QUẢNG BÌNH – Trong tour Sơn Đoòng 4 ngày 3 đêm, du khách dừng chân cắm trại ở ba địa điểm gồm hang Én, hố sụt 1 và hố sụt 2, sở hữu cảnh đẹp được đánh giá ấn tượng và duy nhất.
Chinh phục hang động lớn nhất thế giới Sơn Đoòng được coi là một trong những trải nghiệm đáng thử trong đời. Ngoài hành trình khó khăn, cảnh đẹp có một không hai trong thế giới hang động hay những điều kỳ thú của thiên nhiên, các bãi cắm trại nghỉ qua đêm cũng gây ấn tượng mạnh với du khách. Những nơi này từng được tạp chí Anh, Daily Mail, bình chọn “Bãi trại ấn tượng nhất thế giới”.
Trong ảnh là bãi trại hang Én, điểm dừng chân đêm đầu tiên trong hành trình chinh phục hang Sơn Đoòng.
Bãi trại hang Én được đánh giá “duy nhất trên thế giới”, theo lời Howard Limbert, chuyên gia hang động người Anh. Ở đây, những tia nắng mỗi buổi sớm chiếu sâu vào bên trong hang tạo nên một khung cảnh như trong cổ tích. Những tia nắng này thường chỉ xuất hiện từ tháng 12 đến tháng 2, do sự chuyển động của trục Trái Đất và Mặt Trời. Khu cắm trại còn là nơi tuyệt vời để ngắm sao vào những đêm ít mây.
Khu cắm trại cách cửa hang khoảng 700 m, được chọn để dừng chân cắm trại, với vòm hang cao 140 m, rộng 200 m, có bãi cát mịn và hồ nước xanh, du khách có thể bơi lội ngay trước lều của mình. Cũng từ vị trí này, du khách có thể thấy khỉ, voọc đu dây đùa giỡn trên miệng hang. Ảnh: Havcxd
Bãi trại hố sụt 1 là điểm nghỉ đêm thứ hai của hành trình. Hố sụt là khu vực vòm hang bị sập xuống một phần, tạo thành giếng trời.
Bãi trại này nằm cách cửa hang Sơn Đoòng gần 5 km. Vị trí cắm trại nằm ở rìa của hố sụt nên nhận được ánh sáng từ miệng hang.
Khu trại và không gian sinh hoạt chung nằm trên bãi cát sát vách hố sụt. Vào ngày nhiều mây, có thể ngắm nhìn những tầng mây ngay dưới chân từ vị trí hố sụt này. Độ ẩm ở đây cao hơn hang Én, nhiệt độ thấp hơn so với bên ngoài, lạnh và ẩm. Hầu hết đồ dùng, quần áo của du khách nếu phơi tại đây không thể khô, thậm chí có thể ướt hơn.
Cách bãi trại 50 m (khoảng 10 phút đi bộ) là một dòng sông ngầm, nhiệt độ 18-20 độ C, du khách có thể bơi lội và ngâm mình sau một ngày di chuyển. Để được trải nghiệm ở sông ngầm, du khách bắt buộc phải mặc áo phao.
Bãi trại hố sụt 2 có kích thước lớn hơn nhiều so với hố sụt 1 do sự giao nhau của hai nếp đứt gãy trong quá trình hình thành hang. Khu vực này rộng 175 m và cao 250 m, tính từ miệng hố sụt. Bên trong hố sụt là một khu rừng nguyên sinh Vườn Địa Đàng (Garden of Edam), nơi có những cây cổ thụ cao 40 m.
Hố sụt 2 là điểm dừng nghỉ cuối trong hành trình chinh phục hang Sơn Đoòng. Từ đây, du khách sẽ nghỉ một đêm trước khi trekking khoảng 30 phút và lội sông để tới Bức tường Việt Nam và từ đó ra khỏi hang. Vào những ngày mưa, từ bãi trại du khách có thể ngắm nhìn những dòng thác chảy từ trần hang xuống mà không ảnh hưởng đến nơi hạ trại.
Bãi trại nằm trên bãi cát mịn, cách xa sông suối nên an toàn khi có mưa lũ đột xuất. Đây cũng là bãi trại có ánh sáng nhiều nhất vì cửa hang rộng. Nhiệt độ trung bình tại đây vào khoảng 22 đến 25 độ C vào mùa hè và khoảng 16 đến 20 độ C vào mùa đông.
Các bãi trại đều có nhà vệ sinh thân thiện với môi trường, không xả thải ra nguồn nước hay chôn lấp trong hang. Thiết bị vệ sinh được gia công riêng, bên dưới là thùng chứa túi chất thải. Khi đi vệ sinh xong, du khách sử dụng vỏ trấu cho vào túi chứa chất thải để làm khô cũng như khử mùi.
Lều trại (đôi hoặc đơn) có cửa lưới chống côn trùng, đệm hai lớp, túi ngủ, chăn, gối. Bên dưới lều là tấm pallet cách nhiệt, cách ẩm. Ngoài ra ở các khu trại đều có đồ ăn uống, trà, cà phê cùng các bữa ăn chính và bữa phụ.
HÒA BÌNH – Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh có hai ngày một đêm lưu trú và tắm onsen khu nghỉ giữa rừng.
Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tại Việt Nam từ ngày 1- 5/11, chiều 3/11, Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh tới thăm và làm việc tại Khu công nghiệp Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, đồng thời trải nghiệm một khu resort dạng onsen nổi tiếng ở huyện Kim Bôi.
Ngay khi vừa đặt chân đến khu nghỉ dưỡng, Tổng thống Mông Cổ cùng Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Mông Cổ được khu nghỉ dưỡng đón tiếp bằng tiết mục múa cồng chiêng – một nét đẹp văn hóa đặc sắc của người Mường, tỉnh Hòa Bình, thường được trình diễn mỗi khi có khách quý tới chơi nhà. Các cô gái trong trang phục áo tếch, khăn xanh của người Mường, từng nhịp đều đặn đánh cồng chiêng, tươi cười đón khách.
Trong hai ngày một đêm lưu trú, Tổng thống Mông Cổ cùng phu nhân đã nghỉ tại hạng phòng cao cấp nhất của khu nghỉ dưỡng là Onsen Villa. Căn villa với tổng diện tích lên đến 180 m2, được thiết kế gồm một phòng khách, hai phòng ngủ và một bể bơi riêng biệt được dẫn trực tiếp mạch nguồn nước nóng.
Villa giữ lối kiến trúc độc đáo dạng chữ U, sử dụng toàn bộ vật liệu xây dựng từ gỗ và tre nứa đậm nét văn hoá bản địa, đồng thời tận dụng tối đa không gian mở, mang đến cảm giác thoáng đãng mà vẫn gần gũi với hướng nhìn thẳng ra khung cảnh sông núi liền kề.
Được xem là ‘mỏ vàng trắng’ của du lịch Hoà Bình, các khu nghỉ dưỡng onsen có nguồn khoáng nóng quý hiếm. Đây được xem là một trong 7 mạch ngầm nước khoáng nóng được khai thác tốt nhất hiện nay tại Việt Nam.
Theo đại diện khu nghỉ, trong thời gian lưu trú, Tổng thống dành hàng giờ trải nghiệm tắm onsen. Khu vực khoáng nóng có 6 bể tắm riêng biệt, gồm hai bể tắm sức chứa 5 người, ba bể tắm 10 người và một bể tắm dành cho 20 người.
Ngoài ra, du khách còn có thể trải nghiệm tắm khoáng trị liệu, bể bơi trong nhà và ngoài trời, chứa nguồn nước khoáng nóng được dẫn trực tiếp từ lòng đất, ổn định ở mức nhiệt 43 độ C suốt bốn mùa. Vì thế, ngay cả trong những ngày lạnh giá của mùa đông, du khách cũng có thể thả lỏng cơ thể trong bể nước ấm nóng giữa khu vườn xanh mướt, ngắm khung cảnh non nước kỳ vĩ.
Trong lần đón tiếp phái đoàn Mông Cổ, khu nghỉ dưỡng cũng giới thiệu ẩm thực xứ Mường. Là người chuẩn bị cho ba bữa ăn sáng, trưa và tối của đoàn Tổng thống, anh Đoàn Anh Linh, bếp trưởng nhà hàng chia sẻ các quy trình chế biến cùng nguyên vật liệu đều được chuẩn bị kỹ lưỡng, kết hợp các gia vị địa phương.
Các đặc sản được phục vụ trong thực đơn gồm món ăn nổi tiếng của Hòa Bình như nem cuốn cá lăng, cá lăng xông đá, gà đồi, xôi nếp hay cá tầm sông rang muối hồng tiêu, cá song cuộn song ngư hấp bí non, canh gà đồi hầm hạt sen, xôi ngũ sắc.
World Travel Awards (WTA) vinh danh Việt Nam là “điểm đến hàng đầu” và “điểm du lịch thiên nhiên dẫn đầu” còn Hà Nội là “thành phố hàng đầu” châu Á năm 2023.
Lễ trao giải World Travel Awards (WTA) 2023: Asia – Oceania hay Giải thưởng Du lịch Thế giới khu vực châu Á – châu Đại Dương diễn ra tại TP HCM tối 6/9. Việt Nam thắng hai giải “điểm đến hàng đầu châu Á” và “điểm du lịch thiên nhiên dẫn đầu” châu Á năm 2023.
Bức ảnh trên được chụp tại thủ đô Hà Nội. Ảnh: Vũ Ngọc Thiện
Thủ đô Hà Nội ba lần được vinh danh, gồm các giải: “Thành phố hàng đầu châu Á”, “Thành phố hàng đầu châu Á cho kỳ nghỉ ngắn ngày”. Sở Du lịch Hà Nội là “Cơ quan Quản lý Du lịch Thành phố hàng đầu”. 2023 cũng là năm thứ hai Hà Nội giành chiến thắng ở hạng mục “điểm đến cho kỳ nghỉ ngắn ngày”.
Đây là những hạng mục quan trọng trong hệ thống giải thưởng của WTA, với các tiêu chí liên quan đến sức hút, sự hấp dẫn của các hoạt động du lịch nghỉ dưỡng ngắn ngày như du lịch đêm, du lịch ẩm thực, trải nghiệm về đô thị đối với các thành phố khu vực châu Á.
Bức ảnh trên được chụp tại hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ảnh: Vũ Ngọc Thiện.
TP HCM được vinh danh ở hai hạng mục “Thành phố du lịch kết hợp làm việc tốt nhất” và “Điểm đến tổ chức lễ hội và sự kiện hàng đầu châu Á”. 2023 cũng là năm thứ hai liên tiếp TP HCM giành giải “Thành phố du lịch kết hợp làm việc tốt nhất”.
Bức ảnh trên chụp TP HCM về đêm với hoạt động ngồi tàu ngắm thành phố trên sông Sài Gòn. Ảnh: Nguyễn Đặng Việt Cường
Hội An được xướng tên là “Điểm đến thành phố văn hóa hàng đầu châu Á”, trong lần thứ 4 nhận danh hiệu này. Các năm đạt giải trước là 2022, 2021 và 2019. Ảnh: Nguyễn Minh Ngọc
Hà Giang lần đầu tiên nhận giải “Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á”. Đại diện Sở VHTT&DL Hà Giang cho biết giải thưởng là sự ghi nhận những nỗ lực của tỉnh trong việc xây dựng hình ảnh, phát triển đúng hướng, trọng tâm, bền vững.
Bức ảnh trên chụp những đứa trẻ người Mông chơi đùa bên cánh đồng hoa tam giác mạch dọc quốc lộ 4C, cách trung tâm huyện Đồng Văn 20 km. Ảnh: Ngọc Thành
Phú Quốc lần đầu nhận giải “Hòn đảo du lịch sang trọng hàng đầu châu Á”. Năm 2022, đại diện đến từ Kiên Giang được WTA vinh danh ở hạng mục “Hòn đảo có thiên nhiên hàng đầu khu vực”.
Trên ảnh là Dinh Cậu tại thị trấn Dương Đông, Phú Quốc. Ảnh: Khương Nha
Hà Nam nhận giải kép là “Điểm đến văn hóa khu vực hàng đầu châu Á và Việt Nam”. Giống Hà Giang, Hà Nam cũng lần đầu thắng giải WTA.
Bức ảnh trên được chụp tại khu vực bên sông Đáy, phía xa là núi Thanh Liêm, ngoại ô phường Thanh Tuyền, TP Phủ Lý, Hà Nam. Ảnh: Nguyễn Gia Bảo
Mộc Châu, Sơn La nhận giải kép “Điểm đến thiên nhiên hàng đầu châu Á và Việt Nam” và là lần thứ hai liên tiếp được WTA vinh danh ở hai hạng mục này.
WTA là giải thưởng hàng đầu thế giới, được ví như “Oscar của ngành du lịch”, tổ chức thường niên từ năm 1993. Sự kiện nhằm vinh danh, khen thưởng và ghi nhận sự xuất sắc trong lĩnh vực du lịch. Các hạng mục bao gồm khách sạn, khu nghỉ, các hãng hàng không, lữ hành, điểm đến, công viên. WTA 2023 trao gần 150 giải thưởng tại châu Á, trong đó Việt Nam thắng hơn 50 giải.
Bức ảnh trên được chụp tại thung lũng mận Nà Ka, Mộc Châu. Ảnh: Hải Dương
BẮC NINH – Đền Đô ở phường Đình Bảng, TP Từ Sơn, nơi thờ 8 vị vua nhà Lý, là dấu tích một triều đại phong kiến kéo dài hơn 200 trăm.
Bắc Ninh có hơn 1.200 di tích lịch sử, theo cổng thông tin điện tử tỉnh này. Trong đó, đền Đô ở phường Đình Bảng, TP Từ Sơn là nơi ghi dấu 214 năm trị vì của 8 vị vua nhà Lý.
Nhà Lý truyền ngôi 9 đời vua qua 216 năm (1009 – 1225). Đền Đô là nơi thờ tự 8 vị vua gồm: Lý Thái Tổ (1009 – 1028); Lý Thái Tông (1028 – 1054); Lý Thánh Tông (1054 – 1072); Lý Nhân Tông (1072 – 1128); Lý Thần Tông (1128 – 1138); Lý Anh Tông (1138 – 1175); Lý Cao Tông (1175 – 1210); Lý Huệ Tông (1210 – 1224). Vị vua cuối cùng là Lý Chiêu Hoàng (1224 – 1225) được người dân thờ ở đền Rồng, cũng nằm ở phường Đình Bảng.
Theo nội dung trên bia trùng tu đền Đô, Đình Bảng, quê hương phát tích nhà Lý, ban đầu có tên là Diên Uẩn. Từ giữa thế kỷ VIII đến đầu thế kỷ XIII đổi là hương Cổ Pháp thuộc châu Cổ Pháp, sau đó mới được đặt là Đình Bảng. “Đất Cổ Pháp – Đình Bảng là nơi thắng địa bậc nhất Kinh Bắc, đất gối đầu của 8 con rồng, vượng khí tốt, là nơi sinh ra vua Lý Công Uẩn ngày 12/2 năm Giáp Tuất (947)” (trích nội dung trên bia đá). Lý Công Uẩn, niên hiệu Lý Thái Tổ, là vị vua đầu tiên của nhà Lý.
Ông Nguyễn Tiến Chiến, trưởng ban quản lý Khu di tích, cho biết đền Đô được xây dựng trên đất quê Lý Công Uẩn. Năm 1019, khi Lý Thái Tổ lên ngôi được 10 năm, ông về quê lập một thái miếu để thờ tổ nội mình ở đây. Lúc đó, vua đã chọn một khu đất để làm nơi chôn cất sau khi băng hà, cách cửa đền Đô hiện tại khoảng một km, đặt tên là Cấm Địa Sơn Lăng. Năm 1028 Lý Thái Tổ băng hà, được an táng tại quê nhà theo di nguyện. Sau này, các vị vua nhà Lý đều được đưa về chôn cất tại đây.
Năm 1030, vua Lý Thái Tông cho xây dựng đền Đô làm nơi thờ vua cha. Từ đó, đền trở thành nơi thờ tự các vị vua nhà Lý, theo nội dung cuốn “Di tích lịch sử văn hóa đền Đô” do tác giả Nguyễn Đức Thìn biên soạn.
Ông Chiến nói ban đầu, đền có tên là Cổ Pháp Điện. Đến năm 1605, vua Lê Kính Tông cho mở rộng và đổi tên thành đền Lý Bát Đế. Năm 1952, đền bị thực dân Pháp phá hủy hoàn toàn. Đến năm 1989, chính quyền đã phục dựng đền theo nguyên mẫu và gọi là đền Đô. Đền Đô được công nhận di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2014.
Đền Đô có diện tích 31.250 m2 với 21 hạng mục công trình, chia thành hai khu vực ngoại thành và nội thành. Ngoại thành gồm: hồ bán nguyệt, nhà thủy đình, nhà văn chỉ và nhà võ chỉ.
Theo hướng lối vào đền, công trình đầu tiên nằm phía bên trái lối vào là nhà văn chỉ (ảnh). Nhà văn chỉ nằm bên trái khu nội thành, xây dựng theo kiến trúc bagian chồng diêm, thờ Tô Hiến Thành (thời vua Lý Anh Tông và Lý Cao Tông) và Lý Đạo Thành (thời vua Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông) cùng một số quan văn đã có công lớn giúp nhà Lý. Nhà văn chỉ được Bộ Quốc phòng đầu tư xây dựng lại vào năm 2003 để tưởng nhớ công ơn của các vị quan văn thời Lý.
Đi qua nhà văn chỉ, trước khi đến cổng chính khu nội thành, du khách sẽ thấy “Thiên đô chiếu”. Đây là bức cuốn thư cao 3,5 m, rộng hơn 8 m, được làm bằng gốm Bát Tràng, chép lại “Chiếu dời đô” của vua Lý Thái Tổ.
Cuốn thư gồm 214 chữ Hán nổi màu xanh trên nền trắng, tương ứng với 214 năm trị vì của 8 vị vua (chưa tính tựa đề Chiếu dời đô và tên tác giả Lý Công Uẩn), được hoàn thành nhân kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội. Đây được coi là bức cuốn thư bằng gốm Bát Tràng lớn nhất Việt Nam.
Khu nội thành rộng hơn 4000 m2 được chia thành nội thất và ngoại thất. Ngoại thất gồm: ngũ long môn, sân rồng, giếng Ngọc (giếng cổ được phát hiện khi khởi công xây dựng lại đền), nhà chủ tế, nhà khách, phòng truyền thống và đền Vua Bà.
Cổng chính dẫn vào khu nội thành, cũng được gọi là ngũ long môn, được xây dựng bằng gỗ quý, lợp ngói mũi hài với những bức tượng đá chạm khắc hình rồng dài khoảng hai mét trên bậc thang. Hai bức tượng rồng chính giữa được điêu khắc công phu với hình ảnh viên ngọc ngậm trong miệng.
Ngũ long môn có ba cửa. Cửa chính được gọi là đại quan, chạm khắc hình rồng bay thể hiện khát vọng tự do, hòa bình. Ông Chiến cho biết trước đây cửa đại quan chỉ mở khi đón vua về thăm. Hai cửa bên phải, trái dành cho quan văn, quan võ. Người dân và quân lính sẽ đi bằng hai cửa tò vò (cửa ngách) nằm bênh cạnh.
Hiện nay ban quản lý đã mở hai cửa bên trái, phải để phục vụ du khách đến tham quan. Cửa đại quan sẽ mở vào những ngày giỗ vua, lễ hội hoặc khi đón các vị nguyên thủ quốc gia.
Bước qua cổng ngũ long là sân rồng và khu vực nội thất của đền. Sân rồng được thiết kế 8 ô đá theo chiều ngang, trên mỗi viên gạch vuông có họa tiết tròn tượng trưng cho đất và trời.
Nội thất đền Đô gồm: nhà phương đình (ảnh), nhà chuyển bồng, nhà tiền tế, linh cung xếp theo thứ tự từ cổng ngũ long môn hướng vào. Ông Chiến nói nhà phương đình là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đến tưởng niệm 8 vị vua vào ngày 13/9/1945.
Qua nhà phương đình là nhà tiền tế, nơi tế lễ các vị vua vào những ngày giỗ hoặc dịp lễ hội. Phía bên phải nhà tiền tế trưng bày bài thơ Nam quốc sơn hà, được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta do tướng quân Lý Thường Kiệt viết. Bên trái trưng bày bản Chiếu dời đô thu nhỏ.
Qua nhà tiền tế là nhà chuyển bồng, nơi đặt ban Công Đồng (tương tự như ban Tam Bảo ở chùa). Đây là nơi người dân, du khách đến dâng hương, lễ bái.
Qua nhà chuyển bồng là linh cung thờ 8 vị vua nằm ở vị trí sâu nhất. Linh cung rộng hơn 200 m2, được xây 7 gian theo kiến trúc số lẻ của đền, chùa xưa. Mỗi gian đặt một ngai thờ, bài vị và tượng một vị vua. Gian chính giữa đặt tượng vua Lý Thái Tổ và con trai trưởng, vua Lý Thái Tông, tượng trưng cho sự cha truyền con nối.
Bên phải khu nội thất là đền Vua Bà, nơi thờ tự các hoàng thái hậu triều Lý. Phía bên trái là nhà khách. Trong các lễ hội lớn, nam nữ thanh niên địa phương sẽ rước kiệu vua và các ông ngựa được đóng yên cương dát vàng từ chùa Cổ Pháp về đền Đô.
Tại đền Vua Bà còn lưu giữ bia đá “Cổ Pháp Điện Tạo Bi” (ảnh) do học giả Phùng Khắc Khoan soạn dựng năm 1605, ghi lại sự kiện vua Lê Kính Tông xây dựng lại đền và khắc ghi công đức của các vị vua triều Lý.
Tấm bia cao 1,9 m, rộng 1,3 m và có độ dày 17 cm. Theo ông Chiến, bia được chạm khắc tinh xảo, trán bia có hình lưỡng long chầu nguyệt, mặt trăng chạm nổi, có các tia hào quang tỏa chiếu xung quanh. Lòng bia khắc 35 dòng chữ Hán xen kẽ một số chữ Nôm, tổng cộng khoảng 1.500 chữ. Tuy nhiên qua thời gian và do chiến tranh tàn phá, tấm bia đã bị hư hại, những họa tiết và chữ khắc trên bia đã không còn rõ nét.
Sau này, nội dung văn bia được tìm thấy tại Bảo tàng Viện Viễn đông Bác cổ do người Pháp xây dựng. Ban Quản lý đền đã dựng thêm một bia trùng tu đền Đô bằng chữ quốc ngữ, phiên dịch lại nội dung hoàn chỉnh của bia đá cổ.
Phòng truyền thống là nơi lưu giữ các cổ vật cũng như những tư liệu quý về đền Đô và các vị vua triều Lý, trong đó có hình ảnh về những chuyến viếng thăm của hậu duệ nhà Lý ở trong và ngoài nước.
Trong tủ trưng bày hiện lưu giữ bộ đồ thờ cổ của đền Đô xưa gồm đỉnh và đôi hạc đứng trên hai con rùa bằng đồng có chữ “Cổ Pháp Điện” (ảnh). Ông Chiến nói di vật được tìm thấy vào lúc 11h ngày 25/11/1994 dưới đáy giếng Ngọc, khi ông Lý Xương Căn, hậu duệ đời thứ 31 của vua Lý Thái Tổ ở Hàn Quốc trở về thăm đền Đô lần thứ hai cùng đoàn đại biểu Hội Hữu nghị văn hóa Hàn – Việt.
Qua khu vực nội điện là nhà võ chỉ với kiến trúc tương tự nhà văn chỉ. Đây là nơi thờ tự các vị quan võ, tướng quân nhà Lý như Lý Thường Kiệt (thời vua Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông), Lê Phụng Hiểu (thời vua Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông và Lý Thánh Tông), Đào Cam Mộc (thời vua Lý Thái Tổ).
Sau khi Bộ Quốc phòng đầu tư xây dựng nhà văn chỉ, năm 2005, Bộ Văn hóa và Bộ Tài chính đã đầu tư xây dựng nhà võ chỉ để tưởng nhớ công ơn các vị quan võ nhà Lý.
Đối diện khu nội điện của đền Đô là nhà thủy đình nằm trên hồ bán nguyệt, nối với quảng trường ngũ long môn bằng cầu đá. Nhà thủy đình rộng 5 gian, có kiến trúc chồng diêm, 8 mái đều được uốn đao cong, chạm khắc hoa văn tinh xảo. Trước đây khi các vị vua về thăm quê thường ngự ở đây nghe hát quan họ và xem rối nước. Nơi đây từng được Ngân hàng Đông Dương xưa chọn là hình ảnh in trên tiền “năm đồng vàng”. Năm 2003, hình ảnh nhà thủy đình được chọn in trên đồng tiền xu mệnh giá 1.000 đồng.
Bia đá “Cổ Pháp Điện Tạo Bi” ghi lại những công lao của nhà Lý trong công cuộc xây dựng nền độc lập tự chủ của dân tộc sau hơn 1.000 năm Bắc thuộc, tiêu biểu gồm: dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long (năm 1010) để xây dựng nên một trung tâm văn hóa chính trị kinh tế của nước nhà; ban bố Hình thư (năm 1042) là bộ luật pháp thành văn đầu tiên của nhà nước phong kiến; đặt tên nước là Đại Việt (năm 1054) thể hiện sự ngang hàng với Đại Đường, Đại Tống ở phương Bắc; mở thương cảng Vân Đồn (năm 1149) để buôn bán với nước ngoài, mở mang văn hóa; xây dựng Văn Miếu Quốc Tử Giám (năm 1070) để đào tạo nhân tài cho đất nước.
Hằng năm, vào những ngày 14,15 và 16/3 âm lịch (kỷ niệm ngày Thái tổ Lý Công Uẩn đăng quang), người dân trên khắp cả nước lại về Đình Bảng tham gia lễ hội đền Đô để dâng hương, tưởng nhớ công ơn của các vị vua nhà Lý.
YÊN BÁI – Lúa trên các ruộng bậc thang ở Tú Lệ và Mù Cang Chải bắt đầu chín, du khách nên lên kế hoạch tham quan trong hai tuần tới.
Hành trình bắt đầu từ thị xã Nghĩa Lộ, cách Hà Nội 220 km. Đây thường là điểm trung chuyển đến nhiều điểm du lịch của Yên Bái như Mù Cang Chải, Tú Lệ, Trạm Tấu, Văn Chấn. Du khách nên khởi hành từ chiều hôm trước tại Hà Nội và nghỉ đêm ở Nghĩa Lộ. Đây là nơi có nhiều chỗ ở, dịch vụ ăn uống.
Lịch trình được tham khảo từ một công ty du lịch và trải nghiệm của anh Nhật Quang (Hà Nội) trong chuyến đi đầu tháng 9.
Ngày 1
Buổi sáng và trưa
Bạn có thể ăn sáng tại Nghĩa Lộ hoặc trên đường. Các món gợi ý có bánh chưng đen, xôi ngũ sắc, xôi trứng kiến.
Hành trình di chuyển thăm các ruộng bậc thang từ Nghĩa Lộ qua Tú Lệ rồi đến Mù Cang Chải, tổng quãng đường gần 90 km. Mặt đường đẹp nhưng nhiều dốc và ngoằn ngoèo, du khách nên cẩn thận khi lái xe.
Anh Nhật Quang gợi ý nên đặt phòng nghỉ đêm tại xã Tú Lệ, cách Nghĩa Lộ khoảng 50 km bởi ở đây có khá nhiều khách sạn và homestay, yên tĩnh, không đông đúc như ở trung tâm Mù Cang Chải.
“Khách sạn Mường Hoa giá 500.000 đồng một đêm phòng cho hai người, khá sạch sẽ và đủ các trang thiết bị cần thiết, nằm ngay trên đường chính. Nếu đi nhóm đông, bạn có thể vào trong bản, như Lìm Thái, ở nhà cộng đồng”, anh Quang cho hay. Quanh khu vực anh ở cũng có nhiều khách sạn tương tự.
Sau khi nhận phòng, bạn di chuyển tới Mù Cang Chải, cách Tú Lệ khoảng 35 km, đi qua đèo Khau Phạ, một trong “Tứ đại đỉnh đèo” của Việt Nam cùng với Mã Pì Lèng (Hà Giang), Ô Quy Hồ (Lai Châu – Lào Cai) và Pha Đin (Điện Biên). Từ đây, có thể ngắm cảnh đẹp của bản Lìm Mông. Đỉnh đèo là điểm check in và chụp ảnh không thể bỏ qua.
Trong tháng 9 và 10, vào mỗi cuối tuần sẽ có hoạt động dù lượn “Bay trên mùa vàng”. Bay dù từ đỉnh Khau Phạ ngắm mùa vàng là một trong những trải nghiệm nên thử ở Mù Cang Chải mùa lúa chín. Mỗi lượt bay kéo dài 10-15 phút, có hoặc không có người bay kèm, đầy đủ trang thiết bị. Bạn chưa từng bay dù cũng sẽ không gặp khó khăn nào.
Nên lưu ý đăng ký trước dịch vụ này bởi mỗi ngày, sẽ chỉ có khoảng 20 đến 50 khách được phục vụ. Ngoài ra, việc có được bay hay không còn phụ thuộc vào thời tiết. Giá bay dù lượn dao động từ 2,2 triệu đến 2,6 triệu đồng một người, tùy thời điểm ngày thường hay cuối tuần.
Sau đó, du khách có thể ăn trưa trên đỉnh đèo Khau Phạ.
“Ngay khu vực đỉnh đèo có một nhà hàng nhỏ phục vụ các món ăn dân tộc. Thịt trâu nướng tảng cuốn lá cải, rau rừng ăn cùng nước chấm pha theo công thức riêng của người địa phương là món nên thử”, anh Quang cho hay. Một miếng thịt trâu nướng tảng đủ cho hai người ăn giá 180.000 đồng, gói xôi cẩm giá 50.000 đồng.
Buổi chiều
Toàn bộ buổi chiều là thời gian dành cho các điểm đến nổi tiếng của Mù Cang Chải mùa lúa. Dù chỉ cần dừng chân ven đường, bạn cũng có thể chụp được vô số bức ảnh đẹp. Nhưng theo kinh nghiệm của nhiều du khách, hãy thuê xe máy để đi sâu vào khu vực có những thửa ruộng bậc thang đẹp nhất. “Nhiều đoạn đường khá dốc và nhỏ, nên cần tay lái chắc, hoặc thuê chính người địa phương chở”, anh Quang nói.
Ba xã La Pán Tẩn, Chế Cu Nha, Dế Xu Phình là các nơi không thể bỏ qua. Đây là những địa điểm đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt. Đồi Móng Ngựa, đồi Mâm Xôi… là những cái tên thường được nhắc đến. Vào dịp cuối năm, bạn cũng có thể đến đây để chiêm ngưỡng những cánh đồng hoa tam giác mạch.
Nếu còn thời gian, hãy ghé thêm thác Mơ ở xã Mồ Dề của huyện Mù Cang Chải. Ngọn thác gây ấn tượng với dòng nước trong, tung bọt trắng, cùng hoa rừng nở rực rỡ, tạo thành khung cảnh ấn tượng.
Mua sắm ở chợ Mù Cang Chải rồi quay về Tú Lệ ăn tối và nghỉ đêm.
Ngày 2
Buổi sáng và trưa
Thức dậy sớm và đi dạo giữa những cánh đồng lúa ở Tú Lệ để tận hưởng không khí trong lành, hương lúa thoang thoảng. Trời buổi sáng mát mẻ, chỉ khoảng 25 độ C. Bạn lưu ý mang theo một chiếc áo khoác mỏng. Nếu chủ động dành nhiều thời gian thong dong trong buổi sáng, bạn nên chọn đạp xe tới bản Thái, chân đèo Khau Phạ phía Tú Lệ.
Bản Thái tựa vào núi, cảnh quan thiên nhiên thơ mộng cùng những nếp nhà sàn, đường sá dễ đi lại. Đan xen là những thửa ruộng bậc thang xanh lẫn vàng. Nếu có thời gian đi sâu hơn, bạn sẽ vào tới bản Lìm Mông.
Gần trưa, quay trở lại trung tâm xã, tìm hiểu cách người dân làm ra những hạt cốm Tú Lệ nổi tiếng. Dọc đường và ở trong bản, bạn đều có thể bắt gặp hoạt động gặt lúa, tuốt lúa, rang cốm. Cốm Tú Lệ hạt cứng, không mềm như cốm ở Hà Nội, nhưng thơm. Ngoài ra, nếu biết cách bảo quản và chế biến (vẩy thêm nước), có thể chế biến cốm Tú Lệ thành những món ăn ngon.
Ăn trưa tại các nhà hàng ven đường với các món gà nướng, thịt trâu nướng, xôi nếp Tú Lệ. Một bữa ăn cho hai người dao động trong khoảng 300.000 đến 400.000 đồng.
Một công đoạn làm cốm Tú Lệ. Ảnh: Nhật Quang
Lúa cho ra những hạt cốm ở Tú Lệ. Ảnh: Nhật Quang
Cốm Tú Lệ. Ảnh: Nhật Quang
Một công đoạn làm cốm Tú Lệ. Ảnh: Nhật Quang
Lúa cho ra những hạt cốm ở Tú Lệ. Ảnh: Nhật Quang
1 / 3
Buổi chiều
Sau hơn một ngày di chuyển và hoạt động nhiều, bạn hãy thư giãn bằng việc tắm suối nước nóng tự nhiên tại Le Champ Tú Lệ. Đây là khu lưu trú, tắm khoáng nóng và vui chơi ngay tại trung tâm xã. Nghỉ qua đêm sẽ được miễn phí các dịch vụ, nếu không sẽ phải mua vé. Giá vé trọn gói là 700.000 đồng. Nếu mua vé riêng lẻ, giá dao động từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.
Khu khoáng nóng tự nhiên có dòng nước được dẫn trực tiếp từ suối nước nóng gần khu nghỉ dưỡng. Tại đây có một bể lớn và nhiều bể nhỏ. Nếu bạn thích những trò chơi cảm giác mạnh và có tính thử thách cao, nên đến khu giải trí Adventure Camp với một loạt trò thú vị như zorbing (chui vào một quả cầu trong suốt được bơm phồng, sau đó lăn xuống đồi), high rope (mạo hiểm trên dây), leo núi, đặc biệt là đường trượt zipline (đu dây) dài nhất Việt Nam, hơn 1 km.
Có thể ăn bữa chiều tại Le Champ trước khi trở lại thành phố. Thực đơn là các món ăn Việt phổ biến, giá từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng mỗi khách.
Hàng chục resort Việt chiến thắng tại Giải thưởng Du lịch Thế giới khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong đó nhiều cơ sở nhận 2-3 giải.
Tối 6/9, ban tổ chức Giải thưởng Du lịch Thế giới (WTA) 2023 khu vực châu Á – Thái Bình Dương công bố kết quả. Ở nội dung cơ sở lưu trú, hàng chục khu nghỉ dưỡng tại Việt Nam được vinh danh “dẫn đầu châu Á” ở các hạng mục, trong đó, Phú Quốc có 5 đại diện, nhiều nhất nước.
Đại diện đầu tiên của “đảo ngọc” được nhắc đến là La Veranda Resort Phú Quốc – MGallery. Khu nghỉ nằm trên đường Trần Hưng Đạo của thị trấn Dương Đông thắng giải “Resort mang phong cách boutique hàng đầu châu Á 2023” và là lần thứ hai được vinh danh ở hạng mục này (năm đầu là 2021). Khái niệm khu nghỉ/khách sạn boutique thường chỉ những khu lưu trú có số lượng phòng ít, từ 10 đến dưới 100 phòng và có phong cách thiết kế đặc trưng riêng. Giá phòng ở La Veranda Resort Phú Quốc – MGallery từ 2,5 triệu đồng trở lên.
New World Phu Quoc Resort thắng giải “Khu nghỉ ven biển hàng đầu châu Á phù hợp với khách gia đình”. Đây là năm thứ hai liên tiếp khu nghỉ giành danh hiệu này. Giá một villa với ba phòng ngủ từ 5,7 triệu đồng.
WTA là giải thưởng hàng đầu thế giới, được ví như “Oscar của ngành du lịch”, tổ chức thường niên từ năm 1993. Sự kiện nhằm vinh danh, khen thưởng và ghi nhận sự xuất sắc trong lĩnh vực du lịch.
InterContinental Phu Quoc Long Beach Resort ở phía nam bãi Dài trên đảo Phú Quốc, nhận giải thưởng “Khu nghỉ dưỡng sang trọng dành cho gia đình hàng đầu châu Á”. Đây là năm thứ 5 liên tiếp, kể từ 2019, cơ sở lưu trú cao cấp này nhận được danh hiệu trên của WTA. Giá phòng từ 5,2 triệu đồng.
Premier Village Phu Quoc Resort, đại diện tiếp theo đến từ Phú Quốc, nhận giải “Khu nghỉ dưỡng biệt thự hàng đầu châu Á”, lần thứ 5 liên tiếp chiến thắng ở hạng mục này. Giá phòng từ 5,8 triệu đồng.
JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay Resort & Spa ở Phú Quốc hai năm liên tiếp đoạt cú đúp giải thưởng “Khu nghỉ và spa sang trọng” và “Khu nghỉ dưỡng dành cho đám cưới sang trọng” hàng đầu châu Á. Giá phòng từ hơn 7,2 triệu đồng.
Banyan Tree Lăng Cô, tọa lạc bên vịnh biển nguyên sơ hình bán nguyệt dài hơn 3 km thuộc Lăng Cô, được vinh danh ở hạng mục “Khu nghỉ dưỡng ven biển sang trọng hàng đầu châu Á”. Đây là năm thứ 3 liên tiếp khu nghỉ với 86 biệt thự bên biển nhận giải thưởng này. Giá phòng từ 7,7 triệu đồng.
Hoi An Memories Resort & Spa, đại diện của tỉnh Quảng Nam, thắng giải “Khu nghỉ dưỡng có dịch vụ giải trí hàng đầu châu Á 2023” và là năm thứ hai liên tiếp giành giải thưởng này. Khu nghỉ nằm tại Cồn Hến, phường Cẩm Nam, thành phố Hội An. Các phòng có hướng nhìn ra sông. Giá phòng từ 1,8 triệu đồng.
InterContinental Danang Sun Peninsula Resort, Đà Nẵng, được trao ba giải “Khu nghỉ dưỡng xanh”, “Khu nghỉ dưỡng sang trọng” và “Khách sạn có biệt thự sang trọng” hàng đầu châu Á. Đây là năm thứ ba liên tiếp khu nghỉ dưỡng nằm trên bán đảo Sơn Trà giành được cả ba giải thưởng trên từ WTA. Giá phòng từ 9,4 triệu đồng.
Mercure Danang French Village Bana Hills, một đại diện khác đến từ Đà Nẵng, được vinh danh ở hạng mục “Khu nghỉ dưỡng theo chủ đề hàng đầu châu Á”. Năm nay là năm thứ 4 liên tiếp cơ sở được WTA trao giải thưởng này. Giá phòng từ 2,9 triệu đồng.
Ana Mandara Cam Ranh, Khánh Hòa được vinh danh ở hạng mục “Khu nghỉ dưỡng mới hàng đầu châu Á”. Đây là năm đầu tiên cơ sở lưu trú đoạt giải thưởng từ WTA. Giá phòng từ 2,6 triệu đồng.
Six Senses Ninh Van Bay nằm tại vịnh Ninh Vân, Khánh Hòa nhận hai giải thưởng “Khu nghỉ dưỡng lãng mạn nhất” và “Khu nghỉ dành cho các cặp đôi đi tuần trăng mật hàng đầu châu Á”. Giá phòng từ 15 triệu đồng.
Premier Village Ha Long Bay Resort, đại diện đến từ Quảng Ninh hai năm liên tiếp được vinh danh ở hạng mục “Khu nghỉ dưỡng biệt thự dành cho gia đình hàng đầu châu Á”. Năm 2020, cơ sở lưu trú này nhận giải “Khu nghỉ dưỡng mới hàng đầu châu Á”. Giá phòng từ 1,8 triệu đồng.
WTA 2023 trao gần 150 giải thưởng tại châu Á, trong đó Việt Nam thắng hơn 50 giải. Ngoài các khu nghỉ dưỡng và 8 điểm đến, WTA cũng vinh danh nhiều tổ chức, công ty lữ hành tại Việt Nam như Vietravel là “Công ty tổ chức tour hàng đầu châu Á”, Lux Travel DMC là “Hãng lữ hành sang trọng hàng đầu châu Á”, Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn là “Sân bay khu vực hàng đầu châu Á”.
Giá phòng tại các khu nghỉ dưỡng được khảo sát dựa trên giá công bố từ các ứng dụng đặt phòng như Booking, Agoda, My tour, Skyscanner trong tháng 10. Du khách nên gọi điện đến khách sạn để kiểm tra chính xác giá phòng tại thời điểm muốn lưu trú.
UNESCO công nhận 9 di sản thiên nhiên, văn hoá thế giới tại Việt Nam trong đó Hạ Long – Cát Bà nổi bật về vẻ đẹp thiên nhiên; Huế và Hội An hấp dẫn bởi di sản văn hoá; Tràng An tổng hoà giá trị thiên nhiên và văn hoá.
Ngày 16/9, Ủy ban Di sản thế giới UNESCO công nhận quần thể vịnh Hạ Long – quần đảo Cát Bà là di sản thiên nhiên thế giới. Như vậy, Việt Nam hiện có 3 di sản thiên nhiên, 5 di sản văn hóa, 1 di sản hỗn hợp.
Theo Cục Di sản Văn hóa, vịnh Hạ Long – quần đảo Cát Bà được UNESCO công nhận vì chứa đựng nhiều khu vực có vẻ đẹp thiên nhiên, bao gồm đảo đá vôi có thảm thực vật che phủ và các đỉnh nhọn núi đá vôi nhô lên trên mặt biển cùng những đặc điểm karst liên quan như mái vòm và hang động. Cảnh trí ngoạn mục không bị tác động của các đảo có thảm thực vật che phủ, hồ nước mặn, đỉnh nhọn núi đá vôi với vách dựng đứng nhô lên trên biển cũng là một phần lý do.
“Vịnh Hạ Long – quần đảo Cát Bà được xem là bảo tàng địa chất, chứa đựng những di sản với giá trị nổi bật toàn cầu. Nơi đây chứng kiến những thay đổi đặc trưng trong lịch sử phát triển của Trái đất”, trích nhận xét từ Cục Di sản Văn hóa. Ảnh: Trần Đạt
Ngoài danh hiệu mới được trao tặng hôm 16/9, vịnh Hạ Long còn là di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận hai lần trước đó. Năm 1994, vịnh được công nhận là di sản thiên nhiên với giá trị ngoại hạng toàn cầu về mặt thẩm mĩ và trở thành di sản thiên nhiên đầu tiên của Việt Nam được vinh danh. Năm 2020, vịnh Hạ Long được công nhận lần hai là di sản thiên nhiên thế giới nhưng lần này theo tiêu chuẩn về giá trị địa chất, địa mạo.
Nằm ở vùng Đông Bắc, gồm vùng biển của thành phố Hạ Long, Cẩm Phả và một phần huyện đảo Vân Đồn, vịnh Hạ Long có tổng diện tích hơn 1.550 km2 với 1969 đảo lớn nhỏ. Vùng di sản được thế giới công nhận có diện tích 434 km2 bao gồm 775 đảo, như một hình tam giác với ba đỉnh là đảo Đầu Gỗ (phía tây), hồ Ba Hầm (phía nam) và đảo Cống Tây (phía đông), theo Cục Du lịch Quốc gia. Ảnh: Phạm Huy Trung
Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình hai lần được UNESCO vinh danh. Năm 2003, Phong Nha – Kẻ Bàng lần thứ nhất được vinh danh di sản theo tiêu chí giá trị ngoại hạng về địa chất và địa mạo. Tháng 7/2015, nơi này được vinh danh lần hai ở hai tiêu chí “là ví dụ nổi bật đại diện cho các tiến trình sinh thái trong sự tiến hóa, phát triển của các hệ sinh thái trên cạn” và “sở hữu môi trường sống tự nhiên có ý nghĩa nhất đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học”.
Ủy ban Di sản Thế giới năm 2015 chấp thuận mở rộng Vườn từ 85.754 ha lên 123.326 ha. Ảnh: Hoàng Táo
Quần thể Tràng An được UNESCO công nhận là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, trở thành di sản hỗn hợp đầu tiên ở Việt Nam vào năm 2014. Nằm trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, ở phía nam của Đồng bằng sông Hồng, quần thể danh thắng Tràng An gồm 3 khu vực bảo tồn chính là: Di tích Quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư; Di tích Quốc gia đặc biệt Danh thắng Tràng An – Tam Cốc – Bích Động và Khu rừng đặc dụng Hoa Lư.
Tổng diện tích của quần thể là 4.000 ha, chiếm toàn bộ khối đá vôi Tràng An và được bao quanh bởi vùng đệm rộng 8.000 ha, gồm chủ yếu là các cánh đồng lúa. Ảnh: Ngân Dương
UNESCO công nhận di tích thành nhà Hồ ở Thanh Hóa là di sản văn hóa thế giới vào tháng 6/2011.
Là kinh đô của nhà Hồ, thành được Hồ Quý Ly cho xây dựng vào năm 1397, còn được gọi là Tây Đô để phân biệt với Đông Đô (Thăng Long – Hà Nội). Sau khi xây thành, Hồ Quý Ly đã dời đô từ Thăng Long về Tây Đô. Tuy nhiên, nhà Hồ chỉ tồn tại 7 năm (từ 1400). Ảnh: Lê Hoàng
Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào tháng 8/2010. Theo Phó Chủ tịch UBND Hà Nội khi đó là bà Ngô Thị Thanh Hằng, Hoàng thành là trung tâm quyền lực nối tiếp nhau của Việt Nam trong hơn một nghìn năm lịch sử và là minh chứng có một không hai về sự tiến hóa của nền văn minh dân tộc Việt Nam trong lịch sử phát triển của một nhà nước quân chủ vùng Đông Nam Á. Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là nơi ghi đậm dấu ấn những giá trị biểu đạt văn hóa và những sự kiện mang tầm vóc ý nghĩa toàn cầu.
Những giá trị nổi bật toàn cầu của khu di sản được ghi nhận bởi 3 đặc điểm nổi bật: Chiều dài lịch sử văn hóa; Tính liên tục của di sản với tư cách là một trung tâm quyền lực; Các tầng di tích di vật phong phú. Ảnh: Hương Chi
Đô thị cổ Hội An nối với Biển Đông qua cửa Đại, giáp huyện Duy Xuyên và Điện Bàn, cách Đà Nẵng 20 km, được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới năm 1999. Từ thế kỷ 17 về trước, Hội An thông thương với Đà Nẵng qua sông Cổ Cò. Hiện nay, đây là điểm tham quan hút khách bậc nhất tại tỉnh Quảng Nam. Ảnh: Đắc Thành
Quần thể di tích Cố đô Huế, được xây dựng từ đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20, trở thành di sản văn hóa thế giới năm 1993. Công trình nổi bật với ba vòng thành theo thứ tự từ lớn đến nhỏ: Kinh thành, Hoàng thành và Tử cấm thành.
Hoàng Thành là công trình quan trọng, bao gồm khu vực phòng vệ, khu vực cử hành đại lễ, khu vực miếu thờ… được đặt giữa không gian thiên nhiên rộng lớn. Trải qua gần 2 thế kỷ và chứng kiến nhiều mốc sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc, cổng Ngọ Môn vẫn tồn tại, được coi là một kiến trúc cổ xuất sắc. Ảnh: Nguyễn Trung Âu
Khu di tích Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1999. Được vua Bhadravarman xây dựng từ thế kỷ 4 và hoàn tất vào cuối thế kỷ thứ 13, đầu thế kỷ 14 dưới triều vua Chế Mân, Mỹ Sơn là một quần thể với hơn 70 ngôi đền tháp mang nhiều phong cách kiến trúc, điêu khắc tiêu biểu cho từng giai đoạn lịch sử của vương quốc Chămpa.
Hầu hết công trình kiến trúc, tác phẩm điêu khắc tại Mỹ Sơn chịu ảnh hưởng từ Ấn Độ giáo. Các đền tháp phần lớn quay về hướng đông-phương Mặt Trời mọc, chỗ trú ngụ của thần linh; ngoại trừ một vài tháp quay về hướng tây hoặc cả hai hướng đông-tây, thể hiện tư tưởng hướng về thế giới bên kia của các vị vua sau khi chết được phong thần và để tỏ lòng hoài niệm tổ tiên, theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Nam.
Ngoài 9 di sản thiên nhiên, văn hoá thế giới kể trên, Việt Nam còn có nhiều di sản văn hóa phi vật thể, di sản tư liệu được UNESCO công nhận như Mộc bản triều Nguyễn, Nhã nhạc Cung đình Huế, nghi lễ kéo co.
Chùa Sóc Lớn với lối kiến trúc tinh xảo từng vào top 100 điểm du lịch văn hóa tâm linh của cả nước được yêu thích năm 2016.
Ngôi chùa tọa lạc tại ấp Sóc Lớn, xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh trên nền đất rộng, bao quanh là những hàng dầu, hàng cây thốt nốt, một trong những loài cây gắn liền với đời sống đồng bào Khmer Nam Bộ.
Nơi đây từng nuôi giấu chiến sĩ cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Sau nhiều lần trùng tu, tôn tạo, chùa hiện là nơi diễn ra các lễ hội lớn của người Khmer ở Bình Phước và cũng là nơi thu hút đông đảo phật tử khắp nơi tìm về.
Người Khmer quan niệm, đức Phật luôn bên họ để che chở và ban phúc lành nên ở hầu hết ấp, sóc, người dân đều tự nguyện đóng góp để xây dựng ngôi chùa riêng cho địa phương mình. Tùy mỗi khu vực và quan niệm của trụ trì, chùa mang màu sắc riêng, nhưng tựu chung đều là những công trình kiến trúc độc đáo, đậm màu sắc và tính thẩm mỹ cao. Tổng thể ngôi chùa gồm nhiều công trình, nhưng nổi bật và quan trọng nhất là chính điện được xây dựng ở vị trí trung tâm, có nền cao hơn các hạng mục khác. Chính điện quay về hướng Đông theo hướng mặt trời mọc, vì theo quan niệm của người Khmer, đức Phật ngự ở hướng Tây, nhìn về hướng Đông để cứu độ chúng sinh.
Được xây dựng cách đây hàng trăm năm với lối kiến trúc tinh xảo, chùa Sóc Lớn trở thành biểu tượng, niềm tự hào của người Khmer ở Bình Phước.
Hoa văn chủ đạo ở các mái hiên của chùa là hình tượng tiên nữ, chim thần Krut nâng đỡ mái chùa được lấy từ văn hóa tín ngưỡng dân gian của người Khmer. Các dãy hành lang được xây dựng thoáng mát, điêu khắc các hình tượng rắn Naga, là đại diện cho những thế lực tà ác đã bị đức Phật quy phục.
Đối với người Khmer, chùa có vị trí rất quan trọng, là trung tâm sinh hoạt văn hóa, xã hội và các lễ hội truyền thống của người dân. Đây cũng là biểu tượng văn hóa, tinh thần, vật chất của đồng bào. Từ bố cục không gian với sự kết hợp hài hòa các hạng mục, chùa là công trình kiến trúc nghệ thuật sáng tạo, mang tính giáo dục và tính dân tộc cao. Với nét đẹp từ kiến trúc đến tư tưởng, chùa là một trong những công trình văn hóa tiêu biểu góp phần tô điểm những gam màu tích cực và ý nghĩa cho không gian văn hóa Phật giáo tại Bình Phước.
Không chỉ là điểm đến tâm linh, chùa còn gắn liền với một giai đoạn lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc. Gần 20 năm trước, chùa đã được Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận là di tích lịch sử – văn hóa cấp tỉnh.
Gần đây, chùa Sóc Lớn là nơi diễn ra các hoạt động vui đón tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer. Tết diễn ra từ 14-16/4. Theo quan niệm của đồng bào Khmer, lúc giáp nắng và mùa mưa, là thời điểm trời đất giao hòa, muôn cây tươi tốt, đâm chồi nảy lộc, được người Khmer quan niệm là sự khởi đầu cho một năm mới gọi là Chôl Chnăm Thmây (vào năm mới).
Tuyết Minh đã dành 65 ngày để thực hiện chuyến phượt độc hành bằng xe máy dài khoảng 15.000 km từ Việt Nam qua Lào, Thái Lan và Campuchia.
Là người đam mê du lịch, từ ngày 1/6, Nguyễn Thị Tuyết Minh (29 tuổi, TP HCM) đã thực hiện chuyến phượt độc hành dài nhất trong đời. Cô dành hơn hai tháng để đi xe máy khám phá 4 nước Việt Nam, Lào, Thái Lan và Campuchia.
Khác với đa số mọi người sẽ tìm hiểu và lên lịch trình chi tiết cho chuyến đi, Minh không cố định lịch trình mà xuất phát với tâm thế “chạy đến nơi mình muốn để trải nghiệm và khám phá theo cách riêng của mình”. Vì vậy mà chuyến đi có khá nhiều trục trặc nhưng cũng để lại cho Minh những kỷ niệm đáng giá.
Trước Tết, Minh đã đi xuyên Việt cùng bạn bè nên lần này cô lựa chọn gửi xe máy theo tàu và bay ra Hà Nội để tiết kiệm thời gian, sức lực. Từ Hà Nội, Minh di chuyển lên các tỉnh miền núi phía bắc, sau đó xuất cảnh qua cửa khẩu Tây Trang (Điện Biên) để sang Lào.
Lần đầu tiên đặt chân đến nước bạn, Minh “vừa chạy xe vừa khóc nức nở” trên đoạn đường từ Luang Prabang đến Vang Viêng. Tại Luang Prabang, cô đã gặp sự cố nghiêm trọng nhất khi điện thoại bị khoá hơn một tiếng. Tất cả thông tin, giấy tờ và tiền đều nằm trong các ứng dụng trên điện thoại. May mắn, Minh được một chị người Việt tại khách sạn ở đó giúp đỡ. Cô chấp nhận reset điện thoại, đồng nghĩa với việc 25.000 tấm ảnh và tất cả ghi chép về những chuyến đi từ trước đều bị xóa sạch.
“Mình đã buồn rồi còn gặp phải đoạn đường xấu, trời thì tối và sương mù dày đặc, chỉ có thể chạy xe với vận tốc khoảng 10km/h trên con đèo nằm lọt thỏm giữa núi rừng tĩnh mịch và những chiếc xe container phóng vèo qua”, Minh nói.
Sau đó là sự cố rơi kính cận giữa lúc trời mưa bão và quần áo thì ướt sũng trên quãng đường 670 km từ Viêng Chăn đến Pakse gập ghềnh những ổ voi, ổ gà. Cô đã chạy xe gần như liên tục trong suốt 15 tiếng đến khuya, chỉ nghỉ uống nước mỗi lần đổ xăng.
“Ngày hôm sau là lần đầu tiên tôi cảm thấy những ngón tay tưởng chừng muốn rời ra, cả cơ thể ê ẩm như vừa đi đấm bốc”, Minh nói.
Nhật ký ghi chép lại chuyến đi của Minh
Tượng đài Xaysethathirath, một vị vua của Lào ở Viêng Chăn
Chùa Wat That Khao (Lào)
Chùa Wat Xieng Thong (Lào)
Chùa Wat Phou ở Pakse (Lào)
Bảo tàng cung điện Hoàng gia tại Luang Prabang (Lào)
Chùa Thạt Đăm ở Viêng Chăn (Lào)
Khải hoàn môn Patuxay
Món salad đu đủ ba khía Minh yêu thích tại Lào
Từ Pakse, Minh đến Si Phan Don để tham quan rồi nhập cảnh Campuchia qua cửa khẩu Stungsteng và tiếp tục di chuyển tiếp đến Siem Reap. Sóng gió lại ập tới khi cô bị lạc ở bìa rừng giáp ranh giữa Campuchia và Thái Lan lúc trời chập tối. “Sau này tôi mới được mọi người cho biết đó là đoạn đường tuần tra biên giới tranh chấp ở đền Preah Vihear”, Minh nói. Khung cảnh rừng rậm âm u và không có sóng điện thoại khiến Minh “sợ xanh mặt” và chỉ muốn chạy nhanh ra khỏi đó và tìm được khu dân cư trước khi đêm xuống.
Đến Siem Reap, Minh tìm nơi gửi xe và đến Bangkok để thưởng thức ẩm thực Thái Lan cũng như trải nghiệm chạy xe máy ngược làn. Sau đó cô trở lại Siem Reap, khám phá những ngôi đền Angkor, đến thủ đô Phnom Penh, thành phố ven biển Sihanoukville, hòn đảo hoang sơ không điện, nước, không sóng điện thoại Koh Ta Kiev; vùng cao nguyên Bokor.
Kết thúc hành trình tại Campuchia ở Kampot, Minh về Việt Nam qua cửa khẩu Hà Tiên và khám phá nốt những địa danh cuối cùng ở miền Tây Nam Bộ (Hà Tiên, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau …) trước khi trở lại TP HCM.
Điều khiến Minh bất ngờ và ấn tượng nhất ở Lào đó là ý thức tham gia giao thông của người dân tại đây. “Họ biết nhường nhịn và kiên nhẫn khi tham gia giao thông, có thể đứng chờ đèn đỏ 100 giây dưới cái nắng gắt của Lào mà không bóp còi inh ỏi xin rẽ phải”, Minh nói. Nhờ vậy, cô học được cách điềm tĩnh hơn khi tham gia giao thông.
Đi phượt một mình, có những ngày Minh chỉ ăn một bữa do mải chạy xe. Trong hàng chục món ăn địa phương tại các nước, cô “mê” nhất món salad đu đủ ba khía và phở Lào ăn cùng với thịt lợn quay thái sợi, nước dùng vị thanh và chua nhẹ. Theo cô, món ăn Lào gần giống với Thái Lan nhưng hương vị mặn hơn.
Đến Campuchia, lần đầu tiên Minh thử ăn châu chấu, dế cháy tỏi. “Nhìn qua cũng khá sợ nhưng ăn rồi là bị mê mẩn vị béo ngậy, giòn tan của côn trùng quyện với vị tỏi ớt mặn và cay nhẹ”. Món hến muối ớt phơi một nắng ăn cùng nước mắm me cũng “khá cuốn” nhưng cô cho rằng món ăn “hơi nguy hiểm” với những ai răng yếu vì phải dùng răng cắn mạnh mới mở được miệng hến.
Tổng chi phí cho chuyến đi khoảng 35 triệu đồng, trung bình một ngày Minh chi 200.000 – 500.000 đồng. Để tiết kiệm, Minh thường thuê chỗ nghỉ theo dạng phòng tập thể, giá chỉ giao động từ 70.000 – 130.000 đồng. Minh cũng chọn loại xe không quá tốn xăng và không gặp sự cố trên đường đi nên tiết kiệm được chi phí sửa chữa, xăng xe. Trước chuyến đi, Minh cũng học cách sửa xe bằng đồ nghề mang theo khi gặp các sự cố đơn giản như thủng săm.
Bộ dụng cụ sửa xe Minh mang theo
Minh ghé thăm các ngôi đền Angor ở Campuchia
Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng (Campuchia)
Khung cảnh đường phố Thái Lan
Thưởng thức ẩm thực Thái Lan
Làng Kampong Phluk ở Siem Reap (Campuchia)
Món châu chấu cháy tỏi Minh yêu thích tại Campuchia
Biểu tượng Mũi Cà Mau
Cổng trời An Giang
Võ Quốc Cường (TP HCM), bạn đồng hành cùng Minh đến Điện Biên, cho biết anh luôn theo dõi hành trình của Minh từ lúc tách đoàn. “Vài người xung quanh ngăn cản, bản thân tôi cũng không muốn chị đi một mình nhưng tôi tin mỗi người có một mục tiêu, một câu chuyện riêng. Tôi vui vì chị đã hoàn thành ước mơ và trở về nhà an toàn”, Cường nói.
Đặng Hùng Mạnh (34 tuổi, Kiên Giang), người đã từng mang xe máy đi phượt cả ba nước Đông Dương và Thái Lan, bày tỏ sự tán thưởng với hành trình của Minh. “Là con gái lại một mình đi xe máy xuyên biên giới, phải rất dũng cảm mới có thể đi hết mà không bỏ cuộc giữa chừng”. Chuyến đi của Minh có thể truyền cảm hứng cho nhiều bạn nữ dám vượt qua giới hạn của bản thân để đi phượt. Tuy nhiên, anh khuyên mọi người nên lên lịch trình cụ thể và chia sẻ với người quen để đảm bảo an toàn. Đồng thời nên đi cùng bạn đồng hành để đổi lái khi mệt và có người cùng xử lý tình huống khi gặp sự cố nghiêm trọng.
“Đến giờ, mình vẫn đang cảm thấy hạnh phúc với chuyến đi, khi dám nghĩ, dám làm, dám vượt qua những sợ hãi thường trực của con gái”, Minh nói. Cô cũng gửi lời cảm ơn đến những người bạn mới gặp hay những người anh em, bạn bè đã theo dõi hành trình của cô và hỗ trợ về mặt thông tin, tinh thần và cả tài chính để hoàn thành trọn vẹn hành trình.
Argentina, quê hương của danh thủ Messi, có nhiều điểm đến thú vị, dành cho những du khách yêu thích trải nghiệm độc đáo, khác biệt.
Buenos Aires: Với những câu lạc bộ tango, trận bóng nảy lửa, các khu nhà tuyệt đẹp và nghĩa trang lịch sử, bảo tàng đẳng cấp thế giới và cuộc sống về đêm sôi động, Buenos Aires có đủ mọi thứ du khách cần ở một thành phố lớn. Không chỉ thế, nơi này còn nổi tiếng với nền ẩm thực đặc sắc. Các quán thịt nướng ở đây nổi danh toàn cầu. Đồng thời, bạn có thể tìm thấy nhiều quán phục vụ ẩm thực quốc tế, từ đặc sản Mỹ đến Peru, cùng các hàng kem ngon tuyệt ở khắp nơi. Ảnh: Lonely Planet.
Buenos Aires: Với những câu lạc bộ tango, trận bóng nảy lửa, các khu nhà tuyệt đẹp và nghĩa trang lịch sử, bảo tàng đẳng cấp thế giới và cuộc sống về đêm sôi động, Buenos Aires có đủ mọi thứ du khách cần ở một thành phố lớn. Không chỉ thế, nơi này còn nổi tiếng với nền ẩm thực đặc sắc. Các quán thịt nướng ở đây nổi danh toàn cầu. Đồng thời, bạn có thể tìm thấy nhiều quán phục vụ ẩm thực quốc tế, từ đặc sản Mỹ đến Peru, cùng các hàng kem ngon tuyệt ở khắp nơi. Ảnh: Lonely Planet.
Pampas: Vùng đồng cỏ bằng phẳng, trù phú bao phủ phần lớn miền trung Argentina được gọi là Pampas, với ngành công nghiệp chăn nuôi gia súc và văn hóa cao bồi (gaucho) là trọng tâm. Bạn có thể đến thị trấn San Antonio de Areco, nơi có bảo tàng và lễ hội Dia de la Tradición thường niên, để tìm hiểu về văn hóa này. Ảnh: Got2globe.
Pampas: Vùng đồng cỏ bằng phẳng, trù phú bao phủ phần lớn miền trung Argentina được gọi là Pampas, với ngành công nghiệp chăn nuôi gia súc và văn hóa cao bồi (gaucho) là trọng tâm. Bạn có thể đến thị trấn San Antonio de Areco, nơi có bảo tàng và lễ hội Dia de la Tradición thường niên, để tìm hiểu về văn hóa này. Ảnh: Got2globe.
Tỉnh Buenos Aires: Argentina không nổi tiếng là có bãi biển đẹp, nhưng bờ biển Đại Tây Dương phía nam Buenos Aires có nhiều khu nghỉ dưỡng ven biển ấn tượng. Ngoài Mar del Plata, nơi thu hút đông đảo du khách, còn nhiều khu nhỏ và yên tĩnh hơn, với các dải cát đẹp. Một số cái tên đáng chú ý là Cariló, Mar de las Pampas và Mar Azul. Ảnh: CNN.
Tỉnh Buenos Aires: Argentina không nổi tiếng là có bãi biển đẹp, nhưng bờ biển Đại Tây Dương phía nam Buenos Aires có nhiều khu nghỉ dưỡng ven biển ấn tượng. Ngoài Mar del Plata, nơi thu hút đông đảo du khách, còn nhiều khu nhỏ và yên tĩnh hơn, với các dải cát đẹp. Một số cái tên đáng chú ý là Cariló, Mar de las Pampas và Mar Azul. Ảnh: CNN.
Thác Iguazú: Nằm giữa biên giới Argentina và Brazil, trải dài 3 km và hai bên là rừng mưa cận nhiệt đới, thác nước này được xem là một trong những kỳ quan thiên nhiên đẹp nhất thế giới. Một mạng lưới đường mòn, lối đi và cầu ở công viên quốc gia bao quanh thác cho phép du khách khám phá nơi này. Tâm điểm là Garganta del Diablo (nghĩa là “Họng Quỷ”), một luồng nước lớn đổ xuống tạo tiếng ồn điếc tai và bắn nước tung tóe. Ảnh: Enchanting Travels.
Thác Iguazú: Nằm giữa biên giới Argentina và Brazil, trải dài 3 km và hai bên là rừng mưa cận nhiệt đới, thác nước này được xem là một trong những kỳ quan thiên nhiên đẹp nhất thế giới. Một mạng lưới đường mòn, lối đi và cầu ở công viên quốc gia bao quanh thác cho phép du khách khám phá nơi này. Tâm điểm là Garganta del Diablo (nghĩa là “Họng Quỷ”), một luồng nước lớn đổ xuống tạo tiếng ồn điếc tai và bắn nước tung tóe. Ảnh: Enchanting Travels.
Parque Nacional Iberá: Vùng đầm lầy nóng ẩm ở phía đông bắc Argentina là nơi sinh sống của hơn 360 loại chim. Được mệnh danh là “Pantanal của Argentina”, khu bảo tồn đang trải qua quá trình phục hồi hệ sinh thái hoang dã, với sự giới thiệu trở lại các loài quý hiếm và bị đe dọa. Du khách có thể khám phá những con kênh, phá nước ở đây bằng thuyền, ngắm nhìn các loài động vật phong phú, từ cá sấu đến capybara. Ảnh: Matador Networks.
Parque Nacional Iberá: Vùng đầm lầy nóng ẩm ở phía đông bắc Argentina là nơi sinh sống của hơn 360 loại chim. Được mệnh danh là “Pantanal của Argentina”, khu bảo tồn đang trải qua quá trình phục hồi hệ sinh thái hoang dã, với sự giới thiệu trở lại các loài quý hiếm và bị đe dọa. Du khách có thể khám phá những con kênh, phá nước ở đây bằng thuyền, ngắm nhìn các loài động vật phong phú, từ cá sấu đến capybara. Ảnh: Matador Networks.
Salta: Nằm ở phía tây bắc Argentina, gần biên giới Chile và Bolivia, thành phố quyến rũ này có đầy các dinh thự, nhà thờ, các tòa nhà công và quảng trường cổ xưa, trong đó một số có lịch sử từ năm 1582. Nơi này cũng có bối cảnh văn hóa phong phú, được thể hiện qua các bảo tàng và phòng trưng bày ấn tượng. Ảnh: Intinari.
Salta: Nằm ở phía tây bắc Argentina, gần biên giới Chile và Bolivia, thành phố quyến rũ này có đầy các dinh thự, nhà thờ, các tòa nhà công và quảng trường cổ xưa, trong đó một số có lịch sử từ năm 1582. Nơi này cũng có bối cảnh văn hóa phong phú, được thể hiện qua các bảo tàng và phòng trưng bày ấn tượng. Ảnh: Intinari.
Tỉnh Mendoza: Argentina là quốc gia sản xuất rượu vang nhiều thứ năm thế giới, và trung tâm của ngành này là ở tỉnh Mendoza. Nằm ở miền Trung Tây, gần dãy Andes, tỉnh có vô vàn vườn nho và xưởng rượu vang. Trong đó, nhiều xưởng cung cấp các tour có hướng dẫn viên, cho du khách ngắm cảnh, nếm rượu, và đôi khi giúp thu hoạch nho. Ảnh: Winetourism.
Tỉnh Mendoza: Argentina là quốc gia sản xuất rượu vang nhiều thứ năm thế giới, và trung tâm của ngành này là ở tỉnh Mendoza. Nằm ở miền Trung Tây, gần dãy Andes, tỉnh có vô vàn vườn nho và xưởng rượu vang. Trong đó, nhiều xưởng cung cấp các tour có hướng dẫn viên, cho du khách ngắm cảnh, nếm rượu, và đôi khi giúp thu hoạch nho. Ảnh: Winetourism.
Lake District: Những hồ nước trong vắt, rừng thông xanh, núi hùng vĩ và núi lửa có đỉnh phủ tuyết khiến khu Lake District là điểm đến được du khách yêu thích. Để đến đây, du khách sẽ đi từ thành phố Bariloche nằm ven hồ. Bạn có nhiều hoạt động để lựa chọn, từ leo núi, đạp xe đến câu cá, chèo thuyền kayak và trượt tuyết. Ảnh: Landed Travel.
Lake District: Những hồ nước trong vắt, rừng thông xanh, núi hùng vĩ và núi lửa có đỉnh phủ tuyết khiến khu Lake District là điểm đến được du khách yêu thích. Để đến đây, du khách sẽ đi từ thành phố Bariloche nằm ven hồ. Bạn có nhiều hoạt động để lựa chọn, từ leo núi, đạp xe đến câu cá, chèo thuyền kayak và trượt tuyết. Ảnh: Landed Travel.
Península Valdés: Làn nước ngoài khơi Península Valdés tràn đầy sự sống. Đây là nơi sinh sản cho cá voi đầu bò phương nam, và là nhà của hải cẩu voi, sư tử biển, cá kình, cùng hơn 180 loài chim. Du khách có thể tham quan nơi này qua các tour xuất phát từ thị trấn Puerto Madryn, bằng nhiều phương tiện như tàu, thuyền kayak, lặn biển… hoặc ngắm từ bờ. Ảnh: SAAT.
Península Valdés: Làn nước ngoài khơi Península Valdés tràn đầy sự sống. Đây là nơi sinh sản cho cá voi đầu bò phương nam, và là nhà của hải cẩu voi, sư tử biển, cá kình, cùng hơn 180 loài chim. Du khách có thể tham quan nơi này qua các tour xuất phát từ thị trấn Puerto Madryn, bằng nhiều phương tiện như tàu, thuyền kayak, lặn biển… hoặc ngắm từ bờ. Ảnh: SAAT.
Parque Nacional Los Glaciares: Trải rộng gần 6.000 km2, với hồ băng, đỉnh núi Andes nhấp nhô và các sông băng khổng lồ, công viên quốc gia nằm ở phía nam Patagonia là một trong những điểm du lịch nổi bật của Argentina. Phần phía nam, nổi tiếng với sông băng Perito Moreno, có thể tiếp cận từ thị trấn El Calafate. Trong khi đó, khu vực phía bắc, thiên đường cho người leo núi, nên được tiếp cận từ làng El Chaltén. Ảnh: Lonely Planet.
Parque Nacional Los Glaciares: Trải rộng gần 6.000 km2, với hồ băng, đỉnh núi Andes nhấp nhô và các sông băng khổng lồ, công viên quốc gia nằm ở phía nam Patagonia là một trong những điểm du lịch nổi bật của Argentina. Phần phía nam, nổi tiếng với sông băng Perito Moreno, có thể tiếp cận từ thị trấn El Calafate. Trong khi đó, khu vực phía bắc, thiên đường cho người leo núi, nên được tiếp cận từ làng El Chaltén. Ảnh: Lonely Planet.