đầy và trong vắt.

Trong khuôn viên lăng còn có giếng nước cổ xây bằng gạch vồ. Qua hàng trăm năm, nước trong giếng luôn đầy và trong vắt.

CLICK XEM THÊM TOUR DU LỊCH MIỀN TÂY VỚI GIÁ ƯU ĐÃI CỰC TỐT TỪ IVIVU.COM

Theo Quỳnh Trần/ Vnexpress

1 Shares