Vẻ đẹp xuyên thời gian của ngôi nhà hơn 100 năm tại Tiền Giang

Nhà Đốc Phủ Hải vẫn giữ được nguyên vẹn kiến trúc Á đông kết hợp châu Âu với các vật liệu gỗ quý, đá cẩm thạch.Xem thêm: Du lịch miền Tây

Vẻ đẹp xuyên thời gian của ngôi nhà hơn 100 năm tại Tiền Giang

Nhà Đốc phủ sử Nguyễn Văn Hải hay nhà Đốc Phủ Hải tại thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang có không gian cổ kính. Công trình được xây dựng vào năm 1860. Thuở mới xây, đây là nơi sinh sống của bà Trần Thị Sanh (vợ của Anh hùng dân tộc Trương Định). Sau khi vào chùa quy y, bà Sanh để lại nhà cho các con cháu. Cháu ngoại bà Sanh lấy Đốc phủ sử Nguyễn Văn Hải và sống trong ngôi nhà này.

Bao quanh ngôi nhà là những mảnh vườn có cây cối xum xuê, rợp bóng mát.

Bao quanh ngôi nhà là những mảnh vườn có cây cối xum xuê, rợp bóng mát.

Hiện ở Việt Nam, những ngôi nhà có lối kiến trúc Á Đông kết hợp hài hòa với phong cách Roman còn lại rất hiếm. Đây cũng là địa chỉ được nhiều đôi uyên ương chọn để chụp album cưới hoặc được lấy làm bối cảnh cho nhiều bộ phim có nội dung thời Pháp thuộc.

Hiện ở Việt Nam, những ngôi nhà có lối kiến trúc Á Đông kết hợp hài hòa với phong cách Roman còn lại rất hiếm. Đây cũng là địa chỉ được nhiều đôi uyên ương chọn để chụp album cưới hoặc được lấy làm bối cảnh cho nhiều bộ phim có nội dung thời Pháp thuộc.

Phù điêu đắp nổi ngay giữa tiền sảnh bước vào ngôi nhà.

Phù điêu đắp nổi ngay giữa tiền sảnh bước vào ngôi nhà.

Mái lợp ngói âm dương mang đậm phong cách kiến trúc Á Đông.

Mái lợp ngói âm dương mang đậm phong cách kiến trúc Á Đông

Lối đi xung quanh ngôi nhà thiết kế dạng cửa vòm theo kiểu Roman, mang nhiều ánh sáng cho ngôi nhà.

Lối đi xung quanh ngôi nhà thiết kế dạng cửa vòm theo kiểu Roman, mang nhiều ánh sáng cho ngôi nhà.

Trên đầu cột và vòm cửa chạm nổi hoa văn. Các tủ, bàn, ghế được chạm trổ theo kiểu Louis tinh xảo. Vật liệu đều làm từ gỗ quý hay cẩm thạch. Nhờ đó mà trải qua hơn trăm năm, ngôi nhà vẫn giữ nguyên vẻ đẹp khiến không ít người trầm trồ khi có dịp ghé thăm.

Trên đầu cột và vòm cửa chạm nổi hoa văn. Các tủ, bàn, ghế được chạm trổ theo kiểu Louis tinh xảo. Vật liệu đều làm từ gỗ quý hay cẩm thạch. Nhờ đó mà trải qua hơn trăm năm, ngôi nhà vẫn giữ nguyên vẻ đẹp khiến không ít người trầm trồ khi có dịp ghé thăm.

Qua thăng trầm của thời gian, công trình được bảo quản gần như nguyên vẹn có hơn 350 khuôn biển trang trí, đại tự, liễn khảm xà cừ và 70 cổ vật. Trong nhà còn có các đồ dùng quý như tủ, ghế khảm xà cừ, bàn đá cẩm thạch, đồ sứ Trung Quốc và Việt Nam thế kỷ 17-18. Nổi bật là giường Thất Bảo lát những tấm đá cẩm thạch màu sắc khác nhau, chân chạm nổi hoa lá, khảm xà cừ và hai bộ đi văng bằng đá cẩm thạch màu trắng vân đen.

Qua thăng trầm của thời gian, công trình được bảo quản gần như nguyên vẹn có hơn 350 khuôn biển trang trí, đại tự, liễn khảm xà cừ và 70 cổ vật. Trong nhà còn có các đồ dùng quý như tủ, ghế khảm xà cừ, bàn đá cẩm thạch, đồ sứ Trung Quốc và Việt Nam thế kỷ 17-18. Nổi bật là giường Thất Bảo lát những tấm đá cẩm thạch màu sắc khác nhau, chân chạm nổi hoa lá, khảm xà cừ và hai bộ đi văng bằng đá cẩm thạch màu trắng vân đen.

Chiếc đàn kìm, nhạc cụ cơ bản của nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ, cũng là chi tiết trang trí được chạm trổ trong nhà.

Chiếc đàn kìm, nhạc cụ cơ bản của nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ, cũng là chi tiết trang trí được chạm trổ trong nhà.

Nhà Đốc Phủ Hải được xem là ngôi nhà cổ còn bảo quản hoàn chỉnh nhất. Nhiều người nước ngoài đến tham quan cũng bày tỏ sự ngưỡng mộ vẻ đẹp của ngôi nhà. Một du khách đến từ Anh chia sẻ đây là lần đầu tiên cô có dịp tận mắt chiêm ngưỡng một ngôi nhà giá trị như vậy. "Đây cũng là lần đầu tiên tôi đến Việt Nam. Các công trình kiến trúc ở đây kích thích sự tò mò của tôi rất nhiều", nữ du khách nói.

Nhà Đốc Phủ Hải được xem là ngôi nhà cổ còn bảo quản hoàn chỉnh nhất. Nhiều người nước ngoài đến tham quan cũng bày tỏ sự ngưỡng mộ vẻ đẹp của ngôi nhà. Một du khách đến từ Anh chia sẻ đây là lần đầu tiên cô có dịp tận mắt chiêm ngưỡng một ngôi nhà giá trị như vậy. “Đây cũng là lần đầu tiên tôi đến Việt Nam. Các công trình kiến trúc ở đây kích thích sự tò mò của tôi rất nhiều”, nữ du khách nói.

Nhà Đốc Phủ Hải là công trình kiến trúc nghệ thuật đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia năm 1994.

Nhà Đốc Phủ Hải là công trình kiến trúc nghệ thuật đã được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia năm 1994.

CLICK XEM THÊM TOUR DU LỊCH MIỀN TÂY VỚI GIÁ ƯU ĐÃI CỰC TỐT TỪ IVIVU.COM

Theo Hồng Hà – Sơn Nghĩa/Vnexpress

1 Shares

‘Con đường siro’ Gò Công đỏ mọng đến không chịu nổi

Tầm tháng 6, tháng 7, về vùng đất Gò Công, tỉnh Tiền Giang, ngoài cây sơri đỏ trĩu cành, khách lãng du càng không thể quên những hàng cây siro đỏ mọng hai bên đường, mê hoặc lòng người.Xem thêm: Du lịch miền Tây

Du lịch Tiền Giang check-in ‘con đường siro’ Gò Công đỏ mọng đến không chịu nổi

Con đường siro xanh mướt, điểm xuyết những chùm trái chín mộng - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Con đường siro xanh mướt, điểm xuyết những chùm trái chín mộng – Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Con đường nhỏ ngoằn ngoèo trong ấp Giồng Lãnh 1, xã Tăng Hòa, huyện Gò Công Đông những ngày này rất tấp nập khách du lịch Tiền Giang.

Ngoài dân địa phương, ở đây còn thu hút rất nhiều khách du lịch Tiền Giang đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp của một con đường được phủ một màu xanh rờn của hàng cây siro, điểm xuyết giữa nền lá xanh là những chùm quả chín mọng, rất bắt mắt.

Trên đoạn đường đi qua nhà ông Nguyễn Văn Vũ và một số nhà gần đó, cây siro được trồng thành hàng nối tiếp nhau kéo dài, là điểm được nhiều người ghé nhất.

Ông Vũ cho biết khoảng nửa tháng nay, ông không còn thời gian rảnh vì bận tiếp khách. Trong đó chủ yếu là những vị khách lạ từ khắp nơi đổ về đây ngắm nhìn, chụp hình hàng sirô trước cửa nhà ông.

Ông Vũ trồng hàng cây này khoảng 6 năm nay, hợp thổ nhưỡng nên cây phát triển rất nhanh. Từ hai gốc ban đầu được trồng làm kiểng trước cổng, đến nay ông đã có hàng chục gốc siro.

Ngoài gia đình ông Vũ, một số gia đình xung quanh cũng trồng từ một vài đến vài chục gốc để tạo cảnh quan, và dần hình thành một đoạn đường cây siro.

Cây siro cũng mang lại hiệu quả kinh tế khá. Ông Vũ cho hay với 2 cây được trồng trước cổng, ông hái được khoảng 50kg trái và bán với giá 20.000 đồng mỗi ký.

Ngoài ra, từ loại trái này, ông làm ra nhiều sản phẩm khác như mứt, rượu, nước siro… để bán.

Ông Nguyễn Văn Vũ - ấp Giồng Lãnh 1, xã Tăng Hòa, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang - rót ly nước siro do mình làm mời khách - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Ông Nguyễn Văn Vũ – ấp Giồng Lãnh 1, xã Tăng Hòa, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang – rót ly nước siro do mình làm mời khách – Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Khách đến tham quan được chủ nhà mời thưởng thức nước siro - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Khách đến tham quan được chủ nhà mời thưởng thức nước siro – Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Một gốc siro được trồng trước cổng nhà dân - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Một gốc siro được trồng trước cổng nhà dân – Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Hàng siro mọc ven đường cho trái trĩu cành - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Hàng siro mọc ven đường cho trái trĩu cành – Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Ông Nguyễn Văn Vũ - ấp Giồng Lãnh 1, xã Tăng Hòa, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang - chăm sóc cây - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Ông Nguyễn Văn Vũ – ấp Giồng Lãnh 1, xã Tăng Hòa, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang – chăm sóc cây – Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Những trái siro chín mọng trông rất bắt mắt - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Những trái siro chín mọng trông rất bắt mắt – Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Cụ Đinh Thị Ráng - 75 tuổi, ngụ xã Bình Ân, huyện Gò Công Đông - cũng được con cháu chở đến tham quan hàng siro - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Cụ Đinh Thị Ráng – 75 tuổi, ngụ xã Bình Ân, huyện Gò Công Đông – cũng được con cháu chở đến tham quan hàng siro – Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Rất nhiều bạn trẻ đến tham quan - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Rất nhiều bạn trẻ đến tham quan – Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Rất nhiều người đổ xô đến đoạn đường siro này để chụp hình - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Rất nhiều người đổ xô đến đoạn đường siro này để chụp hình – Ảnh: MẬU TRƯỜNG

CLICK XEM THÊM TOUR DU LỊCH MIỀN TÂY VỚI GIÁ ƯU ĐÃI CỰC TỐT TỪ IVIVU.COM

Theo Mậu Trường/Tuổi trẻ

1 Shares

Lăng mộ của ông ngoại vua Tự Đức ở miền Tây

Trong lăng Hoàng Gia có mộ phần của ông Phạm Đăng Hưng, là thân sinh Hoàng thái hậu Từ Dũ – mẹ vua Tự Đức.Xem thêm: Du lịch miền Tây

Du lịch Tiền Giang tham quan lăng mộ của ông ngoại vua Tự Đức

Lăng Hoàng Gia (thị xã Gò Công, Tiền Giang) có diện tích khoảng 3.000 m2, là nơi thờ tự và lăng mộ của dòng họ Phạm Đăng, trong đó có ông Phạm Đăng Hưng (1764 - 1825 ), hậu duệ đời thứ tư. Ông Phạm Đăng Hưng là Lễ bộ Thượng thư Đức Quốc công và là ông ngoại vua Tự Đức. Một năm sau khi ông mất, triều đình nhà Nguyễn cho xây dựng mộ theo kiến trúc dành cho lăng tẩm cho đại thần thời bấy giờ.

Lăng Hoàng Gia (thị xã Gò Công, Tiền Giang) có diện tích khoảng 3.000 m2, là nơi thờ tự và lăng mộ của dòng họ Phạm Đăng, trong đó có ông Phạm Đăng Hưng (1764 – 1825 ), hậu duệ đời thứ tư. Ông Phạm Đăng Hưng là Lễ bộ Thượng thư Đức Quốc công và là ông ngoại vua Tự Đức. Một năm sau khi ông mất, triều đình nhà Nguyễn cho xây dựng mộ theo kiến trúc dành cho lăng tẩm cho đại thần thời bấy giờ.

Cổng vào được xây theo lối tam quan cách điệu, trên mái lợp ngói lưu ly, đỉnh chạm trổ tượng mang hình ảnh "lý ngư vọng nguyệt" (cá chép trông trăng) thể hiện cho sự thanh cao của chủ nhân.

Cổng vào được xây theo lối tam quan cách điệu, trên mái lợp ngói lưu ly, đỉnh chạm trổ tượng mang hình ảnh “lý ngư vọng nguyệt” (cá chép trông trăng) thể hiện cho sự thanh cao của chủ nhân.

Bên trong là khu lăng mộ của dòng họ Phạm Đăng, nổi bật nhất là mộ phần của ông ngoại vua Tự Đức. Mộ ông Phạm Đăng Hưng được táng trên gò cao có dáng mai rùa, diện tích khoảng 800 m2. Mộ xây theo hình bát giác, trong quan ngoài quách, mang dáng dấp của một chiếc mũ quan.

Bên trong là khu lăng mộ của dòng họ Phạm Đăng, nổi bật nhất là mộ phần của ông ngoại vua Tự Đức. Mộ ông Phạm Đăng Hưng được táng trên gò cao có dáng mai rùa, diện tích khoảng 800 m2. Mộ xây theo hình bát giác, trong quan ngoài quách, mang dáng dấp của một chiếc mũ quan.

Vòng quanh mộ được trang trí tinh xảo với nhiều phù điêu như búp sen, cá hóa rồng… Phía sau mộ là hoành phi có khảm trai hình tượng ngũ lân; tượng trưng cho ngũ tước là công, hầu, bá, tử, nam; ngụ ý năm đời đều danh giá. Nếu có dịp du lịch Tiền Giang bạn nhớ ghé đến đây tham quan nhé.

Những bức phù điêu trang trí trên mộ được xây dựng thêm vào thời vua Khải Định. Dưới bàn tay nghệ nhân cung đình Huế, các phù điêu cá chép, lân, rồng... được chế tác tinh xảo, thể hiện sự quyền quý của một bậc đại thần.

Những bức phù điêu trang trí trên mộ được xây dựng thêm vào thời vua Khải Định. Dưới bàn tay nghệ nhân cung đình Huế, các phù điêu cá chép, lân, rồng… được chế tác tinh xảo, thể hiện sự quyền quý của một bậc đại thần.

Cạnh lăng mộ là hai nhà bia do vua Tự Đức và Thành Thái ban tặng, để khắc ghi công lao của ông Phạm Đăng Hưng. Nổi bật và ly kỳ hơn cả là tấm bia do vua Tự Đức dựng năm 1858. "Tấm bia khi trên đường chuyển vào lăng thì bị quân Pháp lấy làm mộ bia cho Đại úy Barbé. Chính vì vậy trên bia giờ có hình cây thánh giá và tiếng Pháp. Những năm 1980, bia đá được tìm thấy khi giải tỏa một nghĩa trang ở Sài Gòn. Tính ra tấm bia mang tên hai người này đã luân lạc hơn trăm năm", ông Phan Văn Dũng (56 tuổi), người trông coi lăng gần chục năm nay, cho biết.

Cạnh lăng mộ là hai nhà bia do vua Tự Đức và Thành Thái ban tặng, để khắc ghi công lao của ông Phạm Đăng Hưng. Nổi bật và ly kỳ hơn cả là tấm bia do vua Tự Đức dựng năm 1858. “Tấm bia khi trên đường chuyển vào lăng thì bị quân Pháp lấy làm mộ bia cho Đại úy Barbé. Chính vì vậy trên bia giờ có hình cây thánh giá và tiếng Pháp. Những năm 1980, bia đá được tìm thấy khi giải tỏa một nghĩa trang ở Sài Gòn. Tính ra tấm bia mang tên hai người này đã luân lạc hơn trăm năm”, ông Phan Văn Dũng (56 tuổi), người trông coi lăng gần chục năm nay, cho biết.

Cạnh khu lăng mộ là từ đường được cất theo kiến trúc cung đình, để thờ những người trong dòng tộc Phạm Đăng. Hiện nay, ngôi nhà bao gồm một nhà thờ, nhà khách, nhà kho và công trình phụ.

Cạnh khu lăng mộ là từ đường được cất theo kiến trúc cung đình, để thờ những người trong dòng tộc Phạm Đăng. Hiện nay, ngôi nhà bao gồm một nhà thờ, nhà khách, nhà kho và công trình phụ

.Vào năm 1888, vua Thành Thái lên ngôi, chuẩn bị vào viếng lăng nên cho trùng tu. Năm 1921, vua Khải Định tiếp tục sửa sang lại lăng. Vì vậy, kiến trúc lăng hiện nay mang nét Á - Âu kết hợp.  Mặt tiền với những cửa vòm và phù điêu hoa lá theo lối kiến trúc phương Tây, hàng cột có câu đối chữ Hán theo lối kiến trúc phương Đông. Chính giữa là dùng chữ "Đức Quốc Công Từ", do vua Tự Đức truy phong khi ông Phạm Đăng Hưng mất.

Vào năm 1888, vua Thành Thái lên ngôi, chuẩn bị vào viếng lăng nên cho trùng tu. Năm 1921, vua Khải Định tiếp tục sửa sang lại lăng. Vì vậy, kiến trúc lăng hiện nay mang nét Á – Âu kết hợp. Mặt tiền với những cửa vòm và phù điêu hoa lá theo lối kiến trúc phương Tây, hàng cột có câu đối chữ Hán theo lối kiến trúc phương Đông. Chính giữa là dùng chữ “Đức Quốc Công Từ”, do vua Tự Đức truy phong khi ông Phạm Đăng Hưng mất.

Bên trong lăng xây theo kiến trúc ba gian hai chái, với những cột chịu lực dựng song song. Bên trong bài trí các gian thờ ông Phạm Đăng Hưng và người trong dòng họ.

Bên trong lăng xây theo kiến trúc ba gian hai chái, với những cột chịu lực dựng song song. Bên trong bài trí các gian thờ ông Phạm Đăng Hưng và người trong dòng họ.

Nhà từ đường làm chủ yếu bằng gỗ sơn son thếp vàng, do những nghệ nhân xứ Huế thực hiện.

Nhà từ đường làm chủ yếu bằng gỗ sơn son thếp vàng, do những nghệ nhân xứ Huế thực hiện.

Bàn thờ ông Phạm Đăng Hưng ở vị trí chính giữa. Năm 2018, con cháu dòng họ đặt thêm tượng bán thân Hoàng thái hậu Từ Dũ, người được gọi là bậc mẫu nghi thiên hạ.

Bàn thờ ông Phạm Đăng Hưng ở vị trí chính giữa. Năm 2018, con cháu dòng họ đặt thêm tượng bán thân Hoàng thái hậu Từ Dũ, người được gọi là bậc mẫu nghi thiên hạ.

Trong khuôn viên lăng còn có giếng nước cổ xây bằng gạch vồ. Qua hàng trăm năm, nước trong giếng luôn đầy và trong vắt.

Trong khuôn viên lăng còn có giếng nước cổ xây bằng gạch vồ. Qua hàng trăm năm, nước trong giếng luôn đầy và trong vắt.

CLICK XEM THÊM TOUR DU LỊCH MIỀN TÂY VỚI GIÁ ƯU ĐÃI CỰC TỐT TỪ IVIVU.COM

Theo Quỳnh Trần/ Vnexpress

1 Shares

Cuối tuần vi vu về xứ Gò Công

Sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn, duyên nợ với Gò Công đã hơn 20 năm và cũng ngần ấy năm trời đi về, vậy mà xem chừng tôi vẫn chưa đi hết mọi ngóc ngách nơi đây.Xem thêm: Du lịch miền Tây

Cuối tuần vi vu về xứ Gò Công

Đình cổ Tân Đông

Đình cổ Tân Đông

Biết tôi hay đi về Sài Gòn – Gò Công (Tiền Giang) qua những tấm hình đăng trên trang cá nhân, bạn bè thường hỏi thăm và nhờ chỉ dùm ở đó có gì hấp dẫn, chỗ nào tham quan, chỗ nào ăn, chỗ nào chơi và nhất là có thể đi về trong ngày hay không.

Tôi xin kể ra vài nơi chốn ở vùng đất đặc biệt này, để bạn mình sắp xếp tham quan một chuyến cho biết nếu chưa từng đặt chân đến đây lần nào. Nếu có thời gian nhiều hơn, bạn vẫn có thể dành thời gian ở lại một vài hôm nữa, biết đâu sẽ khám phá thêm nhiều điều thú vị hơn mà chính tôi cũng không biết.Cổng vào lăng Hoàng gia

Cổng vào lăng Hoàng giahttps://www.ivivu.com/hothotel/?placeslug=can-tho&number=1&width=481

Nếu từ TP.HCM, bạn chạy xe máy theo quốc lộ 50 gần hai giờ đồng hồ sẽ đến thị xã, nếu may mắn không bị kẹt xe. Dọc đường, nếu đói có thể ghé chợ Trạm ngay dưới chân cầu chợ Trạm, làm tô cháo lòng vừa thổi vừa ăn với giá rẻ mà chất lượng.

Trước khi đến trung tâm thị xã, bạn có thể ghé thăm lăng Hoàng gia, khu thờ phượng và an nghỉ của Quốc công Phạm Đăng Hưng – cha của bà Từ Dụ, mẹ Vua Tự Đức ở Gò Sơn Qui, ngay gần cầu Sơn Qui.Lăng Hoàng gia

Lăng Hoàng gia

Về tới thị xã Gò Công, bạn hãy dạo một vòng thị xã, qua những con đường ngang dọc. Nhớ ghé qua thăm nhà Đốc phủ Hải, một trong những kiến trúc cổ có tiếng, sẵn tiện chạy quãng đường rất ngắn tới chợ Gò Công, có rất nhiều món ngon có thể mang về làm quà như bánh tét, mắm tôm chua, mắm còng và cả nước màu từ đường thốt nốt.

Nếu có đói bụng, cứ ghé bất kỳ quán hủ tiếu nào cũng được thưởng thức món hủ tiếu dai mềm với củ cải trắng ngâm dấm đường ớt, ngon khó cưỡng.Tổ chim dòng dọc

Tổ chim dòng dọc

Muốn tìm chỗ nghỉ mệt làm ly cafe cho tỉnh táo, bạn chạy qua cầu Trương Định, tới khu đô thị mới của Gò Công với bao la cà phê với giá bình dân.

Đến xã Tân Đông, huyện Gò Công Đông, nơi có ngôi đền cổ hơn trăm năm tuổi nằm đan xen với rễ cây bồ đề, nhớ cẩn thận khi đến thăm đền vì ngôi đền đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng và chờ sửa chữa.

Rời đình Tân Đông, bạn có thể chạy thẳng về biển Tân Thành, nơi nuôi nghêu có tiếng ở Tiền Giang, thưởng thức đủ thứ hải sản tươi ngon, cũng như hít thở, tận hưởng “vitamin sea”. Có điều hơi đáng tiếc một chút là vùng biển này không thích hợp để vùng vẫy như Vũng Tàu đâu nha.Hủ tiếu gà Bà Năm

Hủ tiếu gà Bà Năm

Giờ là lúc nắng tàn, lên xe trở về thị xã và trên đường về ghé ấp Giồng Lãnh 1, xã Tăng Hòa, huyện Gò Công Đông, thăm con đường siro đẹp mắt dọc hai bên đường, chụp hình với những cành siro trĩu trái đỏ mọng, căng tròn rồi ghé vô nhà dân thưởng thức ly siro đá ngọt lịm, thơm phức, mua thêm vài chai về làm quà cũng như để dành làm nước uống, hay làm rau câu nhờ màu đỏ tươi rất đẹp.

Con đường này thật ra không dài lắm, nên cũng không mất nhiều thời gian của bạn lắm đâu.

Chuyến về, nếu tới thị xã gần 17h, đừng quên qua cầu Long Chánh, ghé quán hủ tiếu gà bà Năm làm tô hủ tiếu đùi gà đất, bẹ gà với tô lòng gà trứng non chỉ vài chục ngàn đồng. Mà nhớ cho nhiều củ cải trắng ngâm dấm đường nữa mới đúng điệu sành ăn, cả chén muối ớt tươi chấm gà mới gọi là quá đã.Hải sản Tẻ bến đò

Hải sản Tẻ bến đò

Hành trình đi về đừng vội vàng gì, dành chút thời gian ghé vô quán Tẻ bến đò bên bờ sông Vàm cỏ, theo ngõ ấp Muôn Nghiệp hay Mỹ Xuân gì cũng được, trước khi qua cầu Mỹ Lợi trở lại Sài Gòn mới gọi là trọn vẹn cho một chuyến đi.

Quán không chỉ phục vụ các món đặc sản vùng sông nước, mà còn có thể nhờ mấy cô phục vụ rặt giọng Nam bộ ca cho nghe vài bài, hay vài câu vọng cổ thật mùi mẫn mà chẳng đòi hỏi tiền bạc gì hết.

Đừng bỏ qua món dộp nướng mỡ hành chấm nước mắm chua ngọt ngon hết biết mà nhiều quán ốc Sài Gòn vẫn không có trong menu đâu đó.

Một ngày ngắn ngủi dành cho Gò công coi như đã qua rồi đó, tôi chắc rằng bạn sẽ lưu luyến nơi này và trở lại thêm vài lần nữa vì vẫn còn chưa thể nào tận hưởng hết nhiều điều hấp dẫn trong vòng một ngày nhưng chắc chắn những gì của chuyến đi này rất ấn tượng và khó quên đó. Không gì bằng dành ngày cuối tuần và lên đường nhanh bạn nha, chúc bạn một chuyến đi vui vẻ và tận hưởng hết những gì mình vừa kể trên, biết đâu bạn còn phát hiện thêm nhiều điểm hấp dẫn khác và chia sẻ cho mọi người cùng biết thì hay biết mấy.

 CLICK XEM THÊM TOUR DU LỊCH MIỀN TÂY VỚI GIÁ ƯU ĐÃI CỰC TỐT TỪ IVIVU.COM

Theo Hồng Nguyễn/Tuổi Trẻ

0 Shares