Mê mẩn những ngôi nhà cổ được dân làng xem là ‘báu vật’

Quá mê mẩn trước vẻ đẹp của các căn nhà cổ ở nơi đây, vị khách Hàn Quốc phải thốt lên rằng “Bomul” (nghĩa là “báu vật”) rồi xin ở lại nhà để chiêm ngưỡng những gì tinh tuý nhất từ ngôi nhà ấy.

Làng Hội Kỳ thuộc xã Hải Chánh (huyện Hải Lăng, Quảng Trị) được thành lập cách đây hơn 400 năm. Ngôi làng nằm nép mình bên dòng Ô Lâu thơ mộng, phân cách một phần ranh giới giữa tỉnh Quảng Trị và TT-Huế.

cong-lang-hoi-ky-tinh-quang-tri
Cổng làng Hội Kỳ thuộc xã Hải Chánh (huyện Hải Lăng, Quảng Trị).

nha-co-tai-lang-hoi-ky-quan-tri-viet-nam-01
Kết cấu những ngôi nhà cổ này khá thấp.

Cùng với vẻ đẹp dân dã của miền quê trù phú, nét độc đáo được nhiều người biết đến của ngôi làng này chính là việc ở đây có 20 căn nhà có tuổi đời trên 100 năm được dân làng giữ gìn qua nhiều thế hệ.

Một số cụ cao niên tại làng Hội Kỳ cho biết, trước năm 1975, tại làng này có hơn 100 ngôi nhà cổ với giá bán là hàng chục cây vàng lúc bấy giờ.

Theo thời gian với nhiều biến động lịch sử, đến nay số lượng nhà cổ đã giảm đi chỉ còn lại khoảng 20 căn và làng Hội Kỳ được xem là ngôi làng cổ nhất ở tỉnh Quảng Trị.

nha-co-tai-lang-hoi-ky-quan-tri-viet-nam-02
nha-co-tai-lang-hoi-ky-quan-tri-viet-nam-03
Không gian thờ tự trong các ngôi nhà cổ ở Hội Kỳ.

Tìm hiểu của PV được biết, 5 ngôi nhà cổ nhất làng Hội Kỳ thuộc về sở hữu của 5 gia đình giàu có ngày trước là Chánh tổng Tổng An Thư tên là Dương Văn Chương; ông Dương Quang Trì (còn gọi là Bảng Trì), ông Dương Quang Thùy, ông giáo Độ và ông Ký.

Có một ngôi nhà khác ở làng Hội Kỳ được mua từ nơi khác về, dựng lại, có niên đại 200 năm của ông Dương Văn Ngọc, hiện còn nguyên vẹn.

Theo ông Nguyễn Văn Đản (một người dân làng Hội Kỳ), vào năm 2019, một du khách người Hàn Quốc đến làng Hội Kỳ tham quan và tìm đến ngôi nhà cổ của gia đình ông Dương Văn Chương.

nha-co-tai-lang-hoi-ky-quan-tri-viet-nam-04
nha-co-tai-lang-hoi-ky-quan-tri-viet-nam-05
Tranh, câu đối được chủ nhà treo tường phía trên các cánh cửa.

Tại đây, trước vẻ đẹp “mê mẩn” của ngôi nhà cổ, vị khách này đã phải thốt lên rằng “Bomul” (nghĩa là “báu vật”) rồi xin được ở lại qua đêm trong căn nhà để tham quan, thưởng ngoạn vẻ đẹp của các căn nhà cổ trong làng cũng như cảm nhận nét yên bình của vùng quê Quảng Trị.

Căn nhà gỗ vô giá

Từ lời giới thiệu của một cụ cao niên, chúng tôi tìm đến căn nhà của 2 anh em ông Dương Văn Mạnh và chị Dương Thị Ngọc – căn nhà cổ được xem là tiêu biểu nhất của làng Hội Kỳ.

nha-co-tai-lang-hoi-ky-quan-tri-viet-nam-06
nha-co-tai-lang-hoi-ky-quan-tri-viet-nam-07
Nội thất trong nhà được gia chủ treo các bức hoành phi, bức liễn, câu đối…

Ngôi nhà có tên là Tích Khánh Đường, nguyên gốc là của ông Dương Văn Chương, sau đó truyền lại thêm một đời rồi mới đến ông Dương Văn Mạnh cùng chị Dương Thị Ngọc ở ngay sát bên trông coi.

Ông Mạnh cho biết, ông từng có thời gian công tác tại bưu điện Quảng Nam – Đà Nẵng. Sau ngày giải phóng, ông trở về quê sinh sống tại làng Hội Kỳ.

“Khi ấy, ngôi nhà này từng được trả tới tận gần 50 cây vàng, quy ra giá trị tới khoảng 19.000 tiền miền Bắc nhưng dòng tộc tôi quyết giữ lại và không bao giờ bán vì nó là vô giá”, ông Mạnh cho biết.

nha-co-tai-lang-hoi-ky-quan-tri-viet-nam-08
Những hiện vật được gìn giữ qua nhiều thế hệ.

nha-co-tai-lang-hoi-ky-quan-tri-viet-nam-09
 Do tồn tại quá lâu nên đã xuất hiện dấu hiệu xuống cấp trong một số ngôi nhà.

Nhấp ngụm trà đặc được rót từ bình trà cổ, ông Mạnh cho biết thêm, cũng giống như kiến trúc những căn nhà cổ khác tại làng Hội Kỳ, ngôi nhà này có chiều ngang 12,3m, rộng 9,5m theo kiến trúc 3 gian 2 chái.

Để dựng được căn nhà này, chủ nhân ban đầu phải dùng tới 49 cột gỗ mít, mỗi cột phải đặt đúng quy định, cách nhau dưới 1,5m.

nha-co-tai-lang-hoi-ky-quan-tri-viet-nam-10
nha-co-tai-lang-hoi-ky-quan-tri-viet-nam-11
Nhà thờ cổ họ Nguyễn tại Hội Kỳ.

“Nhà có dãy cửa bảng khoa với 18 lá và mái được lợp từ 45.000 viên ngói, kết dính với nhau bằng đất sét hoặc vôi (thay cho xi măng ngày nay).

Gian giữa là nơi thờ tự có treo bức hoành phi ghi “Tích Khánh Đường” bằng bằng chữ Hán. Hai bên có 4 bốn bức liễn chữ Hán mang tính giáo dục cháu con đời sau”, ông Mạnh tâm sự.

nha-co-tai-lang-hoi-ky-quan-tri-viet-nam-12
Nhà cổ ở Hội Kỳ chủ yếu được làm từ gỗ mít, có thiết kế với 3 gian và 2 chái.

Cụ Nguyễn Văn Bách – một người cao tuổi tại làng Hội Kỳ cho biết, trong số hàng chục ngôi nhà cổ còn sót lại tại làng, nhiều ngôi nhà được thiết kế theo kiểu nhà rường với chất liệu chủ yếu bằng gỗ mít.

Trước đây, tùy vào nhu cầu và điều kiện của mỗi gia đình mà nhà được thiết kế khác nhau nhưng nhiều nhất vẫn là kiểu 3 gian 2 chái hoặc 1 gian 2 chái.

nha-co-tai-lang-hoi-ky-quan-tri-viet-nam-13
nha-co-tai-lang-hoi-ky-quan-tri-viet-nam-14
Những hoạ tiết chạm trổ trong Tích Khánh Đường.

nha-co-tai-lang-hoi-ky-quan-tri-viet-nam-15
Đầu rồng ở các vì kèo, biểu tượng của sự sung túc, quyền lực trong làng quê thời đó.

Nhìn chung, những ngôi nhà ở đây có một nét chung là hơi thấp nhưng mát vào mùa hè và ấm vào mùa đông, có thể chống được bão.

“Những ngôi nhà cổ ở làng Hội Kỳ là nơi lưu giữ nhiều giá trị về văn hóa, kiến trúc rất đặc trưng của làng quê Việt Nam.

Nơi đây còn là biểu tượng cho sự tài hoa trong việc xây dựng kiến trúc của thế hệ đi trước. Trước sự biến mất dần những mái nhà cổ, nhiều năm qua người dân Hội Kỳ đang cố gắng tìm cách để bảo tồn và phát huy những gì còn lại”, cụ Bách chia sẻ.

Bảo Lâm – Quang Thành – Vietnamnet

0 Shares

Mùa lúa chín vùng cao trong ấn tượng người làm du lịch

Những chuyến đi ngắm lúa cho Mạnh Tú nhiều trải nghiệm đáng nhớ, không chỉ chụp ảnh, anh còn kết hợp đi thiện nguyện.

Lý Mạnh Tú (thường gọi Trane Lee), sinh năm 1989, hiện sống và làm cho một công ty du lịch tại Hà Nội. Anh đam mê những hành trình ngắm mùa lúa chín vùng cao miền Bắc từ 2015 đến nay. Lần gần nhất, Tú chụp ảnh mùa lúa chín là vào tháng 7/2021 tại thung lũng Bắc Sơn, Lạng Sơn.

“Cuộc sống thật tẻ nhạt nếu không đặt chân đến chiêm ngưỡng mùa lúa chín và những kiệt tác ruộng bậc thang vùng cao”, anh Tú mở lời như trên khi nói về các chuyến đi vừa qua, cũng bày tỏ mong muốn dịch bệnh qua mau để tiếp tục những chặng đường mới.

Đến thị trấn Bắc Sơn, anh Tú ấn tượng với dòng nước trong xanh chảy qua thung lũng nhuộm vàng óng màu lúa chín. Điểm nhấn của thung lũng Bắc Sơn, ngoài thảm lúa chín còn là những nếp nhà sàn truyền thống của dân tộc Tày, Nùng của 400 hộ tại làng văn hóa du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn thuộc xã Quỳnh Sơn. Làng nằm sát thị trấn Bắc Sơn, có kiến trúc đồng nhất, tựa lưng vào dãy núi đá vôi, cửa nhà quay về hướng nam, tạo không gian thoáng mát, hài hòa với thiên nhiên.

Ngoài việc ghi lại góc ảnh trên cao, anh Tú còn thả bộ trên đường quê, hòa mình vào nắng chiều trên cánh đồng thoang thoảng hương lúa chín, lúc này người dân đã ngưng công việc đồng áng trở về nhà.

Nhớ lại lần đầu đi săn lúa chín, anh chàng Hà Nội kể về tháng 9/2015, lần đầu lái môtô qua các cung đường lúa ở Yên Bái, từ Tú Lệ, Khau Phạ, Chế Cu Nha, La Pán Tẩn cho tới Lao Chải, Sáng Nhù. Anh đặc biệt choáng ngợp trước ruộng bậc thang mâm xôi kỳ vĩ tại La Pán Tẩn. Đồi mâm xôi này là một biểu tượng, điểm đến yêu thích của du khách khi tới Mù Cang Chải.

Nếp nhà yên bình trong làn mây lảng bảng bên sườn đồi Mù Cang Chải. Người dân tộc H’Mông cải tạo sườn núi thành ruộng bậc thang từ hàng trăm năm trước và đến nay vẫn dùng để trồng trọt.

Trong hai tháng 8 – 9/2020, Tú lên đường khám phá mùa lúa chín tại Cao Bằng và Hà Giang. Với tâm hồn yêu thiên nhiên, thích khám phá những điều mới mẻ, chia sẻ cảnh đẹp đất nước đến với mọi người nên dần dần Tú mê nhiếp ảnh. Hành trình xê dịch luôn có vợ ủng hộ, đi cùng và mang niềm đam mê vào nghề kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ du lịch.

Trên hình là dòng Quây Sơn uốn lượn qua những thửa ruộng lúa chín vàng và dãy núi đá vôi trùng điệp tựa bức tranh thủy mặc nơi biên cương Cao Bằng.

Mùa vàng yên bình tại Cao Bằng. Đoạn đường nối thị trấn Trùng Khánh với xã Phong Nậm dài khoảng 10 km được đánh giá là nơi sở hữu nhiều khung cảnh mùa vàng gây ấn tượng với du khách.

Bình minh trên những thửa ruộng bậc thang sắp chín tại Bản Phùng, Hoàng Su Phì, Hà Giang. Bản Phùng và Bản Luốc ở Hà Giang là nơi có ruộng bậc thang cao nhất Việt Nam. Hoàng Su Phì cũng là nơi có lúa chín muộn nhất cả nước, thường thời điểm lúa chín các bản không đều mà rải rác vào cuối tháng 9 sang giữa tháng 10.

Con đường từ thị trấn Vinh Quang lên Bản Phùng, Hoàng Su Phì uốn lượn mềm mại như dải lụa, nhưng cheo leo, hiểm trở với một bên vách núi, bên kia là vực sâu thẳm khiến các tay lái phải tập trung cao độ, nhưng bù lại du khách có thể phóng tầm mắt ngắm các thửa ruộng bậc thang cao ngút như “nấc thang bắc lên trời”.

Ngoài cung đường lúa chín ở Thông Nguyên – Nậm Khòa – Tả Sử Choong – Bản Phùng ở Hoàng Su Phì, du khách còn có thể ngắm lúa tại thảo nguyên Suôi Thầu (ảnh), cách thị trấn Cốc Pài, huyện Xín Mần, Hà Giang gần 5 km.

Suôi Thầu nằm độ cao khoảng 1.100 m so với mặt nước biển, còn giữ được những nét hoang sơ, hùng vĩ của núi đồi bao la và nương lúa của bà con dân tộc bản địa.

Những đứa trẻ bắt gặp trên đường ở Suôi Thầu. Trong quá trình làm du lịch, ngoài ngắm mùa lúa chín, anh Tú còn hướng đến các chuyến đi thiện nguyện với mong muốn mang niềm vui nhỏ cho trẻ em vùng cao. Một trong những trải nghiệm đáng nhớ nhất là anh vượt môtô qua cung đường sình lầy sau mưa để hỗ trợ bữa ăn cho trẻ em H’Mông có hoàn cảnh khó khăn ở Suôi Thầu và Chúng Trải thuộc thị trấn Cốc Pài.

Huỳnh PhươngVnexpress
Ảnh: Lý Mạnh Tú

0 Shares

Nhịp sống ở làng đá cổ Nà Vị

CAO BẰNG – Làng đá cổ với gần 100 ngôi nhà đá nhuộm màu thời gian cùng nhịp sống yên bình của người Tày hứa hẹn là điểm đến mới.

Hiện tại Cao Bằng là địa phương duy nhất cả nước chưa có ca mắc Covid-19. Khi dịch trên cả nước tạm lắng, du khách gần xa có dịp đến tham quan, trải nghiệm non nước Cao Bằng. Một trong những điểm đến yên bình là làng cổ Nà Vị, xã Minh Long, huyện Hạ Lang cách TP Cao Bằng khoảng 100 km. Nà Vị nép mình dưới chân núi Phja Cao, xung quanh là màu xanh mướt của những rặng tre và đồng ruộng mênh mông. Khu vực này gần sông Quây Sơn, tạo thành biên giới tự nhiên với Trung Quốc ở phía bắc.
Hiện tại Cao Bằng là địa phương duy nhất cả nước chưa có ca mắc Covid-19. Khi dịch trên cả nước tạm lắng, du khách gần xa có dịp đến tham quan, trải nghiệm non nước Cao Bằng. Một trong những điểm đến yên bình là làng cổ Nà Vị, xã Minh Long, huyện Hạ Lang cách TP Cao Bằng khoảng 100 km. Nà Vị nép mình dưới chân núi Phja Cao, xung quanh là màu xanh mướt của những rặng tre và đồng ruộng mênh mông. Khu vực này gần sông Quây Sơn, tạo thành biên giới tự nhiên với Trung Quốc ở phía bắc.
[Caption]c
Nà Vị có khoảng 100 hộ gia đình, chủ yếu là dân tộc Tày, sống trong những ngôi nhà làm bằng đá tồn tại hàng trăm năm, một trong những nơi lưu giữ dấu tích của thành nhà Mạc ở Hạ Lang, Cao Bằng. Anh Hà Kim Cương, chủ fanpage Cao Bằng Hóng, vừa đến làng ngày 10/8, cho biết nơi đây đang được tỉnh quy hoạch trở thành một làng du lịch cộng đồng, với quy mô bảo tồn nhiều nhà đá nhất ở Cao Bằng.
[Caption]c
Đáng chú ý ở đây là những ngôi nhà sàn đá nhuộm màu thời gian, kiến trúc nhà lợp ngói âm dương, cửa gỗ và ngăn bên trong bằng các khung gỗ để thuận tiện cho sinh hoạt.
[Caption]c
Một số nhà có dựng các bậc đá làm lối đi lên tầng 2, lắp ăng-ten chảo để thu sóng truyền hình vệ tinh.
Buổi chiều, người dân thường quây quần, thư giãn trên khoảng sân nhỏ sàn tầng 2, xung quanh có lan can che chắn, phía trên có thiết kế máng xối để thu nước mưa.
Bên trong làng là các lối đi nhỏ, các sàn trên nhà người dân tận dụng làm nơi sinh hoạt như rửa rau, rửa bát đĩa hay giặt đồ.Nhiếp ảnh gia Vũ Khắc Chung, sống tại Cao Bằng, cho biết lần đầu đến Nà Vị, anh ấn tượng với kiến trúc đá cổ được gìn giữ qua nhiều thế hệ, sự hiếu khách, nụ cười của người già và ánh mắt trong veo của trẻ nhỏ.
Bên trong làng là các lối đi nhỏ, các sàn trên nhà người dân tận dụng làm nơi sinh hoạt như rửa rau, rửa bát đĩa hay giặt đồ. Nhiếp ảnh gia Vũ Khắc Chung, sống tại Cao Bằng, cho biết lần đầu đến Nà Vị, anh ấn tượng với kiến trúc đá cổ được gìn giữ qua nhiều thế hệ, sự hiếu khách, nụ cười của người già và ánh mắt trong veo của trẻ nhỏ.
[Caption]c
Từng con ngõ xôn xao vào mỗi chiều khi người dân dẫn vật nuôi từ đồng về, phác hoạ rõ nét bức tranh sinh hoạt thường ngày của người dân bản địa. Hiện Nà Vị đã có điện, nguồn nước sinh hoạt lấy từ suối tự nhiên gần làng. Người Tày tại đây canh tác một vụ lúa, một vụ rau màu (chủ yếu là ngô) và xen canh các loại rau như bạc hà, rau lang.
Cụ Nông Thị Phượng, 81 tuổi giới thiệu du khách về khung cửi dệt vải thủ công duy nhất còn được duy trì ở Nà Vị.
Cụ Nông Thị Phượng, 81 tuổi giới thiệu cho du khách về khung cửi dệt vải thủ công duy nhất còn được duy trì ở Nà Vị.
Bạn Hoàng Bích Nga (trái) và Nông Hồng Thắm, người Tày chính gốc, mặc trang phục truyền thống cho đàn dê ăn trên lối đi xóm Nà Vị. Trang phục cổ truyền của người Tày được làm từ vải sợi bông tự dệt, nhuộm chàm đồng nhất trên trang phục nam và nữ, hầu như không có hoa văn trang trí. Riêng phụ nữ Tày còn thắt lưng bằng những tấm vải chàm hay đũi dài khoảng hai sải tay để tăng thêm vẻ duyên dáng.
Bạn Hoàng Bích Nga (trái) và Nông Hồng Thắm, người Tày chính gốc, mặc trang phục truyền thống cho đàn dê ăn trên lối đi xóm Nà Vị.
Trang phục cổ truyền của người Tày được làm từ vải sợi bông tự dệt, nhuộm chàm đồng nhất trên trang phục nam và nữ, hầu như không có hoa văn trang trí. Riêng phụ nữ Tày còn thắt lưng bằng những tấm vải chàm hay đũi dài khoảng hai sải tay để tăng thêm vẻ duyên dáng.
[Caption]c
Ngoài dê, người dân địa phương còn nuôi trâu, gà. Hiện Nà Vị chưa có nhà nào làm homestay cho người cư trú qua đêm, tuy nhiên bà con nơi đây luôn niềm nở với du khách bốn phương và mong chính quyền địa phương có những định hướng, chính sách mới để phát triển du lịch cộng đồng trong tương lai.

Anh Hà Kim Cương chia sẻ dù không nổi tiếng bằng làng đá cổ Khuổi Ky (xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh), nhưng làng Nà Vị có bản sắc văn hóa riêng với nhiều ngôi nhà đá hơn và cư dân đông hơn.

Nà Vị còn là điểm kết nối trên hành trình khám phá các điểm du lịch lân cận trong Hạ Lang như mỏ nước Nàng Tiên, hang Ngườm Khu, núi Phja Cao (xã Minh Long), hang Dơi, đền thờ nàng Tô Thị Hoạn (xã Đồng Loan), di tích đồn Pháp (xã Lý Quốc). Video: Cao Bằng Hóng

Huỳnh PhươngVnexpress
Ảnh: Hà Cương, Vũ Chung

0 Shares

Những khu nghỉ dưỡng ở miền Bắc ẩn trong rừng cây

Các khu nghỉ nằm biệt lập ở Sa Pa, Ba Vì, Mai Châu, Pù Luông thích hợp cho những ngày “đi trốn” khói bụi thành phố, về với thiên nhiên.

Topas Riverside Ecolodge nằm sâu trong thung lũng ở Nậm Cang (Sa Pa, Lào Cai), nơi được bao quanh bởi đại ngàn. Những khu nghỉ đầu tiên ở đây được xây dựng bởi một trong những gia đình dân tộc thiểu số người Dao Đỏ 4 thế hệ ở Nậm Cang và từ 2019 thuộc sở hữu của Tập đoàn Topas Explorer Group. Vì vậy, thiết kế của khách sạn mang đặc trưng của Scandinavia kết hợp với các nét đẹp dân gian truyền thống Tây Bắc.

Lưu trú trong khu nghỉ dưỡng nép mình bên dòng sông uốn lượn ở ngôi làng của người Dao Đỏ, du khách có cơ hội khám phá nét giản dị, bình yên trong lối sống của họ và cả những bản sắc văn hóa đã gìn giữ qua nhiều thế hệ.

Khu nghỉ có tất cả 14 phòng khép kín, trong đó 4 phòng hướng sông và 2 phòng gia đình có cửa thông nhau. Khu nghỉ dưỡng cũng có hồ bơi tự nhiên trên suối, phòng tắm thảo dược truyền thống của người Dao Đỏ.

Melia Ba Vì Mountain Retreat nằm ẩn mình trong cánh rừng nguyên sinh của Vườn quốc gia Ba Vì (Hà Nội). Nằm ở độ cao hơn 600 m so với mực nước biển, bao quanh khu nghỉ dưỡng là khí hậu dễ chịu, không khí trong lành, phía xa là khung cảnh đồng bằng Bắc Bộ.https://719b356d895edf987e0c9f73418c2655.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-38/html/container.html

Khu nghỉ dưỡng mang vẻ đẹp hợp nhất giữa nét thanh lịch đương đại và phong cách kiến trúc truyền thống Việt Nam, trên nền cũ của khu dinh thự Pháp. Khu nghỉ dưỡng gồm 8 hạng phòng và biệt thự 3-5 phòng ngủ, với tầm nhìn ra núi non Ba Vì hay những khu vườn xanh mướt.

Ở đây, du khách có lựa chọn đi bộ xuyên rừng ở Vườn quốc gia Ba Vì, đạp xe, cắm trại trên núi và khám phá văn hóa các dân tộc Mường, Dao.

Avana Retreat nằm tách biệt trong xóm Pạnh, Mai Châu (Hòa Bình). Trong lòng khu nghỉ dưỡng là những ngọn đồi, thung lũng, ruộng bậc thang, thác nước và những dòng suối róc rách.

Trước khi khu nghỉ dưỡng hình thành, hơn 10 ha được phủ xanh với hàng nghìn cây cối. Bốn mươi mốt villa mọc lên, dựa trên nét đẹp kiến trúc của các dân tộc thiểu số Việt Nam với tường vách đất, lá cọ lợp mái. Nhìn từ trên cao, khu nghỉ dưỡng như bản làng nhỏ, ẩn khuất trong màu xanh núi rừng. Ở đây có 6 hạng phòng, biệt thự với vị trí trên đồi, triền núi, với tầm nhìn ra thung lũng, ruộng bậc thang… cho du khách lựa chọn.https://719b356d895edf987e0c9f73418c2655.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-38/html/container.html

Lưu trú tại khu nghỉ dưỡng, du khách có trải nghiệm đích thực của núi rừng Tây Bắc, không chỉ bởi cảnh quan mà cả những chuyến tham quan đến bảo tàng nhà sàn, làng dệt thổ cẩm, rạp phim trong rừng… Ngoài ra, du khách có thể tận hưởng bầu không khí trong lành, ngắm vẻ đẹp núi rừng, sông suối, đồng lúa qua trải nghiệm trekking, đạp xe… hay đơn giản là thiền, yoga bên dòng suối róc rách.

Pù Luông Retreat thuộc Bản Đôn, trong địa phận khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (Thanh Hóa), nơi được ví như miền Bắc thu nhỏ với khung cảnh mây mờ sương như ở Sa Pa, cánh đồng ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải và hệ thống suối nước, thác nguyên sơ như ở Cao Bằng.

Hai nhà sàn lớn bằng gỗ được xây dựng trong giai đoạn đầu tiên, với tầm nhìn ra thung lũng. Hiện trạng của mảnh đất xây dựng được giữ nguyên bản nhiều nhất có thể như không chặt phá cây cổ thụ, ao cá được cải tạo thành hồ bơi vô cực…

Các bungalow dần được hoàn thiện với sự kết hợp với thiết kế và cách trang trí dân tộc địa phương. Du khách có thể cảm nhận qua những chiếc đèn từ lồng cá, bàn ghế gỗ, đồ trang trí mây tre…

Hiện nay ở khu nghỉ dưỡng có 3 dạng phòng nhà sàn tập thể, deluxe bungalow và suite bungalow để du khách lựa chọn.

Đến với khu nghỉ dưỡng và Pù Luông, du khách đừng quên trải nghiệm đi bộ đường dài qua những ruộng bậc thang, đạp xe, đi bè tre du ngoạn trên sông… hay đơn giản là thư giãn, đọc sách và hít thở không khí trong lành.

Lan HươngVnexpress
Ảnh: Khu nghỉ dưỡng

0 Shares

Hai món nướng đậm chất đồng quê ở miền Tây

Du khách đến miền Tây có thể thưởng thức cá lóc nướng trui thơm mùi rơm khói hay chuột đồng nướng than có thịt ngọt mềm.

Món nướng ở miền Tây đa dạng từ nguyên liệu cho đến cách chế biến. Người ta có thể nướng gà vườn, cá, cua, chuột, chim, ếch, rắn… và đủ cách nướng cho món ăn thêm ngon như nướng trui, bọc đất sét, nướng ống tre, úp nồi, nướng gáo dừa, nướng mọi… Mỗi kiểu có cái ngon riêng nhưng chung quy vẫn khiến thực khách xao xuyến mỗi khi thưởng thức.

Trong hết thảy có món cá lóc nướng trui, hay còn gọi là cá lóc thui rơm dân dã, bình dị, có từ nhiều đời nay. Từ món ăn tạm, ăn chơi cho đỡ đói nay đã thành đặc sản ở nhiều tỉnh thành Nam Bộ.

Hai món nướng đồng quê nghe tên đã thèm ở miền Tây
Cá lóc nướng trui ăn kèm rau sống, bún tươi ở điểm du lịch cộng đồng Cồn Sơn, TP Cần Thơ. Ảnh: @copho.158/Instagram

Con cá lóc đồng có thịt chắc, ngọt, được câu dưới sông, bắt ngoài đồng, mua ngoài chợ còn tươi roi rói, không cần đánh vảy hay mổ bụng làm sạch ruột mà chỉ cần rửa sơ với nước muối, tìm cây thật chắc xiên cá, kiếm khu đất trống cắm xuống đất, lấy rơm khô ngoài đồng vùi đốt cháy hừng hực.

Khi rơm tàn thì cũng là lúc cá lóc chín, lấy miếng lá chuối tươi gỡ nhẹ cá cho khỏi nóng rồi cạo bỏ lớp vỏ đen cháy xém bên ngoài, phần da cá ngả màu nóng hổi và thơm lừng, còn tỏa mùi thơm của rơm khói. Nhanh tay lẹ chân làm thêm chén muối ớt hột thật cay, nặn miếng chanh chua và xé từng miếng thịt cá lóc chấm ăn liền, bạn sẽ cảm nhận vị tươi ngọt của con cá lóc đồng gần như được giữ nguyên vẹn.

Hoặc cầu kỳ hơn là bày trí thật đẹp, cá nướng xong được xẻ làm đôi lót trên lá sen thơm, cho thêm đậu phộng rang vàng, mỡ hành béo lên cá, dọn ra cùng bún tươi, rau quả sống đủ loại như dưa leo, khóm, xà lách, diếp cá, cát lồi, húng quế, đọt cóc… Bánh tráng nhúng nước sơ, cho rau bún, thịt cá rồi cuốn thật chắc tay, chấm nước mắm chua ngọt.

Chuột đồng làm sạch để nguyên con ướp gia vị nướng than. Ảnh: Ngoại Tý
Chuột đồng làm sạch để nguyên con ướp gia vị nướng than. Ảnh: Ngoại Tý

Còn một món nướng đồng quê khác ở miền Tây cũng khiến thực khách ấn tượng là chuột đồng nướng lu, nướng than. Món ăn này khá kén thực khách bởi bị ấn tượng không tốt về loài chuột. Nhưng khi đã ăn được thì bảo đảm ai cũng nghiền như chơi, có người còn khen thịt mềm, thơm ngọt hơn hẳn thịt gà.

Chuột đồng ở miền Tây được bán nhiều ngoài chợ, nhất là khi tới vụ lúa, chuột ăn no lúa chín nên con nào cũng mập, thịt thơm và không bị hôi. Chuột đem bán thường đã được làm sạch nên lúc mua về chỉ rửa sạch, để nguyên con hoặc chặt khúc vừa ăn, tẩm ướp gia vị theo ý thích, có thể ướp muối sả, tỏi sả, muối ớt rồi thêm chút mật ong cho da chuột bóng bẩy, khi nướng thịt mềm và dậy mùi thơm.

Món ăn đồng quê dọn chung với dưa leo, chuối chát hoặc khế chua, cà chua cắt lát, thêm chén muối tiêu chanh cùng vài cọng rau răm rồi từ từ nhâm nhi thưởng thức. Lúc này cảm giác e ngại chuột chắc đã không còn, mà chỉ biết mỗi việc thịt chuột ăn rất ngon.

Huỳnh NhiVnexpress

0 Shares

Cô gái Hà Nội kiếm tiền để thoả mãn đam mê du lịch

Thay vì tích luỹ tài sản như bạn bè cùng trang lứa, Hồng Anh lại dốc tiền cho những trải nghiệm du lịch để sống trọn đam mê hiện tại.

Nguyễn Hồng Anh (sinh năm 1998), sinh sống và làm việc tại Hà Nội, đầy tự hào mỗi khi nghĩ đến những trải nghiệm du lịch của mình. Ở tuổi 23, cô gái trẻ đã đặt chân đến 11 quốc gia và khoảng 50 tỉnh thành trong nước. Theo Hồng Anh, điều lớn nhất mà cô đánh đổi để theo đuổi đam mê du lịch là thoát được cái vỏ bọc an toàn. Khi đứng giữa việc phải lựa chọn tiết kiệm, tích luỹ tài sản cho tương lai hay theo đuổi đam mê ở hiện tại thì cô chọn chi trả cho các chuyến đi để sống hết mình ngay khi có thể.

Là một người rất chu toàn, luôn tính toán trước sau, cô gái trẻ quyết định dốc tiền cho những trải nghiệm du lịch để đời như khám phá hang Sơn Đoòng, Hang Tiên (Quảng Bình), chơi dù lượn ở Mù Cang Chải (Yên Bái)… để vượt qua mốc an toàn của bản thân. Hiện tại, cô đang làm việc cho một công ty truyền thông, ngoài ra kiếm thêm thu nhập từ đầu tư chứng khoán và các công việc tự do khác.

Hồng Anh chinh phục hang Sơn Đoòng.
Hồng Anh chinh phục hang Sơn Đoòng.

Chuyến đi mà Hồng Anh ấn tượng nhất đến tận bây giờ là khám phá hang Sơn Đoòng. Ngoài việc thách thức thể lực bản thân, cô gái còn đặt chính mình vào “thế khó” trước câu hỏi có nên tiêu một khoản tiền tiết kiệm lớn để chi trả cho một hành trình chỉ 4 ngày không. Tuy nhiên, Hồng Anh tin tưởng vào luật hấp dẫn rằng chỉ cần mình có một mong muốn đủ lớn, và mình liên tục nhắc nhở bản thân về nó thì chắc chắn một ngày nào đó mình sẽ có được. May mắn thật sự đến với cô gái 23 tuổi khi trong cùng một khoảng thời gian, giá tour đi Sơn Đoòng giảm, tìm được bạn đồng hành, các nguồn thu nhập tăng lên do đầu tư sinh lời… cô đã quyết định lên đường với khoản tiết kiệm 65 triệu đồng.

Chi một khoản tiền lớn song Hồng Anh nhận lại được một hành trình đáng nhớ khi chinh phục được hang động lớn nhất thế giới. Mỗi khi nhớ về những giây phút được đón những tia nắng vàng rực rỡ, lấp lánh từ bên trong hang, Hồng Anh đều gọi đó là ánh sáng nơi thiên đường. “Bạn cứ tưởng tượng mình đang đi trong hang tối om, phải dựa hoàn toàn vào đèn pin để di chuyển thì ánh sáng xuất hiện. Khoảnh khắc hạnh phúc nhất với mình là khi đến được hố sụt 1 và hố sụt 2, hay khi ra tới cửa hang vào ngày cuối cùng. Mình cảm nhận được rất rõ những rung động vừa mong manh vừa mãnh liệt khi đứng trước vẻ đẹp huyền ảo ấy. Nó là phần thưởng cho đoàn thám hiểm, ai cũng chết lặng và không ngừng thán phục”, Hồng Anh rạng rỡ khi kể lại cảm xúc của mình.

Hành trình cũng không suôn sẻ hoàn toàn khi cô gái bị đuối sức vào ngày cuối, cảm thấy khó khăn khi leo dây vượt Bức tường Việt Nam 90 m. “Có 3 đoạn leo thì mình đều phải ngồi nghỉ trước khi tiếp tục. Tuy nhiên, mệt nhưng vẫn vui lắm khi các anh trợ lý luôn ở bên cạnh để cổ vũ, hỗ trợ”, Hồng Anh chia sẻ.

Ngoài Sơn Đoòng, Hồng Anh cũng từng thách thức ngưỡng an toàn của bản thân ở nhiều chuyến đi khác. Lần mà cô gái cảm thấy mình đạt ngưỡng nhất là chuyến leo núi Tả Liên Sơn. Dự định ban đầu của đoàn là 12h sẽ bắt đầu leo xuống núi và ra khỏi rừng khoảng 17h, nhưng vì gặp trục trặc nên nửa đêm cả đoàn mới ra được khỏi rừng.

“Trekking vốn đã có những rủi ro thì trekking trong đêm lại càng ẩn chứa nhiều nguy hiểm. Ban đầu, khi trời chập choạng, mình vẫn ‘điếc không sợ súng’, vẫn tích cực vừa soi đèn pin vừa hát líu lo. Nhưng khi bóng tối bắt đầu nhấn chìm mọi thứ, đèn thì dần hết pin, chân bắt đầu đau nhức, run rẩy vì bị dồn áp lực khi leo xuống liên tục không nghỉ trong 6 tiếng, di chuyển trong bóng tối không thể đi nhanh như ban ngày, mình không còn giữ được lạc quan nữa”, Hồng Anh chia sẻ khoảnh khắc khó quên đó.

Đỉnh điểm, cô gái bị trượt chân ở một đoạn dốc nhỏ, tay bám vào gốc cây đã mục nhưng chân quá yếu không thể đứng vững. Là một nhà leo núi không chuyên, bao nhiêu dồn nén lúc ấy vỡ oà thành nước mắt, song cô gái chỉ dám khóc thút thít vì sợ ảnh hưởng tới tinh thần mọi người. Những lúc như vậy, Hồng Anh chính thức “đánh đổi” mốc an toàn của bản thân để tự mình cảm nhận được những trải nghiệm liên quan đến sinh tồn. Trong tương lai, cô vẫn muốn được trải nghiệm nhiều chuyến đi thử thách, mạo hiểm hơn nữa để chinh phục được bản thân, ngày một nới rộng mốc an toàn của mình.

Chuyến leo núi Tả Liên Sơn là một lần chạm ngưỡng của cô gái trẻ.
Chuyến leo núi Tả Liên Sơn là một lần chạm ngưỡng của cô gái trẻ.

Để nuôi dưỡng đam mê du lịch trải nghiệm, Hồng Anh cũng “đánh đổi” những sở thích con gái. “Trước kia, mình hay mua sắm vô tội vạ, nhiều lúc chạy theo trào lưu sắm những món đồ đắt đỏ mà thực sự không cần thiết. Mình chi nhiều tiền cho quần áo, đồ linh tinh, phụ kiện. Cho đến một buổi chiều, sau chuyến đi đến Hang Tiên, trong đầu mình chợt nghĩ rằng mình không thực sự cần những đồ đó. Chúng thường chỉ cho mình hạnh phúc nhất thời. Nhiều món đồ mình mua xong và chán ngay khi cầm trên tay”, Hồng Anh chia sẻ. Cô gái quyết định chi tiêu hợp lý hơn để có thể đổi lấy một chuyến đi với vô vàn trải nghiệm đáng nhớ và ý nghĩa hơn nhiều. Nếu thích một món đồ, cô sẽ suy nghĩ trong một tuần. Nếu sau một tuần vẫn cảm thấy thích nó tha thiết, cô sẽ tìm 3 lý do để tự thuyết phục bản thân rằng nó có ích cho mình.

Hồng Anh thường chia sẻ kinh nghiệm du lịch của mình trên blog cá nhân, đã duy trì được 4 năm. Nhiều lời cảm ơn, thừa nhận việc được truyền cảm hứng từ blog này khiến Hồng Anh nhìn nhận đó là sự động viên để cô tiếp tục hành trình đi, trải nghiệm và trở về với những câu chuyện thú vị hơn, tiếp tục truyền cảm hứng cho những người xung quanh. May mắn có gia đình ủng hộ nên đam mê du lịch của Hồng Anh không gặp phải rào cản. Đôi lúc, cô gái bị lung lay khi thấy bạn bè chia sẻ về những tài sản mà họ tích luỹ được hay ở cùng độ tuổi, nhiều người đã chuẩn bị mua được nhà. Tuy nhiên, cô gái 23 tuổi nghĩ rằng tiền thì kiếm lại được còn thời gian thì không, và đó cũng là động lực để cô luôn nhắc nhở bản thân thường xuyên, rằng hãy sống hết mình ngay bây giờ để sau này không phải hối tiếc.

“Biết đâu sau này mình lại hối hận vì trẻ không sống với đam mê. Khi chưa có gia đình nhưng có sức khoẻ, thời gian trong tay thì mình cứ nuôi dưỡng đam mê này thôi. Rào cản lớn nhất hiện tại chắc chỉ là bản thân”, Hồng Anh nói.

Trung Nghĩa
Ảnh: NVCCVnexpress

0 Shares

Nhà cấp 4 độc lạ với mặt tiền ba lớp chống mưa bão, nắng hướng Tây

Mặt tiền của ngôi nhà cấp 4 này được thiết kế độc đáo với ba lớp nhằm chống chọi với những cơn bão và nắng nóng trực tiếp từ hướng Tây.

Chủ nhân của ngôi nhà này là một bà mẹ già đã gắn bó cả đời ở một ngôi làng ven biển Nam Định. Con trai của bà lớn lên và định cư ở thành phố, muốn xây ngôi nhà này cho mẹ sau khi bố mất.

Ngôi nhà như là một nơi để trở về cuộc sống tuổi thơ với nếp sống gia đình truyền thống nhưng vẫn mang dáng vẻ hiện đại.

Nhà cấp 4 độc lạ với mặt tiền ba lớp chống mưa bão, nắng hướng Tây
Mặt bằng của công trình.

Khi nói chuyện với kiến ​​trúc sư, cậu con trai nhớ đến những cây chuối đã từng trồng tại khu vực này. Ký ức tuổi thơ này đã truyền cảm hứng cho kiến ​​trúc sư để tạo ra một nơi có sự kết nối tinh thần từ những hình ảnh quen thuộc xưa cũ.

Nhà cấp 4 độc lạ với mặt tiền ba lớp chống mưa bão, nắng hướng Tây
Ý tưởng kết hơp bóng cây xanh và bóng của bức tường gạch thông gió để làm mát cho ngôi nhà.

Thiết kế kết hợp giữa nhà ở nông thôn Nam Định với các nghiên cứu chuyên sâu về vật liệu nhằm mang lại sự tiện nghi của cuộc sống hiện đại.

Nhà cấp 4 độc lạ với mặt tiền ba lớp chống mưa bão, nắng hướng Tây
Mô phỏng hướng thông gió và ngăn nắng nóng của công trình.

Trong những dịp lễ tết, ngôi nhà sẽ là nơi con cháu đến thăm và ở với mẹ. Vì lý do này, ngôi nhà có nhiều không gian linh hoạt để đón thêm khách.

Nhà cấp 4 độc lạ với mặt tiền ba lớp chống mưa bão, nắng hướng Tây
Ngôi nhà nằm ở làng ven biển Nam Định.

Khí hậu ven biển Nam Định diễn biến khó lường và khu vực này thường phải đối mặt với các cơn bão lớn. Do điều kiện này, mặt tiền của ngôi nhà được thiết kế 3 lớp linh hoạt.

Nhà cấp 4 độc lạ với mặt tiền ba lớp chống mưa bão, nắng hướng Tây
Mặt tiền ngôi nhà nổi bật với bức tường gạch.

Lớp ngoài cùng được làm từ những viên gạch thông gió Bát Tràng nhằm mang ánh sáng ban ngày và không khí trong lành vào nhà. Lớp thứ hai mang đến sự riêng tư đồng thời cho phép ánh sáng chiếu vào trong nhà.

Lớp thứ ba là một lớp kính chắc chắn, giúp người mẹ già có thể dễ dàng đóng cửa nhà khi có bão lớn.

Nhà cấp 4 độc lạ với mặt tiền ba lớp chống mưa bão, nắng hướng Tây
Lối vào nhà.

Trong những tháng nắng ấm hơn, mặt tiền ba lớp này cũng cho phép không gian bên trong mở ra hàng hiên.

Gạch thông gió Bát Tràng được thiết kế riêng để có khoảng không bên trong viên gạch. Phần không gian trống trong gạch là lớp cách nhiệt giúp mặt tiền chịu được nắng nóng trực tiếp từ hướng Tây.

Nhà cấp 4 độc lạ với mặt tiền ba lớp chống mưa bão, nắng hướng Tây
Cận cảnh thiết kế của viên gạch thông gió hoa Bát Tràng.
Nhà cấp 4 độc lạ với mặt tiền ba lớp chống mưa bão, nắng hướng Tây
 Hoa văn của gạch thông gió qua ánh nắng như thảm hoa trên sàn nhà.

Kỹ thuật thi công truyền thống cũng được trau chuốt, kết hợp với công nghệ hiện đại để lưu giữ những giá trị truyền thống. Đơn cử như bức tường phòng ngủ của gia đình được làm từ đá tổ ong, một loại vật liệu tự nhiên đặc biệt từ vùng Sơn Tây gần đó.

ADVERTISING

Current Time0:00
/
Duration0:01

iTVC from Admicro
iTVC from Admicro

Nhà cấp 4 độc lạ với mặt tiền ba lớp chống mưa bão, nắng hướng Tây
Bức tường bằng đá tổ ong ngăn không gian phòng khách và phòng ngủ.

Việc xây dựng ngôi nhà có bàn tay của các thợ đá địa phương. Họ gặp thử thách khi phải tạo ra một bức tường với một cửa sổ hình vòm mở ra để kết nối phòng ngủ với khu vực phòng khách.

Nhà cấp 4 độc lạ với mặt tiền ba lớp chống mưa bão, nắng hướng Tây
Ánh nắng rọi vào phòng khách với hình ảnh hoa văn của gạch thông gió.

Mặc dù đá tổ ong thường không được sử dụng trong công trình nhà ở vì độ nhám và sần sùi nhưng những người thợ thủ công đã tinh chỉnh để phù hợp theo yêu cầu thiết kế kiến ​​trúc.

Nhà cấp 4 độc lạ với mặt tiền ba lớp chống mưa bão, nắng hướng Tây
Phía sau bức tường đá tổ ong là phòng ngủ.
Nhà cấp 4 độc lạ với mặt tiền ba lớp chống mưa bão, nắng hướng Tây
Không gian phòng ngủ mộc mạc…
Nhà cấp 4 độc lạ với mặt tiền ba lớp chống mưa bão, nắng hướng Tây
…và tràn đầy ánh sáng tự nhiên.

Ngoài ra, các thợ thủ công còn sử dụng phương pháp khắc tay “intaglio”, dùng lá chuối ép lên bề mặt của bức tường bê tông.

Nhà cấp 4 độc lạ với mặt tiền ba lớp chống mưa bão, nắng hướng Tây
Hình ảnh vườn chuối thân thuộc trong ký ức tuổi thơ của cậu con trai.
Nhà cấp 4 độc lạ với mặt tiền ba lớp chống mưa bão, nắng hướng Tây
Qua bàn tay của những người thợ thủ công, hình ảnh vườn chuối được thể hiện trên bức tường trong nhà.
Nhà cấp 4 độc lạ với mặt tiền ba lớp chống mưa bão, nắng hướng Tây
Đây là tác phẩm khi hoàn thành.

Nhóm thiết kế làm việc chặt chẽ với các thợ thủ công để đạt được hiệu quả như mong muốn. Đây là một yếu tố quan trọng của thiết kế ý tưởng vì ngôi nhà từng nằm trong một vườn chuối nhỏ.

Nhà cấp 4 độc lạ với mặt tiền ba lớp chống mưa bão, nắng hướng Tây
Bàn ăn nối liền với không gian phòng khách.
Nhà cấp 4 độc lạ với mặt tiền ba lớp chống mưa bão, nắng hướng Tây
Một đầu bàn ăn được cố định bằng thanh thép treo từ trên trần nhà.
Nhà cấp 4 độc lạ với mặt tiền ba lớp chống mưa bão, nắng hướng Tây
Một phần bàn ăn được nối dài ra hiên nhà.
Nhà cấp 4 độc lạ với mặt tiền ba lớp chống mưa bão, nắng hướng Tây
Phần nối dài này được sử dụng như một bàn trà.

Những kỷ niệm của gia đình này là một phần không thể thiếu trong thiết kế, những giá trị lịch sử đã trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày của họ.

Ngôi nhà cấp 4 này là sự kết hợp giữa truyền thống nông thôn với tiện nghi hiện đại với sự nghiên cứu chuyên sâu về vật liệu để tạo ra một nơi tràn đầy ký ức cho người mẹ và những đứa con khi trở về.

Nhà cấp 4 độc lạ với mặt tiền ba lớp chống mưa bão, nắng hướng Tây
Những vật dụng như giá trị truyền thống, trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày của gia đình.

Sự thô kệch của vật liệu thể hiện sự đa dạng của từng vùng miền, nhưng qua thiết kế đã nâng chúng lên tầm cao hơn. Từ đây, ký ức về gia đình được ghi lại trong từng viên gạch và lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Quang Đăng (Dịch) – Vietnamnet

0
Shares

Con trai kiến trúc sư xây nhà có ao nhỏ tặng cha mẹ dưỡng già

Ngôi nhà là món quà của người con làm kiến trúc sư theo kiểu nhà vườn dành tặng cha mẹ mình để dưỡng già.

Dream House có diện tích 170 m² tọa lạc ở huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, là tổ ấm của gia đình ba thế hệ. Dream House được xây dựng với kiến trúc nhà vườn hướng đến thiên nhiên.

Tổng kinh phí để xây dựng Dream House là 800 triệu.

Kien-truc-su-xay-nha-tang-bo-me-2

Kiến trúc sư đã chi 800 triệu đồng để xây ngôi nhà tặng bố mẹ

Kien-truc-su-xay-nha-tang-bo-me-3

Bên ngoài công trình được bao bọc cái bức tường rào bằng bê tông và gạch đỏ.

Kien-truc-su-xay-nha-tang-bo-me-4

Cách bố trí tường lệch tạo không gian sân chung lớn nhỏ đa dạng

Kien-truc-su-xay-nha-tang-bo-me-5

Từ các không gian riêng đều mở ra vườn sau, tạo nên không gian sống chan hòa với thiên nhiên.

Kien-truc-su-xay-nha-tang-bo-me-6

Chính giữa nhà là không gian chung, nơi dành cho gia đình cũng như hàng xóm láng giềng trò chuyện bên cốc nước chè xanh

Kien-truc-su-xay-nha-tang-bo-me-7

Chính giữa nhà là không gian chung, nơi dành cho gia đình cũng như hàng xóm láng giềng trò chuyện bên cốc nước chè xanh

Kiến trúc sư Hoàng Công Long chia sẻ: “Ngôi nhà là tâm huyết của mình xây dựng dành tặng bố mẹ, vì cả tuổi trẻ bố mẹ hi sinh nuôi anh, chị em mình. Bản thân làm nghề thiết kế không gian sống, mình muốn bố mẹ có cuộc sống tốt và thoải mái nhất trong những năm tháng về già. Mình thiết kế không gian của ngôi nhà nhìn ra cái ao nhỏ, bởi mình thích cái ao và đàn cá.”

Địa phương không có sẵn nhiều nguyên vật liệu để làm nội thất, vật liệu hoàn thiện và trang trí cũng hạn chế. Ekip đã phải nỗ lực sắp xếp cẩn thận để công trình đẹp mà không phát sinh chi phí nhiều.

Kien-truc-su-xay-nha-tang-bo-me-8

Chính giữa nhà là không gian chung, nơi dành cho gia đình cũng như hàng xóm láng giềng trò chuyện bên cốc nước chè xanh

Kien-truc-su-xay-nha-tang-bo-me-9

Không gian này có  chiếc hồ nhỏ tạo cảm giác mát mẻ, là nơi sinh hoạt chung, kết nối và gia tăng tình cảm gia đình.

Kien-truc-su-xay-nha-tang-bo-me-10

Đây là góc uống trà của ông nội, bếp nấu ăn của mẹ hay nơi vui chơi của trẻ nhỏ trong gia đình

Kien-truc-su-xay-nha-tang-bo-me-11

Các khối nhà được tách biệt tạo sự thông thoáng và hài hòa với thiên nhiên.

Kien-truc-su-xay-nha-tang-bo-me-12

Phòng riêng trong các khối hộp được ngăn cách với nhau tạo nhiều khoảng trống và đối lưu không khí đến mọi ngóc ngách trong nhà.

Kien-truc-su-xay-nha-tang-bo-me-13

Cây xanh giúp không khí trong lành và con người khỏe khoắn hơn.

Kien-truc-su-xay-nha-tang-bo-me-14

Không gian trong nhà được tối giản và thiết kế theo lối kiến trúc của những căn nhà cổ. Mộc mạc giản dị nhưng vẫn đầy đủ công năng .

Kien-truc-su-xay-nha-tang-bo-me-15

Không gian trong nhà được tối giản và thiết kế theo lối kiến trúc của những căn nhà cổ. Mộc mạc giản dị nhưng vẫn đầy đủ công năng .

Kien-truc-su-xay-nha-tang-bo-me-16

Một góc nhỏ ngoài sân vườn.

Kien-truc-su-xay-nha-tang-bo-me-17

Góc vệ sinh đủ sáng và thoáng mát.

Kien-truc-su-xay-nha-tang-bo-me-19
Kien-truc-su-xay-nha-tang-bo-me-20
Kien-truc-su-xay-nha-tang-bo-me-21

Theo PLO

0
Shares

Hướng dẫn đường đi Mũi Dinh, Ninh Thuận

Trên đường đến với mũi Dinh, Ninh Thuận bạn sẽ được đi qua cung đường ven biển DT701, băng qua đồi cát mênh mông, thả mình giữa làn nước trong xanh hay lặng người ngắm bình minh trên biển. iVIVU.com sẽ hướng dẫn đường đi Mũi Dinh thật chi tiết cho bạn nhé.

Hướng dẫn đường đi Mũi Dinh, Ninh Thuận

Mũi Dinh sẽ mê hoặc bạn ngay từ lần đầu tiên bởi làn nước trong vắt thấy đáy. Vì là một vịnh nhỏ nên bãi biển cong hình bán nguyệt, sóng biển rất êm. Nước biển Mũi Dinh trong veo, ngay sát bờ vẫn thấy cá bơi. Đá núi nhô ra biển xanh được tạo hóa xếp đặt tạo thành những hình thù lạ mắt. Đến đây thì không còn gì khác ngoài nằm ườn ra biển và tận hưởng những điều tuyệt vời nhất mà biển Mũi Dinh đem lại. Cứ tắm cho đến khi mệt hẳn thì lên cũng được.

Ảnh: Hoàng Anh

Ảnh: Hoàng AnhẢnh: Zing News

Ảnh: Zing NewsẢnh: Tiểu Duy

Ảnh: Tiểu Duy

Có 2 cung đường đi Mũi Dinh:

Đi từ Phan Rang: theo đường Hải Thượng Lãn Ông qua cầu An Đông rồi cứ đi thẳng là vào con đường ven biển siêu đẹp mang tên DT701. DT701 sẽ dẫn bạn băng qua đồi cát Nam Cương – một trong những đồi cát đẹp nhất Việt Nam, làng chài Sơn Hải và những trang trại cừu dê mênh mông.

mui-dinh-ivivu-1

Đi từ Cà Ná: bạn chạy băng qua đầm Cà Ná để vào đường DT701. Cung đường đi Mũi Dinh này đẹp và vắng, một bên là đầm Cà Ná, một bên là biển, trước mặt là những dãy núi san sát nhau tạo nên khung cảnh vô cùng hùng vĩ và thơ mộng. Bạn sẽ có cảm giác cứ như đang bay trên những cánh đồng muối mênh mông rộng lớn. Đến đoạn đường đèo thì bạn nhớ chạy chậm và quan sát kỹ vì khúc cua nhiều. Vào những hôm thời tiết xấu thì có hiện tượng sạc lở đất đá nên bạn hạn chế đi đường này nhé.

mui-dinh-ivivu-2

Cả 2 cung đường đi Mũi Dinh đều sẽ dẫn đến quán chú Cảnh, đối diện có 1 tảng đá rất lớn giữa đồng cát. Để đến Mũi Dinh, từ nhà chú Cảnh phải đi qua một đoạn đường cát dài khoảng 1 cây số. Đoạn đường tuy không dài nhưng cát sẽ làm bạn rất mau mệt. Kinh nghiệm là nên mang giày không vớ để đi sẽ đỡ mệt nhất. Khoảng buổi chiều, mặt trời bắt đầu khuất sau núi nên thời tiết cũng đỡ nắng và đỡ mệt hơn so với đi buổi trưa. Bạn cứ đi trên cát cho đến khi xuất hiện những chú dê trên triền cát, thì đã đến Mũi Dinh. Với những bạn có thể lực yếu thì có thể thuê xe ôm hoặc xe địa hình chở vào Mũi Dinh với giá tầm khoảng 50.000 đồng/người/lượt.Tảng đá lớn đánh dấu bên đường. Ảnh: trantuan7394

Tảng đá lớn đánh dấu bên đường. Ảnh: trantuan7394Đi bộ băng qua đường cát. Ảnh: jet.pharm

Đi bộ băng qua đường cát. Ảnh: jet.pharmHoặc dùng xe chuyên dụng. Ảnh: hoangphuong.nt

Hoặc dùng xe chuyên dụng. Ảnh: hoangphuong.nt

Bên cạnh tắm biển ở Mũi Dinh, bạn có thể chinh phục hải đăng Mũi Dinh với khung cảnh cũng rất đẹp. Hải đăng Mũi Dinh nằm ở độ cao hơn 170m so với mực nước biển nhưng phải mất hơn 30 phút mới leo đến đỉnh vì đường lên rất dốc. Không nổi bật như hải đăng Kê Gà Bình Thuận hay hải đăng Vũng Tàu, hải đăng Mũi Dinh khiêm tốn hơn, bao nhiêu năm đứng sừng sững đón gió tây nam lẫn đông bắc đôi khi rất khắc nghiệt, nhưng vẫn bền bỉ hiển hiện trên đỉnh Mũi Dinh chót vót và luôn hoàn thành nhiệm vụ cao cả của mình.Đường lên hải đăng

Đường lên hải đăng

mui-dinh-ivivu-8

Hải đăng Mũi Dinh. Ảnh: hoangphan193

Hải đăng Mũi Dinh. Ảnh: hoangphan193

Theo Như ÝiVivu

0 Shares

“Bỏ túi ngay” kinh nghiệm du lịch Mũi Dinh Ninh Thuận mới nhất

Bạn đã bao giờ nghe đến địa danh Mũi Dinh ở Ninh Thuận chưa? Bất cứ ai đến đây cũng sẽ phải ngỡ ngàng trước vẻ đẹp bình dị, hoang sơ của nơi này. Ngọn hải đăng Mũi Dinh cao vút bên bờ biển, làn nước trong xanh có thể nhìn thấy đáy, những hòn núi đá nhiều hình thù và các cung đường phượt ven biển chính là những điều khiến du lịch Mũi Dinh trở nên hấp dẫn và thu hút du khách, nhất là giới trẻ.

"Bỏ túi ngay" kinh nghiệm du lịch Mũi Dinh Ninh Thuận mới nhất

Mũi Dinh ở đâu

Mũi Dinh là một mũi đất và cũng là tên của một ngọn hải đăng thuộc xã Phước Dinh (Thuận Nam – Ninh Thuận), cách thành phố Phan Rang khoảng 40km. Mũi Dinh nằm ở vị trí khá hẻo lánh, đường đi còn nhiều khó khăn nên không quá nổi tiếng, chỉ mới được biết đến khoảng vài năm gần đây.

"Bỏ túi ngay" kinh nghiệm du lịch Mũi Dinh Ninh Thuận mới nhất

Nhờ thế mà nơi đây vẫn giữ được nguyên vẹn nét bình dị, hoang sơ mà khiến người ta đến rồi đều không nỡ rời đi. Đến với vùng đất này, bạn sẽ được chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp và hùng vỹ với những núi đá lớn, bãi cát trắng, nước biển trong xanh thơ mộng.

Cách đi đến Mũi Dinh

Xe khách

Xuất phát từ Sài Gòn, bạn sẽ chọn cách thức di chuyển đến Phan Rang bằng xe khách. Theo kinh nghiệm du lịch Mũi Dinh của Vntrip.vn, bạn nên đi xe khách chuyến tầm 9h-11h đêm hôm trước và sáng sớm hôm sau sẽ đến nơi. Các hãng xe uy tín bạn có thể tham khảo như: Phương Trang, Liên Thành, Thiện Trí, Hoàng Anh… Giá vé trung bình khoảng 160K-200K/lượt/người.

"Bỏ túi ngay" kinh nghiệm du lịch Mũi Dinh Ninh Thuận mới nhất

Xe máy

Với những bạn trẻ muốn đi phượt Mũi Dinh thì đa số các bạn sẽ lựa chọn di chuyển đến đây bằng xe máy. Còn gì thích thú hơn khi được thử sức mình làm dân phượt thực thụ. Lái xe băng qua đồi cát mênh mông, khám phá cung đường ven biển DT701 đầy kỳ thú.

"Bỏ túi ngay" kinh nghiệm du lịch Mũi Dinh Ninh Thuận mới nhất

Từ Sài Gòn – Phan Rang, bạn di chuyển khoảng 15 km theo quốc lộ 1A đến làng Chăm Văn Lâm thì rẽ trái. Tiếp đó băng qua vùng bằng lăng khoảng 8km là đến chỏm núi Đại Bàng. Sau đấy đi thêm 7km nữa là đến Sơn Hải, từ đây đi xe thẳng vào sa mạc hoặc gửi xe ở nhà dân, ngọn Mũi Dinh ở cách đó 1km. Hiện nay quanh khu vực này đã có chỗ gửi xe và bán đồ ăn vặt, nước uống cho bạn khi cần.

"Bỏ túi ngay" kinh nghiệm du lịch Mũi Dinh Ninh Thuận mới nhất

Phương tiện di chuyển tại Mũi Dinh

Khi đến Phan Rang, bạn có thể thuê xe máy để khám phá Mũi Dinh với giá tầm 80k – 140k/xe/ngày. Hoặc bạn cũng có thể thuê xe tại những khách sạn, nhà nghỉ xung quanh khu vực đó với giá 150.000 đồng/ngày và đổ thêm 50.000 đồng xăng là có thể thoải mái dạo chơi.

"Bỏ túi ngay" kinh nghiệm du lịch Mũi Dinh Ninh Thuận mới nhất

Lưu ý nên kiểm tra kỹ động cơ, xăng dầu, phanh xe… để đảm bảo chiếc xe “đủ khỏe” cho chuyến đi của bạn. Điều quan trọng nhất chính là bạn cần phải là một “tay lái cứng” và đủ sức khỏe nhé.

Du lịch Mũi Dinh chơi gì

Bãi Tràng Mũi Dinh

"Bỏ túi ngay" kinh nghiệm du lịch Mũi Dinh Ninh Thuận mới nhất

Nếu đi nhóm đông người, bạn có thể chọn lịch trình khám phá đồi cát trắng, tắm biển. Sau đó dựng lều, trại và ăn uống, ngủ qua đêm tại bãi Tràng trước… Sáng dậy sớm, ngắm bình minh và xuất phát hành trình chinh phục ngọn hải đăng Mũi Dinh.

"Bỏ túi ngay" kinh nghiệm du lịch Mũi Dinh Ninh Thuận mới nhất
"Bỏ túi ngay" kinh nghiệm du lịch Mũi Dinh Ninh Thuận mới nhất

Tại bãi Tràng, bạn có thể trải nghiệm hoạt động cắm trại, dựng lều và thỏa thích tắm biển. Một bãi biển sở hữu những bãi cát trắng mịn, nước biển xanh trong vắt… Đây là nơi lý tưởng cho những chuyến cắm trại qua đêm, ngắm sao, tổ chức bữa tiệc nướng cùng bạn bè.

"Bỏ túi ngay" kinh nghiệm du lịch Mũi Dinh Ninh Thuận mới nhất

Ngọn hải đăng Mũi Dinh

"Bỏ túi ngay" kinh nghiệm du lịch Mũi Dinh Ninh Thuận mới nhất

Hải đăng nằm trên ngọn núi Mũi Dinh, cách mặt nước biển gần 180m. Do địa hình đường đi lên ngọn hải đăng khá là dốc nên bạn phải mất khoảng 15 phút đi bộ, vượt qua con dốc khúc khuỷu dài tầm một cây số. Nhưng bù lại,  càng lên cao, bạn sẽ càng mê mẩn với bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp hùng vỹ nơi đây.

"Bỏ túi ngay" kinh nghiệm du lịch Mũi Dinh Ninh Thuận mới nhất
"Bỏ túi ngay" kinh nghiệm du lịch Mũi Dinh Ninh Thuận mới nhất

Phóng tầm mắt ra xa, bạn có thể ngắm nhìn trọn vẹn vẻ đẹp mê hồn của bờ biển Mũi Dinh. Xa xa là những mỏm đá của hòn Chồng đang lấp ló. Nhìn từ trên cao, bạn sẽ bị hút hồn bởi khung cảnh thiên nhiên bình yên tuyệt đẹp, hít hà hương vị gió biển mặn mà.

"Bỏ túi ngay" kinh nghiệm du lịch Mũi Dinh Ninh Thuận mới nhất
"Bỏ túi ngay" kinh nghiệm du lịch Mũi Dinh Ninh Thuận mới nhất

Các hoạt động khác

Bạn có thể đến khu du lịch gần ngọn hải đăng Mũi Dinh để thuê xe địa hình. Giá 320k/chiếc cho 4 người tha hồ thử sức trên những đồi cát.

"Bỏ túi ngay" kinh nghiệm du lịch Mũi Dinh Ninh Thuận mới nhất
"Bỏ túi ngay" kinh nghiệm du lịch Mũi Dinh Ninh Thuận mới nhất

Hoặc bạn cũng có thể thuê thuyền với giá 100k/1 giờ của người dân để tham quan bãi biển. Hoạt động chèo thuyền Kayak cũng là một trong những hoạt động được ưa chuộng tại đây.

"Bỏ túi ngay" kinh nghiệm du lịch Mũi Dinh Ninh Thuận mới nhất
"Bỏ túi ngay" kinh nghiệm du lịch Mũi Dinh Ninh Thuận mới nhất

Ngoài ra, đi du lịch Mũi Dinh không thể không nhắc đến hoạt động cắm trại, dựng lều cực kỳ được yêu thích. Trải nghiệm cảm giác được nằm thảnh thơi trên bờ biển ngắm nhìn bầu trời đầy sao, lắng nghe tiếng sóng biển rì rào, thưởng thức đồ nướng, hát hò, nhảy múa cùng bạn bè,… Thật sự đó sẽ là một trải nghiệm tuyệt vời và đáng nhớ nhất.

"Bỏ túi ngay" kinh nghiệm du lịch Mũi Dinh Ninh Thuận mới nhất
"Bỏ túi ngay" kinh nghiệm du lịch Mũi Dinh Ninh Thuận mới nhất

Ăn gì ở Mũi Dinh

Đối với du lịch Mũi Dinh thì nhà hàng, quán ăn tại đây không nhiều, chưa phát triển. Bạn có thể đăng ký ăn cơm với người dân tại khu vực này với mức giá cả nhìn chung khá dễ chịu, không quá đắt đỏ. Nếu thích ăn hải sản, bánh tráng nướng, bạn có thể thỏa thuận với người dân để họ chuẩn bị.

"Bỏ túi ngay" kinh nghiệm du lịch Mũi Dinh Ninh Thuận mới nhất
"Bỏ túi ngay" kinh nghiệm du lịch Mũi Dinh Ninh Thuận mới nhất

Ngoài những món ăn mặn như hải sản, mì, bánh canh thì trên đường về, bạn hãy nhớ dừng chân tại quán bánh căn, bánh xèo vừa ngon vừa rẻ nhé.

"Bỏ túi ngay" kinh nghiệm du lịch Mũi Dinh Ninh Thuận mới nhất
"Bỏ túi ngay" kinh nghiệm du lịch Mũi Dinh Ninh Thuận mới nhất
"Bỏ túi ngay" kinh nghiệm du lịch Mũi Dinh Ninh Thuận mới nhất

Chúc các bạn có một chuyến đi du lịch Mũi Dinh thật trọn vẹn.

Theo Vntrip

0 Shares