Nhà 2 tầng bên ngoài kín bưng, trong gồm các phòng ‘hứng nắng’

LÂM ĐỒNG – Căn nhà hai tầng có tường bao xây kín 3 mặt, nhưng các gian phòng bên trong đều được tiếp cận với nắng và gió tự nhiên.

Căn nhà có quy mô 2 tầng, được xây dựng trên mảnh đất rộng 180 m2 tại Đà Lạt (Lâm Đồng).

Gia chủ mong muốn sở hữu không gian sống có chức năng cơ bản, nhưng phải mang lại cảm giác ấm áp, gần gũi, giống như “sợi dây liên kết” của gia đình. Sau khi nghiên cứu giải pháp, kiến trúc sư đã chọn ý tưởng về một ngôi nhà tràn ngập ánh sáng, nhiều khoảng mở – nơi các thành viên có thể dễ dàng nhìn thấy và sinh hoạt chung với nhau.

Kiến trúc của công trình hướng tới sự đơn giản, xây kín 3 mặt để đảm bảo yếu tố riêng tư. Hàng rào sắt dạng nan thưa an toàn, không cản trở lưu thông gió vào bên trong nhà.

Trước nhà là khoảng sân vườn nhỏ. Phần mái hiên xòe rộng kết hợp trồng cây để cản mưa nắng.

Tầng một gồm không gian sinh hoạt chung, một phòng ngủ và 2 vệ sinh. Không gian ấm áp là mục tiêu của thiết kế, nên các phòng chức năng đều được tiếp cận ánh sáng tự nhiên, từ phòng khách, bếp, cho đến hành lang và phòng ngủ.

Tone màu chủ đạo là trắng và gỗ tự nhiên, thể hiện lối sống tối giản của gia chủ. Điểm nhấn là sàn terazzo, giúp giảm nhẹ cảm giác “tĩnh” của ngôi nhà đơn sắc.

Cầu thang dẫn lên tầng 2 nằm nép bên một góc nhỏ cạnh phòng khách, giúp thuận tiện đi lại.

Để khắc phục nhược điểm của nhà ống hẹp và dài, kiến trúc sư chọn thiết kế một khoảng thông tầng với giếng trời ở giữa. Khu vực này bố trí phòng bếp và bàn ăn.

Kiến trúc sư lựa chọn không gian ăn uống để kết nối khu vực tiếp khách và phòng ngủ, nhằm giúp các thành viên trong gia đình dễ dàng kết nối với nhau thông qua những bữa cơm nhà ấm cúng.

Đà Lạt thường có không khí se lạnh vào sáng sớm và chiều tối. Vì vậy, hệ sàn hai lớp, bên dưới lót gạch, trên lát gỗ trong phòng ngủ, giúp tạo cảm giác ấm áp khi trời trở lạnh và mát mẻ trong những ngày nóng.

Phòng ngủ tầng một cũng sở hữu riêng một khoảng sân sau để trồng cây, tạo mảng xanh cho không gian nghỉ ngơi.

Mặt bằng tầng một.

Tầng 2 gồm 2 phòng ngủ và một vệ sinh chung. Hệ cửa xếp gỗ giúp các phòng ngủ linh hoạt trở thành không gian mở hay đóng kín, theo nhu cầu sử dụng của gia chủ.

Phòng ngủ tầng 2 cũng được thiết kế một khoảng ban công riêng để trồng cây và làm nơi ngồi thư giãn.

Mặt bằng tầng 2.

Công trình được hoàn thiện trong 5 tháng, chi phí không được tiết lộ.

Thu Hương
Đơn vị thiết kế: Thien Hung Design and Construction
Nhóm KTS: Huỳnh Minh Đức, Lê Văn Duy Bảo
Ảnh: Paul Phan

Nguồn: https://vnexpress.net/nha-2-tang-ben-ngoai-kin-bung-trong-gom-cac-phong-hung-nang-4694795.html

0 Shares

Biệt thự có 70% diện tích là sân vườn

CẦN THƠ – Lựa chọn bớt diện tích ở để có nhiều không gian cho hồ bơi, sân vườn, giúp gia chủ cân bằng được nhu cầu sinh hoạt, thư giãn.

Biệt thự có 70% diện tích là sân vườn
Căn biệt thự 3 tầng có diện tích xây dựng 132,8 m2, nằm trên thửa đất rộng 472 m2 tại TP Cần Thơ, là nơi sinh sống của một gia đình 3 thế hệ. Gia chủ mong muốn sở hữu một không gian cân bằng giữa nhu cầu sinh hoạt và thư giãn, để các thành viên trong nhà đều có nơi nghỉ ngơi riêng tư nhưng vẫn giữ được tính kết nối.Nhóm thiết kế đã chọn giải pháp chỉ xây dựng 30% diện tích đất, còn lại ưu tiên cho các tiện ích hồ bơi, sân vườn. Biệt thự có kiến trúc hình khối hiện đại, mái hiên xòe rộng giúp tránh ánh nắng hướng Tây ảnh hưởng trực tiếp vào không gian bên trong.
Biệt thự có 70% diện tích là sân vườn
Phía trước căn biệt thự là rạch Cái Nai nối với sông Cần Thơ. Chính vì vậy, kiến trúc sư sử dụng hệ cửa kính lớn bao bọc ở 3 hướng, nhằm khai thác tầm nhìn rộng mở ra ngã ba sông, đồng thời lấy gió vào từng không gian.
Biệt thự có 70% diện tích là sân vườn
Khoảng sân trước rộng rãi làm nơi đỗ xe và trồng cây cảnh.
Biệt thự có 70% diện tích là sân vườn
Mặt cắt công trình.
Biệt thự có 70% diện tích là sân vườn
Tầng một là không gian sinh hoạt chung gồm phòng khách, ăn và bếp liên thông, không sử dụng vách ngăn để tạo cảm giác thoáng đãng, tối ưu khả năng thông gió chéo. Nội thất thiết kế theo phong cách hiện đại, đầy đủ tiện nghi, đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho cả 3 thế hệ trong gia đình.
Biệt thự có 70% diện tích là sân vườn
Dựa theo thói quen sinh hoạt của gia chủ, phòng bếp – ăn được ưu tiên bố trí khoảng không rộng rãi. Kết hợp với 2 bàn ăn lớn, quầy bar giúp gia chủ dễ dàng đón tiếp đông người cùng lúc khi có tiệc hay gặp gỡ họ hàng, bạn bè dịp cuối tuần.
Biệt thự có 70% diện tích là sân vườn
Trục liên thông giữa các tầng đều tràn ngập ánh sáng nhờ sử dụng gạch kính, tạo nên điểm nhấn cho tường và khu vực cầu thang.
Biệt thự có 70% diện tích là sân vườn
Phòng ngủ ông bà được bố trí ở tầng một để thuận tiện cho việc chăm sóc và di chuyển ra không gian bếp – ăn. Các phòng chức năng đều có cửa hướng ra khu vực hồ bơi và vườn cây.
Biệt thự có 70% diện tích là sân vườn
Mặt bằng tầng một.
Biệt thự có 70% diện tích là sân vườn
Tầng 2 gồm phòng ngủ chính cho bố mẹ, 2 phòng ngủ cho con và phòng làm việc tại nhà, kết nối với hành lang chung. Các không gian đều có ban công lớn và xây lùi vào phía bên trong, kết hợp mái hiên xòe rộng tạo khoảng đệm giúp giảm bức xạ ánh mặt trời và hơi nóng bên ngoài.Để không làm giảm tầm nhìn ra cảnh quan bên ngoài, toàn bộ lan can ban công được làm bằng kính.
Biệt thự có 70% diện tích là sân vườn
Phòng vệ sinh có thiết kế bồn tắm nằm để phục vụ nhu cầu thư giãn.
Biệt thự có 70% diện tích là sân vườn
Phòng ngủ của 2 con được thiết kế theo tone màu yêu thích và nhu cầu học tập, vui chơi riêng.
Biệt thự có 70% diện tích là sân vườn
Phòng làm việc có 2 mặt thoáng, với tầm nhìn trực diện khu dân cư.
Biệt thự có 70% diện tích là sân vườn
Mặt bằng tầng 2.
Biệt thự có 70% diện tích là sân vườn
Tầng thượng gồm một phòng ngủ cho khách, phòng thờ, khu giặt phơi và khoảng sân rộng để trồng cây.
Biệt thự có 70% diện tích là sân vườn
Mặt bằng tầng thượng.Công trình được thiết kế và thi công hoàn thiện trong 8 tháng, tổng chi phí không được tiết lộ.

Thu Hương
Thiết kế kiến trúc và nội thất: DSGN – Thiên Ân
Ảnh: Lonton Studio

Nguồn: https://vnexpress.net/biet-thu-co-70-dien-tich-la-san-vuon-4675479.html

0 Shares

Nhà phố 6 tầng có nửa trên như trôi lơ lửng

KHÁNH HÒA – Với bố cục hình chữ U, đẩy lùi tầng 3 vào 1,5 m khiến nửa trên của ngôi nhà giống như đang trôi lơ lửng.

Nhà phố 6 tầng có nửa trên như trôi lơ lửng
Ngôi nhà phố có quy mô 6 tầng (4 tầng chính, một lửng và tum), được xây dựng trên khu đất rộng 165 m2 tại Khánh Hòa. Là nơi sinh sống của một gia đình nhiều thế hệ, công trình vừa phải đáp ứng yêu cầu về không gian rộng rãi, tiện nghi, vừa có kiến trúc nhẹ nhàng, giảm bớt cảm giác nặng nề của khối bê tông lớn giữa đô thị.Kiến trúc sư đã lựa chọn giải pháp tạo hình kiến trúc hài hòa, bố cục chính hình chữ U, đồng thời lùi tầng một và tầng 3 vào 1,5 m để nhường chỗ cho sân vườn.
Nhà phố 6 tầng có nửa trên như trôi lơ lửng
Toàn bộ mặt đứng tầng 3 được bao bọc bởi hệ vách và cửa kính phản quang tạo nên một hiệu ứng thị giác đặc biệt, giảm bớt sự đồ sộ của ngôi nhà phố 6 tầng.”Nhìn từ xa, nửa trên công trình giống như đang trôi lơ lửng”, kiến trúc sư chủ trì chia sẻ.
Nhà phố 6 tầng có nửa trên như trôi lơ lửng
Bề mặt tường và trần được uốn cong cùng các ô cửa kính dạng vòm có kích thước to – nhỏ, cao – thấp đa dạng, giúp làm “mềm” các góc cạnh và hình dạng to lớn của phòng bên trong. Giải pháp này cũng tạo cảm giác thanh thoát hơn cho các mặt đứng của ngôi nhà.
Nhà phố 6 tầng có nửa trên như trôi lơ lửng
Ban công được tận dụng để trồng cây xanh, tạo mảng xanh cho công trình và điều hòa nhiệt độ. Ngoài ra, tầng tum cũng được lùi vào trong, kết hợp với sân vườn trên mái, thoáng đãng ở cả 3 hướng.
Nhà phố 6 tầng có nửa trên như trôi lơ lửng
Mặt bằng tầng 1-2.
Nhà phố 6 tầng có nửa trên như trôi lơ lửng
Với tổng diện tích sàn xây dựng là 850 m2, công trình được bố trí đầy đủ không gian sinh hoạt chung và riêng tư phục vụ cho các thành viên trong gia đình. Tầng một gồm gara, khu giặt, phòng kho cùng nhiều khoảng sân vườn đa dạng nhờ tận dụng các ô trống ở phía trước, phía sau và bên hông nhà. Tầng 2 là phòng khách và bếp – ăn.
Nhà phố 6 tầng có nửa trên như trôi lơ lửng
Phòng bếp được chia thành khu nấu nướng chính, bếp ướt và phòng kho rộng rãi. Cửa sổ từ 3 hướng giúp không gian luôn đủ sáng, thông thoáng.
Nhà phố 6 tầng có nửa trên như trôi lơ lửng
Bếp ướt và khu nấu chính ngăn cách bởi ô cửa hình mái vòm.
Nhà phố 6 tầng có nửa trên như trôi lơ lửng
Mỗi tầng được bố trí thành 2 phần chính, kết nối với nhau qua một lõi giao thông gồm thang bộ, thang máy và sảnh chung ở giữa nhà. Cách bố trí này tăng thêm diện tích các mặt thoáng, mở rộng tầm nhìn ra xung quanh và giúp các không gian nội thất luôn thông thoáng và chan hòa ánh sáng tự nhiên.
Nhà phố 6 tầng có nửa trên như trôi lơ lửng
Mặt bằng tầng lửng và tầng 3.
Nhà phố 6 tầng có nửa trên như trôi lơ lửng
Các phòng ngủ chính được sắp xếp ở tầng 3 và 4, kèm theo không gian phòng tắm, phòng làm việc, phòng thay đồ.
Nhà phố 6 tầng có nửa trên như trôi lơ lửng
Phòng tắm được phân chia khu vực khô – ướt khoa học.
Nhà phố 6 tầng có nửa trên như trôi lơ lửng
Mặt bằng tầng 4 và tum.Công trình được thiết kế trong 3 tháng, thi công 18 tháng. Chi phí không được tiết lộ.

Thu Hương
Thiết kế kiến trúc – kỹ thuật, chụp ảnh: ROOM+ Design & Build
Thiết kế nội thất: MQD Interior Decoration

Nguồn: https://vnexpress.net/nha-pho-6-tang-co-nua-tren-nhu-troi-lo-lung-4670915.html

0 Shares

Biệt thự ven sông như một khu vườn nhiệt đới

BÌNH DƯƠNG – Trên mái và 4 phía xung quanh căn biệt thự được tận dụng để trồng cây, tạo mảng xanh và thanh lọc không khí.

Biệt thự ven sông như một khu vườn nhiệt đới
Biệt thự có quy mô 2 tầng, được xây dựng trên mảnh đất rộng 375 m2, nằm tại TP Thủ Dầu Một (Bình Dương), là nơi sinh sống của một người bố cùng hai con gái. Gia chủ mong muốn sở hữu không gian sống chất lượng tốt nhất với đủ cây xanh, mặt nước, vừa đủ kết nối nhưng vẫn có không gian riêng tư cho các con.Hình khối công trình lấy cảm hứng từ hình hộp chữ nhật đơn giản, điểm nhấn mặt tiền là hệ khung cửa sổ lá sách trải dài, vừa gợi nhớ nét kiến trúc nhiệt đới truyền thống, vừa tăng cường đối lưu gió.
Biệt thự ven sông như một khu vườn nhiệt đới
Nhóm thiết kế chọn cách kết hợp giữa lối kiến trúc hiện đại nhưng vẫn mang hơi thở của phong cách nhiệt đới Á Đông. Ngoài ra, việc dành gần 60% diện tích khu đất cho mảng xanh cũng tạo nên các khoảng mở đan xen với không gian sinh hoạt.Giữa các khối hộp, một phòng container màu đen nằm ở trung tâm được xem là điểm nhấn cho công trình, sử dụng làm nơi đọc sách và phòng tập yoga.
Biệt thự ven sông như một khu vườn nhiệt đới
Biệt thự sở hữu 3 mặt thoáng và vườn cây trải dài bên hông nhà, trên tầng thượng.
Biệt thự ven sông như một khu vườn nhiệt đới
Sân thượng được trồng đủ các giống cây, hoa đa dạng, vừa tạo mảng xanh vừa điều hòa nhiệt độ cho không gian bên dưới.
Biệt thự ven sông như một khu vườn nhiệt đới
Từ cổng vào là sân vườn rợp bóng cây xanh. Vật liệu ngoại thất được kết hợp giữa đá tổ ong, gỗ, tạo cảm giác thô mộc, bình yên cho căn biệt thự.
Biệt thự ven sông như một khu vườn nhiệt đới
Ngay sát gara là khoảng sân rộng rãi, nơi ngồi hóng mát của các thành viên trong gia đình mỗi khi rảnh rỗi.
Biệt thự ven sông như một khu vườn nhiệt đới
Một phần diện tích bên hông công trình, tiếp giáp nhà hàng xóm được tận dụng để trồng cây xanh lấy bóng mát.
Biệt thự ven sông như một khu vườn nhiệt đới
Khoảng sân vườn nằm ở trung tâm căn biệt thự là giải pháp giúp đưa ánh sáng tự nhiên vào các phòng chức năng ở các tầng nhà.
Biệt thự ven sông như một khu vườn nhiệt đới
Tầng một là không gian sinh hoạt chung gồm phòng khách, bếp – ăn.
Biệt thự ven sông như một khu vườn nhiệt đới
Phòng bếp nằm liên thông với khu vực tiếp khách, thiết kế gọn gàng gồm hệ tủ chữ I và bàn đảo. Cửa phụ dẫn ra hành lang và ô thoáng đặt sát bếp nấu giúp thông gió và thoát mùi hiệu quả khi chế biến món ăn.
Biệt thự ven sông như một khu vườn nhiệt đới
Phòng ngủ rộng rãi với nội thất tối giản, luôn tràn ngập ánh sáng nhờ hệ vách kính lớn.
Biệt thự ven sông như một khu vườn nhiệt đới
Bao quanh khu vệ sinh là vườn cây, không sử dụng vách ngăn để tạo cảm giác gần gũi thiên nhiên.
Biệt thự ven sông như một khu vườn nhiệt đới
Lối đi lên phòng đọc sách và yoga ở khối hộp container góc lệch trên tầng 2.Công trình được thiết kế và thi công hoàn thiện trong 12 tháng, tổng chi phí không được tiết lộ.

Thu Hương
Đơn vị thực hiện: Butecco Design & Build
Nhóm thiết kế: Nguyen Anh Dung, Chau Minh Tien, Dang Thi Tuyet Linh, Pham Quoc Lam
Ảnh: Dzung Huynh

Nguồn: https://vnexpress.net/biet-thu-ven-song-nhu-mot-khu-vuon-nhiet-doi-4667177.html

0 Shares

Căn hộ tối giản với nội thất gỗ, vải tái chế

TP HCM – Được thiết kế tối giản với nội thất gỗ tái chế, bê tông thô, nhằm nhấn mạnh sự không hoàn hảo của căn hộ theo tinh thần wabi sabi.

Căn hộ tối giản với nội thất gỗ, vải tái chế
Căn hộ có diện tích 90 m2, nằm tại quận 9 (TP HCM), quy mô một phòng ngủ, phòng khách liền bếp và một vệ sinh.Lấy cảm hứng từ phong cách wabi sabi của Nhật Bản, công trình tập trung làm nổi bật vẻ đẹp tự nhiên, chấp nhận sự bất đối xứng và không hoàn hảo trong từng chi tiết nội thất. Kiến trúc sư chủ yếu sử dụng các vật liệu thô như gỗ – vải tái chế, trần và những mảng tường bê tông thô lộ ra ngoài.
Căn hộ tối giản với nội thất gỗ, vải tái chế
Trần nhà bê tông có tạo hình uốn cong, hài hòa với đường nét bo tròn trên các cạnh bàn, ghế, đèn cây đứng… Tone chủ đạo gồm màu be, màu son trầm, đất nung và trắng nhạt, lấy cảm hứng từ màu của đất.Căn hộ có thiết kế mở, phòng khách và bếp nằm liên thông, không cần tường hay vách ngăn. Phòng khách và phòng ngủ kết nối với nhau thông qua một cửa sổ kính.
Căn hộ tối giản với nội thất gỗ, vải tái chế
Nội thất liền tường như kệ, tủ, bàn chủ yếu sử dụng vật liệu gỗ. Còn nội thất rời được đặt thiết kế riêng, bọc vải nhung và vải vòng tái chế.
Căn hộ tối giản với nội thất gỗ, vải tái chế
Với thiết kế mở đồng thời tận dụng hệ cửa sổ rộng, toàn bộ không gian phòng khách – bếp luôn ngập tràn ánh sáng tự nhiên mà không cần mở đèn điện vào ban ngày.”Giải pháp này còn giúp việc di chuyển trở nên linh hoạt, tạo cảm giác rộng rãi và thoáng mát cho không gian sống nhỏ”, đại diện nhóm thiết kế chia sẻ.
Căn hộ tối giản với nội thất gỗ, vải tái chế
Căn bếp với hệ tủ chữ I, tường ốp gạch men màu đỏ trầm tạo cảm giác ấm cúng. Ngoài ra còn có một hệ tủ âm tường với khoang lưu trữ rộng, giúp không gian luôn gọn gàng, ngăn nắp. Điểm nhấn nằm ở chiếc bàn gỗ đen hình tam giác cùng bộ ghế dựa lấy cảm hứng từ nhà thiết kế người Pháp Charlotte Perriand.
Căn hộ tối giản với nội thất gỗ, vải tái chế
Phòng ngủ được phân chia khéo léo thành 2 khu vực: giường và khu thay đồ, ngăn cách bởi bàn trang điểm kiêm góc làm việc.
Căn hộ tối giản với nội thất gỗ, vải tái chế
Phần còn lại của phòng vệ sinh nằm ẩn mình sau lớp cửa chớp trượt. Tạo hình vân gỗ trên cửa trượt và hệ tủ quần áo âm tường giúp “đánh lừa thị giác”, tạo cảm giác như căn phòng có rất ít nội thất nhưng vẫn đầy đủ tiện nghi.
Căn hộ tối giản với nội thất gỗ, vải tái chế
Giường ngủ thiết kế gầm thấp, tích hợp hai tủ đầu giường. Từ bàn làm việc, gia chủ có thể hướng mắt nhìn về cửa sổ nơi có bồn tắm nằm được thiết kế theo đúng sở thích.
Căn hộ tối giản với nội thất gỗ, vải tái chế
Mặt bằng căn hộ.Công trình được thiết kế và thi công hoàn thiện trong 6 tháng, chi phí không được tiết lộ.

Thu Hương
Đơn vị thiết kế: StudioDuo Architecture I Interior
Chủ trì thiết kế: Arturo Moreno, Sarah Jacquemond
Ảnh: Đỗ Sỹ

Nguồn: https://vnexpress.net/can-ho-toi-gian-voi-noi-that-go-vai-tai-che-4669350.html

0 Shares

Tổng thống Mông Cổ nghỉ tại villa giữa rừng ở Hòa Bình

HÒA BÌNH – Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh có hai ngày một đêm lưu trú và tắm onsen khu nghỉ giữa rừng.

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tại Việt Nam từ ngày 1- 5/11, chiều 3/11, Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh tới thăm và làm việc tại Khu công nghiệp Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, đồng thời trải nghiệm một khu resort dạng onsen nổi tiếng ở huyện Kim Bôi.

Ngay khi vừa đặt chân đến khu nghỉ dưỡng, Tổng thống Mông Cổ cùng Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Mông Cổ được khu nghỉ dưỡng đón tiếp bằng tiết mục múa cồng chiêng – một nét đẹp văn hóa đặc sắc của người Mường, tỉnh Hòa Bình, thường được trình diễn mỗi khi có khách quý tới chơi nhà. Các cô gái trong trang phục áo tếch, khăn xanh của người Mường, từng nhịp đều đặn đánh cồng chiêng, tươi cười đón khách.

Trong hai ngày một đêm lưu trú, Tổng thống Mông Cổ cùng phu nhân đã nghỉ tại hạng phòng cao cấp nhất của khu nghỉ dưỡng là Onsen Villa. Căn villa với tổng diện tích lên đến 180 m2, được thiết kế gồm một phòng khách, hai phòng ngủ và một bể bơi riêng biệt được dẫn trực tiếp mạch nguồn nước nóng.

Villa giữ lối kiến trúc độc đáo dạng chữ U, sử dụng toàn bộ vật liệu xây dựng từ gỗ và tre nứa đậm nét văn hoá bản địa, đồng thời tận dụng tối đa không gian mở, mang đến cảm giác thoáng đãng mà vẫn gần gũi với hướng nhìn thẳng ra khung cảnh sông núi liền kề.

Được xem là ‘mỏ vàng trắng’ của du lịch Hoà Bình, các khu nghỉ dưỡng onsen có nguồn khoáng nóng quý hiếm. Đây được xem là một trong 7 mạch ngầm nước khoáng nóng được khai thác tốt nhất hiện nay tại Việt Nam.

Theo đại diện khu nghỉ, trong thời gian lưu trú, Tổng thống dành hàng giờ trải nghiệm tắm onsen. Khu vực khoáng nóng có 6 bể tắm riêng biệt, gồm hai bể tắm sức chứa 5 người, ba bể tắm 10 người và một bể tắm dành cho 20 người.

Ngoài ra, du khách còn có thể trải nghiệm tắm khoáng trị liệu, bể bơi trong nhà và ngoài trời, chứa nguồn nước khoáng nóng được dẫn trực tiếp từ lòng đất, ổn định ở mức nhiệt 43 độ C suốt bốn mùa. Vì thế, ngay cả trong những ngày lạnh giá của mùa đông, du khách cũng có thể thả lỏng cơ thể trong bể nước ấm nóng giữa khu vườn xanh mướt, ngắm khung cảnh non nước kỳ vĩ.

Trong lần đón tiếp phái đoàn Mông Cổ, khu nghỉ dưỡng cũng giới thiệu ẩm thực xứ Mường. Là người chuẩn bị cho ba bữa ăn sáng, trưa và tối của đoàn Tổng thống, anh Đoàn Anh Linh, bếp trưởng nhà hàng chia sẻ các quy trình chế biến cùng nguyên vật liệu đều được chuẩn bị kỹ lưỡng, kết hợp các gia vị địa phương.

Các đặc sản được phục vụ trong thực đơn gồm món ăn nổi tiếng của Hòa Bình như nem cuốn cá lăng, cá lăng xông đá, gà đồi, xôi nếp hay cá tầm sông rang muối hồng tiêu, cá song cuộn song ngư hấp bí non, canh gà đồi hầm hạt sen, xôi ngũ sắc.

Nguyên Chi

Nguồn: https://ngoisao.vnexpress.net/tong-thong-mong-co-nghi-tai-villa-giua-rung-o-hoa-binh-4673665.html

0 Shares

Biệt thự có 1.700 m2 sân vườn, bể bơi bao quanh

HÀ NỘI – Căn biệt thự có diện tích xây dựng khoảng 300 m2, bao quanh là 1.700 m2 sân vườn và bể bơi để phục vụ nhu cầu thư giãn của gia đình.

Công trình có quy mô 3 tầng, nằm trên khu đất rộng 2.100 m2 ở Sơn Tây (Hà Nội). Gia chủ mong muốn sở hữu một không gian sống mở, gần gũi thiên nhiên, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, giải trí của các thành viên trong nhà, đồng thời đón tiếp bạn bè, người thân đến chơi những lúc rảnh rỗi.

Sau khi khảo sát, nhóm thiết kế đã đưa ra ý tưởng về một căn biệt thự xanh có diện tích xây dựng khoảng 300 m2 (mật độ xây dựng 14%), 1.700 m2 còn lại dành làm sân vườn và bể bơi.

Công trình có tổng diện tích sàn 3 tầng là 700 m2, được thiết kế nhiều hệ kính bao quanh thay cho tường gạch, giúp tối ưu nguồn ánh sáng tự nhiên vào bên trong các phòng. Hàng rào cúc tần Ấn Độ giúp ngăn bức xạ nhiệt, tạo mảng xanh cho mặt tiền.

Biệt thự có kết cấu hình khối hiện đại. Điểm nhấn là những mảng tường đá rối màu vàng, vừa tăng tính thẩm mỹ, vừa chống ẩm mốc do tác động của thời tiết và độ bền cao.

Các bậc thang quanh nhà sử dụng bê tông mài thay cho bê tông truyền thống, giúp chống trơn trượt trong những ngày mưa bão.

Sân vườn rộng rãi với bãi cỏ xanh mát cùng nhiều loại cây, là nơi để trẻ nhỏ nô đùa mỗi ngày và thuận tiện cho cả gia đình khi muốn tổ chức cắm trại, tiệc nướng BBQ cùng bạn bè, người thân.

Tiểu cảnh kết hợp hồ cá koi ở phía trước căn nhà mang đến cảm giác thư thái cho gia chủ mỗi khi nghe tiếng nước chảy róc rách như bên bờ suối.

Ngay trong khu vườn còn có một nhà chòi lợp lá, là nơi ngồi nghỉ chân, uống trà thư giãn lúc sáng sớm, hóng mát ngắm bầu trời đêm ở ngoại ô.

Khu vườn trồng rau được thiết kế theo sở thích của vợ chồng chủ nhà, với giếng cấp nước riêng và hệ thống tưới tiêu tự động giúp cây phát triển tốt, tiết kiệm công sức chăm sóc.

Ngoài các khu vực trồng cây, gia chủ còn nuôi hàng chục chú chó ngay trong khuôn viên biệt thự.

Tầng một bố trí không gian sinh hoạt chung là phòng khách và bếp, được thiết kế theo phong cách hiện đại với tông màu chủ đạo là xanh và vàng nâu. Ngoài hệ cửa kính bao quanh, kiến trúc sư cũng chọn chất liệu kính cường lực làm lan can ở cầu thang và khoảng thông tầng, giúp đưa ánh sáng từ mọi phía vào trong biệt thự.

Khu bếp được tích hợp nhiều thiết bị thông minh nhằm tăng tính tiện nghi. Bề mặt bàn đảo và bồn rửa sử dụng đá ceramic, hạn chế tình trạng bám dầu mỡ hay ố vàng.

Phòng ngủ chính có màu sắc trung tính hài hòa, với hệ tủ sát tường thiết kế bo tròn. Từ đây, gia chủ có thể hướng tầm nhìn ra một góc vườn xanh mát.

Công trình được thiết kế và thi công trong 12 tháng, tổng chi phí không được tiết lộ.

Thu Hương
Đơn vị thiết kế và thi công trọn gói: Artéco
Thiết kế: TS.KS Nguyễn Đăng Hanh và cộng sự

Nguồn: https://vnexpress.net/biet-thu-co-1-700-m2-san-vuon-be-boi-bao-quanh-4661315.html

0 Shares

Các điểm đến Việt giành Giải thưởng Du lịch Thế giới 2023

World Travel Awards (WTA) vinh danh Việt Nam là “điểm đến hàng đầu” và “điểm du lịch thiên nhiên dẫn đầu” còn Hà Nội là “thành phố hàng đầu” châu Á năm 2023.

Lễ trao giải World Travel Awards (WTA) 2023: Asia – Oceania hay Giải thưởng Du lịch Thế giới khu vực châu Á – châu Đại Dương diễn ra tại TP HCM tối 6/9. Việt Nam thắng hai giải “điểm đến hàng đầu châu Á” và “điểm du lịch thiên nhiên dẫn đầu” châu Á năm 2023.

Bức ảnh trên được chụp tại thủ đô Hà Nội. Ảnh: Vũ Ngọc Thiện

Thủ đô Hà Nội ba lần được vinh danh, gồm các giải: “Thành phố hàng đầu châu Á”, “Thành phố hàng đầu châu Á cho kỳ nghỉ ngắn ngày”. Sở Du lịch Hà Nội là “Cơ quan Quản lý Du lịch Thành phố hàng đầu”. 2023 cũng là năm thứ hai Hà Nội giành chiến thắng ở hạng mục “điểm đến cho kỳ nghỉ ngắn ngày”.

Đây là những hạng mục quan trọng trong hệ thống giải thưởng của WTA, với các tiêu chí liên quan đến sức hút, sự hấp dẫn của các hoạt động du lịch nghỉ dưỡng ngắn ngày như du lịch đêm, du lịch ẩm thực, trải nghiệm về đô thị đối với các thành phố khu vực châu Á.

Bức ảnh trên được chụp tại hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ảnh: Vũ Ngọc Thiện.

TP HCM được vinh danh ở hai hạng mục “Thành phố du lịch kết hợp làm việc tốt nhất” và “Điểm đến tổ chức lễ hội và sự kiện hàng đầu châu Á”. 2023 cũng là năm thứ hai liên tiếp TP HCM giành giải “Thành phố du lịch kết hợp làm việc tốt nhất”.

Bức ảnh trên chụp TP HCM về đêm với hoạt động ngồi tàu ngắm thành phố trên sông Sài Gòn. Ảnh: Nguyễn Đặng Việt Cường

Hội An được xướng tên là “Điểm đến thành phố văn hóa hàng đầu châu Á”, trong lần thứ 4 nhận danh hiệu này. Các năm đạt giải trước là 2022, 2021 và 2019. Ảnh: Nguyễn Minh Ngọc

Hà Giang lần đầu tiên nhận giải “Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á”. Đại diện Sở VHTT&DL Hà Giang cho biết giải thưởng là sự ghi nhận những nỗ lực của tỉnh trong việc xây dựng hình ảnh, phát triển đúng hướng, trọng tâm, bền vững.

Bức ảnh trên chụp những đứa trẻ người Mông chơi đùa bên cánh đồng hoa tam giác mạch dọc quốc lộ 4C, cách trung tâm huyện Đồng Văn 20 km. Ảnh: Ngọc Thành

Phú Quốc lần đầu nhận giải “Hòn đảo du lịch sang trọng hàng đầu châu Á”. Năm 2022, đại diện đến từ Kiên Giang được WTA vinh danh ở hạng mục “Hòn đảo có thiên nhiên hàng đầu khu vực”.

Trên ảnh là Dinh Cậu tại thị trấn Dương Đông, Phú Quốc. Ảnh: Khương Nha

Hà Nam nhận giải kép là “Điểm đến văn hóa khu vực hàng đầu châu Á và Việt Nam”. Giống Hà Giang, Hà Nam cũng lần đầu thắng giải WTA.

Bức ảnh trên được chụp tại khu vực bên sông Đáy, phía xa là núi Thanh Liêm, ngoại ô phường Thanh Tuyền, TP Phủ Lý, Hà Nam. Ảnh: Nguyễn Gia Bảo

Mộc Châu, Sơn La nhận giải kép “Điểm đến thiên nhiên hàng đầu châu Á và Việt Nam” và là lần thứ hai liên tiếp được WTA vinh danh ở hai hạng mục này.

WTA là giải thưởng hàng đầu thế giới, được ví như “Oscar của ngành du lịch”, tổ chức thường niên từ năm 1993. Sự kiện nhằm vinh danh, khen thưởng và ghi nhận sự xuất sắc trong lĩnh vực du lịch. Các hạng mục bao gồm khách sạn, khu nghỉ, các hãng hàng không, lữ hành, điểm đến, công viên. WTA 2023 trao gần 150 giải thưởng tại châu Á, trong đó Việt Nam thắng hơn 50 giải.

Bức ảnh trên được chụp tại thung lũng mận Nà Ka, Mộc Châu. Ảnh: Hải Dương

Phương Anh

Nguồn: https://vnexpress.net/cac-diem-den-viet-gianh-giai-thuong-du-lich-the-gioi-2023-4650430.html

0 Shares

Đền Đô – nơi ghi dấu lịch sử 8 vị vua nhà Lý

BẮC NINH – Đền Đô ở phường Đình Bảng, TP Từ Sơn, nơi thờ 8 vị vua nhà Lý, là dấu tích một triều đại phong kiến kéo dài hơn 200 trăm.

Bắc Ninh có hơn 1.200 di tích lịch sử, theo cổng thông tin điện tử tỉnh này. Trong đó, đền Đô ở phường Đình Bảng, TP Từ Sơn là nơi ghi dấu 214 năm trị vì của 8 vị vua nhà Lý.

Nhà Lý truyền ngôi 9 đời vua qua 216 năm (1009 – 1225). Đền Đô là nơi thờ tự 8 vị vua gồm: Lý Thái Tổ (1009 – 1028); Lý Thái Tông (1028 – 1054); Lý Thánh Tông (1054 – 1072); Lý Nhân Tông (1072 – 1128); Lý Thần Tông (1128 – 1138); Lý Anh Tông (1138 – 1175); Lý Cao Tông (1175 – 1210); Lý Huệ Tông (1210 – 1224). Vị vua cuối cùng là Lý Chiêu Hoàng (1224 – 1225) được người dân thờ ở đền Rồng, cũng nằm ở phường Đình Bảng.

Theo nội dung trên bia trùng tu đền Đô, Đình Bảng, quê hương phát tích nhà Lý, ban đầu có tên là Diên Uẩn. Từ giữa thế kỷ VIII đến đầu thế kỷ XIII đổi là hương Cổ Pháp thuộc châu Cổ Pháp, sau đó mới được đặt là Đình Bảng. “Đất Cổ Pháp – Đình Bảng là nơi thắng địa bậc nhất Kinh Bắc, đất gối đầu của 8 con rồng, vượng khí tốt, là nơi sinh ra vua Lý Công Uẩn ngày 12/2 năm Giáp Tuất (947)” (trích nội dung trên bia đá). Lý Công Uẩn, niên hiệu Lý Thái Tổ, là vị vua đầu tiên của nhà Lý.

Ông Nguyễn Tiến Chiến, trưởng ban quản lý Khu di tích, cho biết đền Đô được xây dựng trên đất quê Lý Công Uẩn. Năm 1019, khi Lý Thái Tổ lên ngôi được 10 năm, ông về quê lập một thái miếu để thờ tổ nội mình ở đây. Lúc đó, vua đã chọn một khu đất để làm nơi chôn cất sau khi băng hà, cách cửa đền Đô hiện tại khoảng một km, đặt tên là Cấm Địa Sơn Lăng. Năm 1028 Lý Thái Tổ băng hà, được an táng tại quê nhà theo di nguyện. Sau này, các vị vua nhà Lý đều được đưa về chôn cất tại đây.

Năm 1030, vua Lý Thái Tông cho xây dựng đền Đô làm nơi thờ vua cha. Từ đó, đền trở thành nơi thờ tự các vị vua nhà Lý, theo nội dung cuốn “Di tích lịch sử văn hóa đền Đô” do tác giả Nguyễn Đức Thìn biên soạn.

Ông Chiến nói ban đầu, đền có tên là Cổ Pháp Điện. Đến năm 1605, vua Lê Kính Tông cho mở rộng và đổi tên thành đền Lý Bát Đế. Năm 1952, đền bị thực dân Pháp phá hủy hoàn toàn. Đến năm 1989, chính quyền đã phục dựng đền theo nguyên mẫu và gọi là đền Đô. Đền Đô được công nhận di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2014.

Đền Đô có diện tích 31.250 m2 với 21 hạng mục công trình, chia thành hai khu vực ngoại thành và nội thành. Ngoại thành gồm: hồ bán nguyệt, nhà thủy đình, nhà văn chỉ và nhà võ chỉ.

Theo hướng lối vào đền, công trình đầu tiên nằm phía bên trái lối vào là nhà văn chỉ (ảnh). Nhà văn chỉ nằm bên trái khu nội thành, xây dựng theo kiến trúc ba gian chồng diêm, thờ Tô Hiến Thành (thời vua Lý Anh Tông và Lý Cao Tông) và Lý Đạo Thành (thời vua Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông) cùng một số quan văn đã có công lớn giúp nhà Lý. Nhà văn chỉ được Bộ Quốc phòng đầu tư xây dựng lại vào năm 2003 để tưởng nhớ công ơn của các vị quan văn thời Lý.

Đi qua nhà văn chỉ, trước khi đến cổng chính khu nội thành, du khách sẽ thấy “Thiên đô chiếu”. Đây là bức cuốn thư cao 3,5 m, rộng hơn 8 m, được làm bằng gốm Bát Tràng, chép lại “Chiếu dời đô” của vua Lý Thái Tổ.

Cuốn thư gồm 214 chữ Hán nổi màu xanh trên nền trắng, tương ứng với 214 năm trị vì của 8 vị vua (chưa tính tựa đề Chiếu dời đô và tên tác giả Lý Công Uẩn), được hoàn thành nhân kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội. Đây được coi là bức cuốn thư bằng gốm Bát Tràng lớn nhất Việt Nam.

Khu nội thành rộng hơn 4000 m2 được chia thành nội thất và ngoại thất. Ngoại thất gồm: ngũ long môn, sân rồng, giếng Ngọc (giếng cổ được phát hiện khi khởi công xây dựng lại đền), nhà chủ tế, nhà khách, phòng truyền thống và đền Vua Bà.

Cổng chính dẫn vào khu nội thành, cũng được gọi là ngũ long môn, được xây dựng bằng gỗ quý, lợp ngói mũi hài với những bức tượng đá chạm khắc hình rồng dài khoảng hai mét trên bậc thang. Hai bức tượng rồng chính giữa được điêu khắc công phu với hình ảnh viên ngọc ngậm trong miệng.

Ngũ long môn có ba cửa. Cửa chính được gọi là đại quan, chạm khắc hình rồng bay thể hiện khát vọng tự do, hòa bình. Ông Chiến cho biết trước đây cửa đại quan chỉ mở khi đón vua về thăm. Hai cửa bên phải, trái dành cho quan văn, quan võ. Người dân và quân lính sẽ đi bằng hai cửa tò vò (cửa ngách) nằm bênh cạnh.

Hiện nay ban quản lý đã mở hai cửa bên trái, phải để phục vụ du khách đến tham quan. Cửa đại quan sẽ mở vào những ngày giỗ vua, lễ hội hoặc khi đón các vị nguyên thủ quốc gia.

Bước qua cổng ngũ long là sân rồng và khu vực nội thất của đền. Sân rồng được thiết kế 8 ô đá theo chiều ngang, trên mỗi viên gạch vuông có họa tiết tròn tượng trưng cho đất và trời.

Nội thất đền Đô gồm: nhà phương đình (ảnh), nhà chuyển bồng, nhà tiền tế, linh cung xếp theo thứ tự từ cổng ngũ long môn hướng vào. Ông Chiến nói nhà phương đình là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đến tưởng niệm 8 vị vua vào ngày 13/9/1945.

Qua nhà phương đình là nhà tiền tế, nơi tế lễ các vị vua vào những ngày giỗ hoặc dịp lễ hội. Phía bên phải nhà tiền tế trưng bày bài thơ Nam quốc sơn hà, được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta do tướng quân Lý Thường Kiệt viết. Bên trái trưng bày bản Chiếu dời đô thu nhỏ.

Qua nhà tiền tế là nhà chuyển bồng, nơi đặt ban Công Đồng (tương tự như ban Tam Bảo ở chùa). Đây là nơi người dân, du khách đến dâng hương, lễ bái.

Qua nhà chuyển bồng là linh cung thờ 8 vị vua nằm ở vị trí sâu nhất. Linh cung rộng hơn 200 m2, được xây 7 gian theo kiến trúc số lẻ của đền, chùa xưa. Mỗi gian đặt một ngai thờ, bài vị và tượng một vị vua. Gian chính giữa đặt tượng vua Lý Thái Tổ và con trai trưởng, vua Lý Thái Tông, tượng trưng cho sự cha truyền con nối.

Bên phải khu nội thất là đền Vua Bà, nơi thờ tự các hoàng thái hậu triều Lý. Phía bên trái là nhà khách. Trong các lễ hội lớn, nam nữ thanh niên địa phương sẽ rước kiệu vua và các ông ngựa được đóng yên cương dát vàng từ chùa Cổ Pháp về đền Đô.

Tại đền Vua Bà còn lưu giữ bia đá “Cổ Pháp Điện Tạo Bi” (ảnh) do học giả Phùng Khắc Khoan soạn dựng năm 1605, ghi lại sự kiện vua Lê Kính Tông xây dựng lại đền và khắc ghi công đức của các vị vua triều Lý.

Tấm bia cao 1,9 m, rộng 1,3 m và có độ dày 17 cm. Theo ông Chiến, bia được chạm khắc tinh xảo, trán bia có hình lưỡng long chầu nguyệt, mặt trăng chạm nổi, có các tia hào quang tỏa chiếu xung quanh. Lòng bia khắc 35 dòng chữ Hán xen kẽ một số chữ Nôm, tổng cộng khoảng 1.500 chữ. Tuy nhiên qua thời gian và do chiến tranh tàn phá, tấm bia đã bị hư hại, những họa tiết và chữ khắc trên bia đã không còn rõ nét.

Sau này, nội dung văn bia được tìm thấy tại Bảo tàng Viện Viễn đông Bác cổ do người Pháp xây dựng. Ban Quản lý đền đã dựng thêm một bia trùng tu đền Đô bằng chữ quốc ngữ, phiên dịch lại nội dung hoàn chỉnh của bia đá cổ.

Phòng truyền thống là nơi lưu giữ các cổ vật cũng như những tư liệu quý về đền Đô và các vị vua triều Lý, trong đó có hình ảnh về những chuyến viếng thăm của hậu duệ nhà Lý ở trong và ngoài nước.

Trong tủ trưng bày hiện lưu giữ bộ đồ thờ cổ của đền Đô xưa gồm đỉnh và đôi hạc đứng trên hai con rùa bằng đồng có chữ “Cổ Pháp Điện” (ảnh). Ông Chiến nói di vật được tìm thấy vào lúc 11h ngày 25/11/1994 dưới đáy giếng Ngọc, khi ông Lý Xương Căn, hậu duệ đời thứ 31 của vua Lý Thái Tổ ở Hàn Quốc trở về thăm đền Đô lần thứ hai cùng đoàn đại biểu Hội Hữu nghị văn hóa Hàn – Việt.

Qua khu vực nội điện là nhà võ chỉ với kiến trúc tương tự nhà văn chỉ. Đây là nơi thờ tự các vị quan võ, tướng quân nhà Lý như Lý Thường Kiệt (thời vua Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông), Lê Phụng Hiểu (thời vua Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông và Lý Thánh Tông), Đào Cam Mộc (thời vua Lý Thái Tổ).

Sau khi Bộ Quốc phòng đầu tư xây dựng nhà văn chỉ, năm 2005, Bộ Văn hóa và Bộ Tài chính đã đầu tư xây dựng nhà võ chỉ để tưởng nhớ công ơn các vị quan võ nhà Lý.

Đối diện khu nội điện của đền Đô là nhà thủy đình nằm trên hồ bán nguyệt, nối với quảng trường ngũ long môn bằng cầu đá. Nhà thủy đình rộng 5 gian, có kiến trúc chồng diêm, 8 mái đều được uốn đao cong, chạm khắc hoa văn tinh xảo. Trước đây khi các vị vua về thăm quê thường ngự ở đây nghe hát quan họ và xem rối nước. Nơi đây từng được Ngân hàng Đông Dương xưa chọn là hình ảnh in trên tiền “năm đồng vàng”. Năm 2003, hình ảnh nhà thủy đình được chọn in trên đồng tiền xu mệnh giá 1.000 đồng.

Bia đá “Cổ Pháp Điện Tạo Bi” ghi lại những công lao của nhà Lý trong công cuộc xây dựng nền độc lập tự chủ của dân tộc sau hơn 1.000 năm Bắc thuộc, tiêu biểu gồm: dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long (năm 1010) để xây dựng nên một trung tâm văn hóa chính trị kinh tế của nước nhà; ban bố Hình thư (năm 1042) là bộ luật pháp thành văn đầu tiên của nhà nước phong kiến; đặt tên nước là Đại Việt (năm 1054) thể hiện sự ngang hàng với Đại Đường, Đại Tống ở phương Bắc; mở thương cảng Vân Đồn (năm 1149) để buôn bán với nước ngoài, mở mang văn hóa; xây dựng Văn Miếu Quốc Tử Giám (năm 1070) để đào tạo nhân tài cho đất nước.

Hằng năm, vào những ngày 14,15 và 16/3 âm lịch (kỷ niệm ngày Thái tổ Lý Công Uẩn đăng quang), người dân trên khắp cả nước lại về Đình Bảng tham gia lễ hội đền Đô để dâng hương, tưởng nhớ công ơn của các vị vua nhà Lý.

Quỳnh Mai
Ảnh: Vương Lộc – Quỳnh Mai

Nguồn: https://vnexpress.net/den-do-noi-ghi-dau-lich-su-8-vi-vua-nha-ly-4649993.html

0 Shares

48 giờ ở Tú Lệ và Mù Cang Chải

YÊN BÁI – Lúa trên các ruộng bậc thang ở Tú Lệ và Mù Cang Chải bắt đầu chín, du khách nên lên kế hoạch tham quan trong hai tuần tới.

Hành trình bắt đầu từ thị xã Nghĩa Lộ, cách Hà Nội 220 km. Đây thường là điểm trung chuyển đến nhiều điểm du lịch của Yên Bái như Mù Cang Chải, Tú Lệ, Trạm Tấu, Văn Chấn. Du khách nên khởi hành từ chiều hôm trước tại Hà Nội và nghỉ đêm ở Nghĩa Lộ. Đây là nơi có nhiều chỗ ở, dịch vụ ăn uống.

Lịch trình được tham khảo từ một công ty du lịch và trải nghiệm của anh Nhật Quang (Hà Nội) trong chuyến đi đầu tháng 9.

Ngày 1

Buổi sáng và trưa

Bạn có thể ăn sáng tại Nghĩa Lộ hoặc trên đường. Các món gợi ý có bánh chưng đen, xôi ngũ sắc, xôi trứng kiến.

Hành trình di chuyển thăm các ruộng bậc thang từ Nghĩa Lộ qua Tú Lệ rồi đến Mù Cang Chải, tổng quãng đường gần 90 km. Mặt đường đẹp nhưng nhiều dốc và ngoằn ngoèo, du khách nên cẩn thận khi lái xe.

Anh Nhật Quang gợi ý nên đặt phòng nghỉ đêm tại xã Tú Lệ, cách Nghĩa Lộ khoảng 50 km bởi ở đây có khá nhiều khách sạn và homestay, yên tĩnh, không đông đúc như ở trung tâm Mù Cang Chải.

“Khách sạn Mường Hoa giá 500.000 đồng một đêm phòng cho hai người, khá sạch sẽ và đủ các trang thiết bị cần thiết, nằm ngay trên đường chính. Nếu đi nhóm đông, bạn có thể vào trong bản, như Lìm Thái, ở nhà cộng đồng”, anh Quang cho hay. Quanh khu vực anh ở cũng có nhiều khách sạn tương tự.

Thung lũng Lìm Mông nhìn từ trạm nghỉ trên đèo Khau Phạ. Ảnh: Nhật Quang
Thung lũng Lìm Mông nhìn từ trạm nghỉ trên đèo Khau Phạ. Ảnh: Nhật Quang

Sau khi nhận phòng, bạn di chuyển tới Mù Cang Chải, cách Tú Lệ khoảng 35 km, đi qua đèo Khau Phạ, một trong “Tứ đại đỉnh đèo” của Việt Nam cùng với Mã Pì Lèng (Hà Giang), Ô Quy Hồ (Lai Châu – Lào Cai) và Pha Đin (Điện Biên). Từ đây, có thể ngắm cảnh đẹp của bản Lìm Mông. Đỉnh đèo là điểm check in và chụp ảnh không thể bỏ qua.

Trong tháng 9 và 10, vào mỗi cuối tuần sẽ có hoạt động dù lượn “Bay trên mùa vàng”. Bay dù từ đỉnh Khau Phạ ngắm mùa vàng là một trong những trải nghiệm nên thử ở Mù Cang Chải mùa lúa chín. Mỗi lượt bay kéo dài 10-15 phút, có hoặc không có người bay kèm, đầy đủ trang thiết bị. Bạn chưa từng bay dù cũng sẽ không gặp khó khăn nào.

Nên lưu ý đăng ký trước dịch vụ này bởi mỗi ngày, sẽ chỉ có khoảng 20 đến 50 khách được phục vụ. Ngoài ra, việc có được bay hay không còn phụ thuộc vào thời tiết. Giá bay dù lượn dao động từ 2,2 triệu đến 2,6 triệu đồng một người, tùy thời điểm ngày thường hay cuối tuần.

Sau đó, du khách có thể ăn trưa trên đỉnh đèo Khau Phạ.

Món thịt trâu nướng tảng cuốn cải ăn kèm xôi ở Khau Phạ. Ảnh: Nhật Quang
Món thịt trâu nướng tảng cuốn cải ăn kèm xôi ở Khau Phạ. Ảnh: Nhật Quang

“Ngay khu vực đỉnh đèo có một nhà hàng nhỏ phục vụ các món ăn dân tộc. Thịt trâu nướng tảng cuốn lá cải, rau rừng ăn cùng nước chấm pha theo công thức riêng của người địa phương là món nên thử”, anh Quang cho hay. Một miếng thịt trâu nướng tảng đủ cho hai người ăn giá 180.000 đồng, gói xôi cẩm giá 50.000 đồng.

Buổi chiều

Toàn bộ buổi chiều là thời gian dành cho các điểm đến nổi tiếng của Mù Cang Chải mùa lúa. Dù chỉ cần dừng chân ven đường, bạn cũng có thể chụp được vô số bức ảnh đẹp. Nhưng theo kinh nghiệm của nhiều du khách, hãy thuê xe máy để đi sâu vào khu vực có những thửa ruộng bậc thang đẹp nhất. “Nhiều đoạn đường khá dốc và nhỏ, nên cần tay lái chắc, hoặc thuê chính người địa phương chở”, anh Quang nói.

Ba xã La Pán Tẩn, Chế Cu Nha, Dế Xu Phình là các nơi không thể bỏ qua. Đây là những địa điểm đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt. Đồi Móng Ngựa, đồi Mâm Xôi… là những cái tên thường được nhắc đến. Vào dịp cuối năm, bạn cũng có thể đến đây để chiêm ngưỡng những cánh đồng hoa tam giác mạch.

Nếu còn thời gian, hãy ghé thêm thác Mơ ở xã Mồ Dề của huyện Mù Cang Chải. Ngọn thác gây ấn tượng với dòng nước trong, tung bọt trắng, cùng hoa rừng nở rực rỡ, tạo thành khung cảnh ấn tượng.

Mua sắm ở chợ Mù Cang Chải rồi quay về Tú Lệ ăn tối và nghỉ đêm.

Lúa vẫn còn xanh ở đồi Mâm xôi Mù Cang Chải đầu tháng 9. Ảnh: Nhật Quang
Lúa vẫn còn xanh ở đồi Mâm xôi Mù Cang Chải đầu tháng 9. Ảnh: Nhật Quang

Ngày 2

Buổi sáng và trưa

Thức dậy sớm và đi dạo giữa những cánh đồng lúa ở Tú Lệ để tận hưởng không khí trong lành, hương lúa thoang thoảng. Trời buổi sáng mát mẻ, chỉ khoảng 25 độ C. Bạn lưu ý mang theo một chiếc áo khoác mỏng. Nếu chủ động dành nhiều thời gian thong dong trong buổi sáng, bạn nên chọn đạp xe tới bản Thái, chân đèo Khau Phạ phía Tú Lệ.

Bản Thái tựa vào núi, cảnh quan thiên nhiên thơ mộng cùng những nếp nhà sàn, đường sá dễ đi lại. Đan xen là những thửa ruộng bậc thang xanh lẫn vàng. Nếu có thời gian đi sâu hơn, bạn sẽ vào tới bản Lìm Mông.

Gần trưa, quay trở lại trung tâm xã, tìm hiểu cách người dân làm ra những hạt cốm Tú Lệ nổi tiếng. Dọc đường và ở trong bản, bạn đều có thể bắt gặp hoạt động gặt lúa, tuốt lúa, rang cốm. Cốm Tú Lệ hạt cứng, không mềm như cốm ở Hà Nội, nhưng thơm. Ngoài ra, nếu biết cách bảo quản và chế biến (vẩy thêm nước), có thể chế biến cốm Tú Lệ thành những món ăn ngon.

Ăn trưa tại các nhà hàng ven đường với các món gà nướng, thịt trâu nướng, xôi nếp Tú Lệ. Một bữa ăn cho hai người dao động trong khoảng 300.000 đến 400.000 đồng.

Một công đoạn làm cốm Tú Lệ. Ảnh: Nhật Quang

Lúa cho ra những hạt cốm ở Tú Lệ. Ảnh: Nhật Quang

Cốm Tú Lệ. Ảnh: Nhật Quang

Một công đoạn làm cốm Tú Lệ. Ảnh: Nhật Quang

Lúa cho ra những hạt cốm ở Tú Lệ. Ảnh: Nhật Quang

1 / 3

Buổi chiều

Sau hơn một ngày di chuyển và hoạt động nhiều, bạn hãy thư giãn bằng việc tắm suối nước nóng tự nhiên tại Le Champ Tú Lệ. Đây là khu lưu trú, tắm khoáng nóng và vui chơi ngay tại trung tâm xã. Nghỉ qua đêm sẽ được miễn phí các dịch vụ, nếu không sẽ phải mua vé. Giá vé trọn gói là 700.000 đồng. Nếu mua vé riêng lẻ, giá dao động từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.

Khu khoáng nóng tự nhiên có dòng nước được dẫn trực tiếp từ suối nước nóng gần khu nghỉ dưỡng. Tại đây có một bể lớn và nhiều bể nhỏ. Nếu bạn thích những trò chơi cảm giác mạnh và có tính thử thách cao, nên đến khu giải trí Adventure Camp với một loạt trò thú vị như zorbing (chui vào một quả cầu trong suốt được bơm phồng, sau đó lăn xuống đồi), high rope (mạo hiểm trên dây), leo núi, đặc biệt là đường trượt zipline (đu dây) dài nhất Việt Nam, hơn 1 km.

Có thể ăn bữa chiều tại Le Champ trước khi trở lại thành phố. Thực đơn là các món ăn Việt phổ biến, giá từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng mỗi khách.

Tâm Anh

Nguồn: https://vnexpress.net/48-gio-o-tu-le-va-mu-cang-chai-4650315.html

0 Shares